Nguyễn-phan-Long (bảo Đuốc-Nhà-Nam) Bắt đầu , Ông Ngọc-trang-Tanh trình bày lý do khai hội và yêu
cầu đại hội cử một ban Uỷ-viên gồm bốn người. Kết quả là :
1- Nghị Trưởng : ông Nguyễn-phan-Long, ( 1 )
2- Phó Nghị Trưởng : Ô Trương-Duy-Toản,
3- Từ Hàng : ông Tuyết-tân-Thành, Giáo-hữu,
4- Phó Từ Hàng ; ô Tri Sự Phạm-văn-Long.
Sau khi được cả đại hội đồng thanh quyết nghị, ông Nghị-trưởng
đứng lên tỏ bày đôi lời về hiện tình nhà đạo, đại lược như nội bộ
chia rẽ, người ngoài dòm ngó ganh ghét, tuy đạo hữu có ngót triệu
người,danh tiếng đã bay ra cùng tận trời Âu mà cơ hồ như bị suy
đôi. Có một số người ngả theo Thiên Chúa, lại hứa kéo thêm một
mớ nữa. Rồi ông xin đại hội thỉnh cầu Q. Giáo Tông đến dự hội.
Đại hội đồng cử bàn Uỷ-viên đến Giáo Tông đường thỉnh Ngài ,đi
theo có ba vị Giáo hữu của ba phái nửa. Sau khi cự nự không
chịu ra mặt, ông Trung cũng phải tiếp phái đoàn và cho các ông
sau đây thay mặt dự hội :
- Quyền Ngọc Chánh Phối-sư Trần-duy-nghĩa.
Quyền Thái Chánh Phối Sư Phạm-tấn-Đãi.
Quyền Thượng Chánh Phối Sư Thái-văn-Thâu
Tiếp thế Lê-thế-Vĩnh
Chức-sắc phái Ngoại giao : Thượng Bảy-thanh, Thượng Chữ-
Thanh, Hương Phụng
Khi phái đoàn thay mặt ông Trung đến nơi có nhiều việc bàn
l) Nhân dịp này, ông Hộ-pháp có ám chỉ ông Long là người ngoài đạo
trong lá thư giới thiệu ông Kỳ, vốn là ngoài đạo, làm đại diện cho
ông, ông Long có thanh minh rằng ông đã vào đạo được ba năm.
được phong Giáo Sư , có hầu đàn nhiều nơi, nhưng ít có dịp về
Toà Thánh. Chính về sau , ông long là một trong những đạo tâm trí
thức chủ trương Cơ Quan Liên Hoà Tổng Hội mục đích thống
nhứt nền đạo , nhưng không đạt được chí nguyện.
cãi lôi thôi cố ý làm cho đại hội bất thành, Chương trình nghị sự
chưa bắt đầu mà đã 12 giờ trưa nên đại hội tạm ngưng sẽ nhóm
lại lúc 2 giờ chiều.
Khởi nhóm lại lúc 3 giờ chiều. Thay mặt Q.G.T. gồm ba ông
Quyền Chánh Phối sư, ông Giáo sư Latapie và hai ông Bảy và Chữ .
Thêm vào hai ông Diệp-văn Kỳ và Dương-văn-Giáo cùng Tiếp thế
Lê-thế-Vinhh lần này thay mặt cho Hộ-Pháp nữa đến dự hội
ông Nghị Trưởng liền đọc tờ Vi bằng của Thượng Hội ngày
16-4-1933 cho toàn thể đại hội nghe, và hỏi ý kiến từng khoản một
về 9 khoản có ghi trong đó để hỏi ý kiến toàn đại hội Tuy có hai
phe rõ rệt, nhưng cuối cùng đại hội đã biểu quyết hai điểm sau đây
do ông Nghị Trưởng tuyên bố :
1 ) Ông Quyền Giáo Tông quả có phạm tội theo 9 khoản cáo
trong tờ vi bằng không ?
2) ông Q.G.T. còn xứng đáng phẩm vịi không?
Ngoại trừ phái đoàn của hai ông Q.G.T. và Hộ Pháp, còn toàn
thể đại hội đều giơ tay biểu quyết hai điểm trên đây .
Trước khi chấm dứt phận sự, nhường quyền phán đoán lại
cho Hội Vạn Linh, và sau khi nghe ông Lê Kim Tỵ đại diện đại hội
cảm tạ công tâm thành ý của ban Uỷ viên để đem lại kết quả mỹ
mãn cho đại hội, ông Nghị trưởng tỏ bày như sau :
" Tôi xin lặp lại một lần nữa cho chư đạo hửu nhớ rằng trong
9 khoản buộc tội, chỉ có khoản thứ sáu là hệ trọng hơn hết. Thoảng
như ngày kia, chư chức sắc điều đình việc này không được để cho
mấy người mua đất ức lòng kiện ra toà đời thì thế nào Quyền Giáo
Tông cũng không tránh khỏi đường lao lý vì có đủ bằng cớ.
" Đạo mình thuở nay đã bị người ta nghi ngờ,Cách vài bữa
đây một viên phó tham biện nói với tôi rằng kẻ cầm quyền trong
đạo không minh chánh, vì vậy mà chánh phủ phải đề ý dòm ngó
Vậy xin toàn cả chư đạo hữu phải quyết định lẽ nào cho Đạo khỏi
mang tiếng nữa. "
Đại hội bế mạc hồi 6 giờ chiều cùng ngày.
Hậu quả của hai cuộc đại hội
A - Tờ Cáo trang của ba ông Chưởng Pháp đệ
trình Đức Lý Giáo Tông.
Sau khi nhóm Hội Vạn Linh, các ông Chưởng Pháp có đệ trình -
đức Lý Giáo Tông tờ cáo trạng ông Thượng-trung-Nhựt như sau :
" Toà Thánh ngày 20 tháng 5 năm Quí Dậu ( 12-6-33)
" Ba Quyền Chưởng Pháp thành tâm trình tấu đức Lý -Đại-
Tiên Giáo-tông Đại-Đao Tam-Kỳ Phổ Độ .
Vì có lời Quyết nghị hội Vạn Linh ngày 11-6-33 buộc tội đức
Quyền Giáo-tông Thượng-trung-Nhựt không xứng đáng phẩm vị và
định giải ra toà Tam-giáo, chúng tôi ba Quyền Chưởng-Pháp thành
tâm kính đệ tờ cáo trạng này lên Ngài phân xử.
Ký tên
Bảo-pháp Nguyễn-trung-Hậu
Bảo-thế Lê-thiện-Phưởc
Hiến-đạo Phạm-văn-Tươi
(Tờ này có giao một bổn cho ông Thượng-trung-Nhựt
ngày 12-6-33) "
(Trích Châu Tri số 154 ngày 5-3-34 của ông Ngọc Trang Thanh
gởi cho toàn đạo)
B - Ông Q.G.T và Hộ-Pháp ngưng quyền hai ông quyền Đầu Sư :
Không cách gì hơn để đối phó với các ông Quyền Đầu-sư, Q.G.T.
và Hộ-Pháp liền ra Nghị đinh ngày 28-7-33 ngưng quyền hai ông
Quyền Đầu Sư Ngọc-trang-Thanh và Thượng-tương-Thanh. Trong
Nghị định có nêu lý do rằng hai ông Đầu Sư mổi lần đi khỏi Toà
Thánh không trình thưa với ai hết và mỗi lần đi đó là đi nhóm hội
đặng toan phá đạo...
C- Phản ứng của ba ông Quyền Đầu Sư
Ngày 16-8-1933 Quyền Đầu Sư Ngọc-trang-Thanh, nhân danh
Chủ Trưởng Chức-sắc Thiên phong tại Toà Thánh ra Nghị định
như sau :
" Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ (Đệ bát niên)
" Quyền Ngọc Đầu Sư lãnh quyền cai trị phần đạo và phần đời
của chư Môn đệ của Chí-Tôn,
" 1 ) Chiếu theo Tân Luật,
2) Tuân y Pháp Chánh Truyền về khoan định quyền hành của Đầu Sư
3) Tuân y lời nghị của Hội Vạn linh nhóm ngày 11-6-33
4) Nghĩ vì ba vị Quyền Chưởng Pháp, khi hội Van Linh nhóm
đã đồng ý cùng cả Hội Viên mà nhìn nhận rằng ông Quyền Giáo-
Tông Thượng-trung-Nhựt không còn xứng đáng phẩm vị cao trọng
5) Nghĩ vì sau khi nhóm Hội Vạn Linh rồi, ngày11-6-33, ba
vị Quyền Chưởng Pháp có đệ lên đức Lý-Giáo Tông một tờ cáo trạng
quyền Giáo Tông nơi Toà Tam Giáo,
6) Nghĩ vì ông Thượng-trung-Nhựt nay không còn lòng đạo-
đức, không dạ từ bi là tôn chỉ của Đại Đạo, nên mới đành lòng
lập mưu hại một chức sắc H.T.Đ. và đăng báo hăm đem người đồng
đạo vô can với việc in nhựt trình ra kiện nơi toà đời.
7) Nghĩ vì trong Châu tri số 2 ngày 5-6- l933, Quyền Giáo-Tông
Thượng-trung-Nhựt đã khai rằng Trời Phật giáng cơ dạy người
đặng từ bi, bác ái, mà trái lại năm 1928 cũng chính người bạch
cùng đức Chí-Tôn nơi đàn Vũng Liêm rằng ai không lòng bác ái là
tại quỷ vương xúi dục.
8) Nghỉ vì việc dùng cơ bút đã có ra luật lệ mà ông Thượng
Trung-Nhựt không kể, tự do dùng theo ý, lại bị tà tâm nên nay
mới có ra lời tà giáo mà ông cho là Thánh giáo của chư Tiên, chư
Phật dạy phải lập thế diệt tiêu hai Chức-sắc không đông ý với ông,
nên ông đương lo thi hành.
9) Nghĩ vì việc đừng cơ bút sái phép như vậy, chẳng sớm thì
muộn phải sanh ra một cái hoạ vô ngần cho đạo và cho đời rồi không
thể nào tránh khỏi luật nước hoặc tội chung cả người trong đạo.
10) Nghĩ vì ông Thượng-trung-Nhựt thường dùng việc xây
bàn chấp bút tại Giáo Tông đường để mượn hồn ma bồng quế cho
thi cho phú rồi đem truyền bá ra nói là của chư Tiên chư Phật
giáng hăm he dùng Thiên điều, Thiên luật mà trị người nầy người
kìa làm cho chức-sắc có tên trong thi văn đó chưa chắc là có tội mà
phải bi người chê bai, nhục nhã trước.
11) Nghĩ vì ông Thượng-trung-Nhựt bị phế chức Quyền Giáo-
Tông rồi mà còn lập giấy tờ thuyên bổ, cử đặt, ngưng chức ngưng
quyền chức sắc và cáo gian đặng làm cơ mà ngưng quyền hai vị
Đại Thiên phong có can dự vô việc đem người ra hội Vạn Linh, ấy là
bằng cớ của người trả thù.
12) Nghĩ vì Quyền Giáo Tông lập Nghị định sái phép mà trục
xuất một số tín đồ làm cho chức-sắc H.T.Đ. phải kêu nài và đã
nhìn rằng ông T.T.N. ỷ quyền làm quá phận sự .
13) Nghĩ vì Q.G.T. phần xác không có quyền ngưng chức hay
là trục xuất trừ ra khi ngồi Toà Tam giáo mới là được quyền
ấy cùng chư vị nghị án.
14) Nghĩ vì từ khi ông T.T.N. lãnh quyền hành lớn lao của
đạo đến giờ thì thường bị kiện thưa đến Toà về việc thâu góp
tiền bạc của đạo hửu và bị cáo đủ bằng cớ là người giả dối lường
gạt tín đồ và gian tham của đạo mà không thấy làm thế nào cho
danh đạo hết nhơ, danh người làm đầu mối đạo hết nhục.
15) Nghĩ vì ông T.T.N: lợi dụng danh đạo bày ra nhiều cuộc
bán buôn sanh lời riêng để phiền cho nhiều đạo hữu, kẻ vì kiêng
nể bề trên ra tay vừa giúp rồi bị Trưởng Toà hầm he thi hành
phát mãi, kẻ bị mất của mất tiền vì giùm cho ông rồi không đòi được.
16) Nghĩ vì khi phát mấy muôn phái-cấp của đạo, Đ.G.T.
châu tri rằng phát không mà thiệt là phát có thâu tiền nhiều ít
tại phần riêng Q.G.T. cũng có phát ra, mà số tiền thâu vô bao
nhiêu không ai rõ .
17) Nghĩ vì khi ông Q. Thượng Đầu Sư xét sổ xuất phát bạc
tiền của đạo có thấy nhiều cho xuất bất minh cho Q.G.T. chi dụng
18) Nghĩ vì Q. G.T đã mượn danh Thầy mà làm lợi khí nhục
mạ lẫn nhau, phản phúc lẫn nhau, mưu hại lẫn nhau, làm gương
xấu cho đạo, giành giật quyền hành, gây điều bất chính cùng người
đồng đạo (Thánh giáo 14-7-32) (l )
-----------------
(l) Bài thánh ngôn ngày l4-7-l932 (11-6-NT) Phò loan : Hộ-pháp và
Tiếp đạo. Hầu đàn : Thượng Trunf Nhựt , Thượng Tươnh Thanh...
có đoạn như sau :
"Thầy các con.
"...Cười...Thầy đến cùng các con chỉ trông cậy có một điều là
làm phương nào các con đặng thiệt lòng thương yêu hoà thuận
cùng nhau. Thầy đã hết lời khuyên dạy buổi đầu lại để lời tiên
tri dặn bảo, mà các con chẳng biết vâng lời ,cứ gây đoạn những
điều hòn giận, dối trá, gạt nhau, đôi phen lại dám mượn danh
Thầy mà làm lợi khí ! Thầy hỏi thằng Ca nó phản đạo là tại cớ
nào , nói Thầy biết thử ?... .
Không phải vì vậy mà thôi mà tại gương xấu của các con phản
phúc lẩn nhau, nhục nhả lẩn nhau, mưu hại lẫn nhau giành giựt
quyền hành, gây điều bất chánh. Đến đổi Hiệp Thiên Đài cũng thế.
Tắc con nghe rõ : Nhiều đứa dùng cơ bút mà làm ngọn đao
thương đặng sát phạt mắng chửi nhau, ngày nay mới làm mối oan
khiên cho Tà Thần bắt chước. Hại thay cho một nền Tôn giáo
chơn chánh dường này, bị phàm tâm của các con đã ra ô trược.
Thầy hỏi các con có biết phương pháp nào thắng nỗi tà quyền
nói cho Thầy nghe? T.T.N. bạch : Bây giờ còn bao nhiêu tùng luật
Toà I'hánh thì phải nhứt tâm hiệp một.
Trúng đó con, song phải đặng như lời con nói đó thì tự bảy
năm nay, Đạo ắt hoàn thành. Cái giả tâm của nhiều đứa làm cho
trở ngăn đường đao....Thầy thấy trong Thiên Thơ tội tình mỗi
đứa , Thái Bạch đã giao nạp cho Ngọc-Hư-Cung rồi, đã đủ mặt C.T.Đ.
và H.T.Đ đều có hết."
l9) Nghĩ vì Q.G.T. phân tác dụng quyền hình Chí Tôn của
Thầy là lạm quyền quá lẽ vì ông chưa phải là Giáo Tông thiệt
thọ củmg không phải là đức Lý-Đại-Tiên mà cả tiếng lên rằng nay
đã hiệp một cùng Hộ-pháp thì được đồng quyền với Chí-Tôn
rồi tự do dùng quyền ấy thế nào cũng được như ông đã tỏ ra
trong Châu-tri số 1 ngày 1-4-33
20) Nghĩ vì ông T.T. N. không kể danh giá tối cao trọng
của Thiên tước ông đã mang trong mình nên mới âm mưu sắp đặt
một việc giả dối rồi ngày nhóm Hội-Thánh năm nay đem ra giữa
Bửu điện, trước mặt Trời Phật Thánh Thần mà thi hành để nhục
mạ hai vị đại thiên-phong.
2l) Nghĩ vì ông T.T.N. mỗi tháng có phụ cấp tiền lương mà
người không làm cho tròn phận sự lại làm hư danh đạo là khác.
22) Nghĩ vì tại lòng tham lam ngu xuẩn, dục lợ cầu danh
của người cầm giềng mối đạo, nó làm cho nền Tôn giáo rất chơn
chánh của đức Chí-Tôn sáng lập cho chúng ta ngày nay đã ra ô
trược. (Thánh giáo ngày 6-2-30 và 14-7-32 ) ( 1 )
2- Nghĩ vì đã giao lời Nghị định của Hội Van linh cho
Q.G.T. đặng tự xét mà thi hành phận sự, nay đã quá tám ngày rồi
mà người cũng cứ việc làm thinh, không thấy tỏ dấu chi là ăn năn tự hối.
24) Nghĩ vì phải tức tốc ngăn ngừa việc sắp hư thêm cho nền
(l) Thánh ngôn ngày 2-2-30 có đoạn như sau : " Công Thầy bố hoá bị
lũ học trò tham lam ngu xuẩn dục lợi cầu danh làm cho tà quái
lẫn vào mà dìu dắt vào chốn hang thẳm vực sâu thế mà hồn đạo
phải chịu muôn dặm ngàn non phưởng phất. Áo già cũng muốn
mặc giày đạo cũng muốn mang, muốn đứng trước cửa nhơn sanh đặng
cho họ biết mình là hướng đạo. Thấy bạc rơi chẳng bỏ , lợi múng
chẳng từ , bụng trống rỗng túi thâu đầy...Uổng thay nền đạo chẳng
phải hư mà ngày nay không phương tái lập (xem trang 289).
(Những chú thích trong lời ghị này là do tác giả chứ nguyên văn không nêu ra )
đạo và cho người câm giềng mối đạo khỏi thêm tội với Thiêng Liêng, cho nên .
NGHỊ ĐỊNH .
Điều thứ nhất : ông Thượng-trung Nhựt lãnh chức Quyền-
Giáo Tông phần xác của Đ.Đ.T.K.P.Đ. vì làm hư danh đạo nền
không còn xứng đáng chức ấy nữa.
Điều thứ nhì : Kể từ ngày ký tên lời nghị này, ông Thượng
Trung-Nhựt phải giao quyền hành chánh của Q.G.T. lại cho Hội Thánh điều định.
Điều thứ ba : Những giấy tờ hoặc lời nghị, hoặc châu tri nào
của Q.G.T. T.T.N: và ba chức-sắc H.T.Đ. là Khai đạo, Khai pháp,
Khai thế ký tên và ban hành ra từ ngày nhóm Hội Thánh năm nay
là 3-2-33 cho tới và sau ngày l6-4-33 là ngày Thượng-hội nhóm
và định quyết không nhìn nhận thì phải huỷ hết. Giấy tờ ấy sau
rồi sẽ cải thêm ra từ thứ cho rõ nữa.
Điều thứ tư : Quyền Ngọc Chánh-Phối Sư hoặc chức-sắc tạm thế
lãnh thi hành lời nghị này, phải sao lục ra dán tại Toà Thánh
và các Thánh thất và cho nội trong đạo biết mà thôi.
Toà Thánh Tây-Ninh, le 16-aout 1933,
Đồng ý - Ký tên, Quyền Ngọc Đầu Sư .
Quyền-Thượng Đầu Sư NGỌC-TRANG-THANH
Thượng Tuong Thanh Vì bịnh nên không , hành đạo
Q. Thái Đầu Sư Thái Thơ Thanh
Sự bất bình của ông Thượng Trung Nhựt
Trong tờ Châu tri số 147 ngày 20-9-33, ông Ngọc Trang Thanh có viết như sau :
" Ngày rằm tháng 7 này, không biết vì cớ nào, ông Thượng-
Trung-Nhựt, Quyền Giáo Tông (mà hội Vạn Linh đã nhìn nhận có
tội rồi) sai Lê-thế-Vĩnh là Tiếp-thế bên Hiệp-Thiên Đài và ít người
chức-sắc đến văn phòng Đầu Sư mà dọn lấy hết bàn ghế giấy tờ của
mấy vị Đầu Sư đem đi đâu, làm chi không biết, niêm phong hết mấy
cửa phòng văn và luôn cả phòng ngủ của tôi nữa, coi tình trạng ra
như Trưởng Toà tịch biên vậy Ngày rằm đó có mặt ông Quyền
Thượng Đầu Sư Thượng-Tương-Thanh ở tại Toà Thánh mà ông
Thượng-Trung-Nhựt cũng không cho biết trước làm cho chừng Ngài
hay phải bức đến khóc. Rồi Ngài có viết thơ hỏi duyên cớ việc này
mà ông Thượng Trung Nhựt làm thinh không nói chi hết..."
Sau đó ông Trang phải đem ra kiện toà đòi ông T.T.N. mới
chịu đem trả lại, còn ông Tương thì vì không đem ra toà nên ông
Trung vẩn làm thinh không chịu trả lại.
Ngày 31-??-1933, sau khi cho người đi lục tỉnh vận động chống
lại các ông Đầu Sư , ông Thượng-Trung-Nhựt chủ toạ một Hội Vạn
Linh do ông triệu tập mục đích đả phá hội Vạn Linh trước do ông
Ngọc-Trang Thanh chủ trương. Trong buổi hội này ông Trang không
dự vì số người dự hội quá ít, nhưng ông cũng có đôi lời tỏ bày cho
chư đạo hữu hiện diện biết rằng muốn rõ sự thật quấy phải về đâu
hãy cho mười vị chức sắc lớn, mỗi bên 5 người , cho ông và ông
Trung đối chất. Nhưng rốt cuộc hội không đem lại kết quả gì.
Thái độ chức sắc Củu Trùng Đài
Có thể nói trong giai đoạn này, các ông Đầu sư là những người
khổ tâm hơn cả.
Ông Thượng-Tương Thanh vì vốn có đức độ hiền hoà chỉ mong
sao cho cơ đạo sớm trở lại ngày xây dựrng vui vẻ thuở nào nên ông
đã ra rất nhiều châu tri khuyên chư đạo hữu hảy cầu nguyện đức
Chí-Tôn ban ân phước cho cơ đạo được trở lại cuộc hoà bình mau
được hạnh thông ...
Ông Ngọc-Trang-Thanh thì tỏ vẻ chán nản hơn nhiều, ý ông muốn
thối thác công việc hành đạo vì chứng kiến những bất bình đã xảy
ra chính ông là người đã muốn đem thiện chí xây dựng ng hoà giải mà
không được . Ngày 16-11.33 , ông có gởi cho Chức -sắc Đầu họ các
tỉnh, Quận và Thánh thất cùng toàn đạo tờ Châu-tri số 149 có thể
xem như một lá thư dài kể hết mọi việc xảy ra giữa ông cùng Hội
Thánh rồi ông " xin giã từ chư đạo hữu " để " tạm dừng bước lui về
nhà nghĩ một đôi lúc đợi thưởng phạt Thiêng liêng sẽ đến mà làm
cho chánh tà phân biệt, nền đạo sẽ rửa sạch bợn nhơ bấy lâu nay ,
rồi " ông " mới có thể tái thủ phận sự mà chung lo với đạo-hữu, dìu
dắt nhơn sanh trên đường đạo đức "
Thái độ của chức sắc Hiệp Thiên Đài
Tạo Toà Thánh hai phe đã thấy rõ rệt , nhất là bên H.T.Đ. sự
rạn nứt tinh thần cũng không kém bên C.T.Đ. Tuy nhiên, vì không
dự phần hành chánh đạo như bên C.T.Đ. nên các ông chỉ thấy sự
đổ vở mà đau lòng, nhất là cơ đạo tiến từ trước nay, H.T.Đ. đã
đóng một vai trò không khác các động cơ của một chiếc máy. Do đó,
một số lớn Chức-sắc H.T.Đ gồm Thượng Sanh và Thập-Nhị-Thời-
Quân đã tụ họp tại Saigòn vào đêm 16-11-33 để bàn về việc sửa trị
nền đạo, nhưng cuộc họp rơi vào ngõ bế tắc vì tất cả đều nhìn nhận
rằng không còn phương chi cứu chữa nữa.
Tái độ của Nhơn sanh các nơi
Một số đạo hữu đã tham dự hội Vạn linh được chứng kiến sự
đổ vỡ trầm trọng tại Toà Thánh thì không ngớt lời xót xa đau đớn.
Một số khác thì xem trên mặt các báo chí Tây Nam những lời đàm
tiếu dị nghi hoặc nghe những dư luận bàn tán không tốt về nhà đạo
không khỏi có kẻ ngã lòng nản chí. Thật cơ khảo đảo không khác
cuộc biến cố ngày rằm tháng mười Bính Dần. Tuy nhiên, những đạo
tâm tri thức và thiện chí thì không cách này cũng cách khác tìm sự
hoà giải trong đạo và thông tri gởi toàn thể đạo hữu Nam kỳ. Trong
số những người có tâm trường nhiệt huyết đó, có thể kể " một phái
Nhơn sanh " với lá thư đề ngày 10-7-33, ông Giáo Sư Thượng-kinh
Thanh với lá thư viết, tại Gia-Định đề ngày 1l -7-33 ông Phan-Thành
Thái với lá thơ gởi thẳng đến ông Thượng-Trung-Nhựt, ông Đầu họ đạo tỉnh Gia-Định Trương-vinh-Qui với tờ bố cáo đề ngày 1-11-33 và “một Phái Nhơn Sanh” với tờ bố cáo số 2 đề ngày 10-10-33 v.v