LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

Cơ Khảo thí tại Tòa Thánh Tây Ninh
Trong khi Hội-thánh Cửu-Trùng-Đài được hình hiện đủ
Thánh thể. phân nhiêm rỏ rệt như thế, Quyền Giáo Tông, Đầu-sư,
Chưởng Pháp, Chánh-Phốii-Sư v.v .. thì một cơ đại khảo thí đã xảy
ra tại Toà-Thánh Tây-Ninh. Từ đây trong nội bộ nhà đạo không
hoàn toàn êm đẹp như trước, mà khung trời quang đảng kia đang
bi những lớp mây mờ bao phủ. Có người cho đó là những triệu
chứng bất tường làm thành sự chia rẽ nhà đạo, nhưng theo quan
niệm của chúng tôi thì đây một cơ khảo thí rất tinh vi bao
hàm rỏ một ý nghĩa rất phức tạp, một phần do che mắt bọn
tay sai thực dân Pháp luôn luôn tìm cách đàn áp sự phát
triển của nền Đại-Đạo đương lúc mạnh mẽ, một phần để bảo
toàn lực lượng nhà đạo làm cho chính quyền ngơ trước
nhận xét bề ngoài tranh tụng .của các nhà lãnh tụ trong đạo Nói
một cách khác, chính .từ đây bắt đầu sự phân tán cơ đạo để
tránh những manh tâm tiêu diệt của chánh sách thuộc địa đương
thời. Có thể nói, dù vô tình hay hửu ý, chính các vị lãnh tụ trong
đạo đã bày ra một thế. trận làm sai lạc chủ mục tiêu diệt của
chánh sách thuộc đia đối với đạo Cao-Đài vậy.
Nguyên nhân cơ thảo thí : Tờ Châu tri số 1 ngày 1-4- 1933.
Phải chăng khi Thánh thể Hội Thánh Cửu-Trùng-Đài được
đầy đủ nên đức Chí-Tôn đã cho bày ra một cuộc khảo thí không
tiền khoáng hậu để áp dung các giới luật mà chính các nhà trong
cuộc đã không nhiều thì ít góp phần tạo ra ? Phải chăng đây là một
bài học chung cho toàn đạo ở những thế hệ sau, một khi nó chỉ
còn là những âm hưởng những ngày đầu khai đạo trong cái
nghĩa " vạn sự khởi đầu nan " ?
Cơ khảo thí bắt .đầu bằng sự ban hành tờ Châu tri số 1 , gồm
một phần cải đổi những chức phận và hành chánh đạo do hai
ông Quyền Giáo Tông và Hộ-Pháp ban hành , nhưng không được
sv thông quan của Thượng-hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh
đúng theo luật đạo đã qui đinh từ trước .
Chúng tôi xin trích y nguyên văn, tờ châu tri. này để chư
tôn độc giả tường lãm.
" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ bát nên)
CHÂU-TRI
1- Cho chư Tiên phong,
2- Chư Vi Đầu Họ Đạo
3- Chư Vi Chủ Thánh Thất .
4- Và chư đạo hự lưỡng phái..
Chư Hiền Huynh, Hiền Tỉ, Hiền Muội, .
Chiếu theo Thánh giáo của đức Chí-tôn ngày 14 Février 1933
chiếu theo Thánh-giáo của đức Lý Giáo Tông ngày ler Janvier 1933
và ngày 10 Mars 1933, chiếu theo những điều của Thượng Hội quyết
đinh ngày 25 Décembre 1932 , việc chính trị của nền đạo đã sắp đặt
lại từ 12 Mars 1933 ( 17 tháng hai Quí Dậu) như sau này :
Điều thứ nhút : Thượng-Đầu Sư Thượng-Trung-Nhựt còn cầm
quyền Giáo Tông mà thôi. .
Điều thứ nhì : Trong lúc Chưởng-pháp chưa có chính vị thì
quyền hành Chưởng-pháp giao cho Hiệp Thiên Đài cầm. Ba vị Thời-
quân cầm quyền Chưởng-pháp là vi Bảo-pháp Nguyễn-Trung-Hậu, vị
Bào Thế Lê Thiện Phước và vị Hiến Đạo Phạm-văn-Tươi
Điều thứ ba : Ba vi Chánh Phối Sư Thái-thơ-Thanh, Thượng
Tương-Thanh và Ngọc-Trang-Thanh còn cầm quyền Quyền Đầu Sư mà thôi
Điều thứ tư : Trong lúc Chánh-Phối Sư chưa có chánh vi thì
quyền hành giao cho Hiệp Thiên Đài cầm . Ba vi Thời-quân cầm quyền
Chánh-Phối Sư là vi Khai-pháp Trần-duy-Nghĩa, vi Khai-đạo Phạm-
tấn-Đải và vi Khai Thế Thái văn Châu
Vị Khai-pháp cầm quyền Ngọc-Chánh Phối-Sư.
Vị Khai-đạo cầm quyền Thái-Chánh-Phốl-sư.
Vị Khai-Thế cầm quyền Thượng-Chánh-Phối Sư.
Điều thứ năm : Ba vị Chánh-Phối Sư tân được quyền lập Nội
chánh để cầm quyền Cửu viện tại Tòa Thánh
Toà Nội Chánh chia ra như sau này :
PHÁI THÁI .
1 ) Lương viện : Quản lý : ô. Phối Sư Thượng-tông-Thanh
phó Quản lý : Giáo Hửu Thượng-Hộ-Thanh
2) Hộ viện : Quản lý : Giáo-hự Thái-Như-Thanh
phó Quản lý : Giáo Hửu Thái Bộ Thanh
nt Lễ Sanh Thượng lai Thanh
3) Công viện : Quản lý : Giáo Hửu Thái-Gấm-Thanh
phó Quản Lý : Lễ Sanh Thượng-Quờn Thanh
PHÁI THƯỢNG
1 ) Nội viện : Quản lý: Giáo Hửu Thượng-Latapie-Thanh
phó Quản Lý Giáo Hửu Thượng-Trí-Thanh
Giáo Hửu Ngọc-non-Thanh
2) Học viện : Quản lý Giáo-sư Thượng-thành-Thanh và Phước viện :
phó Quản Lý : Giáo Hửu Thượng-Sáng-Thanh
3) Nông viện : Quản lý ; Giáo Hửu Ngọc-Bến Thanh
phó Quản lý : Giáo Hửu Thượng-Đứa-Thanh
PHÁI NGỌC
1 ) Lại viện : Quản lý : Giáo-sư Thượng-Bảy-Thanh
phó Quản lý . - Giáo- Hửu Thượng-Tuy-Thanh
Thượng-Thiện-Thanh
: Thượng-Áo-Thanh
2) Lễ viện . Quản lý Giáo-sư Ngọc-Trọng-Thanh
phó Quản lý : Giáo-hửu Thượng-Mía-Thanh
nt Thương-lLi-Thanh
3) Hoà viện : Quản lý : Giáo-sư Thượng Liêng-Thanh
phó Quản lý : Giáo-hửu Thượng-Tại-Thanh
Lễ sanh Thượng-Tài-Thanh
Lể đăng điện và ban quyền cho Quyền Giáo Tông , Quyền Đầu-
Sư Chánh Phối-Sư và Nội chánh đã thiết hành ngày 12 Mars 1933
tại Toà Thánh, nhằm 17 tháng Hai Quí Dậu.
Ba vi Chánh-Phối-Sư và Nội Chánh đã bắt đầu hành chánh kể từ
ngày 26 Mars 1933 nhằm ngày 1 tháng năm Quí Dậu là ngày ba vị
Cựu Chánh-Phối-Sư thăng lên Quyền Đầu Sư đã giao trách nhậm
trọng cho ba Chánh-Phối Sư tân là ba vị Khai Đạo, Khai-pháp và Khai-thế
Chiếu theo Đạo Nghi Đinh thứ nhì, thứ ba và thứ tư của đức
Lý-GiáoTông thì mỗi việc chi thuộc về quyền chính-trị đều giao cho
Chánh-Phối-Sư như là quyền thay mặt cho toàn đạo mà giao thông
cùng Chánh phủ và cả tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh, quyền xem
xét các nơi, chăm nom đạo hửu, quyền trị Chức sắc phần Đạo và
phần Đời, buộc chức sắc làm y phận sự, quyền tạp tụng, quyền điều
hành sự phổ độ, tài liệu của Đạo, quyền chủ trưởng Hội Thánh và
Hội Nhơn sanh v. v.....
Vậy chúng tôi xin khuyên chư Thiên phong phải hết lòng vì đạo,
giúp cho ba vi và nội chánh có đủ sức thi hành cả chương trình hành
đạo Chương trình này có in theo sau đây cho chư chức sắc và chư
đạo hửu lưỡng phái biết.
Từ đây các việc truyền bá trong đạo phải có tờ của ba vi Chánh
Phố Sự tân ký tên hay là bàn Nội chánh thay mặt cho ba vi ký. Ai
không được lịnh của ba vị mà tự chuyên đi giao thông với Chư chức
sắc và chư Đạo hửu là người muốn sanh việc rối loạn làm hư nền đạo.
Hiện thời, Hội-thánh rất cần dùng việc hiến công quả, chư đạo
hửu có tài nghệ chi cũng nên thừa lúc này đem ra hiến cho đạo nhờ
vì nội năm nay phải lo cất Bát-Quái-Đài..
Năm rồi Thái và Ngọc Chánh-phối sư có ra Châu Tri số 39 ngày
6-1 -193 2, xin chư vị Chức Sắc Đầu Họ Đạo Chủ Thánh Thất cho
trong đạo hửu hay ai có lòng bác ái hộ vật thực đến Toà Thánh hỉ
cúng đặng đủ nuôi đạo hữu hiến thân làm công quả cho nền đạo.
Năm nay Toà Thánh phải tạọ tác nhiều việc lớn lao nên cũng xin
chư đạo hửu hết lòng lo việc hộ vật thực như vậy, như lúa gạo, nếp,
bắp, khoai, muối v.v. . . cùng là vật dụng như nón lá, ky đệm, lá cần
đóp , tranh, lá chằm, chiếu v.v. . .
Các vật thực và các vật dụng hộ về Toà Thánh đều có Chức Sắc
Thiên phong thâu nập và chứng kiến công ơn của chư đạo hửu hỷ
cúng cho đạo .
Ngoài ra, năm nay .Hội Thánh còn phải lo việc phổ độ ngoại quốc,
việc hiệp nhất trong năm Quý Dậu vì cả thế giới đều trông mong hai
chữ hòa bình.
Năm nay là năm lập thành đại công quả, xin chư Chức sắc và
chư đạo hửu lưỡng phái tận tâm chung lo chấn hưng nền đạo cho
hoàn tất, y theo Thánh giáo của đức Chí-Tôn hồi năm Bính Dần.
Toà Thánh (Tây-ninh) ngày 1 Avril 1933
(ngày 7 tháng 3 năm Quí Dậu)
Hộ-pháp Quyền-Giáo-Tông
PHẠM-CÔNg-TẮC THƯỢ NG-TRUNG-NHỰT
Lời phụ : Sau khi giao quyền hành Chánh phối sư cho Hiệp-
Thiên-Đài , Quyền Giáo-Tông có mời ba vi Chánh-Phối Sư và Nội-
Chánh hiệp về Toà Thánh đặng lập chương trình hành đạo.
Trong lúc hội đặng lập chương trình, Quyền Giáo Tông và Hộ-
Pháp có đến dự thính . Quyền Giáo-tông cũng có mời ba vị Quyền
Đầu Sư hoặc đến dự kiến, hoặc chỉ vẽ điều chi giúp cho nên việc.
( thơ số 34 ngày 4 Mars l933), Quyền. Thượng Đâu Sư Thượng-
Tương T'hanh có đến dự hội một lần
Chương trình hành đạo đã lập thành, lẽ thì phải đem ra cho
Thượng Hội, Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phê chuẩn, nhưng vì các
khoản nghi định trong chương trình đều không trái Pháp-Chánh-
Truyền , Tân~luật và Đạo Nghị định, và nhứt là cần phải thi hành
lập tức cho nên chúng tôi nhứt định dùng quyền Chí-Tôn giúp cho
ba vị Chánh-phối-sư đủ quyền thi hành chương trình hành đạo ấy
khỏi đem ra ba hội phê chuẩn.
Quyền Chí-tôn của Giáo-Tông và Hộ-Pháp do nơi Thánh ngôn
của đức Chí-Tôn ngày 23 Décembre 1931 (có in theo đây) mà có.
Toà Thánh (Tây Ninh) ngày 1 Avril 1933
(ngày 5 tháng năm Quí Dậu)
Hộ-pháp Quyền Giáo Tông .
PHẠM-CÔNG-TẮC THƯỢNG-TRUNG-NHỰT
(ấn ký) (ấn ký)
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ bát niên)
Kính cùng chư Huynh Trưởng, và chư Đạo Tỷ Thiên phong ,
chư Chức-sắc và chư đạo hửu lương phái.
Chư Hiền huynh, Chư Hiền Tỷ :
Bổn Chương trình hành đạo in theo sau đây là của chúng tôi
hiệp với Hội Thánh Cửu Trùng Đài đặng lập thành và đã có đức
Quyền.Giáo Tông và đức Hộ-Pháp phê chuẩn
Trong lúc chúng tôi và Nội chánh bắt đầu hành chánh thì mỗi
việc chi trong đạo đều phải quan sát lại kỹ lưỡng hầu tìm phương
nâng cao phẩm giá nền Chánh giáo của đức Từ-Bi và giúp cho
nhơn sanh dễ bề tu tiến .
Vậy chúng tôi có mấy lời Tâm huyết xin chu Huynh Trưởng,
chư Đạo Tỷ và chư đạo hửu lưỡng phái biết và xin hết lòng vì .
đạo giúp cho chúng tôi được đủ thế sắp đặt các việc Chúng tôi
tưởng ai ai cũng bằng lòng và cũng cho các điều kể trong chương
trình của chúng tôi hiến dâng cho thanh tựu. .
Toà Thánh, ngày 7 tháng 3 - Quí Dậu,
( 1 Avril 1 933 )
Thái Chánh-Phối-Sư Thượng Chánh Phối Sư Ngọc Chánh-Phối Sư
Phạm Tấn Đãi Thái Văn Chău Trần Duy Nghĩa
( ấn ký ) ( ấn ký ) ( ấn ký )
-----------------
(I) ông Trần duy Nghĩa, sanh ngày 11-9-1889 tại làng Thành-Phố, tổng
Hoà Lạc Hạ ; tỉnh Gò Công, cùng bạn công chức sở Hoả xa. đồng
thời với ông Trương Hửu Đức. Sau khi nhóm phò loan bắt đầu cơ
phổ độ chính ông là một trong những người đồng tử trong các đàn
lệ Năm l927, ông được thiên phong Khai pháp và từ đó ông xả
thân hành đạo. Nam 1928, ông đề xướng mỡ tiệm cơm chay Tín
Nghĩa, tiệm cơm chay đầu tiên ở Sai gon hiện vẫn còn hoạt động
Trong sồ thập nhị thời quân, ông lâ người duy nhất trung thành
với ông Hộ Pháp Phạm Công Tắc tự thỉ chí chung. Năm 1941, ông
bị Pháp bắt đày đi Madagascar, cùng ông Hộ Pháp và 4 vị chức sắc
khác ở Toà Thánh Tây Ninh. Trong thời gian này, người ta cho
biết chính ông là người được kính nể hơn hết trong số các chức
sắcbị lưu đày do tác phong đạo đức của ông cũng như ông Giáo
Sư Thái Gấrn Thanh và Sĩ Tải Đổ Đăng Hiển ( hai ông sau này chết
tại Madagascar). Năm 1947 ông được đưa từ Madagascar về sau
ông Hộ Pháp và tiếp tục hành đạo tại Tây Ninh cho đến năm
1954 ,ông từ trần hưởng thọ 65 tuổi . 
Nội Chánh:
Phối Sư Thượng-Tông-Thanh Giáo sư . Thượng-bảy-Thanh
Giáo sư Thượng-Thành Thanh Giáo sư Thượng-latapi2c -Thanh
Giáo sư Thượng-Liêng-Thanh Giáo sư Ngọc-Trọng-Thanh
Giáo Hữu Thái-Gấm-Thanh Giáo Hữu Thái Như-Thanh
Giáo Hữu Thái-Bộ-Thanh Giáo Hữu Thượng-Thiện-Thanh
Giáo Hữu Thương Tài-Thanh Giáo Hữu Thương-Hộ-Thanh
Giáo Hữu Thượng-Sánh-Thanh Giáo Hữu Thượng-Trí-Thanh
Giáo Hữu Thượng-Tuy-Thanh Giáo Hữu Thượng-Đứa-Thanh
Giáo Hữu Thượng-Mía-Thanh Giáo Hữu Thượng-Lài-Thanh
Giáo Hữu Thượng-Áo-Thanh Giáo Hữu Ngọc Bến-Thanh
Giáo HữuNgọc-Non-Thanh Lễ-sanh Thượng-Tài Thanh
Lễ sanh Thượng Quân-Thanh Lễ-sanh Thượng-Chất-Thanh
Chương trình hành đạo Phái Thái
1- Lập Nội luật Hội Thánh
Chú giải : Quyền Hành Chánh tuy giao cho ba vị Chánh-Phối Sư
chớ mọi việc chi thi hành đều phải do theo chương trình hành đạo
của Thượng Hội , Hội Thánh và hội Nhơn Sanh phê chuẩn Quyền
của ba hội là quyền Vạn Linh. Việc nào đã có quyền Vạn Linh định
đoạt thì quyền Chí-Tôn là quyền của Giáo Tông và Hộ-Pháp hiệp
một phải y theo Quyền Chí-Tôn lại quyết đoán khi nào có sự phản
khắc trong quyền Vạn Linh nghĩa là khi nào ba hội không đồng ý kiến
Chiếu theo Đạo Nghị Định thứ tư điều thứ ba thì Hội Thánh phải
dưới quyền chủ trưởng của Thái-Chánh-Phối-Sư và trách nhậm lằ lo
về sự phổ độ việc hành đạo tha phương, về tài liệu của đạo, lương
hướng cho Chức-sắc Thiên phong, về tài chánh và nền chánh trị của đạo
Hội Thánh phải tìm phương hay đặng tu bổ và nâng nền lý
tài của đạo, phải tìm phương sanh lợi cho đạo, tóm lại phải lo
cho sự sinh hoạt của toàn đạo đặng vững chạc về mặt tài chánh
tức là lo lo sự sinh hoạt của toàn đạo về mặt phổ độ cũng
đặng mạnh mẽ Hội Thánh đã có phương sanh lợi nghĩa là có
bên thâu thì bên xuất cũng liệu phương giúp ích cho đạo, phải
chăm nom quan sát không cho xa xỉ của đạo và phải giúp cho
toàn đạo hưởng đặng các cơ sỏ của đạo về phần hửu hình
2 - Thâu nạp các của cãi tài chánh làm một bổn nguyên về
của đạo cả thảy
Chú giải : Của cãi. tài thánh của đạo như đất, ruộng, nhà ghe
xe trâu bò ngựa v..v:.. đều phải đem vô bộ sổ rành rẽ, thâu
làm một.bổn nguyên của đạo. Các tài sản ấy phải dưới quyền
một ba Uỷ viên thường vụ. Ban Cai quản này phải biết phương
dụng các của ấy tức là sanh lợi cho chúng sanh nhờ, chớ không nên
thâu mà làm tiêu lựn của đạo. Phải nạp tờ phúc mỗi tháng,
ba tháng và mỗi năm.
3- Chỉnh đốn tu bổ các nhà cửa trong Thánh địa, cất Toà-
Thánh, lo cho Tiểu Thánh-thất các nơi phải y một kiểu.
4- Nền lý tài lập tư bản, phát lương hướng cho các
Chức-sắc Thiên phong nam nữ .
Chú giải : Mỗi việc chi có thu xuất thì phải cử một bàn Uỷ-viên lo
lắng và quan sát sổ sách và nạp tờ phúc mổi tháng, ba tháng và mỗl năm.
5 - Liệu thế giúp sức cho Hội Thánh ngoại glao truyền bá
Chơn đạo ra ngoại quốc.
Chú giải : Việc phổ độ tha phương chẳng phải nội vùng Đông
pháp này là đủ mà là cả toàn cầu, đâu đâu Hội Thánh cũng
phải đến gieo truyền mối Đạo Trời, chủ nghĩa tối cao của Đại
Đạo không nhữg là hiệp ngũ chi, qui Tam Giáo mà thôi mà
phải làm thế nào cho dầu các bậc Đế vương ngoài thế cũng phải
bái phục, phải tùng đaọ, phải đồ theo cả cơ thể của đạo, phải nhờ
đạo mới mong trị an thiên hạ đặng. Vậy mới gọi là Hiệp nhứt, vậy
mới kêu là Đại Đạo. Thánh ngôn của đức Lý Giáo Tông ngày
29-12-1932 lại nói rõ như vầy : " Thiên ý đã định vậy, bất kỳ nơi
nào hễ có dấu chân người Việt Nam đến thì đạo mới thành được.
Trong bưổi Hội Thánh đang lo sắp đặt nội dung của đạo thì . Hội
Thánh Ngoại glao đã khởi lập, hầu phổ hoá các sắc đân khác. Trên
nhờ các đấng Thiêng Liêng chỉ giáo như đức Nguyệt Tâm Chơn
Nhơn, Bát nương và Lục nương Diêu Trì Cung, dưới nhờ Chức sắc
Hội Thánh ngoại giao hết lòng tuân y mạng linh, cho nện khắp toàn
cầu đều nghe danh thể Đại Đạo Tam Kỳ. Hiện nay ở kinh đô nước
pháp là Paris đã có người Pháp thọ Thiên sắc đangg lo phổ độ người
Pháp và lập thành Thánh Thất . Rồi đây, Hội Thánh Ngoại giao phải
liệu phương phổ độ lần qua các nước khác nữa.
6 - Cất học đường
7 - Sắp đặt việc ăn ở và làm việc tại Thánh địa, việc ăn uống
của phái nam và phái nữ
8 - Không cho ở trong Thánh địa mà không có phận sự và không
có giấy phép của Giáo Tông hay là ngườ'i thay mặt cho Ngài.
9 - Không cho ở trong làng đạo mà khộng có giấy phép của Giáo-
Tông hay là người thay mặt cho Ngài
10 - Không cho cẩt nhà cửa hay là lập cái chi mà không có giấy
phép của Giáo-Tông hay là người thay cho Ngài..
11- Rào ranh Thánh đia.
12 - Cất giếng nước .Sắp đặt sở trục trược.
13 - Công quả về việc mọi sạn.
14 - Lò gạch.
15- Cất nhà cho Thiên phong, Chức-sắc.Phái Thượng
1- Xem xét Thánh ngôn những điều cần ích của Đại Từ Phụ và
đức Lý Giáo-tông đã dạy từ thử mà chưa thi hành. Nếu như có
những điều trọng hệ cần ích phải thi thố tức cấp thì Hjệp-Thiên-
đài làm tờ phúc đem ra ba hội đặng lập luật ban hành liền.
Chú giải : Phải cử một ban kiễm dượt Thánh ngôn. Ban Kiễm
dượt này sẽ dưới quyền chủ trưởng cua một vị Chưởng-pháp. Còn
về thể lệ chấp cơ và ban hành Thánh ngôn thì sẽ thi hành y theo
Châu tri số 42 ngày 1-2- 1931 của ông Cựu Chánh Phối-sư Thượng-
Tương-Thanh nói về chương trình hành đạo của Hiệp Thiên Đài
2 - Bỏ lướt các Thánh thất không hữu dụng và không có phép
của Chánh phủ để làm nơi phước thiện hay nơi tiểu tổ giúp lương.
3 - Lo cho Tiểu Thánh thất các nơi, cứng kiến y một kiểu và
luật lệ cũng vậy.
Chú giải : Lễ nghi đã có phái Ngọc lập cho thì cứ do theo luật
lệ ấy mà buộc các nơi hành lễ một kiểu.
4 Định trách nhiệm đặc biệt của Tòa Thánh, các Thánh thất
và Hội Thánh Ngoại giao về việc từng quyền hành đạo.
Chú giải : Tòa Thánh thì có nội luật riêng. Còn các Thánh thất
thì phải tức tốc lập Nội luật phân quyền cho rành nhứt là về quyền
đặc biệt của ban Cai quản Chủ Thánh thất và Đầu Họ đạo. Trước
khi cho cất Thánh-thất phải quan sát buộc làm giấy tờ rành rẽ, hỏi :
làm thế nào có tiền cất ? rồi ai ở ? Chức-sắc nào chịu ở? Về sinh hoạt
thế nào ? v. v ... Đạo Nghị Đinh thứ tư, điều thứ 7 có định để y Cửu
Viện, vậy phải phân quyền hành mỗi viện mà thi hành y như trước.
5 -- a) Lập báo chương đặng truyền bá tư tưởng đạo, lập Tàng-thư viện.
Lập ban kiiễm dượt kinh sách đạo, không có Chưởng-
pháp phê chuẩn.
c) Cử ban ủy viên cai quản nhà in.
6- Liệu phương giao thiệp cùng các Tôn giáo và các chi phái
nghịch đạo , điều hoà cho khỏi chinh nghiêng nền đạo.
7) Giao thông cùng chính-phủ, minh tỏ những điều chân thật của ĐẠO
8) Lập trách nhậm cho ty giáo huấn, dầu đạo giáo hay là thế giáo
cũng vậy.
9) Nuôi dưỡng học sinh.
10) Lập các sở vệ sinh.
11 ) Lập Nội luật hội Nhơn sanh.
Chú giải : Chiếu theo đạo Nghị định thứ tư, điều 4 thì hội Nhơn
sanh ở dưới quyền chủ trương của Thượng-chánh-phối-sư và trách
nhậm là lo về phần giáo dục nhơn sanh tức là đời. Có đời mới có
đạo mà có đạo mới nên đời thì phải liệu phương điều đình cho đời
phải tùng đạo, dìu dắt cho đời thấy cả cơ thể tối cao tối trọng của
đạo và biết giá trị của mình mà cầm quyền vạn linh cho chắc. Phải
nâng đỡ trí thức tinh thần của nhơn sanh lên cao đẳng hiểu cho toàn
chân lý hầu đủ phương kìm chế sự hành động của Hội Thánh. Lập
thế dìu độ chúng sanh vào cửa đạo và liệu phương kèm chế cho tín đồ
để bước trên đường đạo và tuân y được các luật đạo. Lại nữa, đời có
chính trị của đời thì cững phải xây chuyễ cơ đời cho hiệp cùng chơn
tướng của Đạo.
1 2) Khai phá Thánh địa.
Phái Ngọc.
1 ) Xin Quyền Giáo Tông giao các việc hành chánh từ thử đặng quan
sát lại , nhứt là luật lịnh của ngài ra mà chưa thi hành.
2) Chiếu theo các Đạo Nghị định, mời Chức-sắc Tiên phong C.T.Đ.
và H.T,Đ phế đời hành đạo. . .
Chú giải : Vì Chư chức-sắc hiến thân trọn vẹn cho đạo sẽ được
lương hướng y theo Đạo Nghị đình thứ tư của đức Lý-Giáo-Tông
cho nên phải xem xét cho kỹ vi nào hữu dụng cho đạo mời về, nhưng
nếu đã được lịnh mời về thì buột phải lo phế đời hành đạo, bằng
không lo làm thì không kể vào Hội Thánh, không được dự vào chính
trị của đạo, y theo Đạo Nghị định thứ năm của đức Lý Giáo-Tông.
Mà hễ phế đời hành đạo rồi thì Hội Thánh phải chu cấp thê nhi
số tiền châu cấp phải tùy theo bậc phẩm và nhứt là phải tùy theo số vợ con
3) Trừ bỏ những chức-sắc tạm phong của Cửu-Trùng-đài đã thuyên
bổ hành chánh các nơi.
Chú giải : Theo Tân luật, điều . thứ ba thì phải chịu công cử,
như Giáo hữu muốn lần Giáo-sư thì nhờ 3000 vị xúm nhau công cử.
Nhưng hiện thời số chức-sắc chưa đủ thì phải cầu phong cách này
đầu trong hàng chức-sắc hay trong hàng tín đồ cũng phải xem xét lại
công cán và hạnh đức đem vào một bộ sổ cầu phong. Sổ ấy phải
trình cho ba hội lựa và định bực phẩm. Có ba hội chịu rồi thì Giáo-
Tông và Hộ-pháp mới ra đạo Nghị định phong chức. Ngoài ra, theo
luật đạo thi chức-sắc phải lựa theo đang cấp mới được, như Lễ-sanh
thì phải lựa trong hàng Chánh-trị-sự.
4) Bở các ban Trị sự thế quyền chức sắc Thiên phong đặng cầm
quyền đạo các nơi.
5) Định mỗi năm các Chức sắc Thiên phong phải về Tòa Thánh mấy
lần cho bớt việc tổn phí.
Chú giải : Mỗi năm, Chức sắc Thiên phong phải về Tòa Thánh
hai lần là ngày Đại lễ đức Chí Tôn và ngày Khai đạo là ngày Rằm
tháng 10. Muốn cho bớt việc tổn phí nữa cho nên sẽ đình lại ngày
đại hội của Hội Thánh và hội Nhơn sanh cho trùng với hai ngày trên đây.
6) Trừ bỏ những điều Chức-sắc Thiên phong Cửu-Trùng-đài và
Hiệp-Thiên-đài đã thật hành ra mặt thế mà trái pháp luật. .
7) Canh cải những sự hành động của C.T.Đ không phù họp với
Pháp Chánh Truyền và Tân-luật. .
8) Định trách nhậm đặc biệt của C.T.Đ. và H.T.Đ.
9) Định trách nhậrn đặc biệt của mỗi chức sắc C.T.Đ. nam và nữ.
Chú giải : Việc hành chánh của Chức-sắc các nơi cũng phải lập
thành một luật. Trách nhậm của các Hội Thánh ngoại giao cũng vậy
Luôn đây xin giải nghĩa sơ bốn chữ Hội Thánh Ngoại Giao. Phải đọc
Hội Thánh Ngoại giao chớ không phải là ngoại giáo. Hội Thánh ngoại
giao là một cái hội của chư Thánh để giáo đạo ở ngoại quốc. Bậc
phẩm và trách nhậm tuy phải tuân theo luật Đại Đạo Tam-Kỳ Phổ
Độ hành chánh tuy hiện thời phải tùng quyền của Quyền Thái-Đầu Sư
nhưng cũng có phần đặc biệt là phải tuỳ theo tánh cách của người
bổn xứ , tài liệu và vật liệu của người bổn xứ v.v...
10) Chỉnh đốn các thức lệ cúng kiến.
Chú giải : Ngoài các thức lễ chỉnh đàn hành lễ phải cho y một
kiểu mẫu, phải định thêm lễ nghi về quan hôn tang tế buộc các nơi phải
tùng theo một luật lệ. Pháp giải oan, pháp Tắm thánh, v.v. . . cũng vậy.
Về nhạc cũng phải chỉnh đốn nhứt là giọng đọc kinh của đồng nhi,
phải phân biệt ba giọng ai, giọng xuân và đảo ngũ cung. Nơi đọc
kinh có ảnh hưởng nhiều về sự hoà bình êm tịnh và phát thanh của
Thánh Thất sở tại. Cứ tụng một hơi ai oán thì không khác nào cầu
sự khổ não cho Thánh Thất mình. Đạo phục cũng phải y theo Pháp
Chính Truyền. Đáng lẽ Toà Thánh hay là các Thánh Thất phải may
đạo phục mà ban cho chức sắc khi thiết lễ ban quyền. Hàng tín đồ
không có đạo phục đặc biệt thì không được bận áo rộng tới bàn cúng.
Khi hành lễ phải tuân theo đang cấp mà quỳ, người trước người
sau , y theo Pháp-chánh.Truyền.
11 ) Thảo Xá Hiền Cung.
Chú giải : Thảo Xá trước đã có lịnh dạy làm trường qui thiện
cho pháp nữ thì nay cũng sắp đặt đặng có chỗ cho các đạo-cô ở mà
tu hành. Việc này sẽ bàn tính với bà Chánh-phối-sư nữ phái và phải
lập ban Cai Quản nữ phái dức/ quyền kiểm soát của Toà Thánh
12) Lập Nội luật Toà Thánh và Thánh địa.
Chú giải : Chẳng phải nội đền thờ đức Chí Tôn chư Thần
Thánh Tiên Phật mà kêu là Toà Thánh. Cả khuôn viên của Toà
Thánh là gôm hết Thánh địa, gồm cả thành đạo mà người làm chủ
là Giáo-tông hay là người thay mặt cho Ngài. Nội luật của Toà
Thánh phải cần có đặng thi hành lập tức
13) Kiểm soát các người giúp việc riêng cho các chức-sắc tại Toà
Thánh. Thuyên bổ người tuần phòng Thánh địa Toà-thánh và người
giúp việc tại tư gia của chức-sắc trong Thánh đia.
l4) Kiểm soát các án tiết của Toà Tam giáo đặng xin đại án xá.
15) Hội cả ba hội đặng cầu phong thêm chức-sẳc và thăng thưởng
các chức-sắc có công lao. Cầu phong cho cả Đầu-sư nữ phái.
"THÁNH NGÔN "
Theo Tá Hiền Cung ngày 23 Décembre 1931
Phò loan. : Hộ-pháp, Văn-pháp
Hầu đàn : Quyền Giáo-tông Thượng-Trung-Nhựt
Quyền Đầu Sư Thái-thơ-thanh
Quyền Đầu Sư Thuợng-tương-Thanh và
mấy vị chức sắc Thiên phong có mặt tại
Thảo Xá ngày ấy.
THẦY các con,
Thầy lấy làm vui đặng gặp các con đủ mặt ngày nay mà hầu Thầy.
Các con nghe lời Thầy dặn cần yếu này là làm phận các con cho
vẹn vẻ cùng Thái-Bạch. Các con phải nhớ rằng toàn thể giải Càn khôn
chính có hai quyền ? trên là quyền hành Chí-tôn của Thầy, dưới là
quyền hành của sanh chúng. Thầy đã lập hình thể hữu vi của Thầy
nghĩa là Hội Thánh của Đại Đạo ngày nay rồii thì Thầy cũng phải
ban quyền hành trọn vẹn của Thầy cho hình thể ấy đặng đủ phương
độ tận chúng sanh. Còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh
chúng dưới quyền hành chuyển thế của đời nghĩa là toàn nhân loại
đồng quyền cùng Thầy mà Tạo hoá vạn linh vốn là con cái của Thầy
Vậy thì Vạn linh cũng có thuở đoạt vị vào hàng Thần Thánh Tiên Phật đặng
.Trong quyền hành ấy có nhiều đẳng cấp nên khỏi phải chịu
phẩm người, ấy vậy người là chủ quyền của vạn linh. Thầy nói
rõ : quyền Chí-tôn là Thầy, quyền Vạn linh là sanh chúng, ngày
nào quyền lực Chí-tôn đặng hiệp một cùng Vạn linh thì đạo mới
ra thiệt tướng Thầy đã ban- quyền hành Chí-Tôn của Thầy cho hai
đứa làm đầu Hội Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ Pháp. Vậy thì quyền
hành Chí-tôn của Thầy đặng trọn vẹn khi Giáo Tông cùng Hộ 'Pháp
hiệp một. Còn cả nhơn loại thì là quyền lực vạn linh. Quyền Chí-
Tôn của Thầy duy có quyền vạn Linh đối phó mà thôi.
Thái-Bạch hằng dạy các con rằng mổi điều chi nó đã hiệp đồng
cùng Hộ-pháp mà ban hành thì các con lại khi lịnh xem ra rẻ rúng
Vậy thì từ đây hễ có mệnh lệnh chi đã đủ hai đứa nó hạ truyền thì
các con phải hội đủ Nhơn sanh, Hội Thánh và Thượng Hội mà xét
nét cho cặn kẻ phân minh đặng thi hành phận sự. Thái-Bạch đã hứa
cùng Thầy rằng qua ngày Tam giáo nữ phái rồi thì nó sẽ phong Thánh
thêm nữa, các con rán mà chịu theo lòng nó nghe !
Thầy ban ơn cho các con.
Thăng.
Sao y bản chánh,
Hiệp-Thiên Đài
Tiếp-thế,
Lê-thế-Vĩnh "
Những phản ứng đối với tờ Châu tri vừ ban hành trên đây
Có hai phản ứng cấp thời đáng kể như sau :
Phản ứng của Thượng Hội ngày 14-6-1933 (22-3-Quí Dậu)
Buổi họp do sự triệu tập của ông Ngọc Chánh Phối-Sư Lê-bá-
Trang. Dự hội gồm :
H.T..Đ. - ông Cao-hoài-Sang, Thượng Sanh
C.T.Đ. Bảo-pháp Nguyễn-trung-Hậu, Quyền Chưởng-pháp
Bảo-thế Lê Thiện Phước nt -
Hiến-đạo Phạm-văm Tươi nt .
Thượng-tương-Thanh, Quyền Thượng-Đầu Sư
Ngọc-trang-Thanh Quyền Ngọc-Đầu Sư
Các ông Quyền Giáo Tông Lê-văn-Trung và Hộ-pháp Phạm công
Tắc vắng mặt vì bất đồng ý kiến. ông Thái-thơ-Thanh, Quyền Đầu
Sư vắng mặt vì bình.
Buổi họp bắt đầu hồi 6 giờ chiều.
Nghị Trưởng : Thượng-sanh Cao-hoài Sang.
Từ Hàng : Giáo-sư Thượng-bảy-Thanh
Ông Lê-bá-Trang tuyên bố lý do buổi họp là để xét lại hành động
của ông Quyền Giáo-tông từ trước nay, và gần đây xuyên qua tờ
Châu Tri số 1 . Sở dỉ ông phải đứng ra triệu tập buổi họp chỉ vì các
ông Lê-văn-Trung và Phạm-công-Tắc không chịu triệu tập, dù các
ông Quyền Đầu-sư có năn ải bao nhiêu, đã 4 lần như thế.
Tờ vi bằng gồm trên 6000 chữ, lầnn lượt xét 9 điểm về hành
động của ông Quyền Giáo Tông do ông Ngọc-Đầu Sư trình bầy xin
tóm lược như sau :
l) Về Đạo Nghị định số... ngày 5-l -33 của Quyền Giáo Tông
lập ra mà trục xuất tín đồ Nguyễn-văn-Lịch, có Hộ Pháp đồng ký chỉ.
Như thế tức là lạm quyền bởi vì chiếu theo Tân Luật thì chỉ có hội .
Công đồng mới có quyền trục xuất tín-đồ. Lại nữa, trong tờ Châu
Tri số 1 , Hộ-pháp có chú giải là Toà Thánh và các Thánh địa là
của Quyền Giáo-tông làm chủ. Như vậy là sai vì đó là của Nhơn
sanh do giọt mồ hôi của họ đóng góp mà ra.
2) Quyền Ngọc-Đầu Sư đọc Đạo Nghị Định số... ngày 11-2-33 của
Quyền Giáo Tông và Hộ-pháp ký tên về việc thăng ba Chánh-phối-sư
lên địa vị Quyền Đầu-sư. Ông nói việc thăng thưởng này đã có trong
Nghị đinh thứ nhì của đức Lý-Giáo-Tông rồi. Lại nữa, quyền này chỉ
do đức Chí Tôn với Tam Trấn chớ không ai ở dưới thế này được 
lạm dụng cả. Nhưng Thượng-hội không huỷ đạo Nghị-định này chi
sửa chữ "thăng " thành chữ " giao " mà thôi.
3) Quyền Ngọc-Đầu Sư tỏ rằng từ mồng 3- 10-Canh Ngũ, tuy đức Lý-
Giáo Tông đã lập Đạo Nghị định phân quyền cho mổi vị đại Thiên
phong nhưng Quyền Giáo-tông Thượng-trung-Nhựt nắm cả quyền
hành Giáo Tông và Đầu-sư. Xin xem các Châu tri và thơ Quyền
Giáo Tông gởi cho ba vị Chánh phối sư thì rõ. Như thế thì làm cho
mất trật tự trong đạo và chiếu theo Đạo Nghị định thứ nhứt của đức
Lý-Giáo Tông ngày 22-11-30 thì phạm tội phải giải ra Toà Tam-giáo.
4) Quyền Ngọc-Đầu Sư trình cái Châu tri số 1 ngày 1-4-33 của
Quyền Giáo Tông và Hộ-pháp lập ra, có bài bố cáo của ba Chánh
phối-sư tạm và tỏ rằng ông có gặp Quyền Thượng và Thái Chánh-
phối-sư thì hai ông này nói không biết và cho rằng đó là Quyền
Giáo-Tông và Hộ-Pháp lạm dụng quyền Chí-Tôn mà làm ra tờ Châu
Tri ấy, rồi "tái bút " lập luôn bài bố cáo ấy. Còn con dấu thì khi ông
Ngọc Đầu-sư đi vắng, Quyền Giáo-Tông cho người đến lấy đóng vào
tờ Châu Tri mà ông không hay biết. Thượng Hội không nhìn nhận
Châu-tri này vì cơ bút ra lịnh không đúng Nội Quy của Toà Thánh
H.T.Đ. và do sự lạm quyền bởi ông Thượng-trung-Nhựt và Phạm-
công-Tắc nên huỷ bỏ tờ Châu Tri ấy và cho rằng làm đạo như vậy
là độc tài sái lẽ đạo
5). Thương Hội quyết nghi năm điểm :
a- Huỷ bài Thánh ngôn do Hộ-pháp tiếp nhận tại Kim Biên đại ý
nói khi Chức-sắc C.T.Đ. tranh quyền phá hư vẽ đạo thì phải bị tội
và mọi quyền hành của C.T.Đ. phải về tay H.T.Đ nắm trọn vì cho
rằng bài này vô lý không đúng vớ sự phân quyền của Tam đài , lại
nữa bài cơ không theo đúng nội qui và chương trình cơ bút hầu đàn.
b- Huỷ bài chấp bút của Hộ-pháp ngày 10-3-33 vì lẽ chấp bút
là để học hỏi riêng cho mình không được đem ra thi hành.
c- Bài giáng cơ ngày 23-11-31 tại Thảo-Xá-Hiền-Cung thì phải
giao cho Ban Kiểm duyệt xem xét trước rồi mới thi hành.
d- Huỷ tờ Châu-tri số 1 ngày 1-4-1933 vì Quyền Giáo-Tông và
Hộ-Pháp lạm quyền lấy ý riêng mà đặt ra.
e- Phải tuân theo các lời quyết nghị trong tờ vi bằng Thượng
Hội ngày 25-12-1932 đã tuyên bố rồi.
f- Giao ba vị Thời-quân đã qua C.T.Đ. lãnh chức Chánh-phối-_
sư tạm về H..T.Đ. tái thủ nguyên chức và chọn lựa ba Chánh phối
sư khác y theo tờ vi bằng nói trên đây.
6) Quyền Ngọc-Đầu Sư tỏ rằng Nguyễn-ngọc-Lịch kêu là Biên Lịch
có vô ba lá đơn kêu nài việc Quyền Giáo-Tông Thượng-trung-Nhựt
bán đất cát không phân minh. Tiên cáo có nạp một cái biên lai 200$
làm bằng, giấy có in danh hiệu Đại -Đạo Và ký tên Trung, và nhiều
việc mua bán tương tự như vậy. Ông có hỏi Quyền Giáo-Tông về những
tờ biên lai ấy thì được trả lời cứ coi theo các giấy ấy mà xử, như .
có tội thì Q. Giáo Tông chịu... Thượng Hội nghĩ rằng đã mấy năm
nay, Quyền Giáo Tông mổi tháng lảnh 50$ tiền lương, có nhà cửa
và người cung phụng đúng bậc Anh Cả nhơn sanh mà còn để cho
người ta kiện cáo về việc mua bán thì thật là tổn thương cho danh
vị Giáo Tông và cho đạo nữa.
7) Quyền Ngọc-Đầu Sư trình ra một cái giấy vay 200$ đề ngày
11-11-31 của Q. G. T. viết và ký tên. Bạc này mượn của một vi
Hoà-thượng Tàu tên là Âu Tu ở ChợLớn nói rằng để gởi bên
Pháp in Thánh Tượng, kỳ một tháng trả lại . Lâu rồi không thấy trả
chủ nợ phải viết thơ gởi cho ông nhờ chuyển cho Q. G. T. Trong
thơ có đoạt nói : Lời nói của Tiên nhơn sao không bằng lời nói
của thuờng nhơn. Sự vay mượn này thường xảy ra với lý do là lo
cho Hội Thánh ngoại giao...
8) Ngọc Đầu Sư tỏ rằng Q. G. T. có nhờ sở giữ cò dán cò
gởi một số thơ trong đó ký tên Thượng-trung-Nhựt và đóng dấu
Thượng-Đầu Sư gởi cho đạo hữu và người ngoại đạo cổ động mua
nhật báo " Bảo An ". . . Thương Hội cho rằng tờ nhựt trình ấy không
phải của Đạo, ông T. T. N. mượn danh đạo để cổ động cho nhựt
trình ấy tức là sái phép.
9) Quyền Ngọc Đầu sư đọc tờ của Quyền Thượng Đầu sư
trình cho Thượng Hội rõ việc Q. G. T. _tố cáo hai vị Ngọc và
Thượng Cựu Chánh Phối Sư ngày họp Hội Thánh. Nguyên trong
tờ tố cáo Q. G. T. đổ việc tệ hại làm cho chinh nghiêng nhà
đạo không phải tại các ông Q. G. T. hay Hộ Pháp mà tại các ông
Chánh Phối sư không làm xong phận sự, không chịu tuân theo lời Q.
G. T. dạy nghĩa là không sắp đặt Thái Bình địa theo trong Pháp
Chánh Truyền.. Chuyện này, do Q. G. T. có ý sắp đặt trước để
trương công trạng của mình mà hạ nhục hai vị Chánh Phối Sư giữa Hội Thánh.
Ngoài ra, ông Q. Ngọc-Đầu Sư còn trình ba điều nữa có liên
hệ đến việc sơ sót của Q. G. T. nhưng vì Q. G. T. vắng mặt nên
Thượng Hội chưa xét tới.
Cuối cùng, theo lời đề nghị của Q. Ngọc-Đầu Sư , Thượng Hội
định đoạt những điều sau đây :
A- Q. G. T. Thượng-Trung-Nhựt có làm điều phạm luật.
B -Q. G. T. có lạm quyền. . .
C - Q. G. T. có lấy danh đạo của đạo hữu. Chính vì cớ ấy
mà ngày nay, Q . G. T. không còn xứng đáng vớl phẩm vị của mình nữa.
Sau khi quyết định ba điều trên đây, Thượng Hội đều bỏ
thăm công nhận rằng Q. G. T. phạm luật đạo về hai phương diện :
1- Lạm quyền Đầu Sư sau khi đã lên Quyền Giáo Tông
2- Mượn danh đạo làm điều trái phép, hại cho đạo.
ĐỒNG QUYẾT ĐỊNH
Gởi một bản Vi Bằng cho Q. Giáo-Tông biết ăn năn sám hối,
yên trí nơi Giáo-Tông-đường mà tịnh dưỡng tinh thần và giao các
việc hành chánh lại cho Hội Thánh lo lắmg.
Như quá tám ngày, kể từ tiếp được vi bằng này mà Ngài
không trả lời nhìn nhận các khoản buộc trên đây thì Thượng Hội ,
sẽ cho Hội Thánh và hội Nhơn sanh hay đặng nhứt định thi hành
Thứ nhứt . Những điều quyết-nghị hôm Đại Hội ngày 25-12-32 hầu
chấn hưng nền đạo lại.
Thứ nhì : Bố cáo vi bằng này cho cả thảy đạo hữu biết và thi hành
liền các điều đã định trong tờ ấy.
Buổi hợp giải tán hồi 10 giờ.
Ký tên
Thượng Sanh Cao-hoài-Sang
Chưởng-pháp Nguyễn-trung-Hận
Chưởng Pháp Lê-Thiện-Phước
Chưởng Pháp Phạm-văn-Tươi
Q Thượng Đầu sư Thượng-Tương Thanh
Q. Ngọc-Đầu Sư Ngọc-trang-Thanh
Từ hàng Giáo-sư Thượng-bảy-Thanh.
2- Phản ứng của hội Vạn linh ngày 11-11-33
( 19-5-Quí Dậu)
Tờ Vi bằng trên đây đã gởi đến Giáo-Tông đường, nhưng Ông
Thượng-trung- Nhựt không nhận sự lỗi lầm của mình, nên ngày 28-
5- 1933 Thương Hội có gởi cho toàn đạo "Đôi Lời tâm Huyết "
như sau :
"Kính cùng Chư Chức-sắc Thiên Phong lưỡng phái, chư Chánh
phó Tri sự, Thông sự và Toàn cả Nam nữ đạo hữu,
"Nguyên ngày 16-4-1933 Thượng Hội nhóm tại Toà Thánh đã
chỉ lổi Quyền Giáo-Tông và nhiều khoản hại cho danh đạo theo tờ
Vi bằng đính theo sau đây.
"Vệc này rất quan trọng cho nền đạo, nên hư duy có buổi
này. Vậy chúng tôi kính mời toàn cả đạo hữu lưỡng phái ngày 19-
5.Quí Dậu nhằm ngày Chúa Nhựt 11-6-33 về Toà Thánh hiệp cùng
chúng tôi đặng điều đình việc này cho ra công lý và chấn chỉnh nền
Chánh giáo lại cho hoàn toàn, thuận theo Thiên ý và hiệp với nhơn tâm.
" Xin chư đạo hữu đề hết lòng vì đạo về lo chung cùng chúng
tôi cho khỏi phụ lòng đức Chí Tôn đã dày công khai sáng nền đạo.
Nay kính,
Quyền Ngọc-Đầu Sư Ngọc-trang-Thanh
Bảo-phảp Nguyễn-trung-Hậu
Bảo-thế Lê-thiện-Phước
Hiến-đạo Phạm-văn-Tươi
Thượng-sanh Cao-hoài-Sang.
Tờ Vi bằng gồm khoảng 16.000 chữ xin tóm lược như sau :
Đúng giờ ngày 11 -6-33, một số đông đạo hữu tụ tập tại
phía trước Đền Thánh ngót 500 người. Hội định khai diễn trong
Bửu điện, nhưng ông Thượng-trung-Nhựt đã sai người giữ chìa
khoá không cho vào. Cuối cùng, theo sự kêu gọi của ông Nguyễn-
Trung-Hậu, một đạo hữu trèo vào phía trong mở cửa và thế là cuộc
đại hội bắt đầu, Đạo hữu ở chung quanh Toà Thánh vốn sợ uy
quyền ông Thuợng-trung-Nhựt lại cũng đã đến dự hội rất đông đảo
Theo nghĩa, Hội Vạn Linh gồm ba hội Thượng Hội , Hội-thánh
và Hội Nhơn Sanh họp lại. Có mặt là bốn vị Hội viên Thượng
Hội : Ông Hậu ,Ông Tươi ,Ông Phước và ông Trang, bốn vị Giáo-
S : Kinh, Lai, Thinh, Ninh, 16 vị Giáo-hữu và nhiều vị Thiên
phong Chức-sắc không mặc Thiên phục phải đứng theo hàng đạo
hữu, Kể chung sự hiện diện các Chủ Thánh Thất và phái viên dự
hội có đến trên ngàn người.
Báo giới Tây Nam gồm có :
1- ông Vabois (báo Courrier de Saigon)
2- ông Bonvicini (báo Opinion)
3 Trạng-sư Diệp-văn-Kỳ và Nguyễn-thế-Phương
(báo Công luận)

Trở Lại Mục Lục