CHƯƠNG TRÌNH hành sự của Hiệp Thiên Đài .
Trong kỳ ân xá vừa rồi, các Chức-sắc Hiệp-thiên-Đài và
Cửu Trùng-Đài, đa số đã về Toà Thánh hành sự kể từ ngày mồng
8 tháng Giêng năm Nhâm-thân. Công việc khẩn cấp của các ông
là tìm giải pháp chế ngự nạn cơ bút đang lan tràn khắp nơi mà
Toà Thánh không kiểm soát được. Chương trình này do ông
Thượng-chánh-Phối-Sư Thượng-Tương Thanh ban truyền theo Châu
tri số 42 ngày 1-2-1932.
Nguyên văn như sau :
" CHUƠNG TRÌNH
" KHOẢN THỨ NHỨT
VỀ CƠ BÚT
Phận sự hiện thời về cơ bút của Chức sắc Hiệp-Thiên-Đài theo
lời chú giải của Hộ Pháp ,
Buổi mới lập đạo, Thánh ý đã định giao trách nhiệm phò loan
cho bốn cặp cơ và mỗi cặp đều có phận sự đặc biệt là:
1-CƠ lập đạo (enseignements religieux)
2- CƠ pháp (Légisiation - Sacerdoce)
3- CƠ Phổ độ (Propangande de la Foi)
4- CƠ Bí pháp của dạo (Enseignements ésotériques) .
1 - HỘ-PHÁP và THƯỢNG-PHẨM là cơ Lập đạo. Tiện khởi là
đức Chí-Tộn đã dựng để sửa tội lổi cho nhân sanh, xây nền đạo , dựng
Hội Thánh, lập Tân Luật và Pháp Chánh Truyền và thể theo Thiên
Điều và Hiến Pháp của đạo. Khi Thượng Phẩm qui vị thì cơ phong
Thánh đã xong, phận sự và nền đạo cũng đã lập hoàn toàn thì Chức-sắc
phải chịu luật lệ công cử và duy có tuân y Pháp Chánh Truyền mà điều
độ chúngn sanh. Đạo hữu duy có tuân y Tân luật đoạt lần phẩm vị. Cho
nên, về CƠ bút thì cơ lập đạo tức là Hộ Pháp và Thượng Phẩm đã
trọn vẹn phận sự rồi.
2- Hậu và Đức là cơ pháp, chuyên về Hiến Pháp của đạo là
Tân-luật và Pháp Chánh Truyền, không ai đặng phép canh cải thêm
bớt mà cơ pháp không biết, và nhứt là không có Hội Thánh Cửu
Trùng-Đài và Hiệp-Thiên Đài không đồng nhìn nhận, cũng như buổii
lập luật , Thánh ý đã muốn cho cả Hiệp Thiên Đài và Cửu-Trùng-Đài
phải cộng đồng nhận chịu.
3- MỸ-NGỌC và SANG là cơ Phổ Độ để dẫn chúng sanh vào cửa đạo.
4- NGHĨA và TRANG là cơ bí pháp của đạo nhưng hiện. thời
Tịnh thất của đạo chưa thành lập thì phận sự chưa đến.
" KHOẢN THỨ NHÌ
. KIỂM DUYỆT THÁNH NGÔN cũ và làm
Lịch Sử của Đạo
H.T.Đ phải có một ban kiểm duyệt để thâu hết về một mối các
Thánh ngôn từ ngày khai đạo đến giờ.
Cả Hội Thánh Cửu-Trùng-Đài và Hiệp Thiên Đài phải hành đạo
do theo Thánh ngôn kiểm duyệt mà thôi.
Bàn Kiểm duyệt H.T.Đ. phải lảnh phần làm Lịch Sử của đao.
" KHOẢN THỨ BA
THỂ LỆ CHẤP CƠ VÀ BAN HÀNH THÁNH NGÔN
Điểu thứ nhứt : Mổi khi Hội Thánh Cửu-Trùng-Đài muốn cầu Chí-
Tôn thì phài viết tờ cho Hộ-Pháp biết ý nguyện mình về phận sự của cặp cơ này.
Điều thứ nhì : Hộ-pháp sẽ tuỳ theo mà cho cặp cơ ấy hay trước nghĩa
là nhu cầu hỏi về luật pháp thì Hộ Pháp sẽ cho cặp cơ Hậu và Đức
biết trước v.. v .. đoạn trả lời cho Hội Thánh Cửu Trùng Đài và đinh
ngày giờ thỉnh cầu. .
Điều thứ ba . Không pháp cầu nơi nào khác hơn là tại Bửu.Điện Hiệp Thiên Đài
Điều thứ tư : Mổi lần cầu duy có Hộ-Pháp và Giáo-Tông đặng hầu
đàn và một Chức-sắc H.T.Đ là ký lục mà thôi. Trừ ra khi nào có
giáng dạy kêu ai thì người ấy mới được đến hầu. .
Điều thứ năm : Chấp cơ rồi thì Hộ-pháp, Giáo-Tông và ba Chức-sắc
H.T.Đ. có tại đàn sẽ kiểm duyệt Thánh ngôn liền rồi giao cho Giáo Tông ban hành.
Điều thứ sáu : Trước khi ban hành, Giáo Tông phải để cho bàn kiểm
duyệt Thánh ngôn của Hội Thánh C.T.Đ. và H.T.Đ. xem trước như
bàn kiểm duyệt này xin ngưng ban hành thì Giáo-Tông phải trả lại
cho Hộ-Pháp đặng định ngày cầu đức Chí-Tôn hỏi lại.
Chức sắc Thiên phong H.T.Đ. và C.T.Đ. ký tên dưới đây đồng
nhìn nhận tờ chương trình hành đạo này và định :
Thứ nhứt . Tuyên bố tờ Chượng trình này.
Thú nhì : Ngày mồng 8 tháng Giêng tới đây là ngày cả Chức-sắc
H.T.Đ. sẽ về Toà Thánh mà tái thủ phận sự.
Làm tại Toà Thánh Tây Ninh ngày 2 tháng 1 năm 1932
Ký tên,
Hộ-Pháp PHẠM-CÔNG-TẮC THƯỢNG ĐẦU Sư Quyền Giáo Tông
Hiến Pháp Đức THƯỢNG-TRUNG-NHẬT
Khai pháp NGHIÃ Thượng-Chánh-Phối-Sư quyền Đầu Sư
Tiếp pháp TRÀNG THƯƠNG-TƯƠNG-THANH
Bảo thế PHƯỚC Thái Chánh-Phối Sư quyền Đầu Sư, .
Khai thế THÂU THÁI-THƠ-THANH
Tiếp thế VĨNH Ngọc Chánh phối sư quyền Đầu Sư
Tả phán quân MÙI có xin kiếu "
Nữ Phái giao quyền lại cho nam phái
Theo Châu tri số 17 ngày 17-3-Tân-Vị (4 Mai 1931 ) Hội-Thánh
đã ban quyền cho Nữ phái rất bình đẳng. Dưới quyền của bà Nữ
Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh, các Chức-sắc nữ phái có thể làm
mọi phận sự y như Nam phái nghĩa là có thể làm Đầu Tỉnh đạo,
Đầu Họ đao cai quản tất cả tín đồ không kể nam nữ trong địa hạt mình .
Ngày 11 tháng Giêng, Thượng Hội nhóm tại Bửu điện Toà-Thánh
có giao Hộ viện và Lượng viện cho bà Lâm Hương Thanh chấp
chưởng, nn bà đã đi công cán ở các Thánh thất nơi Lục tỉnh để tổ
chức những thùng công quả đóng góp một phần rất đắc lực trong
việc xây dựng Thánh Toà.
Nhưng qua tháng Giêng năm Nhâm Thân, theo châu tri số 56
ngày 23-2-1932 ( 18-1-Nhâm Thân), Nử phái lại giao quyền cho Nam phái.
Ngày lễ Thượng ngươn (rằm tháng Giêng) khi hành đại lễ rồi
thì bà Chánh phối sư đến trước Bửu Điện thưa cùng đức Quyền
Giáo Tông (ông Lê văn Trung) và giao quyền hành lại cho nam phái
y như lời Thánh ngôn đã dạy trước đó. Kế đức Quyền Giáo Tông
lãnh giao lại cho ba Chánh phối sư nam phái. Việc bàn giao này có
lập biên bản hẳn hòi. Đức Quyền Giáo Tông có giãi nghĩa thêm cho
biết rằng kể từ đây, Nữ phái duy có quyền điều hành nữ phái mà
thôi. các quyền hành khác trong đạo thì về phần Nam phái như xưa,
nhưng cũng phải do theo đẳng cấp đã định trong Pháp-Chánh-Truyền
và lục đạo Nghi Định mà hành sự.
Như vậy, kể từ tháng Giêng năm nay, các Chức-sắc nữ phái ở
mọi cấp đã làm lễ bàn giao có biên bản trả mọi trách nhậm phần nam
phái lại cho nam phái, chỉ giữ phần hành đối với nữ phái mà thôi
Như thế, những Chức vụ Đầu Tỉnh đạo, Đầu Họ đạo trước đây có
nơi do nữ phái đảm nhậm, từ nay có các vi Đầu Tỉnh Đạo Đầu-Họ-
Đạo nam phái thay thế hành sự
Lời trần tình của ông Thượng Trung Nhật
Ngày 30-5-nhâm Thân (3-7-1932), trong một Châu Tri gởi Chư
vi Thiên phong, Chủ Thánh Thất, Chánh Phó Trị Sự và Thông sự
cùng đạo hữu lưỡng phái, ông Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt
đã đề cập đến vấn đề cơ bút vì hiện tình cơ bút đang bi các ông chức-
sắc ly khai với Toà Thánh xử dụng bừa bãi khắp nơi. Ông có nêu
ra những bản Thánh ngôn cũ từ những năm đầu khai đạo 1927-
1929 để chứng minh quyền độc tôn xử dụng cơ bút nơi Toà Thánh
vì lý do Toà Thánh Tây Ninh được chọn làm Thánh địa... Chủ ý của
ông là ngăn ngừa nạn cơ bút lộng hành có thể đi đến việc tan rã nền đạo.
Việc ban hành kinh Tứ Thời , xuất bản Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Pháp Chánh Truyền
Từ đầu năm nay, Hội Thánh đã ban lệnh cuốn kinh Tứ Thời
nơi trang đầu có chữ kyý của ông Ngọc-Chánh-PhỐi-Sư Ngọc-Trang-
Thanh, nơi nào cần cho đạo hữu cúi đầu bái lễ thì có gạch mực đỏ.
Cũng lại có lời dặn như trước là sau mỗi bài lạy ba lạy, trừ bài Khai kinh.
Cũng trong năm này, Hội Thánh có cho tái bản cuốn THÁNH
NGÔN HIỆP TUYỂN do nhà in của Toà Thánh, và quyển PHÁP
CHÁNH TRUYỀN với giá 0$20 một quyển . Theo lời ông Bảo pháp
Nguyễn Trung hậu thì quyển THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN do
chính ông soạn, vì buổi đầu bỡi hấp tấp nên có đôi chỗ không được
đúng như nguyên bản.
Công việc nơi Tòa thánh
Tổng quát công việc tiến hành trong năm tại Toà Thánh Tây
Ninh được ông Chánh Phối Sư Thượng Tượng Thanh trình bày
trong kỳ Đại Hội Nhơn sanh lần thứ nhì ngày 15-10 Nhâm Thân
(l2-11-32) như sau ;
Tại Thánh địa : " Nhờ ơn Trên ban bố, nơi Toà Thánh trọn năm đều
được bình yên, số người đến hành hương hay viếng Toà Thánh kể từ
1 tháng 10 năm rồi tới 29 tháng 9 năm nay được 7673 người trong
số có 56 người lang sa. Số người đến làm công quả được 5036 người
nam và nữ. Mấy kỳ lễ đều được quan cho phép cúng đại đàn thong
thả, mỗi kỳ cúng đông đảo và cũng được êm tịnh luôn.... "
Tình trạng nền đạo năm nay : " Nền đạo thiệt đã chỉnh nghiêng cũng
vl hạnh đức của một phần chức sắc trong Hội Thánh còn thiếu
kém nên nhơn tâm chưa trọn phục. Ấy cũng là lẽ thường vì khép vào
việc tu hành mới có mấy năm làm sao mà đến bước trọn lành, không
lầm lạc được. Cái xác phàm rèn luyệrn còn mong ngày tháng, chưa
thoát khỏi những thường tình, lục dục nên còn lấp vấp. Nhờ có lớp
học Hạnh đường dạy đã trên một năm rồi nhiều chức sắc được mở
mang trong đường đạo đức, phát tâm sốt sắng, siêng vùi hành đạo
nên sự chinh nghiêng đã thầy lần lần một ngày một giảm bớt, không
bao lâu nền đạo cũng sẽ chấn hưng lại như xưa !
Việc Minh Chơn lý : Nơi Hậu Giang, ông Phối Sư Thái ca
Thanh cũng vì giận hờn sự thiếu kém hạnh đức đó mà tách ra
kích bác mấy vị Đại Thiên phong Hội Thánh Tây-Ninh. Ông
dùng cơ bút riêng đi khắp lục châu mà phổ độ nhơn sanh Ông
rất siêng năng sốt sắng chẵng nài xa xôi cực nhọc lo cổ động việc
Minh Chơn lý hiệp ngũ chi của ông. Các việc của ông làm tuy có
cơ cám dỗ song cũng phải có tay Tam Trấn ở trong Bằng không
Thần Thành đâu có để cho ông làm lâu hơn một năm rồi... "
Việc Phạm môn : Cũng trong tờ Lời Giảng ngày 15-10-Nhâm
Thân ông Thượng-Tương Thanh viết :
" Đức Hộ Pháp ban đầu có lập một cảnh nhà bên đường Tây-
Nịnh Sàigòn gần Ngã Ba Mít Một, đặt tên là Phạm môn để cho
gia quyến của Ngài ở và thờ ông bà kiến họ Phạm là họ của Ngài.
Ngài khai rằng là của riêng của Ngài sắm không ăn nhập với
Hội Thánh. Hai năm nay , Ngài cố lập thêm ra nhiều chỗ nữa
người ta cũng kêu là Phạm môn, song Ngài nói để chữ Phạm là
Phật như : _ 1 - Phạm môn gần Ao Hồ, 2 - Khách đình - Phạm
nghiệp nam 4 - Nữ công nghệ ở gần Toà-Thánh, 5- Phạm-từ ở Cẩm
giang. Đức Hộ-pháp coi là của riêng của người họ Phạm, hay là
Người vào Phạm môn, không ăn nhập với đạo, 6 - Giang tân ở
Bến Kéo, 7 - Sở làm ruộng ở Núi Sập (Long Xuyên) Ngài nói là sở
làm ăn của người kiến họ Phạm của Ngài chớ không phải của
Đạo . Ngài nói Ngài dùng tiền bạc riêng của Ngài mà lập các sở này
ra nên Ngài không có cho Hội Thánh hay trước. Ngài nói như
Hội Thánh muốn lảnh các sở ấy mà làm theo sở hành phước
thiện của Ngài sắp đặt cho đạo hữu thuở nay thì ngài giao cho,
song cũng phải thối hồi những tiền sở tổn về việc ấy thuở giờ cũng là nhiều... "
Việc Thảo Xá Hiền Cung : đức Quyền Giáo Tông nói sẽ giao
Thảo Xá của đức Thượng Phẩm lập mà thờ Phật-Mẫu về cho nữ
phái bấy lâu nay Toà Thánh cũng cứ châu cấp gạo lúa tiền bạc
cho cô Giáo-sư Hương-Hiếu là người bạn goá của đức Thượng
Phẩm ở đó thờ phụng cúng kiến như thường..."
Việc giáo huấn : trường Đạo Đức Học đường năm nay có mở
thêm đượcba lớp học nam nữa. Một lớp Nhì (Cours 2 e année
và hai lớp Đồng ấu (Cours Enfantin) cộng chung là 11 lớp. Số
học trò được 417 trong đó có 312 trò nam và 105 trò nữ, thêm
được 143 trò nhiều hơn năm ngoái (số này có 247 trò) kỳ thi Tiểu
học rồi nhà trường Đạo Đức có đem 26 trò đi thi đều được
đậu hết. Có 21 trò đậu luôn vê phần học chữ Lang-sa (mention
de francais) Mấy thầy giáo và cô giáo dạy nơi trường mình đều
siêng năng lo lắng sự dạy dỗ. Không có người nào ăn lương
bổng chỉ hết, thảy đều vui dạy trẻ em mà dâng công quả. Đạo
có nuôi được 94 trò nam và nữ ăn cơm trong chùa để tập làm
đồng nhi , phần đông là con mồ côi nghèo nàn, chùa cho ăn cơm
không. Có 19 trò, cha mẹ chịu phụ tiền cơm mỗi tháng mỗi trò là 2 đồng..."
Việc đứng bộ tài sản của đạo : Về việc này, ông Chánh phối sư
Thượng-Tương-Thanh có ghi như sau :
" Và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ của chúng ta chưa được Chánh
phủ công nhận nên khi ban sơ đức Lý Giáo Tông giáng cơ nợi Gò
Kén dạy mượn tên tôi đứng bộ tài sản của đạo . Bởi hết lòng tin
đạo nên tôi phải tuân mạng lịnh của đức Lý Giáo Tông để cho đạo
mượn tên tôi mà dùng đứng bộ, truớc hết là miếng đất Thánh địa
này, đứng chung với tên bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh.
Năm 1931 , tôi xin nghỉ được rồi, khi tôi mới về Toà Thánh
thì tôi có làm hai cái tờ giao cho Hội Thánh cầm làm bằng.
" 1 - Một cái tôi khai rẳng miếng đất Thánh Địa này mua tiền bạc
của bổn đạo để tên tôi và bà Lâm Ngọc Thanh đứng bộ giùm mà thôi.
" 2- Một cái tôi khai rằng kể từ ngày tôi vào chùa là ngày 9
Mai 1931 là ngày tôi xuất gia, cái tên của tôi không còn dùng đứng
bộ của cải riêng tư của tôi nữa. Từ đây về sau, của cải chi mà đề
tên tôi đứng bộ là của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, dầu
tôi có mua sắm bằng tiền bạc của tôi cũng thuộc về của Hội Thánh.
Cái tên của tôi hết dùng việc chi riêng của tôi nữa.
" Hai cái tờ này có làng Long Thành thị nhận và có cầu chứng
đóng bách phân nơi Tòa Bố Tây Ninh. Tôi làm hai cái tờ này không
ai biểu, không ai bày hết. Vậy mà ngày nay còn có người thấy để tên
tôi đứng bộ những vùng đất để cất Thánh thất các nơi mà để tiếng
không tốt cho tôi. Vả lại trong các tờ hoặc của mua, hoặc của người
ta biếu khi tôi ký tên vào trước khi cầu chứng quan thì tôi có viết
thêm rỏ rằng " mua cho Đ.Đ.T.K.P.Đ. " hoặc " lãnh cho Đ.Đ.T.K.P.Đ.
để tỏ ý thêm là không phải để riêng cho tôi đó ... "
Việc cấp đạo phái : Cũng trong ngày Đại hội Nhơn sanh năm nay
ông Thượng Tương Thanh có đọc đoạn văn nói về việc này như sau :
" Chư Hiền hữu ,
"Tôi xin trình cái kiểu phái mới theo đây cho chư hiền hữu
xem Khi trước tôi tả trong giấy chứ chưa làm ra nhiều kiểu nhỏ gọn
gàng này, đeo theo trong mình cũng dễ, để trong bóp cũng vừa đi
đường xa rất tiện. Cái bìa vãi ở ngoài dùng một màu xanh da trời
mà thôi vì lấy theo sắc đạo của Thầy làm chủ và theo} tịch đạo của
Thầy cho " Thanh đạo tam khai thất ức niên " ở trong, một bên để
Thiên Nhãn là dấu riêng nhầu nhiệm của Đao, một bên để tên đạo
hữu chủ cái phái. Bây giờ đạo còn ở trứng nước mình dùng hai thứ
chữ là đủ ; 1 - Chữ quốc ngữ của mình. 2 - Chữ lang sa của Chính
phủ Bảo Hộ. Chừng nào đạo mình qua Tàu có cái chú vào tu nhiều
sẽ in chữ quốc ngữ và chữ Tàu. cứ giữ chữ quốc ngữ của mình
làm gốc, qua nước nào thêm chữ nước nấy vào chữ nước mình là đủ
" Cách phát phái tôi định sắp đặt như vầy : phái này thiệt phát
không tiền cho chư đạo hữu. Tính phát trước cho :mấy người đã giữ
được trường trai, thuộc và giữ vẹn qui giới, phát qua cho hết lớp
đạo hữu trường trai trong Nam kỳ rồi, lần lần có thể sẽ. tính phát
tới hạng hạ thừa v. v...
Việc Phổ độ bị trở ngại : "... Vì sự cổ động công kích của bên
Hậu giang mà làm cho sự phổ độ phải chậm trễ, có chổ phải dừng
bước có người nghe nhục mạ quá mà thối lui. Vậy nên trong năm
này không có bao nghiêng người nhập môn thêm ... "
Số Thánh Thất bị phân chia : " ... Số Thánh thất trong Nam kỳ
còn tùng Hội Thán Tây Nình được 128 cái, sánh với số 105 họ
đaọ năm rồi thì có thêm được 23 cái, tuy đã mất hết 11 cái ngả theo
Minh Chơn Lý Hậu Giang. Trong số 128 có 28 cái mới cất hay cất
lại trong năm nay và 8 cái còn lập tạm nơi nhà đạo hữu dựng. Minh
Chơn Lý có tạo lập riêng thêm ước chừng 10 cái tiểu thất tạm nữa,
phần nhiều nơi miền Hậu Giang, Toà Thánh không biết đến được .. "
Số đạo hữu không tăng giảm : " .. . Bộ mới các nơi chưa gởi về đủ,
nên chưa biết chắc số đạo hữu năm nay tăng giảm thế nào, biết ước
có một phần rất ít ngả theo Minh Chơn Lý. Vậy số đạo hữu còn
tùng Toà Thánh có lẽ bằng so năm ngoái là 350,000 không kề những
đạo hữu chưa được đem tên vào bộ.
Thái độ Chính quyền Pháp :"... Bây giờ Chính phủ buộc lại trong -
đạo mổi khi có cất Thánh Thất mới phải xin phép quan Chủ Tỉnh
trước cho thì mới được cất, bằng không cho mà cất bướng thì nữa
sau không cho phép nhóm cúng đông đảo .Hội Thánh sẽ tuân y lời
định mới của Chính phủ. Từ đây nơi nào muốn cất Thánh Thất
phải do Hội Thánh xin phép cho, không nên cất trước rồi xin sau
như khi xưa nữa ... Sự cúng kiến trong các Thánh Thất, tuy còn
chưa được thong thả, nhưng mà tôi coi Chính Phủ lấy sự công bình
mà đối đãi với đạo, không có bó buộc chi cho lắm. Mấy chỗ đạo còn
bị khổ khắc, nhứt là do nơi sự thù nghịch riêng của mấy quan viên
có đạo Gia Tô đó thôi. .Ấy là quả báo. Nơi nào rủi có người cầm
quyền chính tri thuộc đạo Gia Tô mà lòng không được quảng đại,
dụng quyền áp chế, khố khắc cho mấy đi nữa, chư đạo hữu nơi đó
cũng phải ẩn nhẩn đừng một tiếng than phiền, còn phải mổi thời
cúng cầu nguyện với đức Chưởng Giáo Gia Tô ban ơn mở lòng từ
bi quảng đại cho mấy vi ấy ... "
(Trích nguyên văn Lòi giảng của Thượng Chánh Phối Sư tỏ bày
việc đạo trước hội Nhơn Sanh nhóm tại Toà-thánh Tây-Ninh lần
thứ nhì , ngày 15-10-Nhâm Thân 12-11 - l932).
Các bản án trong năm :
Trong năm này, Toà Thánh có ra hai bản án quan trọng buộc
tội một số Chức sắc, và riêng ông Phối Sư Thái Ca Thanh, tưởng
cũng nên đem ra đây để chư tôn độc giả tường lảm Bản án chung :
" Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ thất niên)
(Sao lục án tòa Tam Giáo xử ngày 16 aout 1932)
Tuân y theo Thánh giao đức Lý Giáo Tông, Nghị định ngày
mồng ba tháng mười năm Canh Ngọ :
Chiếu theo Đạo Nghi Định của Hộ-pháp và lời phê chuẩn của
Giáo Tông ngày 3-tháng 10 năm Canh-Ngọ thiết lập Tam-giáo-toà,
" Tam Giáo Tòa Cửu Trùng Đài
(Kỳ thứ tư)
Tại Tây Ninh ngày Rằm tháng Bảy năm Nhâm Thân ( l 6-8-1932)
Xử Các vụ và kết án như sau đây :
NAM PHÁI ĐỊNH ÁN
1 Thượng-Phú-Thanh Lễ-sanh Phải ăn năn sám hối thọ tội cùng chúng sanh (Hình phạt thứ 9)
2- Trần-Đạo-Quang Chưởng-pháp Ngưng quyền một năm. (H..p. 5)
3- Thái-Ca-Thanh Phối-sư Ngưng quyền ba năm. (H.p.4)
Nữ PHái
1 Lê-thi-Ngân Phối-sư phải về Toà Thánh học đạo (Hp8)
2- Bùi-thị-Giàu Giáo-sư Tha bong
3- Đào thi Bốn nt Đình lại và thông cho Hội Thánh xét mà phong hàm tước
4- Huỳnh-thị-Hồ nt Giáng cấp xuống tín đồ (hp 2)
5-- Tống-thị-Gẩm Giáo hữu nt
6- Huỳnh-thị Chín nt nt
7- Trần-thị-Gần nt
8- Trần-thị-Mầu nt
9- Nguyễn-thị-Măng nt
10 Dương-thị-Hợi nt Đình kỳ tới
11 - Phạm-thị-thôi nt
12- Trương-thi-Tròn nt- -
13- Nguyễn-thị Sửu nt
14- Thái-thi-Kiều nt- -
1 5- Đặng-thị-Ngân nt
1 6- Cao-thị-Anh nt
1 7- Cao-thị-Huấn nt
1 8-- Đặng-thị-Diên nt
1 9- Đặng-thị Tý nt
20- Trần-thị-Chọn - Tha bổng .
21 - Huỳnh-thị-Yến nt
22- Dương-thị-Giàu Lễ Sanh - Ngưng quyền một năm (Hp 5)
23- Lương-thị-Sây Lễ sanh Trục xuất (HP 5)
24- Dương-thị-Ngại Lễ Sanh Tha bỗng
25 Nguyễn-thị-Thanh nt nt
26- Đặng thị Sô nt nt.
27- Đặng-thi-Mùi nt Giáng cấp xuống tín đồ (Hp 2)
28- Tăng-thị Lễ Lễ Sanh Giáng cấp tín đồ (Hp 2)
29 Nguyễn-th! Liệng nt nt
30- Cao-thị-Liễng nt nt.
31- Trần-thị-Tring nt nt
32- Võ-thi Tước - nt Ngưng quyền một nâm (hp 5)
33- Lê thị Được nt nt
34-- Nguyễn-thị-Anh nt nt
35- Nguyễn thị-Đều nt nt
36- Phan-thị-Gần nt nt
37- Lý-thị-Đọt nt nt
38 - Nguyễn-thị-Sanh nt Đình kỳ tới
39 Nguyễn-thị-Thơm nt nt
40 - Lý thi Kiều nt nt
41 - Lê thị Kiển nt nt
42- Nguyễn thị Hộ nt nt
43- Lê thị Huê nt nt
44- Trần thị Bền nt nt
45 - Nguyễn thị Nhiều nt nt
46 - Lê thi Phòng nt nt
47- Lâm thi Lài nt nt
48 - Huỳnh thi Liêng nt nt
49 - Huỳnh thi Thương nt nt
50- Trần thi Thế nt nt
Làm tại Tây Ninh ngày Rằm tháng Bảy năm Nhâm thân
Quyên Lục Sự Quyền Giáo Tông,
PHẠM VĂN NGỌ Chánh Toà,
THƯỢNG TRUNG NHỰT
phần cuối bản án là cách thức thi hành được ghi nhận như bản
án kỳ trước không có gì thay đổi
Hội-Thánh Nử Phái
Đặc điểm trong năm 1932 đối với cơ đạo nói chung là việc thành
hình Hột Thánh Nữ phái, được quyền lãnh dạo của bà Nữ Chánh Phối
Sư Hương Thanh. Bản án trên đây đã phạt hình 50 Chức sắc có nữ phải
chứng tỏ toà Tam Giáo đã đặc biệt xử án không phải nam giới mà nữ
giới lúc bấy giờ cũng đã có nhiều người trong hàng Chức-sắc không
thi hành đúng nhiêm vụ của mình.
Trong vặn thư số 76 đề ngày 20-10-1932 (21-9-nhâm Thân) bà
Hương Thanh đã nhắc nhở hàng nữ phái yề thể lệ : chung của Hội -
Thánh và Hội Nhơn sanh, và nhắn nhủ phái nữ cử phái viên tham .
dự hai kỳ hội ấy.
Trước đây, nữ phái thi hành chỉ thi chung với Hội Thánh nam
phái, kể từ ngày giao quyền lại cho nam phái như đã kể trước đây, nữ
phái chỉ điều đông riêng biệt phần nữ phái mà thôi, cho mãi đến sau này.
Tổng kết trong năm
Trong năm này , nội bộ Toà Thánh hơi yên, nhưng những manh
tâm phân tán nền đạo, hình hiện chi phái đã rõ rệt nơi nhóm
Minh Chơn Lý do ông Phối Sư Nguyễn Văn Ca cầm đầu. Sự phân
quyền Hội Thánh nam nữ cũng đáng ghi nhận một bước tiến của nữ
giới trong việc tự quản trị lấy mình. Nhưng những dao động nội bộ
cũng đáng lo ngại khi Toà Tam Giáo đã xử kỳ nhì phần lớn can phạm
lại thuộc thành phần chức-sắc nữ lưu .
IX Sự tiến hành cơ đạo từ 1933 đến 1937
(từ Quí Dậu đến Đinh Sửu)
Ta đã chứng kiến công việc đạo tiến suốt bảy năm qua, tuy có
đôi lần sóng gió, nhưng những cơn sóng gió đó chỉ là những cơn thịnh
nộ của thời tiết rồi thôi, không có gì xảy ra trầm trọng sau đó.
Từ năzn 1933 trở về sau , ta .mớ nhận thấy trong cơ đạo có xảy
ra những cuộc biến động có định cách làm lay chuyễn cả đại cuộc.
Từ các Chức Sắc cho đến toàn thể tín đồ đều phải chịu một cơn
thử thách vô cùng khốc liệt, khiến cho người bàng quang có thể ngờ
rằng đạo Cao-Đài chỉ là một tổ chức không phải thuần tuý tôn giáo
vì những người cầm đầu qua những hành vi bộc lộ có thể ngờ rằng
không thuần túy đạo đức.
Những hành vị đáng nghi ngờ này hình như có một tác dụng
cần thiết nhứt thời không phải hoàn toàn là những thủ đoạn của các
lãnh tụ, nên từ năm Canh Ngũ ( 1930) đức Cao-Đài đã dạy rõ như
sau, xin trích nguyên văn :
" phò loan :
MỸ NGỌC, SANG Séance du 6-2-1930 (8- l -Canh Ngũ)Hầu bút :
Hộ-Thân Thầy các con,
" Thầy quyết lấy đức háo sanh mở đạo, cứu rổi sanh linh cho
kịp trước kỳ hạ ngươn này, nhưng đạo chẳng hoàn toàn, con đường
đi chưa cùng bước là vì tại nơi lòng nhiều dứa chưa để hết tin tưởng
mà nghe lời Thánh giáo , cho nên lần hồi nền đạo phải ra tan tành
manh múng , kẻ hữu đức buồn lòng thối bước, đứa chân thành không
vui nắm tay theo. Ma hồn quỷ xác loáng vào, kẻ đức thâu níu đứa
không nhon, thành ra nhơn kém đức suy, cứ thẳng một đường tà dung ruổi.
" Cơ lập đạo là nhiệm mầu vô giá . Biết đạo, biết ta, biết người,
biết thế, biết thời , biết hư dinh, biết tồn vong ưu liệt, rồi mới có
biết hổ mặt thẹn lòng, biết sự thế là trò chơi, biết tuồng đời là biển
khổ , biết thân nô lệ, vẫn kiếp sống thừa, biết nhục vinh mà day trở
trên con đường tiến thối . Có đâu , đường đời còn lắm giành xé hại
lẩn nhau, mong chi được tầm Tiên nói Phật . Công Thầy bố hoá bị
lữ học trò tham lam, ngu xuẩn,. dục lợi cầu danh làm cho tà quái
lẩn vào mà dìu dắt vào chốn hang thẳm vực sâu, thế mà hồn đạo phải
chịu muôn dặm ngàn non phưởng phất. Thầy thấy nhiều đứa xả thân
cầu đạo diệt tục , xũ phàm để mình làm hướng đạo , hỏi vậy có ai
xứng đáng chưa ? Mỹ Ngọc ?
( (Mỹ-Ngọc bạch : T.T.T.)
" Ôi ! Thầy vì mấy chục ức nguyên nhân không nở để cho ngôi
phẩm tan tành, chớ lấy luật Thiên Thơ thì không một ai đặng dự
vào kim bản . Tu hành vẩn trái với thế tục, mà trái được với thế
tục mới đặng gần ánh thiêng liêng . Thầy thấy phần nhiều tu cũng
muốn tu mà thế tục cũng không muốn chừa bỏ. Thế tục là nẽo
dìu dắt cho mất ánh thiêng liêng, phải lấy nghị lực can tâm mà
kèm chế, thì cái lối diệt vong mới chẳng uổng công phu hành đạo cho.
" Áo già cũng muốn mặc, giày đạo cũng muốn mang , muốn đứng
trước cửa nhơn sanh để cho họ biết mình là hướng đạo ; đường
Tiên cũng lấp lửng, nguồn Thánh bước toan vào mà thấy bạc rơi
cũng bỏ, lôi múng chẳng từ, mượn danh đạo tạo danh mình, vô
Thánh điện mà hơi tà còn phảng phất. Muốn cho nhà thiệt cao,
áo thiệt tốt, lốt cọp dọa cáo bầy, bụng trống rỗng túi thâu đầy
toan làm thầy lũ dại. Ôi ! Lốt đạo, Thầy buồn cho trẻ ngây, chẳng
còn biết sao đem Thánh giáo vào tai chúng nó được
" Thầy nhớ xưa kẻ mộ đạo chịu ngàn cay muôn đắng, biết có
người mà chẳng biết nhọc mình , giày gai áo cỏ, đội nguyệt mang
sạo , gió trước lọt chòi tranh , mưa sau hư dậu lá , bần hàn chẳng
quản, tay trắng dìu người, một may cũng không bợn nhơ mới có
thế. lập ngôi cho mình đặng , chớ có đâu lấy của lấn nhơn, mượn
quyền xua đức, kẻ nhơn thành lánh lặt, kẻ tà mị ấp vào, rồi cúm
núm mang hơi tà rồi đùa nói rằng thờ Thánh giáo. Thầy hỏi ai chứng cho ?
" Lễ nhạc chẳng hoàn toàn, nhiều đứa cậy tài hay học giỏi,
lượm lặt sạch xả rác hủ nho mong bài bác đặng vinh mặt với
người . Thầy bây giờ chỉnh để phú Thiên Điều hình phạt, ai biết
nguồn cội vội sửa mình mới mong tránh khỏi lủ tà mà đi cho
cùng bước đạo . Uổng thay, nền đạo chẳng phải hư mà ngày nay
không phương tái lập. Thầy giao cho mấy đứa, vì đạo vì đời
khá hiệp trí cbung lo hoạ may mới vớt người đặng muôn một.
" Mỹ-Ngọc ! Con được phép cho mấy anh Trung, Trang coi
Thánh giáo của Thầy.
" Thầy cho các con hay . rằng Đại lễ Tòa Thánh nếu chẳng
hoàn toàn theo cách thức dạy trước thì khá biết rằng có tà quái
chứng mà thôi, nghe ! Thầy khuyên các con :
" Bước đạo lần chơn một dạ thành,
Xủ trần chớ luyến lợi cùng danh,
Nâu sồng nhuộm áo pha đời khổ,
Tránh mối oan khiên chớ buộc mình.
" Thầy ban ơn các con Thăng "
(Trích tập Châu Tri nguyên văn ở Hội-thánh Bến-tre)
Năm 1933 -Quí Dậu (Đạo- Đạo đệ bát niên)
Lể nhậm chức Đầu Sư của quí vị Chánh Phối Sư và
Lễ đăng điện Giáo Tông của Ông Thượng Đầu Sư
Lê Văn Trung tại tây Ninh
Đạo Nghị Đinh thứ nhì năm Canh Ngũ (1930) do Giáo - Tông Lý
Thái Bạch và Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã đề cử ông Thượng Đầu
sư Thượng Trung Nhựt làm Quyền Giáo Tông . Cũng Đạo Nghị đinh
này đã chỉ đinh ba ông Chánh phối sư đương quyền làm Đầu sư
Quí ông đó !à :
Chánh phối sư Ngọc Trang Thanh cầm quyền Ngọc Đầu sư
Chánh phối sư Thượng Tương Thanh cầm quyền Thượng Đầu sư
Chánh phối sư Thái Thơ Thanh cầm quyền Thái Đầu sư
Từ ấy đến nay, quí vi tuy có hành sự như đã tại chức và kiêm
nhiệrn, nhưng không hành lễ đăng điện và nhậm chức chi cả
Mãi đến ngày 14-2-33, rnột đến cơ tại Kim Biên dạy ông
Thượng Trung Nhựt cử hành lễ đăng điện Giáo Tông. Bài đàn cơ
này được xác nhân bằng một bài chấp bút ngày 10-4-1933.
Trước đó, ngày 11-2-33, Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp ra một
Châu tri thăng chức ba vi Chánh. Phối sư lên Quyền-Đầu-sư
Lễ đăng đàn Giáo Tông của ông Thượng-Trung-Nhựt được cử
hành trong lặng lẽ, không theo nghi lễ trang trọng cần thiết và trong
sự bất đồng chính kiến của các vị Quyền Đầu Sư cho ba vị
Tuy nhiên, mọi việc cũng tạm qua đi ,và trong Châu Tri số 5
ngày 22-3-33 của ba vi Quyền Đầu sư gởi cho toàn thể Chức sắc
Chức việc và Chủ Thánh Thất trong đạo, ta đọc mấy giòng sau này .
" Ngày 17 tháng Hai An nam nhằm Chúa nhật 12-3-33 tại Toà
Thánh có làm lễ Đăng điện cho đức Quyền Giáo Tông.
" Cũng ngày ấy có làm luôn lễ giao quyền Đầu Sư cho ba vi
Chánh Phối Sự đã quyền chức ấy từ năm 1930 đến giờ . Xong rồi
ba vị Quyền Đầu Sư mới giao quyền hành Chánh Phối Sư cho ba
vị Chức sắc của Hiệp Thiên Đài tạm lãnh mà hành sự từ kỳ ba tháng
mãn rồi ba tháng nữa cho đến chừng nào chọn được người lãnh
hành vi sẽ giao lại ."
Sự đề cử ba vị tân Chánh Phối Sư
Cũng trong Châu tri kể trên đây ta đọc tiếp đoạn nói về ba ông
Tân Chánh Phối Sư như sau :
" Việc giao quyền hành Chánh Phối Sư cho ba Chức sắc Hiệp Thiên
Đài là việc của Hội Thánh mới đinh hôm kỳ nhóm ngày mồng 9
tháng Giêng rồi đây, nhằm bữa 4-3-33.
" Ba chức sác ấy là ?
" Khai Thế Thái-văn-thâu lãnh phận sự Thượng Chánh Phối Sư.
" Khai pháp Trần-Duy-Nghĩa nt Ngọc Chánh Phối Sư.
" Khai đạo Phạm-tấn-Đải nt Thái Chánh Phối Sư.
Ba vi này rất sốt sắng lo đạo, tùng ba vi Quyền Đầu sư hành
chánh, nhứt nhứt có Đầu sư xem xét chỉ bảo.
" Vậy từ đây chư Hiền. hữu hãy do ba vị Chánh-Phối Sư mới
mà làm việc đạo cũng. như làm với ba anh em chúng tôi
thuở nay vậy, các giấy tờ về việc đạo phải gởi thẳng cho ba ngài...."
Quí vị Tân Chưởng Pháp
Từ trước, Hội Thánh tuy có ba vi Chưởng-pháp, nhưng cũng
như không, nay trong kỳ phân nhiệm Quyền-giáo-Tông và Đầu-sư,
lại có việc đề cử ba vi Tân-chưởng-Pháp tạm thời như trong Châu
Tri số 1do hai ông Quyền Đầu-sư và Hộ Pháp, điều thứ nhì như sau :
"....Điều thứ hai :: Trong lúc Chưởng-Pháp chưa có chính vị thì
quyền hành Chưởng-pháp giao cho Hiệp-Thiên Đài cầm. Ba vi Thời
quân cầm quyền Chưởng-pháp là
Vi Bảo-pháp Nguyễn-Trung-Hậu.
Vi Bảo-thế Lê-Thiện-Phước
và Vị Hiến-đạo Phạm-văn-Tươi ....."