TỔNG KẾT TRONG NĂM: Như vậy trong năm 1930, không có công việc gì quan trọng
trong cơ đạo, ngọai trừ các đạo Nghị định có tính cách xác định quyền hạn Chức-sắc trong đạo. Dù sao, những biến cố nhân sự từ năm này đã manh nha những tệ đoan sẽ cứ lớn dần trong những năm sau, làm cho nhà đạo mất hẳn mối hòa khí xây dựng từ những năm trước.
Năm 1931 : (Tân Mùi) (Đại Đạo đệ lục niên).
Trong năm này, công việc đạo tiến có phần sung mãn và lề lối hơn, một phần nhờ sự hợp tác thường xuyên của các Chức-sắc lớn như ông Đốc phủ Nguyễn-ngọc-Tương (1) phế đời hành đạo kể từ năm này với cụ Thượng Chánh Phối sư Thượng-Tương-Thanh một phần nhờ các cơ sở Hội-Thánh được chỉnh đốn và mở rộng.
_______________________
(1) Ông Nguyễn-ngọc-Tương sinh năm 1881 tại làng An-Hội, tỉnh Bến-tre. Mồ côi cha từ năm sáu tuổi, ông ở với ông nội, đã theo học các trường Trung-Học Mỹ-Tho và Chasseloup Laubat (Saigon).
Năm 1902, ông đậu thơ-ký Thượng-Thơ và được bổ làm việc tại phòng Thượng-Thơ Saigon và sau đó tùng sự tại Bến-tre.
Năm 1919, ông đậu Tri-Huyện và được bổ làm Tri-Huyện các quận Cần-Thơ, Hòn-Chông, Cần-Giuộc, sau đó thành tri phủ quân Xuyên-Mộc.
Năm 1931, ông xin từ quan và phế đời hành đạo tại Tòa-Thánh Tây-Ninh với chức vụ Thượng-Chánh Phối-Sư (thiên-phong từ 1926). Tại đây, ông cùng ông Lê-bá-Trang, Ngọc-Chánh Phối-Sư hết lòng vung bồi nền đạo. Cũng năm nầy, ông được đức Lý-Giáo-Tông phong lên Quyền Đầu-sư nhưng thực sự thi hành chức vụ từ 1933 và cũng bị ngưng quyền từ đó do Nghị định của hai ông Lê-văn-Trung và Phạm-công-Tắc ngày 28-7-1933. Từ đây sự bất hòa mỗi lúc một gia tăng và cơ khảo đảo đã tách rời ông cùng ông Lê-bá-Trang khỏi Tòa-Thánh Tây-Ninh để về Bến-Tre thành lập Ban Chỉnh-Đạo với 85 trong số 128 Thánh-Thất lúc bấy giờ. Sau khi ông Quyền Giáo-Tông Lê-văn-Trung tạ thế, một cuộc bầu cử diễn ra ở An-Hội đã đưa ông lên phẩm vị Giáo-Tông và lễ đăng điện được cử hành tại Thánh-Thất An-Hội đã đưa ông lên phẩm vị Giáo-Tông và lễ đăng điện được cử hành tại Thánh Thất An-Hội năm 1935. Đến năm 1942, ông nhập đại tịnh và tu luyện theo pháp môn riêng (có lẽ từ Minh-Sư) cho đến năm 1951 thì qui liểu.
Hội thánh Bến-Tre gọi ông tu theo tân pháp của đức Cao-Đài do ông tự lãnh hội lấy.
Số đạo hữu có tên trong sổ bộ nhơn sanh đă được 35 vạn người.
Đó là chưa kể những người c̣òn mơ hồ không ghi vào sổ bộ. Các
tỉnh nhiều đạo hữu nhứt như Mỹ tho, Bến tre, Chợ Lớn, Gia Định,
mỗi tỉnh có từ 35 tới 50 ngàn người
Số Thánh Thất có chính thức là 62 cái. Cọ̀n 43 cái tạm mượn
.nơi nhà tư, cộng chung là 105 cái Thánh Thất tất cả trong địa
phận Nam kỳ.
Công việc xây dựng hạ tầng
Từ khi ở Toà Thánh có ban sáu đạo Nghị định điều chĩnh
tì́nh trạng đạo ở thượng tầng trung ương th́ì công việc xây đựng
hạ tầng cũng được cải tiến.
Tổ chức ban cai quản ở Thánh Thất và ở tỉnh đạo
Từ trước nay, việc điều hành tại Thánh thất, ngoài vị Chức
sắc Đầu Họ đạo do Hội Thánh bổ nhiệm, nhân sanh sở tại được
phép bầu cử một ban Cai quản, thành phần như sau :
: 1 Hội trưởng
1 Phó HộI trưởng
1 Từ hàng
1 Phó Từ hàng
1 Thủ bồn
1 Phó Thủ bổn
và 4 Hội viên ( lo về Nông, Công , Lương và Phọ̀ng trù )
Các phân hành này thường chung cho hai bên nam nữ, có nơi
đầy đủ nhơn lực thì́ bên nam lănh phần hành chánh, cọ̀n bên nữ
phần phó. Cũng có nơi thành lập hai ban Cai quản riêng, một ban
nam, một ban nữ để phụ trách công việc riêng mỗi bên.
Đầu mỗi tỉnh, th́ì có một Chủ Tỉnh đạo, nếu là phái nam, và
một Đầu họ tỉnh, nếu là phái nữ. Thường các vi này được về các
thánh thất lo ṭổ chức các ban Cai quản sở tại.
Trong Châu tri số 75 ngày 15-10-1932 (16-9-Nhâm Thân )
chiếu theo Châu tri số 49 ngày 22-2-1932 (27-1- Nhâm Thân) qui
định việc thành lập các ban Cai quản nữ phái biệt lập hẳn với
ban Cai quản nam phái ở mỗi thánh thất, bà Lâm Hương Thanh
NỮ Chánh Phối Sư đã kêu gọi sự họp tác hai bên, có đoạn như sau :
" Tôi được biết có một Thánh thất Bến-tre lập một bàn cai-
quản như vầy thiệt là giản tiện quá : Nam nữ đồng một lòng chung
lo việc đáo với nhau, trên thuận dước hoà không một lời xích
mích Bàn Cai-quản Thánh thất ấy như vầy :
Hội trưởng Nguyễn văn X.
Phó Hội trưởng Trần thị V
Từ Hàng Lê văn C.
Phó Từ Hàng Mai văn L.
Thủ Bổn Trần thị M
Phó Thủ Bổn Nguyễn thị M
Hội viên (lo về Nông và Công viện)
Nguyễn văn A, Trần văn M, Lê văn N.
Đỗ thị Q, Đào thị K, Bùi thị S.
Hội viên (lo về Lưỡng viện về phòng trù) .
Phạm văn M. Trần thi N. Đổ thị B.
Lê văn R. Nguyễn văn C. Bùi thi S.
" Xem trong bàn Cai-quản này, thì cũng có một vi bên phải nữ
tư cách đặc cử Phó Hội Trưởng và một vị được tín nhiệm làm
Chánh Thủ bổn. Còn phần đông ban nữ thì lại đắc cử vào Nông
Công Lương viện và Phòng trù, vậy mới tránh phận sự của nữ phái
lập đại công trong bàn Cai-quản và cũng một có chỉ rõ rằng nam
nữ đồng quyền là vậy đó.
" Vậy tôi xin chư Hiền Muội Đầu-họ-tỉnh nữ phái hiệp với
Chủ tỉnh đạo phái Nam hầu lập ban Cai-quản cho có thể Nam nữ
hiệp nhau như trên đây, trong mỗi thánh thất nào chưa có lập... "
Tổ chức xã đạo
Tại mỗi xả đạo có một Chánh-trị sự làm đầu, giúp sức có
Thông-sự làm đầu một xóm. Xả nào có 30 đạo hửu trở xuống thì
được phép hiệp với đạo hửu làng kế cận dưới quyền mộtchánh-
Trị-sự. Chánh-trị-sự và Thông-sự phải do chư đạo hửu công cử,
mỗi lần công cử có Giáo-hửu hay Lễ-sanh sở thị thị chứng.
Kể từ năm nay, Hội Thánh có lập tờ Công Hạnh ghi rõ những
công quả và đạo hạnh của từng tín đồ có người làmchứng.
Trong tờ Châu Tri số 1 ngày 2-2-1931 gởi các chức sắc và
chủ Thánh Thất, ông Thượng-chánh-phối-sư Thượng-Tương-Thanh,
nhân dịp ra mắt toàn đạo khi ông mới về Toà-Thánh nhậm chức
có ghi các đoạn như sau :
l- Theo Đạo nghị định số 3 của đức Giáo-Tông truyền : Chánh
Tri-sự cầm đầu một làng, Phó-trị-sự và Thộng-sự cầm đầu một
xóm. Muốn thi hành bổn đạo truyền này, tôi xin nhờ chư hiền
hửu xét lại, làng. nào còn thiếu Chánh-trị-sự hãy dạy đạo hửu làng
ẩy công cử lên một người, làng nào đã cử lỡ dư số thì để y, sau
có ai qui trước không cử thế, để đủ số 1 mà thôi Còn làng nào
có ít đạo hửu từ 30 sắp xuống thì được hiệp với đạo hửu làng
kế cận mà cử một Chánh-trị-sự. Mấy khi hội tín đồ mà công cử
thì chư hiền hửu hãy chịu nhọc mà làm đầu hội, hoặc phái một
Giáo hửu hay Lễ-sanh thay mặt đến tại chỗ mà thị chứng. Tờ vi
bằng công cử đây phải làm hai bổn, một bổn gởi về Toà-Thánh,
một bổn để tại Thánh-Thất
2- Tôi xin chư Hiền hửu nhóm lễ xong, Chánh phó Tri-sự
và Thông-sự trong hội mình mà lập cho mỗi người một tờ công
hạnh y như kiểu tôi gỏi theo đây, trả lời cho rõ ràng và cho
đúng hẳn sự thật theo mấy câu hỏi trong kiệ ấy . Mấy người có
mặt đồng ký tên chứng vào, chư hiền hửu hãy để lời châm chước
riêng của mình vào đó nữa rồi gởi lại Tòa-Thánh . Bàn Chưởng
quản Đại Đạo sẽ xét lại mà đem đứng vào bộ phái nhơn sanh và
phái đạo cấp cho mỗi người.
3- Mỗi năm hai kỳ, rằm tháng giêng và rằm thảng bảy, mấy
người được đem vào bộ phái nhơn sanh sẻ nhóm nơi Thánh thất sở
tại có chư Hiền hửu tọa chủ mà bàn tính các việc nơi đó. Đạo nơi
nào sẽ được thạnh hành là nhờ hội nhơn sanh nơi ấy cần chuyên
sửa đặt theo về đạo đức
4- Kỳ nhóm rằm tháng bảy mỗi năm, Hội Thánh nhơn sanh
công cử người .thay mặt về Toà-thánh mà nhóm đại hội trong kỳ
rằm tháng 10 mà bàn tính chung hết thảy việc đạo ...."
Công việc nơi Tòa Thánh
1 Việc tổ chức cửu viện
Trong Châu Tri số 9 ngày 16-3-1931 , gởi cho chư Chức sắc và
Chủ Thánh thất, ông Ngọc-Chánh-Phối-Sư Lê-Bá-Trang có ghi như sau :
".... Theo đạo Nghị Đinh thứ tư thì :
Thượng-Chánh-Phối-Sư đặng quyền xem xét các nơi chăm nom
đạo hửu , giáo dục nhơn sanh, thay mặt cho toàn đạo mà giao thông
cùng Chánh-phủ và cả tín đồ, chủ-toạ hội Nhơn sanh cai quản
1- Nội-giao, ngoại-giao-viện .
2- Học-viện
3- Y viện
Thái-Chánh-Phối-Sư đặng quyền điều hành sự phổ độ, cầu xin
và điều độ chức-sắc hành. đạo tha phựơng , làm chủ toạ Hội Thánh và
chủ tài liệu của đạo, lo về tài chánh và đinh lương trong cho chức-
sắc thiên phong, cai quản :
1 Hộ-viện
2- Công-nông-viện
3- Lương-viện
Ngọc-Chánh-Phối-Sư ; đặng quyền sửa trị cả chức-sắc và tín đồ
về phần đạo và phần đời coi nhơn truyền Hội Thánh, buộc chức-sắc
làm y phận sự và cầm quyền tạp tụng, cai quản ;
1- Lại-viện
2- Lễ-viện
3- Hoà-viện
2- Việc giáo huấn
Lớp Hạnh Đường : ông Thượng-Chánh-Phối-sư Nguyển
Ngọc Tương đã có mở tại Toà-thánh những lớp dạy đạo cho các vị
Giáo-Hửu, khép họ vào việc thực hành ngũ giới cấm và tứ đại điều
qui . Ít nữa phải ba kỳ học mới được vào chánh vị hay là thăng
chức. Ông cũng có mở những lớp dạy Lễ-sanh tính cách và điều
kiện cũng như lớp Giáo-Hữu
Đạo Đức Học Đường : Trong Toà Thánh có áp một
" Đạo Đức Học Đường " để dạy trẻ em, có 8 lớp học , 6 lớp
con trai trình độ lớp nhì, 1 lớp con gái Việt, 1 lớp con nít đàn
thổ. Tất cả được 274 trò. Các thầy dạy đều có bằng Sơ học làm
công quả, không lấy tiền. - Học trò cũng không đóng học phí
Ngoài ra, cứ mổi tối, những người công quả trong TòaThánh l,
ước chừng 400 người đều phải học.. Có những lớp dạy chữ, dạy kinh,
dạy đạo tuỳ theo sự hiếu học của mổi người
NHÀ IN : Trong Toà Thánh cũng vừa tạo được một nhà in lấy
tên là Thái Hòa ấn quán , do ba ông Chức sắc lớn Thượng,
Ngọc và Thái vay 5000 đồng lập ra, Các ông đã cúng cho Toà Thánh
làm của công. Chính nhà in nay đã in những Châu tri và giấy tờ của đạo.
3- Việc tài sản
THÁNH ĐỊA : Hội Thánh định cất Toà Thánh và các viện (cửu
viện) trên sở đất 96 mẫu tây đã mua trước. Còn 50 mẫu khác giành
cho đạo hữu cất nhà ở và lập nghĩa địa. Những sở đất này do bà Lâm-
Hương-thanh và ông Nguyễn-Ngọc Tương đứng bộ. Ngoài ra còn
một số đất khác do đạo hữu cúng làm công quả và một sở ruộng 100
mẫu tại Bến Sỏi Tây Ninh của bà Lâm Hương Thanh và ông Nguyễn
Ngọc Thơ cúng làm của chung trong đạo.
ĐỀN THÁNH : Từ trước nay, Đền Thánh tạm bằng tranh. Bắt
đầu từ năm nay, Hội Thánh định cất một Đền Thánh nguy nga bằng
ngói. Theo bà Cao Quỳnh Cư thì Thánh ý đinh Toà Thánh chính thức
sẽ được xây cất tại chỗ dùng làm Đại đồng xã hiên nay nghĩa là phía
trước Đền Thánh hiện có, nhưng các ông lại cất ngay chỗ Đền Thánh
tạm nên nay vẫn còn nguyên đó.
Trong tờ tỏ bày việc đạo cho Hội Nhơn sanh nhóm lần thứ
nhứt tai Toà Thánh (15-10-Tân -Vị = 24-11-31 ) ông Thượng Chánh
Phối Sư Thượng Tương Thanh có trình bày khoản này như sau :
" ... Tài sản Hội Thánh tới ngày nay có mua sắm được một sở
đất 96 ha để làm Thánh địa cất Toà Thánh và các viện, một sở kế
cận 50 ha để cho đạo hữu cất nhà ở và lập nghĩa đia
" Hai sở đất này do tên bà Lâm thi Thanh và tên tôi là Nguyễn
Ngọc Tương thay mặt cho đạo. Muốn tránh sự bất hảo xảy đến ngày
sau, tôi có làm cho Hội Thánh cầm một tờ khai rằng tiền mua đất
này Hội Thánh trả hết, tôi có đứng thay mặt mà thôi .
Hội Thánh còn thâu nhiều sở đất của đạo hữu dâng để cất
Thánh thất khắp nơi cũng mượn tên tôi đứng bộ thế, và một sở
ruộng một trăm mẫu tại Bến Sỏi Tây Ninh của bà Nữ Chánh Phối Sư
Hương Thanh và ông Chánh Phối Sư Thál Thơ Thanh dâng để làm
cuả chung trong đạo. Tôi cũng có làm cho Hội Thánh cầrn một cái
khai chứng rằg từ ngày tôi về Toà Thánh hành đạo sắp đến, những
tài sản chi mua sắm mà để tên tôi đứng tức là của Hội Thánh, cái tên
tôi không dùng ngoài đời mà mua sắm đứng bộ riêng cho tôi một cái
tài sản chi nữa hết.
" Việc cất Toà Thánh chư Hiền hữu thấy trước Bửu điện đây
một cái hầm lớn đó là cái nền của đền Bát quái đài đã để gần 200
thước khối béton tráng ở dưới rồi. Đá sạn đã mua và dùng công quả
lấy nơi hầm được ước 300 thước khối cát, cũng được gần như số
đá còn thiếu sắt và ciment, ít tuần trước khi khởi sự đúc béton thì sẽ mua.
" Hiện giờ hoạ đồ chưa rồi . Song ông Bác-Vật-Kinh đã lãnh
tất rồi số. 3000 đồng tiền mướn ông vẽ. Việc này Anh Cả chúng .
ta còn đương lo thư từ bàn tính với ông Kinh. Như xong thì ra
giêng sẽ khỏi công làm đặng. Cái Toà Thánh thế nào tôi tưởng
cũng phải cất, nhưng đương thời kỳ kinh tế khuẩn bách này, đồng
tiền éo hẹp phải đình đãi lại ít lâu. Bây giờ có sẵn cát đá, năm
tới sẽ lo đúc nội Bát-Quái Đài lên mà thôi, còn Cửu-Trùng-Đài và
Hiệp-Thiên -Đài mắc tiền hơn sẽ mua nữa làm sau,..
Tưởng cũng nên ghi lai sau đây nguyên văn tờ Phúc trình về
việc mua đất và tạo tác Đền-thánh đo ông bà Nguyễn-Ngọc-Thơ
chủ xướng để chư đạo tâm nam nữ tường lãm :
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Đệ lục niên
" Chánh ngoạt sơ nhị nhựt, Tân vị, khâm thiên tổng quản Tài
Chánh, phụng sắc Chưởng quản Tài liệu ,
" Tổng Lý Công-viện, Lương-viện, Hộ viện , Nông-viện, Phổ-Độ-viện.
" Quyền-Thái-Đầu Sư Chủ Toạ Hội-Thánh, Quản lý Tạo tác Tổ-
Đình Thái Thơ Thanh kĩnh bút,
" Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ đệ lục niên, Chánh ngoại sơ tam
nhựt, Tân Vị, Nữ-Chánh-Phối-Sư Hương-Thanh đề bút,
" Tượng mãn Đại-Đạo hoằng-khai Tam-Kỳ Phổ Độ lưu truyền
thiên vạn cổ, bủa khắp ngũ châu, thì nền nhơn đạo phải to tát mới
ra cảnh tượng thể thống đạo cả.
" Vì vậy mà hai tôi nong nã đêm ngày lo mở mang cuộc Thánh
địa, chế ra nền Tây-Vức, bởi nông trường cực nhọc. trên nhờ sức
thiêng liêng Đai-Từ-Phụ ban bố, mới xui khiến mua thêm được 100
mẩu rừng, của tư bổn vợ chồng tôi xuất ra mua, liên tiếp
Thánh đia nối dài ra tới ngả ba Mít Một (Boulevard ' l'Anglais) bề
mặt liền trên 2000 mét giáp ranh Bá-Huê-Viên, nối liền Động-Đình-
Hồ, 1000 mét của Thánh Địa nữa, cộng chung là 3000 mét. Cầu
ngưyện đức Chí Tôn ban ơn ngày sau Hội Thánh mở mang ba phía
là Đông Nam Bắc, mỗi phía 3000 mét, vuông vức cộng là 12000
mét vuông, đặng xây vách thành cao lớn giáp bốn phía, dựng
nên miền Tây-Vức, đề hiệu THÁI CỰC TOÀN ĐỒ .
" Trong chia ra hai cuộc : phía nhánh Bắc xây cửa thành lớn
đắp chữ nổi cao ĐẠỊ-ĐẠỌ TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ lộ ra bốn chữ to
tát là ĐẾ THIÊN THƯỢNG-HOÀNG, còn phía chánh Nam cũng
tại cửa thành y kiểu ba mặt như nhau, đề hiệu ĐẠỊ-ĐẠO TAM-
KỲ PHỔ ĐỘ hiện bốn chữ Đế THÍCH PHẬT-TỔ..
" Phía chánh Tây tạo một cuộc ngũ quang môn nghĩa là Đại
Thành môn có năm cửa Ngũ Chi Đại-Đạo hiện bổn chữ nơi Thái
Cực Toàn Đồ:
Còn Chánh Đông môn thì cửa thành y kiểu ba phía đề hiệu
Tây Vức cảnh
" Trong Thái-Cực-Toàn-Đồ chia làm hai cuộc ; bên phía Bắc là
Bạch-Ngọc-Kinh tạo tát Tổ-đình, có Bá-Huê-viên, Động-Đình-Hồ, đức
Thế-Tôn ngự mở cảnh thoát trần, đức Di-Lặ giáng thế khai Long-
Hoa-hội. Hai bên rừng Thiên nhiên, phía sau lập Cửu Viên, Thiên
phong đường, Đầu sư quang, Chánh Phốl-Sư-Đường , Hộ Pháp đường
Thái-y-viện, Dưỡng-lão-ấu, Tịnh thất sở và Học Đường , Dưỡng-
đường , với các xưởng bá công kỹ nghệ.
Còn các con dường : 1 - Như-Lai đồ. 2- Di-Lặc đạo. 3- Phưóc
đức cù 4- Oai-linh tiên. 5- Bình-đặng đồ 6 Sử-quân tử 7-
Thái-hoà-lộ 8- Bình-dương-đạo.
" Còn phía bên Nam thì tạo Cực-Lạc Vô vi cảnh giới , là đắp con
đường chữ thập lớn dài từ Nam chí Bắc, từ Đông giáp Tây, gọi
là Tứ Tượng đồ biến Bát quái chính giữa ngã tư biến ra Càn
Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. . Giữa trong tim un đúc
một cảnh Nội điện Đế-thích, giống in như cuộc cổ tích trên chốn Đế
Thiên gần nước Xiêm-la vậy.
" Phía bên hữu Tây Bắc thì tạo Quân-âm-các, phía bên tả Tây
Bác thì dựng Long-nữ-điện. Phía bên hữu Đông Bắc thì cất tòa Kinh
viện 15 căn lầu ba từng nóc. Phía bên tả Đông Nam thì xây nơi
Tô sơn,. trên chót đỉnh có đảnh cốt đức Thế-Tôn nằm qui Niết-bàn
bề dài 12 thước tây, trên đãnh trung có Thạch động Phổ Đà Sơn,
đức Từ Hàng đạo nhơn thành Phật, ấy là năm cuộc to lớn. Còn các
cuộc nhỏ khởi tạo trước là : tạo Thất bửu pháp, đào Tây Vức trì
cất Thưởng liên đình, tạo Từ Thoàn Lâm. Trong cuộc Từ Thoàn có
ba con đường cái : 1 = Bác nhả đạo, 2- Bồ đề lộ : 3- Như ý cảnh .
Lựa những bậc nhơn tu trường trai khổ hạnh, từ Trung thừa sắp
lên mới cho vào trong cuộc Từ Thoàn Lâm này, vuông vức 500 công.
Ấy là bên hướng Nam. Còn bên hướng Bắc thì Thái Bình đia, cũng
ở công, cất chợ Từ Bi , nhà thương. nhà thí, nhà mát, nhà nghĩ
cho bực tín đồ nhập môn theo hạ thừa sắp lên thì được phép ở.
" Ước trong ngày sau Hộ Thánh mở mang cuộc Thánh địa nay
cho giáp hết khoảng núi Điện Bà đặng ra vẻ nền nhơn đạo.
" Trân trọng một bài kính cáo, nguyện cầu đạo mạch hoàn toàn
lưu truyền, trăm họ trước sau an nhàn.
THÁI-THƠ -THANH, LÂM-HƯƠNG-THANH (1)
kĩnh đề.
" Chuyển đạt Thiên Đình, ngưỡng vọng Đai-Từ-Phụ Cao-Đài
Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma-ha-tát chứng chiếu. Ngu Đệ. tử, phục thủ bá bái "
4 - Việc đào tạo chức sắc
Dưới quyền chấp chánh của ông Thượng-Tương-Thanh, ngoài
việc mở các lớp dạy trẻ em và tín đồ, ông còn lập lớp hạnh đường kể
từ đầu tháng 9 âm lịch, như đã nói trên để dạy thấy vi Giáo-hữu học
đạo. Lớp này dạy mỗi kỳ 20 vị trong 15 ngày Mỗi vi Phải đến học ít
nữa là 3 kỳ sau mới được đem vào chánh vị hoặc thăng cấp. Các lớp
dạy Lễ-sanh khởi sự từ này 16-10. Mỗi kỳ học 20 vị trong 15 ngày
Cũng như Giáo-hữu, Lễ-sanh có học được 3 kỳ trong lớp này sau
mới được ứng cử vào hàng Giáo-hữu
5- Việc định ngày lễ
Thượng Hội nhóm họp và qui định các ngày vía lễ trong một
năm như sau :
1 Vía đức Chí-Tôn (mồng 9 tháng giêng âm lịch)
2- Vía đức Thích-Ca (mồng 8 tháng 4 âm lịch)
-------------
(1) Ông Nguyễn Ngọc Thơ sinh năm 1891 tại Gia định, vốn làm nghề
thầu khoán và trở nên nghiệp chủ với chức huyện hàm, nên .thường
gọi là huyện Thơ . Ông vốn có liên lạc với ông Lê văn Lịch và là
học trò qui y thế độ của Hoà Thượng Như Nhản, nên khi gặp được
đạo Cao-Đài , chính ông là người đã tốn rất nhiều công lực trong việc
khánh thành chùa Từ Lâm Tự. Sau đó, khi Hội Thánh rời bỏ Gò-
Kén chính ông đã bỏ tiền ra mua đất ở làng Long Thành và dự trù
mọi công cuộc kiến thiết như trong tờ Phúc trình trên đây đã nêu
ra, cho đến ngày nay thực hiện gần hết các công cuộc kiến thiết
đó Năm 1926, ông được Thiên phong Phối Sư, sau đó Chánh Phối
Sư cùng với hai ông Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang. Năm 1933.
ông được phong Thái Đầu Sư nhưng thường bị bệnh nên không hoạt
động tích cực ở Toà Thánh như quí ông Tương và Trang. Có thể
nói trong thời gian khai đạo ông đã góp phần công quà tài lực vào
bậc nhất cho cơ đồ Đại Đạo sau này vậy. Ông mất năm 1948 tại Sai gòn .
Bà Lâm Hương Thanh. nhũ danh Lâm thị Thanh sinh năm l895
(?) tại Vũng Liêm đã trở thành bà Nguyễn Ngọc Thơ trong lần hôn
phối thứ nhì, vốn cũng là một nghiệp chủ nổi tiếng. Khi gặp đạo
bà nhờ công quả được phong Phối Sư , rồi Chánh Phối Sư, mất nărn
1937 tại Vũng Liêm.
3- Vía đức Thái Thượng Đạo-Tổ (Rằm tháng 2 âm lịch)
4- Vía đức Thánh Chúa Giêsu giáng sinh (Noel)
5- Lễ Kỷ niệm Khai đạo (Rằm tháng 10 âm lịch)
Trong một đại lễ giờ giấc định như sau :
8 giờ tối có Hội ra thài và đối
9 giờ đãi khách : trà bánh
12 giờ khuya : hành đại lễ
6- Hội Nhơn Sanh lần thứ nhứt
Theo Thánh lịnh của đức Lý Giáo-Tông, Hội Thánh có đinh
ba loại đại hội để bàn tính công việc đạo như sau :
THƯỢNG HỘI là đại hội gồm 10 vị chức sắc lớn trong đạo
tức là quí vị Hộ-pháp, Thượng-sanh, Thượng-Phẩm, 3 vị Chưởng-
Pháp, 3 vị Đầu-sư và Giáo-Tông. Hội ngày rằm tháng giêng mổi năm.
HỘI-THÁNH là đại hội các Chức-sắc trong đạo đủ mặt ba
phái từ Giáo-Hữu trở lên. Hội ngày rằm tháng bảy mỗi năm.
HỘI NHƠ N SANH gồm các chức-sắc có phận sự, Chủ tọa là
Thượng Chánh Phối Sư . Thành phần tham dự gồm các đại biểu nhơn
sanh công cử ở các họ đạo gửi về. Hội ngày rằm tháng 10 mổi năm.
Trong tờ Châu Tri số 1 gởi cho Chức sắc và các Chủ Thánh
Thất ngày 2-2-1931 , ông Thượng Chánh Phối Sư có qui đinh thành
phần tham dự đại hội Nhơn sanh như sau :
Người thay mặt này sẽ chọn trong hàng Chánh phó-trị-sự,
Thông sự hay là trong hàng tín đồ cũng được, miễn là người có
đạo đức trí thức thì tốt. Mỗi họ cử từ 1 tới 5 người thay mặt
là nhiều, tuỳ số tín đồ nhiều ít. Đinh như vây ;
Họ có từ 500 đạo hữu sắp xuống cử 1 phái viên
Họ có từ 501 đạo hữu tới 1500 đạo hữu cử 2 phái viên.
nt 1501 nt 2500 nt 3 nt
nt 2501 nt 3500 nt 4 nt
nt 3501 sắp lên cử 5 nt...."'
Ngày rằm tháng 10 năm nay là ngày đại hội Nhơn Sanh đầu
tiên trong đạo, ông Thượng-Chánh-Phối-Sư Thượng-Tượng-Thanh
chủ toạ .và đọc bài bày tỏ việc đạo. . Trong số 105 họ đạo hiện tại,
chỉ có 64 họ đạo có cử phái viên về dự, còn 41 họ đạo không
có phái viên
7- Tình hình chung nhà đạo
Đối Ngoại : Chính phủ Pháp vẩn nghi kỵ và có những sự
làm nhọc lòng Hội Thánh Đó cũng do bàn tay đế quốc thực dân
một phần, nhưng cũng do hậu quả nội tình rối rắm gây ra
Trọng tờ bày tỏ ở Hội Nhơn sanh năm nay ông Tương nói :
" Chánh phủ muốn biết đạo thì phải xem những người dìu bước
đạo của chúng ta, mà coi lại phần đông trong những người này chưa
bỏ được lục dục thất tình, chưa thật hành tam ngũ thì tự nhiện
chính phủ phải coi đạo chúng ta rẻ giá. Người dìu đạo là cả chức
sắc từ lớn chí nhỏ, vậy nên. muốn Chánh phủ kỉnh trọng cái đạo
của chúng ta mà để cho chúng ta sùng bái thong thả thì Chức sắc
phải tự kính mình trước, là phải trau dồi đức hạnh cho hoàn toàn là
thực hành theo Tân luật đó .."
Đối Nội : Tín đồ thì đông (350000 người chính thức) do sự
phổ độ mau chóng, nhưng phần đông thiếu phần giáo huấn đạo hạnh.
Trong tờ Châu tri số 29 ngày 9-10-1931 , gởi cho Chức sắc Thiên
phong nam nữ, ông Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh có viết
đoạt đầu như sau :
" Từ ngày Đại Đạo khởi khai đến nay tính ra cũng gần đặng 6
năm, công lao của chư hiền hữu nam nữ đã dài, số tín đồ của chư
luền hửu độ rổi cũng đông, mà xem lại thì chưa được bao nhiêu
người rõ thông chơn đạo, bền giữ đức tin, trước sau như một ; ấy
bởi chứng ta mắc lo phần phổ độ mà chậm trể. phần giáo dục, nay lấy
làm xốn xang mà thấy một phần đạo hữu sắp ngã vì đường đạo còn
mơ hồ, đức tin chưa được vững . .."
Ngoài ra, nhiều nhóm cơ bút các nơ nổi lên, một phần do các
Chức sắc bất bình tại Toà Thánh mà .bỏ đi, một phần đo tín đồ dục
vọng làm càng. Có đàn cơ dạy bỏ Tòa Thánh, như đàn cơ dạy lập
Thánh Địa nơi Tam Bình, phong chức Thiền sư cho một vị đạo hữu
ở Long Xuuên v.v....'
Cũng do mối bẩt đồng chính kiến với các ông ở Toà Thánh
một số lớn Chức sắc Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài không chịu
về làm việc tại Toà Thánh Tây Ninh. Toà Tam Giáo lần thứ nhì có
ghi rõ tội trạng đó.
Tòa Tam Giáo lần thứ nhì
Sau đây là nguyên văn bản án do Tòa Tam Giáo xử lần thứ nhì
tại Tòa Thánh Tây Ninh dưới quyền Chánh Tòa của ông Thượng
Trung Nhựt đương Quyền Giáo Tông :
Đại Đạo tam Kỳ Phổ Độ
(Đệ lục niên)
"Sao lục án Toà Tam Giáo xử ngày 28 tháng 8 năm 1931 ,
" Tuân y theo Thánh Giáo đức Lý Giáo Tông, Nghị Định ngày
niồng 3tháng 10 năm Canh Ngọ,
" Chiếu theo Đạo Nghị định của Hộ Pháp và lời phê chuẩn của
Giáo Tông ngày 3 tháng 10 năm canh Ngọ, thiết lập Tam Giáo tòa
" TAM-GIÁO-TÒA CỬU TRÙNG ĐÀIKỳ nhị)
" Tại Toà Thánh Tây Nịnh ngày rằm tháng bảy Tân Vị
(28 Aoụt 1931 )
Xử các vụ và kết án như saư đây :
TÊN HỌ CHỨC ĐỊNH ÁN
1 Trần-Đạo-Quang Ngọc-Chưởng Pháp (Chiếu theo hình phạt thứ 6 . Phải ăn năn sám hối thọ tội cùng chúng sanh
2 -Nguyễn Trung Hậu Bảo Pháp Hiệp Thiên Đài Tha bổng song buộc phải lo về Tòa Thánh cho thường đặng gần Đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp dìu dắt trong đường đạo
3 - Trương- Hữu Đức Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài nt
4 - Trương-Văn-Tràng Tiếp-pháp Hiệp Thiên Đài n-t
5 -Phạm Văn Tươi Hiến Đạo Hiệp Thiên Đài nt
6 - Lê-Thiện Phước Bảo-thế Hiệp Thiên Đài n t
7 ~ Thái-văn-Thâu Khai thế Hiệp Thiên Đài nt
8 - Thái Ca Thanh Phối-Sư ( Chiếu hình phạt thứ 5 ) Ngưngchức một năm ,
nếu biết ăn năn sám hối thì cho phục chức cũ
9- Thượng Bản-Thanh Giáo Sư Ngưngchức một năm , nếu biết ăn năn sám hối thì cho phục chức cũ
10- Ngọc-Minh Thanh Giáo Hữu nt
1 i - Thượng-Sanh-Thanh Giáo Hữu nt
1 2 - Thượng-Tương Thanh n-t Tha bổng
13- Ngọc-Khai Thanh n-t n-t -
l4- Thương-Lai-Thanh n-t ~nt
15- Thái-Minh-Thanh n-t n-t .
l6- Thái Kiên Thanh n-t n-t
17- Ngọc Sơ Thanh (Chiếu hình phạt thứ 5) Ngưng chức một năm
18 Thái HiểnThanh Giáo hữu n-t
1 9 - Thượng Diêu Thanh nt nt
20 - Thượng Ngự Thanh nt nt
2 1 - Thượng-Hồng-Thanh n-t Tha bong
22 - Thượng-Trò-Thanh n-t n-t
23 - Thái Quyến Thanh n-t n-t
24 - Thượng-Thanh-Thanh n-t n-t
25 - Thượlg-Giỏi-Thanh n-t n-t
26 - Thượng-Kỹ-Thanh n-t n-t
27 - Thượng-Thanh-Thanh Lễ-sanh n-t
28 - Ngọc-Phùng-Thanh n-t n-t
29 - Ngọc-Lương-Thanh n-t n-t
30 - Ngọc-Bồi-Thanh . n-t n-t
3 1 - Thái-Ban-Thanh n-t n-t
32 - Thượng-Đổng-Thanh n-t n-t
33 - Thượng-Tản-Thanh n-t n-t
34 - Thượng-Trúc Thanh Giáo Hữu ( Chiếu theo hình phạt thứ 10 ) Hầu kẻ hữu đức hạnh của Hội Thánh định đặng cầu học đạo
35 - Thượng Dung Thanh nt (Chiếu hình phạt thứ 8) Phải về Tòa Thánh 3 tháng cho gần Thánh Giáo mà học đạo
36 - Thái-Chương-Thanh n-t n-t
37 - Thượng-Lâm Thanh n-t n-t
Toà Thánh. ngày Rằm tháng bảy năm Tân Vị
Bảo Văn pháp quân Quyền Giáo Tông, :
Quyền Lục sự Chánh Toà
CAO QUỲNH DIÊU THƯỢNG TRUNG NHẬT
Xin Đầu Họ lãnh thi hành cái án sao ra trên đây và dán một bổn
tại mổi Thánh Thất trong tỉnh. Các thi hành phải làm như sau đây :
Đạo hửu nào có tên trong bản án mà ở trong tĩnh mình thì trích lục
ra từng cái án mà giao lại cho đạo hữu ấy và phải lấy biên nhận.
Đạo hữu nào không chiu lãnh án thì Đầu Họ phải lập vi bằng
về Toà Thánh Ví dụ người thứ nhứt có tên trong bản án là đạo
hữu Trần-Đạo-Quang, có ở trong tĩnh mình thì sao lục án ra một tờ
mà giao cho người :
----------------------------
ĐẠỊ ĐẠỌ TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ lục niên)
Sao lục án Toà Tam Giáo xử ngày Rằng tháng 7 năm Tân Vị tại
Toà Thánh. Tây Ninh, nhằm ngày 28 tháng 8 năm 1931 ,
Đạo hửu Trần Đạo-Quang Toà xử phải ăn năn sám hối thọ tội
cùng chúng sanh Hạn một tháng, kể từ ngày giao án , phải về Toà
Thánh. Nếu chẳng tuân y thì phạm tội bất tuân luật đạo, kỳ tòa tới
phải bị án nặng hơn.
Vâng lịnh Ngọc Chánh Phối Sư quyền Ngọc Đầu Sư kiêm Chủ
trưởng Chức sắc nam phái
Đầu Họ Tỉnh "
-------------------------
SƯ ÂN XÁ
Sau khi xử phạt 37 vi từ Chức sắc lớn đến hàng Lễ Sanh Hiệp
Thiên Đài cũng như Cửu Trùng Đài, không khí hoà hoãn hình như
không mấy thoả đáng cho một đại cuộc đang lên, nên những nhà
hữu trách lại nhóm họp nhau lại đề tìm một giải pháp thích nghi hơn.
Đó là quyết đinh ân xả của bàn Thượng Hội nhóm tại Toà Thánh
ngày 6-l-1932. Sau đây là nguyên văn tờ Châu Tri : ĐẠỊ ĐẠỌ TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
(Đệ lục niên)
Toà Thánh, le 12 Janvier 1932,
(Ngày 5 tháng Chạp Tân Mùi)
Châu Tri
Cho Chư Chức sắc Đầu Họ Tỉnh và Chủ Thánh Thất đặng rỏ
Tôi lấy làm vui mà cho cả trong đạo hay lời bàn đinh của bàn
Thương Hội nhóm tại Toà Thánh ngày 29 tháng 11 năm nay nhóm
mồng 6 Janvier 1932.
Lời bàn định ấy hiện ra dưới đây nhơn có lời của Hội Nhơn
Sanh, Hội Thánh xin ân xá cho nhũng đạo hữu bị Toà Tam Giáo
xử hai kỳ rồi Nghĩ vì Đại Đạo khai lập mới có 5 năm, phần đông
Chức sắc còn thiếu đức mới phạm luật Đạo, cho nên Thương Hội
đinh ân xá cho đạo hữu nào chiu về Toà Thánh mà phục lịnh trong
kỳ 3 tháng kể từ ngày Ngọc Chánh Phối sư ban hành lời nghị nầy.
Chiếu theo lời bàn đinh trên đây thì những chức sắc đem ra Tòa
Tam Giáo xử đều được tha các tội lỗi trước. Kỳ định ba tháng
cho Chức sắc phải về Toà Thánh mà chung lo việc đạo kể từ rằm
tháng chạp năm Tân Mùi.
Vậy tôi mừng cho chư Hiền hữu đã lỡ lầm bước đạo ngày
nay có thể qui hồi mà chung hiệp và cũng cầu xin Thần Thánh
bố hoá tâm trí cho chư hiền hữu mau rõ thấu các sự khổ cực nặng
nhẹ của đường tu, đặng giải cho hết sự hờn giận chấp nê hầu để
lòng thanh tịnh mà lo việc hoà bình cho nền đạo cửa đức Chí Tôn
đã giao cho chúng ta.
Cái ngày đạo được hoà cho nhơn sanh được hưởng thá bình
là ngày chúng ta sẽ được hiến một lễ trân trọng hơn hết cho Thầy,
mà Thầy được hiến cái lễ ấy cùng không cũng tại chúng ta hết.
Xin chư hiền nên để dạ.
Chư vị Đầu-họ-đạo thi hành Châu tri này rồi gởi tờ lại
cho tôi biết. Xin nhớ cho từng vi Chức sắc có ra Toà Tam Giáo hay.
Ngọc-Chánh Phối-Sư kiêm Chủ-trưởng
Chức sắc Nam phái,
NGỌC-TRANG-THANH
(ấn ký)
TỔNG KẾT TRONG NĂM : ấy thế nhà đạo trong năm nay đã bắt
đầu nhiều công tác vĩ đại, những sự rối rắm nội bộ cũng đã tuần
tự được giàn xếp thoả đáng.
Năm 1932 : Nhâm Thân ( Đại Đạo Đệ Thất niên)
Trong năm nay, cơ dạo tiến có những đặc điềm sau đây -
1 - Chương trình hành sự của các vị Chức sắc Hiệp Thiên Đài.
2 - Toà Tam giáo kỳ thứ tư
3 - Đại Hội Nhơn sanh lần nhì.
Ngoài ra còn có những sự kiện khác liên quan đến nội tình
nhà đạo và riêng nữ phái.