LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

TỔNG KẾT TRONG NAM
Như vậy, ta thấy rằng cho đến nay, Chính phủ Pháp đã xem việc cầu cơ chấp bút là đầu đề của mối lo âu có thể gây nên một phong trào mới đảo lộn tình hình chính trị trong nước nên đã cấm chỉ không cho các tổ chức này họat động, không kể các việc khác như việc luyện đạo và thu góp tiền bạc lại đã gây cho Tòa Thánh những

mối bất bình còn tai hại đến ngày sau.
Năm 1930 (Canh-Ngọ) (Đại Đạo đệ ngũ niên).
Từ sau năm 1929, Hội Thánh thường trực tại Tòa Thánh Tây-Ninh gồm các chức-sắc lớn như ông Thượng-Đầu-sư Thượng-Trung-Nhựt, Hộ-pháp Phạm-công-Tắc, Thái-Chánh phối-sư Thái-Thơ-Thanh,

Ngọc-Chánh phối sư Ngọc-Trang-Thanh.
Công việc tiến hành trong năm này rất là trọng đại. Các đại cơ sở được khuếch trương mạnh mẽ với sự nhậm chức của các đại chức sắc, và bắt đầu từ nay đã có quy củ một Hội Thánh có hệ thống làm việc hẳn hòi.
Tuy nhiên, những manh nha chia rẽ nội tình nhà đạo cũng đã
phát khởi từ năm này do những sự kiện còn được ghi nhận sau đây:
1 – Theo văn thư đề ngày 17-11-1930, nhân danh Chưởng quản Tòa Thánh, ông Thượng-Đầu sư Thượng-Trung-Nhựt có gởi cho ông Giáo-hữu Ngọc-minh-Thanh, Hội Trưởng ban Cai quản Thánh-Thất Cầu-Kho về việc đạo này đã không chịu trả tiền mua cuốn NGHI TIẾT ĐẠI ĐÀN TIỂU ĐÀN với lẽ rằng cần phải được xem xét lại. Không rõ sự việc đã xảy ra làm sao, nhưng cũng chứng tỏ sự bất tuân mạng lịnh Tòa-Thánh đã có từ lúc này rồi.

Trong văn thư có đọan nói rõ như sau:
“Không thi hành mấy việc Tòa-Thánh ban hành thì trước hết phải mang tội không vâng lịnh bề trên. Tôi cầu khẩn ai thông minh trí thức về Tòa Thánh giúp việc đặng đem tài trí ra giúp đạo giúp đời. Ai còn thế sự ràng buộc thì đặng dâng ý kiến (émettre les vœux) mỗi đầu năm có Hội Thánh mới đem ý kiến ấy ra bàn nghị. Còn các việc Tòa-Thánh ban ra thì phải ban hành lập tức một thể lệ. Đã lâu rồi đấng Chí Tôn kêu tôi mà nói: “Trung, bởi con sợ mích bạn hơn sợ Thầy buồn nên mới có xưng bá xưng hầu độc quyền lừng thế. Hành chánh phải y một thể lệ, chỗ nào có Thánh thất chẳng vậy thì chẳng nhìn là nảy sinh ra nơi đạo Tam Kỳ thì con hiểu lấy..”
2 - Theo văn thư đề ngày 28-12-1930, ông Thượng-Trung-Nhựt có lưu ý các đầu quận đạo, đầu họ đạo, các chủ Thánh thất về việc tiếp nhận những văn thư giấy tờ đạo phải có chữ ký của các chức sắc lớn tại Tòa Thánh và có dấu mới thi hành còn không phải thì thôi. Nội dung có đọan như sau: “Mới đây nhiều chức sắc không có quyền ban hành việc chi cho chư đạo hữu mà cũng ra bố cáo Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ gởi cho chư HHiền hữu, tự do không tuân luật đạo, in kinh sách lấy danh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ để trên bìa sách mà gởi cho chư Hiền hữu. Ấy là một việc làm cho rối lọan nền đạo…”
3 – Theo Châu Tri đề ngày 31-12-1930, ông Chánh Phối sư Ngọc-Trang-Thanh,

đương quyền Ngọc-Đầu sư có gởi cho các Đầu
họ đạo và Chủ Thánh thất nói về việc luyện bùa chú trái phép,
tuyệt cốc sai lẽ như ông Giáo hữu Chính (Ngọc Chính Thanh) và
của đạo hữu Ngô Đức Nhuận ở Mỹ-Tho. Nội dung có đoạn như sau :
" Tôi có nghe nhiều chức sắc và lắm đạo hữu đặt điều đi mê hoặc
dụ dỗ nhơn sanh, đến các thánh thất truyền bá việc cầu sám, cầu
đạo theo Cựu luật Minh đường, Minh sư, dạy ăn ngọ và tuyệt
cốc v.v. Mấy người này lấy ý riêng mình mà làm, không có lịnh
Toà Thánh cho. ấy là điều giả dối Mấy người ấy muốn mê hoặc
nhơn sanh, tặng mình đạo cao làm Tôn sư tại thế, thiệt trái hẳn
với Đại-Đao Tam-kỳ Phổ-Độ ( 1 )
Sáu đạo Nghị Định
Do những chuyễn biến mới trong nội tình nhà đạo có thể đem
tới sự đổ vỡ không may cho thanh danh Hội Thánh, nên các đạo
nghị định được ra đời, có tính cách như để chấn chỉnh lại bề thế
của Toà Thánh đối với nhơn sanh. Mọi sự điều động do các ông
Thượng-trung-Nhựt và Phạm-công-Tắc, đức Lý Giáo-Tông tuy có
tái nhậm quyền hành theo sự kêu nài của ông Thượng-trung-Nhựt
thì cũng chỉ có nghĩa trên lý thuyết. Nhưng cũng trong dịp kêu này
này, ông Thượng-trung Nhựt lại được đức Lý-Giáo Tông ban
quyền hành thay mặt cho Ngài mà làm Giáo-tông về phần xác
của đạo (Đạo Nghị Định thứ nhì ) Như vậy cũng là phần minh xác
quyền hành của Hội Thánh hữu hình trước nhơn sanh, kể từ nay
dưới quyền của Quyền Giáo Tông Thượng-trung-Nhựt. Cũng trong
các đạo nghi định này, những cơ cấu đâu tiên được xác nhận rõ
rệt quyền hành và phân định Cửu viện không thay đổi (đạo nghi
định thứ tư). Mọi sự diện tiến như sau :
Thánh Lịnh
Ngày 22-11-1930 (3-10-Canh Ngọ) có lịnh của đức Lý-Giáo-Tông
triệu tập ba vị Chánh phối sư là quí ông Thái-thơ-Thanh, Thượng-
----------------------------
(l) Có lẽ đây là điễm liên hệ đến sự triệu hồi ông NgọcLịch Nguyệt về Tòa Thánh (?)

Tượng-thanh và Ngọc-trang-thanh. có mặt ông Thượng-Đầu Sư
Thượng-Trung-Nhật tại Toà Thánh. Phò loan cả hai ông Phạm
công-Tắc và Cao-quỳnh-Diêu, Sĩ tải là ông Phạm-văn-Ngọ, có bài
Thánh ngôn như sau :
" Trần văn-Xương. chào chư vị Thiên Phong, có Quan Thánh
Đế quân giáng.
" Quan-Thánh-Đế Quân, Chào chư vị Thiên phong Hiệp Thiên
Đài và Hương Lự hiền muội, Chư Vị cứ thiết đàn có ta trấn thủ.
" Tái cầu :
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ , Lý Giáo Tông
" Chào chư Hiền hữu, chư Hiền muội, có Chí-Tôn ngự, Chư
Hiền hữu, chư Hiền muội khá mừng Người !
" Lão cám ơn Thượng Đầu sư làm vẹn phận sự giúp Lão.
Thượng Đầu Sư bạch : " Đệ tử cùng cả Chức sắc đều hết lòng lo
lắng, cúi xin đức Giáo Tông từ bi tái nhậm quyền hành hầu chỉnh đốn nền đạo "
" A ha ! Thì cũng bởi Chí-tôn rộng lòng thương chư Hiền
hữu, chư Hiền Muội chưa đủ tư cách giáo dân, Lão cũng phải nghe
theo, đã trót năm năm để đủ cơ đời dạy chư Hiền hữu, chư Hiền
muội ; ngày nay, lão định trừ diệt quỷ quyền, không cho rối loạn
nền đạo mà thử thách Thiên Phong nữa.
" Chư Hiền hữu, chư Hiền Muội đã đủ tài lực, đạo đức mà hành
chánh, rồi thì Lão cũng nhứt định giữ nghiêng luật pháp. Vậy thì Lão
hành chánh cứ lấy công bình vô tư làm mực thước. Lão chẳng vi
thương riêng mà che chở. Lão chẳng vì ghét riêng mà hành phạt. Lão
nói thiệt rằng ; Đạo vốn của toàn cả chúng sanh. Lão chẳng !ẽ lấy tư
mà làm công cho đặng. Lão phải chấp chánh quyền hành công thưởng
tội trừng cho đáng lý, chẳng phải bởi ngửa nghiêng cơ đạo mà buộc
đặng Lão tùng đời. Lão lấy quyền vô vi Càn khôn làm biểu hiệu. Lão
chỉ vị tình nhau mà cho chư Hiền hữu, chư Hiền muội biết trước
rằng đừng ỷ công mà cả lòng khi lịnh. Lão nhứt định chẳmg hề tha
thứ bao giờ, nên thì dể hư thì trừ, chư Hiền hữu, chư Hiền muội đừng
trách Lão quá ư nghiêm khắc nghe ! .."
Sau đây là nguyên văn sáu bản Đạo Nghị Định của Toà Thánh trong năm 1930 :
Đạo nghị định thứ nhứt
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đệ ngũ niên)
Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Giáo-Tông và Hộ-pháp.
Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Đầu-Sư
Chiếu y Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Chánh-Phối-Sư,Nghị Định
Điều thứ nhứt.- Cả Chức sắc Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Hiệp
Thiên Đài phải tuân y Pháp . Chánh Truyền và Tân luật mà hành đạo
theo trách nhiệm của mỗi người, lớn chẳng đặng giành quyền nhỏ
nhỏ chẳng đặng lấn quyền lớn
Điều thứ nhì : Chư Chức sắc Thiên phong phải tuân theo trật
tự lớn nhỏ phải phân minh, chẳng đặng phạm thượng, làm nhơ danh của Đạo
Điều thứ ba : Cả Chức sắc Thiên phong Cửu Trùng Đài và Hiệp
Thiên Đài phải ban hành nghị định này, kể từ ngày rằm tháng mười,
ai phạm tội giải ra Toà-Tam-Giáo.
Làm tại Toà-thánh Tây-Ninh,
ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ
Ký tên,
Hộ pháp . Giáo tông
Phạm Công -Tắc Lý-Thái Bạch
Đạo nghị định thứ nhì .
Đại Đạo tam Kỳ Phộ Độ ( đệ ngũ niên ).
Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Giáo Tông và Hộ-Pháp,
Nghĩ vì chư Chức sắc Thiên phong có quyền đặc biệt ngoài luật
đã đinh, còn quyền hành Hội Thánh nữa.
Nghĩ vì thiếu luật Hội Thánh nên quyền hành chánh chẳng
đặng vẹn toàn, Nghị Định
Điều thứ nhứt : Ban quyền hành cho Thượng Đầu Sư thay mặt
cho Lão mà thi hành các phận sự Giáo-Tông về phần xác, còn
phần thiêng liêng có Lão.
Điều thứ nhì. : Chức-sắc Cửu Trùng Đài duy bậc Chánh Phối
Sư phải tùng quyền mà hành chánh phần chính tri của đạo, song
đặng thế mặt cho Đầu Sư đương buổi Người cầm quyền Giáo Tông của Lão.
Điều thứ ba.:- Mọi việc chi thuộc về quyền chính trị, đều giao
cho Chánh Phối Sư.
Điều thứ tư : Chánh Phối Sư đặng tròn quyền thông công
cùng Chánh phủ và nhơn sanh, nhưng buộc phải có hội viên nhơn
sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.
Điều thứ năm.: Nghị định này sẽ ban hành ngày rằm tháng mười năm Canh ngọ.
Làm tại Toà Thánh Tây Ninh,
năm ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh ngọ,
Ký tên
Hộ-pháp Giáo Tông
Phạm Công Tắc Lý Thái Bạch
Đạo nghị định thứ ba
Đại Đạo tam kỳ Phổ Độ (đệ ngũ niên)
Chiếu theo Pháp-chánh-truyền và Tân-luật,
Nghĩ vì Chức-sắc nam nữ không phân quyền hành làm cho
nữ lẫn quyền nam, nam giành quyền nữ Nghị định
Điều thứ nhút. : Chánh-Phối-Sư nam phái , hành chánh riêng nam,
Chánh-Phối Sư nữ phá ,i hành chánh về nữ, Nam nữ phân quyền
Điều thứ hai : Chức sắc hành chánh các nơi, chia quyền theo
đẳng cấp như vầy :
Phối Sư ở tại Toà-thánh.
Giáo sư làm đầu một tỉnh.
Giáo Hữu làm đầu một họ.
Lễ Sanh làm đầu một quận.
Chánh-trị-sự làm đầu một làng.
Phó-trị- sự làm đầu một xóm cùng Thông-sự.
Điều thứ ba. - Cả chức-sắc có địa phận đặc biệt , chẳng đặng qua
khỏi ranh đất trách nhậm của mình mà gây điều ganh lấn.
Điều thứ tư : Cả chức sắc phải tùng lịnh Hội-Thánh, chẳng đặng
tự chuyên mà cải sửa chơn truyền của đạo.
Đầu thứ năm. Những chức sắc phạm tội về Nghi đinh nầy
phải bị giải ra Tòa Tam Giáo
Điều thứ sáu. - Nghị định này sẽ ban hành từ ngày rằm tháng
mười năm Canh-Ngọ.
Làm tại Toà Thánh Tây Ninh
ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ,
Ký tên,
Hộ Pháp Giáo Tông
Phạm Công Tắc Lý Thái Bạch
Đạo nghị định thứ tư
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đệ ngũ niên).
Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành cho Chánh Phối Sư nam nữ,
Bởi nghĩ vì quyền hành không đặc biệt, sanh ra nghịch lẫn
nhau, cơ đạo chinh nghiêng, đạo đời chẳng hiệp, đo đó :Nghị định
Điều thứ nhất : Thượng-Chánh-Phối-Sư có quyền xem xét các nơi
chăm nom đạo hữu
Điều thứ nhì : Ngọc-Chánh Phối Sư đặng quyền trị Chức-sắc phần đạo
và phần đời, coi chơn truyền Hội-Thánh, buộc Chức-sắc làm y phận sự
Điều thứ ba : Thái-Chánh-Phốl-Sư đặng quyền điều định sự phổ độ,
tài liệu của đạo đều nơi người làm chủ, đinh lương hướng cho Chức
sắc Thiên phong, lo về tài-chánh.
Điều thứ tư : Thượng-Chánh.Phối-Sư : đặng quyền thay mặt cho toàn
đạo mà giao thông cùng Chánh phủ và cả tín đồ, quyền giáo dục
nhơn sanh nơi tay người nắm, làm chủ toạ hội Nhơn sanh.
Điều thứ năm : Ngọc-Chánh-Phố-Sư : cầm quyền sửa tri cả Chức-
sắc Tín đồ thì quyền tạp tụng cũng nơi người nắm chắc.
Điều thứ sáu : Thái Chánh Phối Sư , đặng quyền cầu xin Chức-sắc
hành đạo tha phương, song tại nơi người điều độ, làm chủ toạ của Hội Thánh
Điều thứ bảy : Cả quyền hành đã phân định trong Cửu-viện đều ynhư trước.
Điều thứ tám : Nghi đinh này sẽ ban hành kể từ ngày rằm tháng
mười năm Canh-Ngọ.
Làm tại Toà-thánh Tây-Ninh
ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh-ngọ,
Ký tên
Hộ Pháp Giáo Tông
Phạm Công Tắc Lý Thái Bạch
Đạo nghị định thứ năm
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đệ ngũ niên).
Chiếu theo Pháp-chánh-truyền đã ban hành từ thử.
Nghĩ vì Chức-sắc thọ phong, chẳng hiến thân trọn vẹn cho đạo, làm
cho thiếu kém kẻ hành đạo, chư Đại Thiên phong thiếu sức giúp, nện Nghị định
Điều thứ nhứt : - Buộc cả Chức-sắc đã thọ phong phải phế đời hành đạo
Điều thứ nhì - Những Chức-sắc trọn hiến thân cho đạo mới đặng
kể vào Hội Thánh, còn những kẻ ngoài vòng thì chẳng đặng dự vào
chịnh trị của đạo._
Điều thứ tư : Vì công khai đao của nhiều người nên cho những kẽ
nào đặng Hội Thánh nhìn rằng hữu công cùng đạo vào hàng chức sắc hàm phong. .
Điều thứ tư : Nghị định này ban hành từ ngày rằm tháng mười năm Canh-Ngọ.
Làm tại Toà-thánh Tây-Ninh
ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh-ngọ,
Ký tên
Hộ Pháp Giáo Tông
Phạm Công Tắc Lý Thái Bạch
Đạo nghị định thứ sáu
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (đệ ngũ niên).
Chiếu theo Pháp Chánh Truyền ban quyền hành của cả Hội Thánh Bát Quái Đài ,
Cửu-Trùng-Đài, Hiệp-Thiên-Đài. .
Nghĩ vì Pháp-chánh-truyên, Lão đã dạy Hộ Pháp chú giải, 
chẳng thi hành từ thử, làm cho Cữu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài
phản khắc đạo quyền, gây nên rối loạn Chánh giáo Chí-tôn,
Nghị định
Hai vị Thiện Phong Giáo-Tông và Hộ Pháp, phải điều đinh Hiến-
pháp, sửa trị đài mình cho hiệp Pháp-chánh-truyền, nên đồng ký tờ
này mà ước hẹn.
Làm tại Toà-thánh Tây-Ninh
ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh-ngọ,
Ký tên
Hộ Pháp Giáo Tông
Phạm Công Tắc Lý Thái Bạch
Việc ban sắc phái cho đạo hữu
Nguyên buổi đầu, Hội Thánh phát cho mỗi đạo hữu nhập môn
một tờ giấy răng cưa (Certificat de baptême) không cần phải bắt
buộc sự thờ phụng hay sám hối ăn năn gì. Do đó, mà tệ đoan đã
sinh ra không ít. Nhiều tờ châu tri của Toà-Thánh đã có những
nơi không chịu thi hành Thế nên, sau đó Hội Thánh phải đòi tờ
răng cưa ấy bằng một tờ SẮC PHÁI nhại theo Certificat de baptê-
me của đạo Thiên-Chúa nhưng nội dung đổi khác , hoặc tờ Thoàn
Lâm của đạo Phật, với điều kiện là các người được cấp phải sám
hối và thờ phụng đức Cao-Đài.
Trong tờ Châu Tri số 61 ngày 27 -11-1930, ông Thượng Trung-
Nhựt có nói như sau :
"... Hồi ban sơ, chúng ta muốn phổ thông đạo cho mau vì đạo
khai trể một ngày thì hại cho Nhơn sanh một ngày nên ai cầu đạo thì
phát giấy răng cưa (certificat de baptême) liền, không chờ cho thờ
phụng và biết sám hối ăn năn rồi mới phát. Nhiều người giả dối đi
nhập môn đôi ba chỗ rôl xin giấy răng cưa mỗi chỗ về không thờ
phụng, không lo tu hành ăn năn chừa lỗi, để giấy răng cưa trong
mình đi nơi này chốn kia gật gẫm đạo hữu thật thà hơn mình
Trong khi đó thì việc phát giấy thông hành cũng sinh ra tệ hại
không nhỏ. Cũng trong Châu tri trên, ông Trung viết ;
" Việc phát giấy thông hành cho người đi lo hành đạo đặng ngăn
ngừa những kẻ giả dối trộm lịnh cướp quyền thì nhiều nơi chưa thi
hành chi hết nên có nhiều người in giấy thiệp ở dưới tên mình " Toà
Thánh Cao-Đài Tây-Ninh " rồi đi nơi này chốn kia khoe nói đi phổ
thông đạo, đi truyền đạo, dạy luyện đạo, bày nhiều việc mơ hồ mộng mị.
" Than ôi ! Đời Hạ ngươn cuối cùng, mà tà quái rất nhiều, ngăn
ngừa không xiết, cũng bởi trong đạo đố ky, ganh hiền ghét ngõ, không
lập thế lo truyền trọn lời phủ uỷ "
Định nghi tiết Đại Đàn và Tiểu Đàn
Hội Thánh trong năm này có cho xuất bản một cuốn sách lấy
tên "Nghi tiết Đại Đàn và Tiểu Đàn " và gởi cho toàn thể
các Thánh Thất trong đạo để làm chuẩn trong việc tế lễ lớn và nhỏ.
Việc thành hình cuốn sách này do ông Ngọc Trang Thanh và
đại diện các Thánh thất các nơi hội ý, có cả Chức sắc Cửu-Trùng Đài
và Hiệp-Thiên-Đài tham dự. .
Trong Văn Thư đề ngày 27-9-canh ngọ ( 17-11-1930) gởi cho
ông Giáo hữu Ngọc Minh Thanh , Hội Trưởng Thánh thất Cầu Kho,
ông Thượng Trung Nhựt viết :
".... Tôi xin nhắc : Đạo thì một gốc, hành lễ phải y nhau một thể
lệ . Vì việc Lễ nhạc đọc kinh các nơi không rập nhau một thể lệ nên
năm ngoái tôi có lập một ban hội để ông Chánh Phối Sư Ngọc Trang
Thanh làm Hội Trưởng và mỗi Thánh Thất dều có người thay mặt
ban hội ấy sắp đặt một cuốn ĐẠI ĐÀN TIỂU ĐÁN dâng lên Toà-
Thánh: Ngày đại lễ dâng Chí-tôn, Hội Thánh cử một ban hộ xem
xét cuốn Nghi tiết ấy. Lại nữa trong ban hội này có Chức sắc thay
mặt Củu Trùng Đài, có chức sắc thay mặt Hiệp Thiên Đài hiệp nhau
xem xét hết lẽ rồi phần đông mới định ban hành cuốn NGHI TIẾT
ngày nay đã in ra đó ... "
THẬP HÌNH CỦA ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG
Ngay sau khi ban hành sáu Đạo Nghị Đinh, đức Lý-Giáo-Tông
đã giáng lịnh ban hành bản Thập hình như sau :
PHẠM PHÁP (tức là phạm Pháp Chánh Truyền và Đạo Nghị định)
Đệ nhứt hình . Trục xuất 1 - Không tuân PCT và ĐNĐ
2- Phản loạn Nhơn truyền
3 - Chia phe phần phái và lập tả đạo bàn môn
Đệ nhị hình : Giáng cấp tới tín đồ, hay buộc hành đạo ngoại quốc :
1 Thuyên bỏ không đi
2 Không tròn phế đời hành đạo
3 - Bỏ bê phận sự
Đệ tam hình : Giáng cấp từ đương quyền xuống tới 2 hay 1 cấp :
1 Làm nhơ danh đạo
2 -- Mượn danh đạo tạo danh đời
3 - Lợi dụng danh đạo làm điều bất chánh
Đệ tứ hình . Ngưng quyền từ 3 tới 5 năm :
1 - Lấn quyền, giành quyền
2 - Phạm thượng
3 - Tự chuyên sửa cãi nhơn truyền.
Đệ ngũ hình : Ngưng quyền từ 1 tới 3 năm vào tịnh thất
1- Mê hoặc chúng sinh
2 - Cám dỗ
PHẠM LUẬT (tức là Tân~luật và Luật Hội-Thánh)
Đệ nhứt hình : Trục xuất . 1 - không tuân TL và Luật HT
2 - Công kích Hội Thánh
3 - Nghịch mạng.
Đệ nhị hình: Giáng cấp tới tín đồ: 1 - Tư thông
2 - Dấy lọan chúng sanh
Đệ tam hình: Giáng cấp 2 hay 1 cấp: 1 - Tham lam tài chánh
2 - Giả mạo văn tự
Đệ tứ hình : Ngưng quyền từ 3 đến 5 năm: 1 - Khi thị Hội Thánh
2 - Lập quyền riêng
Đệ ngũ hình: Ngưng quyền từ 1 đến 3 năm: 1 - Phạm ngũ giới cấm
Đệ lục hình: Phạt vào tịnh thất từ 1 tháng tới 1 năm
Và hành chánh như thường: 1 - Cương ngạnh
Đệ thất hình: Thuyên bổ đi nơi khác: 1 - Phạm tứ đại điều qui
Đệ bát hình: Phải về Tòa-Thánh đặng
gần Giáo-Tông và
Hộ-Pháp cầu học đạo 1 - Bê trễ phận sự
2 - Biếng nhác.
Đệ cửu hình: Phải ăn năng sám hối, thọ tội cùng chúng sinh:
1 - Ganh ghét
2 - Hung bạo
3 - Xu phụ
4 - Đố kỵ
Đệ thập hình: Phải hầu kẻ đức hạnh của Hội Thánh đặng cầu học đạo
1 - Phạm Thế luật
TÒA TAM GIÁO PHẦN THỨ NHỨT:
Mồng 1 tháng chạp năm Canh-Ngọ, Tòa Tam-Giáo Cửu-Trùng đài dưới quyền Chánh Tòa ông Thượng-Trung-Nhựt đã xử tội các chức sắc phạm pháp theo Thập hình của đức Lý-Giáo-Tông.
Đó là quí ông Thái-Ca-Thanh, Thượng Phối-sư cùng một số Thời quân và các ông chức sắc ở Cầu-Kho và Mỹ-tho nhân việc các ông này rời khỏi Tòa-Thánh và gởi 10 điều can gian ông Thượng-Trung-Nhựt về những rối rắm nội tình
.

Trở Lại Mục Lục