LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

         VIII Sự tiến hành cơ đạo từ năm 1927-1932
(từ Đinh-Mão đến Nhâm-Thân)

Mặc dù bị Chính phủ thuộc địa tìm hết cách cản ngăn khủng bố
và phá hoại, cơ đạo vẫn tiến triển điều hoà. Có thể chia làm hai giai
đoạn như sau :.
1- Từ 1927 đến 1928 : VÔ Hình chỉ đạo do đức Giáo Tông Lý
Thái Bạch bằng Cơ bút. .
2 - Từ l929 đến l932 : Hội Thánh chỉ đạo đo ông Quyền Giáo
Tông Lê văn Tnmg.
GIAI ĐOẠN VÔ HÌNH CHỈ ĐẠỌ 1927 - 1928
(từ Đinh Mão đến Mậu Thìn)
CƠ đạo tiến hành trong hai năm này nhằm mục đích tạo tác cơ
sở Toà Thánh, nhiều hơn là những việc khác . Quí vi Chức sắc dù
được Thiên phong, cũng có người chưa phân biệt được phận sự mình
nghĩa là chưa có công việc gì đảm nhiệm tại Toà Thánh. Chưa có tổ
chức Cửu Viện . Chức sắc lớn nhất Cũu Trùng Đài là ông Thượng
Đầu sư Lê văn Trung, bên Hiệp Thiên Đài có ông Hộ Pháp Phạm công
Tắc. Không có Giáo Tông hữu hình kể từ sự thoái thác của đức Ngô
Minh Chiêu trước đây.
Mọi sự chỉ dạy đều do cơ bút. Trên hết có Chí Tôn cai quản,
dưới có đức Lý Thái Bạch được trọn quyền thưởng phạt. Trong các
tài liệu cũ không có sự thiên phong Giáo Tông cho đức Lý Thái Bạch
mà chỉ có bài Thánh ngôn Ơn Trên dạy giao quyền cho Ngài mà thôi. Bài này đã cho tại Từ-Lâm-Tự, sau khi xãy ra cuộc biến, có lẽ đây là một biện pháp làm quân bình những điểm bất hòa giữa các ông Chức sắc lúc bấy giờ, xin trích dẫn ra đây:

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO
NAM PHƯƠNG
***
Chư Môn Đệ, chư nhu, ái nữ,
Các con nghe. Thầy buộc phải nói rõ cho các con đừng lầm mà trách Thầy, Cha lành chẳng biết hành hạ con cái bao giờ. Thầy đã đến mà dìu dắt từ đứa thì lẽ nào mà đành lòng xua đuổi. Thầy ngậm đau nuốt thảm ngồi nhìn. Thầy chẳng để thử thách, Ba Trấn trách Thầy vì yêu mến quá lẽ mà làm mất hết công bình, nhứt là Lý-Thái-Bạch kêu nài hơn hết, dầu Quan Âm Quan Thánh xin cũng chẵng đặng. Nhứt là buổi thử thách ấy lại nhằm ngày khai Thánh Thất thì các con đủ biết là hại chừng nào, song phải dằn lòng chịu vậy. Các con ngã thì tại nơi Thầy. Nếu Thầy biết các con nhẹ tin thì thế nào cũng chẵng chịu. Lại để lời tiên tri mà dặn trước, nào dè Thánh Ngôn các con không đọc, lời Thầy nói cũng như không mới ra tội lỗi các con phạm thế ấy.
Vậy từ đây quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý-Thái-Bạch. Các con liệu mình mà cầu rổi nơi người.
Thầy dạy đó các con không nghe, đợi có hình phạt thì các con chịu lấy…
(THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN trang 35)
Và sau đây là phần thọ lãnh trọng trách thưởng phạt do đức Chí-Tôn đã giao phó, của đức Lý-Thái-Bạch. Cũng trong buổi cầu cơ trên đây (tháng 11 Bính-Dần) (1) tái cầu đức Lý-Thái-Bạch giáng dạy như sau:
---------------
(1) – Trong TNHT ghi ngày 20 Octobre 1926 tại Đại-Đàn Chợ-Lớn, nhưng theo tài liệu của Bà Cao-quỳnh-Cư thì tại Gò-Kén
Tái cầu:
“LÝ THÁI BẠCH
“Hỉ chư Đạo hữu Thiên phong, bình thân.
“Từ đây, Thầy giao quyền thưởng phạt về nơi tay Bần đạo. Vậy các đạo hữu khá hết lòng lo lắng, vun đấp nền đạo cho vững vàng, hiệp ý với Thiên cơ mà bước lần lên địa vị cao thượng, chớ sụt sè ôm thói mơ hồ, thì đã uổng công trình cực nhọc tự bấy lâu nay, lại thêm chẳng đặng theo Thánh ý của Thầy là bậc Chí-Tôn đã hết sức nhọc nhằn vì sanh chúng.
“ Mở một mối đạo chẳng phải là sự thường tình, mà sanh nhằm đời đặng gặp một mối đạo cũng chẳng phải dễ. Muốn lập thánh tất phải có điều nghiêm chánh thưởng phạt. Có thưởng mới dục lòng kẻ có công, có phạt mới rán đặng lòng ta vậy.
Thưởng phạt tuy chẳng phải hữu hình, nhưng là một sự mừng vui, chưa có bậc cao thượng ở thế nào bằng và một sự buồn bã nào sánh đặng. Dầu có ăn năn hối hận mấy kiếp ngày giờ cũng đã qua rồi, ngôi Cực Lạc vẫn có người choán hết.
Phần nhiều các đạo hữu dày công mà xây đắp nền đạo, nhưng sự ham muốn còn bôn chôn theo tình thế. Công đã nhiều mà bước tới nữa dường như ngán bước, gặp sự gay go đã mỏn lòng. Thương thay! Tiếc thay!
Đặng bậc Chí-Tôn cầm quyền thế giới, dìu dắt, rửa lỗi mà chẳng bươn chải cho kịp thì, để đua nhau phán xét nghĩ tình về miếng đỉnh chung, nếu Thầy chẳng đại từ đại bi thì công quả đã chảy theo giòng nước.
Từ đây Bần đạo phải để ý dìu dắt bước đường cho các đạo hữu phải gắng công thên nữa cho hiệp với Cơ Trời. Ai hữu phước thì địa vị cao thêm, ai vô phần thì vị đọa Tam Pháp. Phước phần cũng khó lựa người rủi rủi may may đừng trách nơi Bần đạo. Xin chào các đạo hữu, Bần đạo kiếu”
(THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN trang 35-36)
Việc ngưng cơ phổ độ
Từ trước này, việc phổ độ chúng sanh đều do cơ bút. Sau
ngày khánh thành Từ Lâm Tự, tuy không còn những cuộc phổ độ
có tính cách đại qui thô như trước, nhưng những đàn cơ vẫn
còn được thiết lập tại các tư gia mỗi khi có lịnh của Ơn Trên
dạy đi độ người nào . Giữa năm 1927, Ơn Trên lại dạy việc bế cơ
phổ độ và xem như công cuộc phổ độ đã có qui cũ, các nhà
hành đạo chỉ noi theo đó là hành thôi.
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN ghi ngày 1-6-1927 có bài
Thánh ngôn như sau : .
" Ngọc Hoành Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương
" Thầy các con,
" T. . . , Từ nền đạo khai sáng, đặng gieo truyền mối Chánh
giáo đến nay thì phần nhiều Môn đệ đã có trọn tấc thành mà
dìu dắt sanh linh và đắp vun mối đạo Trời.. Ấy là những đứa
Thầy đã tin cậy đặng gia công dọn-lối chông gai để mở nẽo
thiêng liêng, dẫn lần nhân sanh khỏi sông mê bể khổ tức là cõi
trần vô vị này.
" Đạo đã lập thành . Gót trần của phần nhiều môn đệ hầu rửa
sạch bợn, .nhưng các con phải chiu lắm nổi gay go mà gieo mối
chánh truyền cho đoàn hậu tấn. Gương sáng đã giồi nên mà con
thuyền bác nhả phải tuỳ máy thiên cơ lắm phen lắc lư, đắm
chìm biết bao khách Ấy là những môn đệ vô phần, đã chẳng giữ
nét thanh cao lại mượn thói vạy tà để làm cho bợn nhơ mối
đạo quí báu của Thầy đã lấy đức háo sanh mà khai hoá. Con đã
để dạ ưu tư về mối đạo, đã lắm lần trệu cay ngậm đắng mà
nhuộm nét nâu sồng mong trau rạng mảnh gương để soi chung
bước đường sau mà lần đến cảnh tự tại thung dung, tránh bớt
muôn điều phiền não. Ấy là môn đệ yêu dấu, khá gìn mực ấy
mà đi cho cùng nẽo quanh co. Cân công quả sẽ vì phân phước
mà định buổi chung qui cho mỗi đứa.
" Còn cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngưng hết cơ bút
truyền đạo. Các con sẽ lấy hết chí thành đã ùn đúc bấy lâu mà
lần hồi lập cho hoàn toàn mối đạo. Nầy là mấy lời đinh ninh
sau rốt khá lứ tâm. Ai vạy tà nấy có phần riêng cứ giữ nẽo
thẳng đường ngay bước đến thang thiêng liêng, chờ ngày hội hiệp
cùng Thầy. Ấy là điều quí báu đó .
" Thầy ban ơn cho các con. .
(THĂNH NGÔN HIỆP TUYỂN trang 67-68)
- Như thế nghĩa là kể từ tháng 6 năm 1927, cơ bút không còn
được phép dùng trong công việc phổ độ như trước nữa, mà chỉ
có những buổi đàn cơ nội vụ do Vô Hình giáng dạy việc tiến
hành cơ đạo mà thôi. Có thể nói đây là một sự kiện bắt đầu
một khúc quanh đạo sử trong đó vấn đề cơ bút đã được mọi
người trong đạo nhắc đến, hay cũng có mà dở cũng không ít
trong sự tiến triển cơ đạo sau này.
HAI BÀI THUYẾT ĐẠỌ CẦN BIẾT
Mặc dù nền đạo còn đang xúc tiến những phần căn bản chưa
xong, các nhà khai đạo lúc bằy giờ cũng không bỏ lỡ những cơ hội
tốt để tiếp xúc với đám quần chúng mộ đạo. Sau đây la hai bài
thuyết đạo do ông Lê Văn Trung khởi thảo nhân ngày kỷ niệm lập
tịch đạo vào năm 1928. Ta sẽ thấy trong đây tất cả những yếu lý
về đạo đức mà các ông đã quan niệm buổi đầu khai đạo, một quan
niệm không mấy mới mẻ thoát thai từ những hình sắc cũ của các Tôn
giáo trước nhưng không phải vì thế mà mất tính chất suy nghiệm
của phần Tôn giáo mới từ những bài Thánh ngôn đã hấp thụ được
nơi cơ bút truyền ra
Bài : Bài giảng đạo tại nhà ông Nguyên Văn Tường ngày 6-/0-28 " Octobre 1 928
" Chư đạo hữu rất yêu dấu, chư đạo tỷ,. chư. đạo muội,
" 23 tháng Tám năm Mậu thìn.
" Tôi rất hữu hạnh vì ngày nay được thấy mặt trong Đại Đao
Tam Kỳ Phổ Độ đặng thố lộ ít lời nhắc tích ngày kỹ niệm hôm nay.
" Máy âm dương ,chuyển vận, Cơ Tạo Hoá vẩn. xoay ngày tháng
như thoi đưa, ngảnh lại ngày đáng Chí-tôn hiệp chúng ta nơi đây
đặng lo lập tờ khai đạo tới nay là hai năm chẳn. Tôi xin nhắc lại cho
chư Hiền hữu, chư hiền muội lãm tường.
" Đấng Chí Tôn có dạy :
" Bàn cổ sơ khai, . Nhơn sanh ư Dần, cho nên ngày đấng Chí-
Tôn mở đạo là ngày mồng một năm Bính Dân. Ngày ấy Thầy sắp
đặt 12 người lo khai Đại Đạo Tam Kỳ Pnổ Độ, mỗi người lãnh
phân sự đi truyền bá. " Bước qua. tháng tám năm Bính Dần, gần lúc
Trung thu, trăng thanh gió mát, tôi cùng hai em Cư Tấc phép sắm lễ
cầu nguyện cùng Đấng Từ Bi, xin phép đến bữa nguyệt đán cho
cúng Diêu Trì Cung và cầu Cửu Thiền Huyền Nữ Nương Nương
và chín ví Tiên nữ hầu bà xin dạy đạo. Đấng Chí Tôn rộng lượng
cho cầu Diêu Trì Cung bữa rằm Trung-thu.
" Khi cầu cơ thì đấng Chí Tôn giáng kêu tôi dạy phải :cho Môn đệ
của Thầy tối 23 tháng tám tự tại nhà đạo hữu Tường đây. Tôi
không biết rõ Thánh ý đều tôi vâng mạng cho chư đạo hữu hay lời
Thánh truyền tới bữa 23 tháng 8 năm Bính Dần 12 ngày 29 Septem-
bre 1926. Chư đạo hữu tựu tại đây rồi cầu đấng Chí Tôn giáng
dạy. Tôi phải biên tên các nam nữ lưỡng phái đặng đứng tờ khai
đạo cho Chính phủ khi ấy có mặt tại nơi đàn, hết thảy là 240 vi đạo
hữu nam nữ . Tôi có nạp tên mấy vị ấy tại chính phủ khi tôi dâng tờ
khai đạo là ngày 6 Octobre 1 926.
" Khi ấy, tôi có bạch với đấng Chí Tôn rằng tôi không có thì giờ
đủ đệ tờ khai đạo cho ông Thái Lão Trần đạo Quang ký tên , đấng
Chí Tôn có phán dạy tôi cứ việc đem tên Trần đạo Quang vô tờ khai
đạo Đấng Chí Tôn phán rằng :
" Con cứ đem tên nó vô tờ khai đạo, Đạo Quang nó không
chối cải đâu mà con phòng ngại. .
" Thiệt từ ngày ấy, anh cả chúng ta Trần đạo Quang hết lòng
sốt sắn vì Đạo ; nên đấng. Chí Tôn phong cho chức Chưởng Pháp
trong Đại Đạo Tam Kỳ Pho Độ. .
~" Ấy là sự tích ngày kỷ niệm hôm nay . Nhìn mặt nhau đây thì
chúng ta thấy chúng ta phản lão huờn đồng, chúng ta trẻ lại hai tuổi,
vì chúng ta trở lại thấy việc hai năm trước. .
" Vậy là ngày vui, ngày quí báu của chúng ta.
" Biết vui, biết quí báu chừng nào thì phải biết cái ân huệ của
đấng Chí Tôn ban thưởng cho chúng ta chừng ấy. Muốn đền ơn quí
trọng ẩy, phải làm sao ? Phải hết lòng vì Đạo, hết lòng tín ngưỡng
đấng Chí Tôn và Chư Phật chư Tiên vi háo sanh, vì cuộc tuần hoàn
mà gieo mối đạo Trời Tam Kỳ Phổ Độ ngõ hầu độ rỗi sanh linh khỏi
hết trả vay nơi trầm luân khổ hải này.
" Vì mừng ngày kỷ niệm hôm nay, tôi xin nhắc chư đạo hữu,
chư đạo muội việc phải lo trong đạo.
" Nhiều đạo hữu tưởng lầm rằng Ngài đấng Chí Tôn vì quá
thương nhân loại nơi đây, nên gieo truyền mối đạo nơi đậy, vậy chúng
ta cứ ăn chay niệm Phật thì đắc quả đặng. Nhiều đạo hữu cũng tưởng
lầm rằng : Mình hữu duyên hữu phần gặp lúc đạo khai, vậy cứ luyện
đạo thì đắc quả.
" Hại thay, cái tánh cái hạnh phàm phu, sân si ái dục; tham lam,
khoe danh cầu tiến, nhóm lại nghịch lẫn nhau, dèm siễm nhau, lo
đứng cho trên người khác chớ không tài liệu biện cho có ích chi cả.
Tánh hạnh còn như vậy là tánh chưa thuần dương mà làm sao thành đặng, .
" Đấng Chí Tôn hằng nói : " Phần nhiều hữu công mà chưa tận
chí, không vì sanh chúng mà giữ phẩm hạnh hoàn toàn cho nên đường
của Thầy đã vì các con mà bố hoá. .
" Đấng Chí-Tôn vì quá thương nhân loại nơi đây nên cho chúng
ta được hưởng cái công khai đaọ, cái cộng vẹt ngút mây xanh, làm
cho sáng sủa bạch minh, cho bước đường sau này cũng do lần dấu
ấy mà tầm đến nơi yên tịnh, làm cho khắp cả dân sanh đều được hưởng.
" Theo Thánh ý trên đây thì đấng Chí-Tôn muốn cho chúng ta
dìu dắt kết chặt dân sanh nơi vùng Nam này đặng cùng nhau chung
hiệp tìm con đường hoà bình, chẫm rải lần ra khỏi lối khốn khổ lao
lung.ở cỡi trần này, rồi tự toại ngâm câu thái bình, chừng ấy chim
về cội cá về sông, hớn hở trao lòng thiện niệm mà bước lên nấc thang .
thiên liêng mới đặng.
" Ngày nào đạo chưa hoà, người chưa đủ sức kèm chế nhau,
tương thân tương ái nhau cho đủ tinh thần mẫn đạt, thương yêu
nâng đở nhau, đạo chưa đủ người ngay chánh hiền lương chỉ nẽo
dẫn đường, người đạo chưa phủi sự tham danh chác lợi trong đạo
chưa biết trật tự kính nhường nhau thì ngày ấy đạo chưa trọn thành,
thì chưa một ai mong khỏi nội công mà tầm nơi địa vị thiêng liêng được .
" Thương hại thay , phần nhiều đạo hữu chưa biết đạo là gì .
Nếu trong đạo mà chưa biết đức nhơn thì bao giờ thành đạo nhơn
đức được, là thương xót giúp đỡ nhau, phò nguy tế cấp với nhau
làm âm chất tế độ kẻ nguy cùng.
" Mến đức hơn mạng sống của mình. Lòng nhơn phải lấy tánh
hiền lương mà dìu kẻ vạy ra chánh , ấy là một sự nên làm. Lấy lời
cam ngôn mỹ từ mà khuyên dỗ những kẻ bất bình cho an khuây lại
còn nên làm hơn nữa. Thánh ý muốn cho ta luyện hạnh nết được như
vạy thì hoà bình trong đạo.
" Ngày nào được hoà bình thì cả nhân sanh coi việc hoà bình
của chúng ta mà noi theo. Hỏi thử chúng ta có làm được muôn một
trong mấy điều ấy chưa. Tôi tưởng chắc lỗi thì nhiều chớ lập chí
thành như mấy lời dạy trên đây thì chưa có. 
" Than ôi ! Đã chưa có mà còn tệ hơn nữa là phần nhiều đã xa
nền đạo cho đến nỗi có lời đức Lý Giáo Tông trách như vầy :
" Người trong đạo có số đông chớ tâm trung không một mảy may chi
thành thật hiệp bề ngoài mà lòng đạo chưa thuần nét thương tâm
chưa có. hạnh đức chưa hoàn toàn .
" Ngày nào mà đạo chưa được hoà, người một đạo chưa đồng
nhứt tâm thì đèn rọi thiêng liêng chưa đủ rõ mà soi cho mấy chục
triệu dân sanh nơi đây.
" Ngày nào đạo chưa hoà, người một đạo chưa đồng nhứt tâm
thì không ai được lòng Thánh giáo nữa.
" Theo nhân sự, làm con mà làm cho ông cha buồn rầu thì cũng
thất hiếu Trong đạo mà không hoà thì tự nhiên đấng Đại-Từ Phụ
cũng sầu não với đàn con ngỗ nghịch. Tôn chủ Đai Đạo là đó.
" Ngày nay chúng ta thành tâm lập lễ kỹ niệm này thì tôi tưởng
cũng nên thành tâm mà chọn một người bàn hội cho đủ đạo đức,
cho đủ tư cách. Bàn hội ấy hiến công đi dạy dổ khuyên lơn trong
đạo hữu nam nữ từ lớn chi nhỏ, phải lo trau dồi hạnh đức như mấy
lời tôi thố lộ trên kia. Bàn hội ẩy lo cho đạo hữu Thánh..thất Cầu
Kho đây , mổi tuần phải ra công xem xét có việc bất bình trong họ thì
phải lo phương cứu chửa cho được yên tịnh. Mỗi tuần phải có
tờ phúc cho ông làm đầu trong họ, hay là.cho ông chủ địa phận trong đạo.
" Tôi sẽ truyền cho mỗi họ đều sắp đặt như vậy, ấy cũng phương
châm chế trong đạo hoà bình chớ chư hiền hữu cũng thấy rõ nhiều
việc biến trong đạo. Trải qua mấy thu rồi, chư đạo hữu chư đạo
muội không đặng nghe lời Thánh giáo, vậy tôi xin đọc một bài
Thánh ngôn của đức Từ Bi dạy đạo khi tôi đi phổ thông miền Hậu Giang.

" Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo nam Phương
" Chư Môn đệ và Chư nhu nghe !
“Chim về cội, nước về nguồn, từ xưa, kiếp con người giữa thế chẳng qua là khách đi đàng, phận sự muốn cho hòan tòan, cần phải có bền chí và khổ tâm. Có bền chí mới đọat được phẩm vị thanh cao, có khổ tâm mới mới rõ tuồng đời ấm lạnh. Lăn xăn xạo sự, mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc rồi chẳng khác chi một giấc hùynh lương mộng.
Mỗi bực phẩm đều đặng một vai tuồng của đấng cầm quyền thế giới bao cho. Dầu thanh cao, có khổ tâm rồi mới rõ tuồng đời ấm lạnh, dầu hèn hạ cũng phải gắn cho rồi trách nhiệm, hầu buổi chung cuộc, còn lìa khỏi trần,

đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi buổi công cán.
Ai giữ trọn bực phẩm thì được tòa Nguyệt Cảnh trương công chiết tội để vào địa vị cao hơn chốn địa cầu 68 này. Ai chẳng vẹn trách nhiệm nhơn sanh phải đi vào nơi u địa để trả cho xong tội tình công quả, cho đến lúc trở về nẽo chánh, đường ngay mà phục hồi ngôi cũ; bằng chẳng biết sửa mình thì luật thiên điều chẳng chấm, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác. Bực nhơn sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào sổ luân hồi, vay trả trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng.
Các bậc Thánh Thần, nếu chẳng biết mối đạo là phương châm tìm nguồn trong rửa bợn tục

thì biển trần khổ nay cũng khó mong thóat đặng.
Trời Nam may đặng một yến sáng của đấng Đại Từ Bi dẫn khách bước lần ra con đường hắc ám, để tránh khỏi bến mê, dùng nâu sồng thế cân đai, mượn khổ tâm thay chung đỉnh, lấy hạnh đức làm nấc thang bước lên tột lừng trời vẹt ngút mây xanh, trông vào cảnh thiêng liêng biết rõ cơ mầu nhiệm và làm khách u nhàn thanh nhã, núi thẩm rừng xanh, phủi hết muôn sự ở cõi trần vô vị này, ấy là một sự khó thi hành cho khách phàm tục. Mấy ai nong nả tìm đến cảnh thiêng liêng mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẩm. Đạo Trời qua bến tục, đường Thánh dẩn khách trần, nếu chẳng biết thời thế, giọt nước nhành dương hết chờ khi rưới cho đặng…”
Trước khi dứt lời, tôi xin chư đạo hữu, chư đạo muội bái lạy
đấng Chí-Tôn và rập cùng tôi tung hô cầu chúc “Nam Mô Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, xin bố phước lành cho chúng tôi lo cho tròn phận sự”.
Thượng Đầu Sư
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Bài 2: Bài giãng đạo tại nhà ông cả Hồ-văn-Nhơn Bến-Tre ngày
24-8-Mậu thìn (7 Octobre 1928)
“Chư Quí Đạo hữu, Đạo muội, chư Thiện Nam Tín Nữ,
“Đường xa viễn vọng, cách trở ngàn trùng, anh em chúng tôi chẳng ngại ngùng đi đến đây, trước là khai đàn cho ông Cả Hồ-văn-Nhơn và vợ là Lê-thị-Liêng, sau chỉ rõ cho anh em được biết mục đích tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ.
Vả chăng hạt Bến-Tre đây là chổ địa linh nhơn kiệt, xuất hiện nhiều nhà thi văn đặc biệt, tôi đâu dám tự phụ tài hay học giỏi mà múa búa trước cửa Lỗ-Bang, diễn văn nơi làng Khổng Thánh, nhưng sở dĩ có mấy lời hèn mọn tỏ ra đây mong cho anh em chị em hiểu rõ nguồn cơ Đại-Đạo Tam-Kỳ.
Đạo vẫn rất cao sâu mầu nhiệm, nếu dẫn từ khí hư vô sanh ra Thái-Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng vân vân…thì dông dài và rất khó hiểu cho phần nhiều trong em út chưa rõ đạo. Vậy tôi xin cắt nghĩa cuộc tuần hòan giác thế, nên Đạo khai và khai tại nước Nam-Việt ta cho chư đạo hữu, chư đạo muội hiểu rõ đặng có đủ đức tin, ngõ hầu sốt sắn theo hành đạo trong thời kỳ này.
Từng nghe: Thiên Địa tuần hòan, châu nhi phục thỉ.
Từ tạo Thiên lập Địa, Càn khôn phát khởi tới ngày nay biết mấy muôn mấy vạn lần xuân qua hè lại, thu mãn đông tàn, nay tới đời hạ nguơn mạt kiếp cũng gọi là cuối cùng.
Phàm muôn việc đều có thỉ có chung, có khởi có cùng như một ngày một đêm 12 giờ khởi ư Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi.
Tới Hợi rồi thì phải khởi lại Tý. Mỗi tháng khởi mồng một
tới ba mươi cuối tháng rồi lại khởi lại mồng một nửa. Năm thì khởi
tháng giêng đầu năm rồi tới tháng chạp là cuối năm thì phải khởi
lại tháng giêng. Mỗi tháng chia ba tuần, mỗi tuần 10 ngày : mổi
năm chia ra tam ngươn : Thượng - ngươn, Ttung ngươn, Hạ ngươn.
ấy là luật tuần huấn của Trời phân định, việc thế thì cũng phải
có tuần hoàn vậy. Hồi tạo Thiên lập địa Càn khôn phát khởi rồi
cũng phải tới cuộc cuổi cùng, như cùng năm, cùng tháng, cùng
ngày, cùng đêm, cùng giờ, cùng khắc v.v... nên cũng chia ra tam
ngươn , . Thượng ngươn, Trung ngươn, Hạ ngươn. Mỗi năm trời
đất đều lớn hơn ngươn năm trước. Nay tới đời Hạ ngươn hầu bước
qua Thượng ngươn khởi lại nên nhân vật đổi dời. Đạo là tối
trọng , tối quí trong đời. Đạo vẫn có trước rồi mới có đời. Đạo
đời đi cặp nhau. Đạo như cái !ưới bao trùm Càn khôn thế giới
không có việc chi từ lớn chí nhỏ mà ra khỏi Đạo. Nay vì cuộc
tuần hoàn và vì căn bổn háo sanh nên đấng Chí-Tôn chưyễn đạo lại.
Dẫn hồi tạo Thiên lập địa thì nội vùng Á đông đây văn minh
trước nên từ Bàn cổ sơ khai, Đạo cũng khai bên vùng Á đông
trước như đạo Phật thì mở khai tại Thiên Trước là đức Nhiên
Đăng Cổ Phật Thích Ca khai đạo Phật. Đại Đạo là đạo Tiên thì
Lão Tử khai tại Trung Huê, sau nữa Khổng Phu Tử khai đạo
Thánh cũng ở Trung Huê là ở miền Á đông. Sau lần lần đạo trải
khắp qua hướng tây, nên đức Chúa Giê-Su truyền đạo Thánh bên
hướng Tây. Kể đó đạo mới rồi truyền ra khắp năm châu.
" Ngày nay là châu nhi phục thỉ nên Đại Đạo phải ra tại Á
đông này. Bởi cớ ấy nên trong bài Khai kinh của đức Lữ Tổ cho
hai câu đầu như vầy :
- Biển trần khổ vơi vơi trời nước,
Ánh Thái dương rọi trước phương Đông .
" Mặt trời mọc hưởng Đông rồi lân lan lạn thì qua hướng
Tây. Đạo truyền ra cũng như thế.
" Người nước Nam từ cổ chí kim thiệt không có Đạo trong nước
nhà mà người Nam ta có tâm đạo ; người Nam trổi danh khắp đia
cầu về bề tin ngưỡng Đạo Phật, đạo Tiên ,đạo Nho tuy khai bên Ấn-
Độ và bên Trung Hoa , sau người Nam biết đặng cũng hết lòng sùng
bái. Đạo Gia-Tô của mấy Linh Mục bên Thái-Tây đem gieo truyền
bên nước ta thì người Nam cũng kính trọng . Phần nhiều trong người
Nam thì hay đi chùa, đi miếu, đi nhà thờ cầu khẩnn, vọng tưởng hết
lòng, ngưỡng mộ Trời Phật. Người không đi chùa, đi miễu, không đi
nhà thờ thì trong nhà cũng thờ ông bà cha mẹ quá vãng rồi, ấy là đạo
Nho. Mấy bằng cớ trên đây chỉ rõ rằng người Nam Việt tin tưởng
Trời Phật Thánh Thần, tin tưởng chắc rằng chết thì cái xác phàm
này chết tiêu diệt, chớ linh hồn bất tiêu bất diệt, vì đạo tâm ấy mà
trong thời kỳ chuyển đạo này đấng Chí-Tôn thương lòng thành thật
của nhơn sanh nơi đây mà khai Tam Kỳ Phổ Độ (ân xá lần thứ ba)
" Tuy khai đạo tại nước Nam mà cũng khởi ư Đông. Bàn Cổ sơ
khai Thiên sanh ư Tý, Địa tịch ư Sửu , Nhơn sanh ư Dần. Từ năm
Bính Dần, đạo phát khai tại Tây Ninh, lần lần truyền ra Gia Định
Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Chợ Lớn là mấy hạt ở về hướng Đông. Qua
năm thứ nhì thứ ba, đạo mới truyền lần ra mấy hạt hướng Tây.
" Trong thời đại hạ ngươi đây, nhân loại ở thế gian phần đông vì
ham cái văn minh vật chất, ham ăn mặc sung sướng, giành giựt cái
xé mồi phú quí, bả vinh hoa, vẽ cân đai, mùi chung đỉnh, mạnh còn
yếu mất đua chen lẫn lộn.
" Than ôi ! Nhân loại như thế sao khỏi động lòng Trời !
" Đấng Chí-Tôn vì háo sanh, đại từ đại bi, thấy nhân loại đương
mờ mịt trong giòng hắc ám, lầm đường lạc nẽo, mới khai Đại - Đạo
để độ dẫn chúng sanh thoát khỏi bến trầm luân khổ hải này.
'"Tộl chỉ rõ cho thiện nam tín nữ biết rằng người Nam không
đạo nhà, mà nay đấng Chí-Tôn thương tâm đạo chúng ta nên khai
đạo tại đây Hồi năm đầu khai đạo, đấng Chí-Tôn có cho ông
Nguyễn thế Vinh cũng là người đạo đức và con nhà nho phong ở tại
Chợ lớn một bàl thư tứ tuyệt như vầy :
" Từ trước nước Nam chẳng đạo nhà,
Nay ta gây dựng lập nên ra
Ví dầu ai hỏi sao bao nả ?
Rằng trẻ rồi sau biến hoá giá !
" Bài tứ tuyệt này chứng tỏ rằng từ cổ chí kim nước ta không
đạo nhà. Nước mà không đạo cũng thí như người ta không hồn, nhà
không đạo đức tự nhiên càng thường luân lý phải suy bại.
'" Đạo là gì ? Đạo rất cao sâu mầu nhiệm, đạo bao trùm Càn khôn
thế giới, không có vật chỉ, không có việc chi ra khỏi đạo Tôi xin diễn
tắt rằng hễ có đời tức nhiên có đạo.
" Trong thế sự chia ra hai bên, một bên hữu hình, một bên vô
hình. Hữu hình hự hoại, vô hình bất tiêu bất diệt.
" Hửu hình là những vật chi mình rờ nắm được như cái bàn cái
ghế, cái xác phàm của ta đây là hữu hình, vì ta rờ nắm được, ấy vậy
xác phàm của ta phải tiêu phải diệt. Còn vô hình như gió như mây, muôn
năm ngàn kiếp, gió mây có tận diệt bao giờ, mà có ai bắt gió đón mây
cho được Linh hồn ta cũng như gió như mây , vậy bất tiêu bất diệt,
nên phải luân hồi chuyễn kiếp, tuỳ theo công quả của ta cấu kết nơi
trần thế đây Hễ hiền thì thăng, dữ phải đoạ, vạy vảy, trả trả, y theo
Thiên điều phán lịnh, lỗ kim không lọt, một mảy cũng sai nên Thánh
nhơn Ngài có chỉ trong câu : Thiền võng khỏi khởi sơ nhi bất lậu !
" Than ôi ! ít người nghĩ cho kỹ , vì trong cuộc trần thế này nhiều
bẩy rập, níu kéo chúng sanh đem thân trần cấu gieo miền trầm luân.
Ai ai cũng tranh giành nhau trên đường danh bể loạn lo ăn ngon mặc
đẹp ở lầu cao gác rộng, nhà dọc dãy ngang, thềm gấm sân hoa, tiêu
xài huy hoàng. Than ôi ! Đường thế bầy trò hư hoại, người bị chôn
lấp trong chốn hí tràng qua lại ngựa xe. Than ôi ! Nhân loại chỉ biết.
đời bao giờ nghĩ đến Đạo, người một đạo nhau mà nhiều khi nhìn
như kẻ Tân người Việt, trong một làng một xóm với nhau mà coi
như cách biển Sở sông Ngô, chỉ bo bo lo cho mình , một mình mình
ấm, một mình mình no, một mình mình yên vui, một mình mình
sung sướng, từ sớm mai đến tối, từ tối đến sáng, thỏn mỏn lân lựa
tháng ngày cứ lo giành giựt, giựt giành, lao thân tiêu tứ. Ít ai nghĩ
hồn lìa khỏi xác thì đem theo có một chữ tội với một chữ phước.
Người có tu tâm đường tánh biết thương đồng loại biết giữ đạo nhơn
luân thì hồn được siêu thăng tinh độ ! "
" Người ít nhơn đức hơn nữa, đều cũng có làm lành lo âm
chất trong khi ở thế, thì được đầu thai lại mà hưởng phước.
Còn kẻ vô đạo đức, không kể nhơn luân, chẳng biết thờ kỉnh
Trời Phật Tiên Thánh thì phải bị đoạ A-Tỳ, chịu ngục hình khảo
phạt trừng trị những tội ác đã kết ra trên thế sự. Ấy là những
việc huyền bí nhiệm mầu trong đạo.
" Người muốn cho linh hồn khỏi mấy điều khổ nhục ấy thì
phải biết Đạo mà trau dồi hạnh đức , phải lo tu tâm dưỡng tánh.
" Tu nghĩa là trau dồi tánh hạnh
" Tu không phải từ mơi tới chiều tụng kinh gõ mõ mới gọi rằng tu .
" Tu có nhiều buộc : bực Thượg Thừa phái ép mình hành
xác phải nâu sồng khó hạnh, lo làm âm chất, lo công quả cho
Trời Phật, chừng quả mản mới tìm chổ u nhàn mà luyện đạo
ấy là bực thượng thừa Nếu trong thế gian mỗi người đều phế
công việc mà tìm chỗ u nhàn như vậy thì thế sự này phải ấm
lạnh có ai đâu mà lo nhơn đạo.
" Con người ở thế cả cá nhân đều có phận sự, nếu bỏ phậ sự
thì thất nhơn đạo mà không đạo nào tránh khỏi nhơn đạo cho
được Người hành đạo mà bỏ nhơn đạo, không lo nhơn đạo
cho hoàn toàn thì hành đạo vô ích. .
" Ấy vậy trước hết phải biết đạo là biết có Trời, có Phật Tiên
Thánh, phải biết có luân hồi chuyễn kiếp. Theo nhơn đạo, trai thì
lo tam cang ngũ thường, gái thì tam tùng tứ đức. Trước hết là
tu tại gia, tại thiền , tại thị , lo làm lành lánh dữ trau dồi tâm tánh
chơn thàth, ấy là tu. Đạo làm người nhơn nghĩa lễ trí tín phải
giữ hẳn hòi, tam cang phải nắm chặt.
" Ở thế phải tùng theo luật thế. Đối với quan viên chức sắc
phải biết bổn phận làm dân , phải nhớ câu sám hối :
Chớ làm con giặc tôi loàn,
Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà
" Nếu mình sanh rối loạn trong xã tắc , nếu mình không tuân
pháp luật thì mình làm người loạn, có đạo đức chi. .
"Đối với cha mẹ, anh em chị em, vợ chồng con cái thì phải
biết công sanh thành dưỡng dục là ơn trọng không kể xiết, phải giữ
câu hiếu để mà bồi đắp ơn sâu.
" Anh em cốt nhục đồng bào, phải giữ chữ thuận hoà cho vẹn.
" Vợ chồng nghĩa nặng, đối. đáp nhau như cân thăng bằng,
giữ được vậy mới trọn nghĩa. .
" Đạo làm cha là thay mặt cho Tạo Hoá đặng dìu dắt linh
hồn ấu nhi trọn bề đạo đức.
"Người nào giữ nhơn đạo cho hoàn toàn thì lo gì không gần Thiên đạo"
Thượng Đâu Sư
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Việc xây dựnd Hội Thánh Ngoại giao ở Nam Vang
Trong khi ông Cao quỳnh Cư, giúp việc có ông Phối Sư
Thái Bính Thanh lo xây đựng Toà Thánh Tây Ninh thì một phái
đoàn Chức sắc cầm đầu đo ông Phạm công Tắc, Lê văn Bảy,
Đặng trung Chữ và bà Trần kim Phụng được lịnh Ơn Trên lo
thành lập một Toà Thánh Ngoại giao tại Kim Biên vào năm 1927. ( 1 )
Hiện nay Hội Thánh nầy còn đương hoạt động trên lãnh thổ
Cam bốt, dưới quyền chỉ đạo của Hội Thánh Tây Ninh.
GIAI ĐOẠN HỘI THÁNH CHỈ ĐẠO 1929-1932
(từ Kỹ Tỵ đến Nhâm Thân)
SỰ TRAO QUYỀN CHO HỘI THÁNH : Ngày 1 5-4-1928 tức ngày
-----------------
(1) ông 'I'rần quang Minh nhập đạo tại Nam Vang cùng với ông
Huỳnh văn Tuy trong dịp này phái đoàn đầu tiên hoạt dộng tại nhà
ông Cao Đức Trọng, anh ruột ông Thượng Sanh Cao Hoài Sang.
26 tháng 2 nhuần năm Mậu Thìn, tại Tây Ninh, ông Phạm công
Tắc có những bất bình nội bộ với các chức sắc Cửu Trùng Đài
nên đã dâng sớ hạch tội các ông này, trong một buổi đàn cơ, đức
Lý-Thái Bạch đương quyền Giáo Tông, có dạy như sau :
" Hộ-pháp, hiền hữu xin nghe !
" Chẳng phải Lão bênh vực Cửu Trùng Đài của Lão, Hiền hữu
kiếm sẽ thấy kẻ tội nhơn ấy về bên Hiệp Thiên Đai của Hiền hữu
Vậy thì quyền hành của Hiền hữu thế nào mà trách Lão. Chức sắc
của Lão vì ám muội mà nghe lời đó vậy thôi, còn những kẻ Hiền
hữu kể tên trong sớ Lão đã chán biết để thỉnh thoảng Hiền hữu
sẽ thấy hình phạt giành cho chúng nó.
" Thái Bính Thanh,
" Hiền hữu nói lại với Thượng Trung Nhật rằng Lão nhượng -
trọn quyền Giáo Tông lại cho người cho đến ngày Hiệp Thiên Đài
nhìn Cửu Trùng Đài rồi Lão sẽ hành chánh, nghe à !
Năm 1929 (Kỹ Tỵ) (Đại Đạo đệ tứ niên) .
Trong năm này, công việc tiến hành không mấy quan hệ ngoài
việc khai hoang và xây đựng Toà Thánh tạm. Nhưng nội bộ Hội
Thánh giữa các ông Chức sắc không được yên. Nhiều ý kiến bất
đồng cũng đã nãy sinh từ trong công việc xây dựng Toà Thánh
mà ra. Vì bất mãn nội bộ, ông Cao quỳnh Cư phải rời bỏ Thánh
địa đang xây cất mà về nơi. Thảo Xá Hiền Cung cách đó không
xa là quê hương của ông. Theo bà Cư thì vì những bất bình này
mà ông lâm bệnh rồi mất ngày 1-3 năm Kỹ ty ( 1929). Đám tang
của ông cũng là một cơ hội phổ độ hiếm có vì Hội Thánh tổ chức
rất linh đình. Dân chúng đi xem không kể xiết.
Công việc phổ độ tạm ngưng nghĩa là không còn ồ ạt như trước
chỉ vì sự nghi kỵ của chính phủ thuộc địa càng ngày càng tăng.
Hội Thánh phải lo dàn xếp những biến cố xảy ra .
Từ trước nay, ông Lê văn Trung tuy là Chức sắc cao nhứt
bên Cửu Trùng Đài , Thượng Đầu Sư, nhưng phải lo đi đây đó
như lời ông gọi là " Đông xông Tây đột, đi nâng đở đức tin của đạo
hữu các nơi " trong khi đó, ông Phạm công Tắc lo việc mở đạo
ở Kim Biên, công cuộc ở Tòa Thánh chỉ giao cho hai ông Cao Quỳnh
Cư và Thái Bính Thanh trong mọi tạo tác. Còn ông Ngọc Lịch
Nguyệt ( 1 ) thì đi đi về về Vĩnh nguyên Tự chớ không thường trực tại Tây Ninh. (2) .
Ấy thế nên, ngay khi nội bộ Hội Thánh có sự bất đồng đã
____________
(l) Ông Lê văn Lịch tên chữ là Thạch Ẩn Tử, sinh năm1889 .tại Cần
Giuộc. Thân sinh ông là cụ Lê văn Tiểng tu Minh Sư, đến bậc Thái
Lão sư, đạo danh là Lê Đao Long là người sáng lập ngôi Vĩnh
Nguyên Tự. Cụ tu đắc đạo chứng quả Như Ý Đạo Thoàn Nhơn
Nhơn. Khi tịch diệt có lời di chúc : " Lập Vĩnh Nguyên Tự để sau này
có Thập nhi khai Thiên đến mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ". Đầu
năm 1926 khi các ông Cư Tắc được lịnh cơ bút đến Vĩnh Nguyên Tự
lập đàn thì đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhon có giáng cơ và dạy Ông
Lịch lúc lấy giờ mới tu đến cấp Thiên Ân (Minh sư) hiệp cùng các ông
để lập đạo Trong thời gian này, chính ông Nguyễn Ngọc Tương, Chủ
Quận Cần Giuộc, đã nhập đạo Cao-Đài , trước đó là môn đệ Minh
sư tại Vĩnh Nguyên Tự, đã góp ý rất nhiều cho sự qui hiệp của ông
Lich, sau đó không lâu được phong Đầu sư qua bài Thánh Ngôn ;
Đầu sư phái Ngọc hiệp quản Nho,
Tam giáo qui Nguyện dẫn ngã đồ ...
Những năm đầu khai đạo, ông Ngọc Lịch Nguyệt đã đóng vai trò
không kém ông Thượng Trung Nhựt. Chính ông đã được lịnh dạy
soạn các bản kinh từ Minh sư trong kinh TAM THÁNH ĐẠI ĐỘNG . Sau .
giai đoạn Từ Lâm Tự, ông được lịnh mở các Tịnh thất ở lục tỉnh thì
nửa chừng có giấy triệu hội vì cho rằng tuyên truyền lập phái. Từ đó,
ông hợp tác với Tiên Thiên, rồi Liên Hòa Tổng Hội . Năm 1943 ông
bị Pháp bắt đày đi Côn đảo, đến năm 19'45 mới được thả về . Cho
đến 1947, ông viên tịch tại Cần Giuộc và ngôi mộ còn trước
chùa Vĩnh Nguyên Tự hiện nay.
(2) ông Lê Văn Trung đắc lịnh của Đức Cao Đài về Chưởng quản Toà
Thánh kể từ ngày l5-4-1928 (26-2-MậuThìn)(theo Châu tri Tòa Thánh ngày 3-7-1932 ) 
xui ông Cư về vườn ấy thì lại có lịnh đức Chí-Tôn dạy ông Trung
phải về thường trực tại Toà Thánh lo việc cai quản nhà đạo. .
Trong thời gian này, Toà Thánh có ra các châu tri .
1 Cấm việc cầu cơ chấp bút ngoài phạm vi Hiệp Thiên Đài của Hội Thánh.
2 - Cầm việc truyền pháp luyện đạo.
3- Cấm việc thư góp tiền bạc của bá tánh.
Trong Châu Tri đề ngày 15-1 -1 929, gởi cho các Chức sắc Thiên
phong nam nữ và các chủ Thánh thất Nam kỳ, các ông Thái Chánh
phố sư Thái Thơ Thanh, Ngọc Chánh Phối sư Ngọc Trang Thanh
và Quyền Thượng Chánh Phối Sư Thái Ca Thanh có lời lẽ như sau :
" Kính lời cùng các Đạo hữu nam nữ đặng rõ
È Về cơ bút là một việc quốc cấm thì đã có châu tri cáo bạch
Thượng Đầu Sư nghiệm cấm tuyệt, lại có Thánh ngôn của Đại Từ
Phụ chỉ rõ việc cơ bút là việc tối trọng mình chẳng nên dùng mà
câu vui với nhau vì tà quái hay thừa dịp nhập vào làm cho người
phò cơ phải điện cuồng và cả nhà phải binh hoạn đau ốm, hoặc làm .
cho phò cơ chấp bút mê muội rồi viết ra nhiều bài không nghĩa lý
chi hết, không đáng tin chút nào, mà lại còn đem truyền bá ra cho
người ngoài đạo chê bai kích bác nữa. ấy là một việc đại tộ với
đức Chí Tôn, còn theo phép nước mình cũng bị tội trái lịnh.
" Đức Chí Tôn đã định còn dùng có ba cặp phò cơ nghĩa là sáu
người mà thôl, mà nay còn năm người vì mất hết một, tên tuổi
các vi ấy đã có khai cho Chính phủ biết rồi
" Vậy xin chư đạo hữu tự hậu chẳng nên tin Thánh ngôn nào
không phải của Toà Thánh truyền ra và không có ba chúng tôi ký tên vào."
Lại trong Châu tri số 14 ngày 7-1-1930, ông Ngọc Chánh Phối -
sư Ngọc Trang Thanh, nhân danh Hiệp Lý Cửu Viện có lời như sau :
Kính lời chư vị đạo hữu nam nữ đặng rõ:
Châu tri đề ngày 15-7-29 và các Châu tri trước có cấm:
1 - Việc cầu cơ chấp bút,
2 - Truyền việc luyện đạo,
3 – Thâu góp tiền bạc của bá tánh, mà nay nghe cũng còn nhiều đạo hữu cãi lịnh
Nên nay nhắc lại một lần chót cho chư đạo hữu biết nếu ai còn vi lịnh nữa tra xét ra đủ bằng cớ thì Hội Thánh không còn nhìn nhận là đạo hữu bởi các việc cấm trên đây có liên hệ với quốc sự không thể để cho nhà nước phải bỏ công dòm ngó về mình.
Xin các đạo hữu đầu họ và chủ các Thánh-Thất phải truyền rao châu tri nầy ra và phải đọc tờ Châu tri ngày 6-7-1929 cho các tín đồ nghe mỗi kỳ đàn rồi buộc phải ký tên vào hai bổn vi bằng đặng gửi lên Tòa Thánh xem rồi trả lại một bổn  
         

Trở Lại Mục Lục