LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

Sự thành hình Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài
Như thế là cho đến nay, nền tảng Phổ độ đã được hình hiện hai phần cốt yếu : đó là phần Bát Quái Đài do Vô Hình chấp chưởng, và Cửu Trùng Đài do Hữu hình xây dựng. Như vậy kể đến đây, đạo Cao Đài đã có được phần hồn (Bát quái đài) và phần xác (Cửu trùng đài) ý nghĩa Thiên nhơn hiệp nhứt mới chỉ được hình hiện riêng biệt hai phần căn bản, chưa có được sự nối liền giữa hai phần căn bản đó.
Ấy thế nên, ta sẽ thấy sau đây phần căn bản nối liền giữa THIÊN (Bát quái đài) và NHƠN (Cửu Trùng đài) trong ý nghĩa HIỆP NHỨT hai phần đó. Đó là cơ quan Hiệp Thiên đài ,Cơ quan này được thành lập với đủ bộ phận ngay sau khi ban hành Pháp chánh Truyền Cửu Trùng Đài và Tân luật.
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN ghi ngày 13-2-l 927 (12-1-Đinh Mão) đức Cao Đài dạy về Hiệp Thiên Đài như sau :
"Các con ! Cả chư Môn đệ khá tuân mạng.
" HIệP THIÊN Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo Hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn.
" Thầy đã nói Ngũ chi Đại Đạo đã bi qui phàm là vì khi trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo , nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi chớ chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa. Lại nữa, Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam thập lục Thiên, Tam Trên thế giới, Lục thập thất địa cầu , Thập Điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhân loại.
" Thầy đã nói sở dụng Thiêng Liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó nữa.
" Hiệp Thiên Đài dưới quyền Hộ pháp chưởng quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẫm, Thầy lại chọn Thập nhị thời quân chia ra làm ba :

" 1- Phần của Hộ Pháp chưởng quản thì có :
Bảo pháp ( 1 )
Hiến pháp
Khai pháp
Tiếp pháp .
" Lo bảo hộ luật đời và luật đạo, chẳng ai qua Luật mà Hiệp Thiên
Đài chẳng biết .
"2 - Thượng Phẫm thì quyền về phần Đạo. Dưới quyền có :
Bảo đạo (2)
Hiến đạo .
Khai đạo
Tiếp đạo
(1) Trong T. N. H. T có ghi chú :
Bảo là giữ gìn
Hiến là dâng
Khai là mở , bày ra
Tiếp là rước
Nguyên văn như sau :
Hậu là Bảo pháp
Đức là Hiến pháp
Nghĩa là Khai pháp
Tràng là Tiếp pháp
(2) Nguyên văn như sau :
Chương là Bảo đạo
Tươi là Hiến đạo
Đải là Khai đạo
" Lo về phần Đạo nơi Tịnh Thất, nơi mấy Thánh thất đến xem sóc chư môn đệ Thầy. binh vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng.
# 3 - Thượng Sanh thì lo về phần Đời dưới quyền có :
Bảo thế
Hiến thế
Khai thế
Tiếp thế .
" Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo. Thầy cho các con biết trước rằng : Hễ trọng quyền thì ắt có trừng phạt. Thầy ban ơn cho các con. )
(T.N.H.T trang 52)
Như vậy ta có thể nói riêng trong giai đoạn Từ Lâm Tự, tuy rằng có những trở ngại về phương diện truyền đạo, nhưng mọi cơ cấu hình hiện phần Phổ độ đã được xây dựng đầy đủ phần chính yếu. Và như thế nhà Đạo đến đây cơ hồ như đã bắt đầu được dựng nên với tất cả những thành phần làm trụ cột miên viễn đến muôn đời.
Sự rời bỏ Từ lâm Tự
Mặc dù công cuộc phổ độ và xây dựng Thánh thể Cao-Đài rất mạnh mẽ trong những ngày ở Từ Lâm 'Tự, dư âm của cuộc biến ngày Rằm tháng Mười vừa qua cũng không phải vì thế mà không gây nên một sức phản động lực ngay trong lòng những người đã đồng ý với nhau buổi đầu. Hoà Thượng Như Nhãn, dù đã thọ Thiên phong Chưởng Pháp ngã lòng vì sự thúc đẩy
(I) Nguyên nhân như sau
Bảo thế :thì Phước
Hiến thế : Mạnh
Khai thế : Thâu
Tiếp thế : Vĩnh
(theo T.N.H.T. )
của những đồ đệ Phật giáo của ông, vốn trước có bỏ tiền ra xây cất chùa này và buộc ông đòi chùa lại.
Trước kia, trong một đàn cợ Ơn Trên có dạy lấy chùa Gò Kén làm Trụ sở Hội Thánh với sự ưng thuận của Hoà Thượng Như Nhãn trước mặt các chức-sắc trong đạo. Khi Hoà Thượng đòi chùa lại thì các vị Chức sắc có nhắc lại lời hứa của ông với Vô Hình bữa ấy. Hòa Thượng Như Nhãn bình tĩnh trả lời rằng: "Tôi là người phàm, tôi làm sao mà nói chuyện với các đấng ấy được " Hội Thánh buộc lòng phải giao chùa lại cho ông Như Nhãn.
Trong một buổi đàn cơ. có mặt ông Lê văn Trung, ngày 19-2-27,

đức Lý thái Bạch giáng cơ tại Từ Lâm Tự có dạy như sau :
" Ngày nay Lão nhất định bỏ. Vậy thì chùa này trả lại. Song trước khi trả phải cất Thánh Thất cho xong y như lời dạy. Chư đạo hữu phải hiệp với nhau đặng lập cho thành Toà Thánh. Chi chi cũng tại Tây Ninh này mà thôi bởi vì nơi đây rộng rãi sẽ là nơi tiếp giao với ngoại quốc".
Ấy thế là đến ngày l2-2-27 hoàn tất việc dời Hội Thánh về làng Long Thánh, quận Phú Khương, tỉnh Tây Ninh, tức là Toà Thánh Tây minh ngày nay. Như thế kể ra, nhà đạo khai mở tại Từ Lâm Tự không quá bốn tháng.
VI- Sự thành hình Tòa Thánh Cao Đài tại Làng Long Thành quận Phú Khương , lỉnh Tây Ninh, Narn Việt
THÁNH LỊNH.
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN ghi vào tháng 2-1927, có bài Thánh
ngôn như sau :
" THÁI BẠCH
" Chư Hiền hữu chỉnh tề đợi kiến giá Chí Tôn.
" Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương " Các con nghe. Nơi nào Thầy ngự thì nơi ấy là Thánh địa. Thầy đã ban sắc cho Thành Hoàng Long Thành thăng lên chức Văn Xương, vào trấn nhậm làng Hiệp Ninh dạy dỗ dân về việc Đạo. Thầy ban trọn quyền thưởng phạt đặng răn làng ấy cho đến ngày biết ăn năn cải quá. Vậy thì là làng Long Thành, các con khá an lòng.
" Còn Toà Thánh thì Thầy muốn cho có Nhơn lực hiệp cùng Thiên ý, ấy là hạnh của Thầy,

các con nên xem gương mà bắt chước.
" Từ Thầy đến lập Đạo cho các con đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ ; các con lựa chọn nơi nào mà Hội Thánh vừa lòng thì đẹp lòng Thầy. Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Toà Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi. Các con đã hiểu Thánh ý Thầy, phải cần kiệm mỗi .
sự chi vì phương tiện mà thôi ".
(T. N. H. T. trang 60 )
Lai lịch và quang cảnh Tòa Thánh tây Ninh lúc bây giờ. Nơi đây chính là một khu rừng toạ lạc tại làng Long Thành, cách tỉnh lỵ Tây ninh chừng hai cây số ngàn về phía đông bắc, tục gọi là đồng Bàu Năng, rộng 96 mẫu tây, đo tự tay ông Nguyễn ngọc Thơ, đại diện Hội Thánh, mua lại của sở Kiểm lâm với giá 25.000 đồng. Đây là một khu rừng rậm, có tiếng về thú dữ. Ta biết rằng khu rừng này bao bọc chung quanh núi Bà Đen, tận cùng về phía đông của dãy Trường Sơn nối liền Bắc, Trung và Nam Việt. Theo người đia phương cho biết thì trước khi thành lập Toà Thánh, khu rừng này rất ít có dấu chân người vì có tiếng là ma thiêng nước độc , rắn rết hùm beo đủ thứ. Có người kể lại rằng lúc bấy giờ những người đi men theo ven rừng này về mạn Tầm Long, Bến Sỏi thường bị ma quỷ trêu phá đọc đường. Theo lời bà Cao quỳnh Cư thì trong số 10 mẫu đất được khai phá buổi đầu, bà còn thấy dấu vết những khúc đường quanh co ngoằn ngoèo phát xuất từ đôi căn nhà bỏ trống và cái chuồng bò của các người cai quản khư rừng trước kia để lại. Và trong khi lo việc chợ búa nuôi ăn cho số người khai khẩn phần đông là đạo hữu công quả tại đây, bà vẫn còn thấy dấu chân cọp trên đường ra chợ và chung quanh các chuồng bò trước kia hiện là nơi làm việc của các vi Chức sắc trong đạo.
Diệu dụng của Vô Hình
Sự dời cốt Phật Thích Ca
Ngày 13 tháng 2 năm Đính Mão (l2-3-1927) Hội Thánh rời khỏi 'Từ LâmTự. Công việc to tát nhứt lúc bấy giờ là việc di chuyển cốt tượng Phật Tổ dưới hình thù Thái Tử Sĩ-Đạt-Ta cởi ngựa về khu đất mới.
Điều kiện rất là khó khăn bởi vì cốt Phật quá sức nặng mà từ chùa Gò Kén về làng Long Thành, con đường dài có trên năm- cây số ngàn. Có đến hàng trăm người lo khiên cốt Phật, đa số là người Miên. Họ tề tựu tại chùa Gò Kén lúc 6 giờ chiều để lo di tản trong ban đêm để khỏi chướng ngại về xe cộ trên đường ban ngày. Phải vất vả lắm, đám đông người dưới sự điều khiển của ông Cao-quỳnh Cư và chư Chức sắc, cốt tượng mới về được đến khu đất mới vào lúc 2 giờ khuya. Chính phủ Pháp có ý dòm ngó hành tung này nên ông Tham Biện tỉnh Tây Ninh đã cho một toán lính bận đồ đen súng ống trang bị đầy đủ nằm dài phục sẵn hai bên lộ, chờ xem hành động của chư đạo hữu để phản ứng theo lệnh.
Người đương thời cho rằng sự thỉnh cốt Phật này phải nói là một dịu dụng của Vô Hình trong công cuộc khai phá Thánh địa. Họ giải thích rằng người đàn thổ (l) thường có một đức tin mảnh liệt nơi đức Phật. Cho nên, khi nghe đồn có tượng Phật trắng xuất hiện là họ tìm đến nơi để có ý chiêm ngưỡng vì họ tin đó là đức Phật tái lâm. Và khi cốt Phật được thiên di về khu đất mới ở làng Long Thành, họ đã góp một phần lớn công lực để rồi lại tiếp tục góp phần công tác đắc lực trong sự khai phá khu rừng mau trở thành Thánh Địa sau này.
Sự phá rừng:
Phải nhìn nhận việc khai phá này được thành tựu viên mãn phần lớn là do công lao của ông Cao-quỳnh-Cư. Sau đó là sức lực công quả của dân đàn thổ. Nhưng làm được việc lại chính là nhờ sự tiếp tế về mọi mặt của chư chức sắc và đạo hữu lúc bấy giờ. Ban đầu không có một mái nhà. Ông Cư bèn bảo người sửa soạn
(l) Tiếng để gọi những người Việt gốc Miên ở vùng Tây Ninh , do dân chúng thường gọi
cái chuồng bò bõ lại của chủ đất để làm trụ sở xây dựng đầu tiên. Chuồng này rất rộng, lại rất kiên cố vì chung quanh có hàng rào cây nhọn ngăn thú dữ về đêm. ông bèn chia ra làm nhiều ngăn, một ngăn cho dân thổ công quả ở nghĩ tạm, một ngăn chứa lương thực, một ngăn làm kho dụng cụ như máy đào đất, máy giật gốc cây, máy kéo cây và cuốc xuổng v.v... Chức sắc thì ở tạm trong kho chứa dụng cụ ấy. Dân thổ thì nằm dưới đất, các ông thì nằm trên những ghế bố bằng bao tời và cây rừng.
Khu chuồng bò này hiện nay là khu chợ Từ Bi. Phía sau chuồng này có một cái giếng khít bên hông của nhà ông Lê văn Trung bây giờ : Nguyên cái giếng này do một nhóm người đến xin học đạo đào lên. Chính nước giếng này đã làm vị thuốc cứu chửa bao nhiêu bệnh tình của đám dân thổ công quả hơn là những vị thuốc do các thầy lang cả Âu lẩn Á lúc bấy giờ. Những người có bịnh, bất hoặc binh gì, chỉ cần đến múc một chén nước để trước Bửu Điện Chí-Tôn lúc bấy giờ tạm thiết lập nơi nhà ông Trung, có Toà Thánh tạm - nhiều khi số chén nước để trên bửu điện không đủ phải bày la liệt trước sân ông Cư thắp nhang tiếp điển họa phù vào nước là chén nước trở thành vi lương dược. Người đương thời cho rằng chính do huyền diệu linh dược này mà số người tìm về công quả mỗi ngày một đông. Số đân thổ công quả này phần lớn từ Soài Riêng và Khé sè Tiếp hoặc trên miền Nam Vang xuống, có tốp 30, tốp 50 người, mục đích viếng tượng Phật Tổ và nhập môn sau thấy huyền diệu linh dược lại xin làm công quả.
Mọi hoạt động khai phá và xây dựng buổi đầu này Hội Thánh giao cho ông Cao-quỳnh-Cư cai quản. Người ta kể rằng lúc bấy giờ ông thường đi theo tốp người đốn cây, tay cầm cái thước tây cứ đo rồi làm dấu sẵn để tuỳ nghi xử dụng vào việc kiến tạo cơ sở Toà Thánh. Trong khi ấy thì bên nữ phần, bà Cư đóng một vai trò quan trọng Chính bà phải coi ngó việc ăn uống cho một số người công quả mỗi ngày một gia tăng. Sự nấu nướng thì toàn bằng chão to tướng và những mâm cơm thường được thịnh soạn trên những bãi cỏ dưới bóng cây.
Công cuộc kiến thiết đầu tiên là sự xây cất Toà Thánh tạm ( 1 ) để làm nơi an vị các đấng và làm nơi chiêm bái cho số đạo hữu công quả. Đền Thánh làm bằng tranh, cũng đủ tam đài như bậy giờ do cơ bút chi dẫn. Sau khi cất Toà Thánh tạm xong thì tiếp tục cất hậu điện, Đông lang, Tây lang, phòng trà và nhà khách nam nữ, rồi đến trường bọc, nhà dưỡng lão v. v... Mỗi nơi đều có một cái giếng .
Cũng nên nhắc lại rằng công cuộc kiến thiết Toà Thánh lúc bấy giờ quả là một sự nô nức chưng lưng đâu cật của toàn thể quí vị Chức sắc cũng như đạo tâm nam nữ không phân biệt. Ngoài ông Cư chủ chốt việc phá rừng tạo tác cùng ông bà Nguyễn ngọc Thơ lo việc tiếp tế nhu yểu phẩm, lương thực, ta còn chứng kiến sự tiếp tay nồng nhiệt của tất cả các chức sắc lúc bấy giờ và hàng vạn đạo hữu cũng không kém công trình chung tâm xây dựng , tưởng không bút mực nào tả nên cái vẽ đẹp đại đồng tập thể trong đó không một cá nhân nào dám tự nhận mình là hơn. Những trước hết phải nói sự trợ lực của bàn tay vô hình mà mọi người hầu như không ai là không cảm biết.
Sau khi ông Cư mang bệnh tư trần (ngày 1-3-Kỹ-Tỵ- 1929) ông Lê văn Trung thay thế điều khiền mọi công việc. Lúc này, Hội Thánh có mua thêm 50 mẫu đất nữa dúng làm khu dân cư để chư đạo hữu về tề tựu chung quanh Thánh địa. Từ 1931 , Đền Thánh đã được xây cất lại bằng xi măng cốt sắt
(I) trên nền của Đền thánh hiện tại. Nhưng theo lời bà Cao Quỳnh Cư thì Đền Thánh chính thức phải được xây cất trên khu vực Đại Đồng xã hiện nay mới đúng với lời Thánh ngôn , điều mà bà hằng muốn lưu ý cho thế hệ sau biết rõ như thế. (lời bà Cư nói cùng tác giả)
làm thành một trong những kỳ công diểm lệ của nền văn minh Đông-Nam-Á . Công cuộc kiến thiết được tiếp tục sau đó dưới sự cai quản của ông Phạm-công-Tắc,

cho đến năn 1953 mới được khánh thành trong quan niệm đơn độc của phái Tây-Ninh
Nói tóm lại, thời gian này đánh dấu một giai đọan mới bắt đầu nền đạo ở Tây-Ninh mà đặc biệt phần công đầu khai phá được nhắc đến là ông Cao-quỳnh-Cư (1)
Ông Cao-Quỳnh-Cư sinh năm 1881 (?) tại Hiệp-Ninh, Tây-Ninh, thuở nhỏ có theo học tại trường Pháp, sau đó làm thơ ký sở Hõa xa. Năm 1925, ông cùng ông Cao-hòai-Sang (gọi ông bằng chú ruột) và ông Phạm-công-Tắc lập cách xây bàn và từ đó, ông và ông Phạm-công-Tắc là cập đồng tử lập đạo đầu tiên của đạo Cao-Đài.
Ngày 25-4-1926, ông được Thiên-phong Thượng-Phẩm, lập vị cùng một lúc với ông Cao-Hòai-Sang Thượng Sanh. Trong 2 năm đầu khai đạo, (1926-27) ông phế đời hành đạo, ông là người có công trạng nhất trong việc khai khẩn đất rừng ở Tây-Ninh để xây nên Đền Thánh tạm lúc bấy giờ. Do tài ứng-khẩu nhập thần của ông mà những người dân đàn thổ tấp nập làm công quả khiến việc xây dựng Thánh địa được dể dàng.
Đầu năm 1928, vì bất hòa nội bộ, ông lui về nghỉ dưỡng ở Thảo-Xá Hiền-Cung. Đến năm Kỷ-Tỵ (1929) ông mất tại đây, hưởng thọ không quá 40 tuổi.
VII - SỰ KHỦNG BỐ CỦA CHÁNH PHỦ THUỘC ĐỊA
Những sự việc đã đến cho cơ đạo những ngày đầu năm Kỷ
Tỵ (1929) cho ta thấy một thời đại trang trọng sắp bắt đầu. Số
người nhập môn mỗi ngày mỗi tăng chứng tỏ tính chất cứu độ
của nền tôn giáo mới đang bành trướng mạnh.
Lẽ cố nhiên, trong trình cảnh nước nhà bị trị, đó là một sự
kiên phi thường, ngòai sức âm phò mặc hộ của vô hình, nghĩa là
ngoài ý muốn của Trời thì không làm sao có được.
Chính phủ thuộc địa lúc bấy giờ đã thấy cái nguy cơ làm
lung lay nền cai trị đầu độc dân bản xứ vì sự giác ngộ theo tinh
thần đạo-giáo mới nên đã có những biện pháp ngừa trừ và tảo
thanh rất gắt gao. Tuy nhiên, ra tay đàn áp để dập tắt phong trào
như dập tắt một ngọn lửa đã lan tràng khắp nơi không phải là
chuyện dể dàng. Có những lý do làm cho người Pháp không thể
ra mặt khủng bố tức thì mà họ phải theo từng giai đọan một,
từ theo dõi, dò la, cho người vào nhập môn phá rối đến
khủng bố bắt bớ nghiêm cấm, họ đã thi hành từng thời
kỳ. Có thể nói đến khi cơ sở Tòa-Thánh bắt đầu sự xây
dựng tấp nập, chính là lúc Chánh phủ Pháp trông thấy một xứ
Jérusalem mới có hại cho họ nên họ đã ra tay khủng bố (1). Nhưng
các vị chức sắc cầm đầu mối đạo lúc bấy giờ như ông Lê-văn-
(1) Một tạp chí Pháp viết dưới đề mục: Une Jérusalem nouvelle về việc này
(Bulletin de l’École Francaise d’Extrême-Orient).
Trung , Ông Nguyễn-ngọc-Tương, ông Lê-bá-Trang, lại là những
công chức có thế lực với người Pháp trong thời kỳ làm việc với họ
nên Chánh phủ thuộc địa không sờ mó đến nhà lãnh đạo mà họ
lại chĩa mũi dùi khủng bố vào đám đạo hữu ở nông thôn.
Người đương thời cho biết những vụ khủng bố đầu tiên
thường xảy ra ở một vài nơi có sự xô xát giữa tín đồ Cao-Đài
với tín đồ Thiên Chúa giáo. Các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ rất dề
dặt trong vấn đề này vì chủ trương của nền đạo là dung hòa tất cả
tinh ba các tôn giáo, không hề kích bác hay gây hấn với bất cứ
một đạo giáo nào. Người ta không hiểu tại sao có những sự xô xác để
trở thành những vụ khủng bố như thế, nhưng cũng không ai cần
tìm hiểu nguyên do. Dù sao thì các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ cũng
không có hành động gì khác hơn là cầu xin Thánh ý để đối phó với
tình hình và đồng thời cố hàn gắn những đổ vỡ đã xảy ra trong
những người có tín nguỡng dù họ có cậy vào thế lực bào để đàn áp tín đồ.
Sau đây là những văn kiện còn ghi thời bấy giờ cái thái độ của
Vô hình và của các nhà khai đạo trước những biến cố xảy ra.
THÁNH LỊNH
Ngày 8-3-1927, tại Từ-Lâm-Tự, đức Cao-Đài có giáng cơ dạy như vầy:
“Thầy các con,
Thầy tưởng các con đã hiểu vì cớ nào Chính phủ Lang-sa nghi
ngờ như vậy. Vì các con chẳng tỏ ra rõ ràng Đạo là Đạo, cái
chính-trị là chính-trị. Các con chỉ vì Đạo là phận sự của các con.
Các con cũng chỉ biết đạo mà thôi. Các con cũng nên bạo gan mà
nói trước mặt vạn-quốc cùng chính phủ rằng các con là người đạo
biết giúp đở nhơn sanh, dạy dổ nhơn sanh chớ chẳng biết chính trị
là gì. Dầu ai buộc các con cam đoan thì Thầy tưởng các con cũng
không ái ngại. Trong đạo duy có một điều làm cho chánh phủ không
vừa lòng là mỗi nước muốn cho phân cách nhau mà đạo lại hiệp
thì các con cũng nên làm ơn nói với người Lang-sa rằng nhờ đạo
mà các sắc dân đặng yêu mến nhau: phải lấy sự yêu mến mà buộc
tình người thì quyền hành kia mới bền vững. Cười…
Trung. Con phải tức tốc đến thuyết đạo với người Lang-sa
Blanchard de la Brosse nghe. Nói một phen nữa. Thoảng như chẳng
nghĩ tình thì phải đánh giây thép cho Chánh phủ bên Tây mà kêu nài.
Sau Thầy sẽ dạy…”
NHƠN SỰ
Ông Lê-văn-Trung vân theo Thánh lịnh đến gặp Blanchard de
la Brosse, lúc bấy giờ là Thống-Đốc Nam-Kỳ, để kêu nài mọi sự bắt
bớ khủng bố, rồi cho in phát ra một bài bố cáo cùng đạo hữu, nguyên văn như sau:
“ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
BỐ CÁO CÙNG CHƯ ĐẠO HỮU”
“Nay là buổi Thiên-Địa tuần huờn, hoằng khai Đại-Đạo,
đức NGỌC-HÒANG THƯỢNG-ĐẾ, vì thương nhân lọai, rộng mở Đạo
Trời, để dìu dắt sanh linh vào đướng đạo-đức, hầu hưởng phước về sau.
Trót một năm trường, chúng ta đã chẳng nài khó nhọc, ra công
phổ độ khắp nơi, mong sao cả dân chúng cải ác tùng lương, mà chung
hưởng ngày Nghiêu tháng Thuấn.
Nay Đại-Đạo lập thành, Tân Luật đã ban ra, chúng ta cứ do
theo đó mà hành đạo.
Về phần Thiên-Đạo phải hết lòng thành kính đức NGỌC
HÒANG THƯỢNG ĐẾ cùng chư Thần Thánh Tiên Phật, phải
cùng trau dồi đức hạnh, dưỡng tánh tu tâm mà hồi minh khử ám.
Còn về phần Nhơn-Đạo, ta phải tuân theo phép Nước, giữ
phận thần dân, làm lành lánh dữ, mỗi mỗi phải do luật pháp mà cư
an, sưu lo thuế đóng, kính trọng quan viên, giúp nạn kẻ khó.
" xin nhớ mấy câu trong kinh Sám Hố đây cho lắm :
Chớ làm con giặc tôi loàn ,
Thuế sưu đóng đủ, Đừng toan kế tà.
" Trong đạo hữu mới nhập môn, có một ít người chưa rõ tôn
chỉ tối cao tối trọng của Đao Trời buông lời đồn huyển rằng :
"vô đạo rồi thì tùng LUẬT .ĐẠỌ mà thôi, khỏi chiu dưới quyền QUỐC PHÁP.
"Lời đồn huyển ấy rất trái lẽ. Tuy tu hành mặc dầu, chớ
không ra khỏi Luật Pháp Chinh phủ đặng. Làm đến bực Hoà
Thượng mà có tội cũng chẳng khỏi ị xử theo luật hình mà được.
"Về phần TIN TƯỞNG TỰ DO, tôi cũng nên tỏ cho chư
ĐẠỌ HŨU hay rằng : Không ai đặng phép ngăn cản chúng ta
trong việc phụng thờ TRỜI PHẬT. Ta tin tưởng đức NGỌC
HOÀNG THƯỢNG Đế, ta sùng bái Ngài, không một ai phạm
đến quyền TỰ DO ấy của ta được.
" Chớ nghe đồn huyển rằng Chảnh phủ bắt đạo mà sợ , rồi
dẹp THIÊN BÀN, cuốn THÁNH TƯỢNG ; ấy a một điều đại
tội cùng TRỜI PHẬT đó.
" Chính phủ Đại Pháp rất công ; ai làm lành được bề êm tịnh,
ai làm dử bị tội tù. Chúng ta tu là lo làm lành, mà đã lo làm
lành thì bi tội nỗi gì ?.
" Nếu Chánh phủ muốn ngăn cầm điều chi thì chạy tờ Châu
tri, dán Yết thi khắp nơi cho nhơn dân rõ biết, đâu đó phân minh, .
đường đường chánh chánh.
" Còn nếu không có châu tri cùng yết thi thi xin chư đạo hữu
chớ vội tin mà lầm mưu kẻ NGHỊCH ĐẠO .
" Trong chư đạo hữu, thoảng như có ai bị CƯỜNG QUYỀN áp
chế về việc phụng thờ THUỢNG Đế, xin mau mau gởi thơ cho
tôi . Tôi sẽ dụng hết công tâm kêu nài cùng Chánh phủ để làm
cho kẻ ấy biết trọng quyền TIN TƯỞNG TỰ DO của chúng ta. (l)
Nay kính,
. LÊ VĂN TRUNG
Thiên ân
Thượng Trung Nhựt
Tờ bố cáo không ghi ngày nào, nhưng ta cũng biết rõ là
trong lúc này chính là lúc Chánh phủ Thuộc đia đã nghi kỵ bắt
bớ tín đồ nhiều lắm.
Việc này Chính phủ thuộc địa lúc bấy giờ đã xem như một
lo âu lớn lao nhất. Nhiều tờ báo Pháp đã lên tiếng lo ngại cho
phong trào đạo giáo mới và cho rằng đó là một sự xem thường
nhưng trở thành nguy hiểm đáng sợ (2)
Sau đây là bản Báo Cáo của Bộ Trưởng bộ Thuộc Địa Léon
Perrier gởi lên Tổng Thống Cộng Hoà Pháp lúc bấy giờ là Gaston
Doumergue ghi ngày 4-10-1927, biểu lộ rõ rệt sự lo ngại và quyết
tâm đàn áp phong trào đạo giáo mới :
("Số 485 Báo cáo đệ trình Tổng Thống Cộng Hoà Pháp - ngày4-10-1927
" Bộ Trưởng Thuộc đia giám-đốc Chính trị vụ - Phòng 4)
'Kính Tổng Thống,
" Điều 9l của Hình Luật mẫu quốc được áp dụng tại Đông
Dương do Nghi định ngày 6-3-1877 phạt tội mưu sát và gây loạn
nhưng không đề cập đến những mưu mô có tính cách vi phạm an
ninh công cộng và gây ra những cuộc rối loạn trầm trọng.
" Điều 91 của hình luật bản xứ, như đã nêu ra trong Nghị Đinh
ngày 31-12-1912 đã dự phòng tội mưu sát, tội gây loạn và những
(l) Những chữ in lớn trong bài là để cho đúng theo bảng in nguyên văn lúc ấy.
(2) Theo tài liệu dưới nhan đề Une Jésusalem nouvelle của tạp chí
Bulletin de L'Ecole francaise d'Etrême-Orient.
mưu mô nêu trên nhưng không đề cập đến những hành động có tính
cách gây hận thù Chính quyền Pháp hay Chính quyền bị trị và kích
thích dân chúng vi phạm luật lệ nhà nước.
" Vả lại những hành động và mưu mô này không thể căn cứ
theo báo chí mà bị luật pháp trừng phạt. Thường những tội phạm
này không hoạt động công khai trên báo chí. Thật ra đó chỉ là những
sự kiện bí mật của những tổ chức thần bí đã lan tràn mọi nơi
trong bản xứ. Lại nửa, những sự kiện này chỉ mang một đặc tính
thiết yếu công khai thật sự nếu người ta ráp sự kiện này lại với
sự kiện khác ; nhưng dù sao thì những sự kiện này cũng không phát
giác được đặc tính công khai đề có thề trừng phạt các báo chí liên
hệ Như thế có nghĩa là báo chí vẫn không hề bị kiểm duyệt những sự kiện này.
" Từ đó, chẳng khác gì những biện pháp đã thi hành mới đây trong
trường hợp tương tợ ở An-Giê-Ri, là cần phải bổ khuyết vào Nghi
Đinh 91 của Hình luật mẫu quốc theo tinh thần ấn định trong bản báo-
cáo này, và phần bổ khuyết này được tuyên bố áp dụng cho dân bản
xứ và dân Á châu đồng hoá thuộc quyền tài phán của Pháp.
Do những sự kiện trên, với sự đồng ý của Toàn Quyền
ở Đông Dương tôi đã soạn thảo đạo nghị định đính kèm mà tôi
kính đệ lên Ngài duyệt y , sau khi được sự phê chuẩn của Bộ Trưởng bộ Tư Pháp.
" Tôi xin Tổng Thống nhận nơi đây lòng thành kính của tôi.
Bộ Trưởng Thuộc Đia
LÉON PERRIER
(ấn ký)
Nguyên văn tờ Báo Cáo như sau :
" No 485 Rapport au President de la République francaise
4 Octobre 1927
(Ministère des Colonies. Direction des Affaires politiques. 4 ème
Bureau)
" Monsieur le Président,
" L'article 91 du Code Pénal métropolitain rendu applicable en
Indochine par le Décret du 6 Mars 1877 , punit l'attentat et le com-
plot , mas ne vise pas les autres manoeuvres de nature à compromette
la sécurit1 publique et à occasionner des troubles graves.
" L'article 91 du Code Pénal indigène, tel qư'il résulte du Décret
du 31 Décembre 1912, prévoit bien l'attentat, le complot et les dites
manoeuvres mais laisse de côté les agissements de nature à provoquer
la hain du Gouvernement francais ou des gouvernements protégés et
à exciter la population à enfreindre les lois du pays.
" D'autre part, ces agissements et manoeuvres ne peuvent être
saisies par la législation sur la presse. Ils ne s'exercent pas d'ordi-
naire par la publicité des journaux. Ils sont plutôt le fait d'émissaires
de certaines associations occultes qui se répandent dans tous les milieux
indigènes. Or ces faits qui comportent nécessairement une véritable
publicité. Si on les rapprocbe les uns des autres ne revèlent pas
toutefois, la publicité caractéristique exigée pour la répression đes
lédit de presse. Ils risquent donc de demeurer sans sanctions.
" Il importe, dès lors, par analogie avec la mesure prise
récemment, à cet égard en Tunisie, de compléter l'article 91
du Code pénal métropolitain dans le sens indiqué par le présent
rapport et de le déclarer applicable aux indigènes et asiatiques
assimilés justiciable des juridictions francaises.
" En conséquence, j' ai fait préparer, d' accord avec le Gouver-
nement général đe 1' Indochine, le décret ci-jont que j' ai 1' honneur
de soumettre, après avolr obtenu le contreseing du Garde des
Sceaux, Ministre de la justice, à votre Haute Sanction
" Je vous prie d' agréer, Monsieur le Président , l' hommage
de mon profond respect.
Le Ministre des Colonies,
Signé,
LÉON PERRIER
( trích BULLETIN OEFICIEL DU MINISTÈRE DES COLONIES 1927,
trang 1666-1667 )
Thật ra, Chính phủ thuộc đia lúc bấy giờ đã không còn đám
xem thường những tổ chức cơ bút đương thịnh hành trong các
giới đồng bào đang say sưa theo tín ngưỡng mới. Tuy nhiên,
trọng nội bộ nhà đạo, những sự cầu cơ được lan rộng ra cùng
khắp nơi bên ngoài phạm vi Toà Thánh Tây ninh, làm thành một
phong trào cơ bút tiếp nối phong trào nhóm khởi trước ngày
khánh thành Từ Lâm Tự.
Người ta không thể hiểu tại sao ngày Rằm tháng 10 Bính Dần,
dù lệnh Vô hình do cơ bút các ông Cư-Tắc giới hạn sự xử dụng
và phổ biến ra ngoài, nhưng vẫn ầm ỉ những nhóm khác lẻ tẻ có
thể tạo thành mối lo ngại cho các ông tại Tây Ninh mà cũng
sự lo ngại của Chánh phủ Pháp như đã có.
Người ta cũng không hiểu tại sao phong trào cơ bút lại cứ
lan rộng âm ĩ như vậy, dù chưa quan niệm được đó là đầu dây
mối nhợ của sự chia rẽ cơ đạo sau nầy.
Trong tờ Châu Tri làm tại Toà Thánh đề ngày 3-7-1932, có
dẫn bài Thánh ngôn sau đây :
" Thứ Tư, 15-1-1927
" Thái Bạch
"Hỉ chư Đạo hữu, chư đạo muội, chư chúng sanh.
" Chư Đạo hữu, bình thân.
"Đạo của Thầy ngày nay và từ đây sắp tới nhân loại hoan
nghinh lắm đó. Lão rất vui mừng thấy hạnh đạo của chư Hiền
hữu công quả trong lúc Tam kỳ Phổ độ này, làm nỗi nặng nề,
mười phần nhơn sanh chư hiền hữu phải độ tới chín. Than ôi !
Hể đạo càng thạnh thì nghịch lại càng nhiều . Trên chính-phủ hằng
đề mắt nghi nan, dưới bọn ma hồn quỉ xác theo kích bác, chư
Hiền hữu phải chiu khổ nhục trăm điều, nếu Lão có lời căn dặn
là thấy cực nhọc của chư đạo hữu, muốn toan cắt bớt nên phải
dặn lấy sự cẩn thận, nhịn nhục dè dặt mà hành đạo. Chính phủ
hằng dòm ngó chư hiền hữu , nghĩ nỗi buồn cười, tri nhi vô giáo
nay đặng hữu tri hữu giáo mà lại nghi nan.
" Lão khen nhiều người chẳng kể quyền cao chức trọng phế
trọn sự đời mà hành đạo, nhứt là người đương thời dưới quyền
chánh phủ, như hai cột đạo là TƯƠ NG, TRANG ; kế nữa người
đạo công là HÓA, chẵng cần phải nói đến mấy em nhỏ chịu cực
nhọc cùng đạo trăm điều. Khen thay dườmg ấy mà chẳng một lời
than thở, Lão mới để dạ lo lường . Nếu Lão nói rõ ra sợ e chư
hiền hữu kinh khủng sợ sệt nên dặn rằng : Đạo vốn nơi cơ bút
mà phát thành, vậy khuyên cẩn thận cho lắm. Đời với đạo chẳng
đồng, tuy biết có đời mới có đạo, có đạo mới có đời nhưng đạo
đời hằng nghịch lẫn. Vậy Lão tỉ thí như trong bọn của chư Hiền
hữu muốn toan phản loạn, nắm cơ viết đùa ra hay là quỷ nhập
viết ra rằng Thầy xúi chư Hiền hữu làm giặc thì đạo phải thế nào ?
" Ông Trung trả lời : " Như có Thánh ngôn bất chính thì chư đệ
tử không tuân theo
" Nếu nói rõ ràng đường ấy còn luận đến làm gì ?
" Nếu Lão chẳng vì lời Thầy dạy bảo thì đã cấm cơ bút rồi. Vậy
Đạo chưa thành, Lão kỳ tới cuối tháng sáu năm sau thì cấm cơ
bút phổ độ, sắp đặt laị , khi lạy đạo có Cư-Tắc phò loan, đại đàn
thì có Đức-Hậu, Mỹ -Ngọc và Sang phò, còn kỳ dư dùng khai
tiểu đàn mà thôi nghe à !
" Chẳng phải vậy gọi chắc. Chính trị muốn thế nào thì đặng
thế ẩy , nhứt là quốc gia, chư hiền hữu còn dưới quyền Chánh phủ
Lang sa cai trị . Lão tưởng chẳng nói thì chư hiền hữu cũng đã hiểu
(Trích Châu tri Toà Thánh nay 3-7-32)
Đối với những nhân vật chính trị thuộc đia lúc bấy giờ , ta đọc
được những sự kiện sau đây :
" Trong tờ La Dépêche Coloniale, số ra ngày 15-5-1928, ông
Jehan Cendrieux cho biết có một sự mệt mỏi ở Đông Dương (un
malaise indochinois) truy nguyên là do nước Pháp quá tin tưởng
vào sự Âu hoá của mình bằng cách làm cho ngườl Việt Nam thay
đổi không còn nghĩ đến nguồn cội cổ truyền đến nổi họ sẽ không
nhận được rằng họ không cần tìm lại quá khứ để sống; và nếu có
hướng về quá khứ thì cũng không có gì đáng nói. Chính do sự
mệt mỏi về tinh thần đó mà người dân đã tìm ra được sự bù
trừ khác có thể khứng nạp được ... nghĩa là trong những mê say
huyển hoặc . Do đó, ngay sau khi mới xuất hiện, đạo Cao~Đài đã
trở thành phong trào sôi động mãnh liệt của người dân Việt Nam. ...
"Tờ Midi Colonial ra ngày 1-7-1931 , nói đến một sự gian lận
to lớn (vaste escroquerie), một mối nguy cơ thật sự cho nền trị an
ở cõi Đông Dương (un véritable danger pour la sécurité de l'indo-
chine) Tuy nhiên , vào những năm 1930 và 1931 , nhiều phong trào
Cộng sản nổi dậy gây đổ máu nhiều nơi ở Việt nam, nhưng người
tín đồ Cao-Đài không tham dự vào những phong trào này. Ông
Nghi viên Nam kỳ Ernest Outrey, ban đầu rất chống đối đạo Cao
Đài có viết ngày 18-7-1932 như sau : " Không ưa thích gì về tôn
giáo Cao-Đài , tôi đã nghi ngờ đố kỵ họ thật sự. Thật sự tôi đã
xin chánh phủ kiểm soát họ gắt gao bằng đủ mội cách, nhưng đến
hôm nay thì tôi có thể nói rằng những tài liệu buộc tội đạo Cao-Đài
mà tôi đã nhận được , đều không đúng, nếu không sai lạc thì cũng
đã nói quá đáng cho họ . . : Đó là điều kiến tôi có thái độ khoan
hồng để tôn giáo Cao-Đài được tự do tín ngưỡng (C'est ce qui m'a
déterminé à leur déclarer que j'étais à réclamer en leur faveur
un régime de liberté pour la religion qu' ils pratiquent) "
. (Trích Le Caodaisme của Gustave Meillon)
Kết luận
Thật là một điều lạ khi đạo Cao-Đài xuất hiện tại nước Việt-
Nam, mà còn lạ hơn nữa là nền đạo lại xuất hiện trong hoàn cảnh
nước non này bị trị . Nhưng dù chánh phủ Pháp có ngăn cấm có 
nghi ngờ , hay có mưu toan khủng bố đàn áp thì đạo Cao-Đài vẫn
trưởng thành trong sự hy sinh tin tưởng của tín đồ. Đó là một
sự thật hiển nhiên trong tinh thần tổ hợp giữa THIÊN và NHƠN vậy ( 1 )

______________
(I) Tưởng cũng nên ghi ra đây nguồn văn Nghị định kèm trong bản
Báo cáocủa Léon Perrier để chư vị đọc giả tưòng lãm :
" Décret
" Le Président de la République francaise
" Vu l'article 18 du Sénatus-consulte du 3 Mai l854
" Vu l'article 4 du Décret du ler décembre 1858'
" Vu le Décret du 6 Mars 1877 rendant le Code Pénal métropolitain
applicable aux diverses colonies.
" Vu le Décret du 31 Décembre 1912 , déterminant les disposions du
Code pénal applicables par les Juridictions-francaises de l'indochine
aux indigènes et asiatiques assimilés
"Décret
" Article 1er : L'article 91 du Code pénal est pour l'Indochine complé-
té par les dispositions suivantes :
" Article 91 : Les autres manoeuvres et actes de nature à compromet-
tre la sécurité publique ou à occasionner des troubles politiques gra
ves et à provoquer la haine du Gouvernement francais ou des gơưver
nements protégés , à enfreindre les lois du pays seront déférés aux
tribunaux correctionnels et punis d'un emprisonnement d'un an à cinq
ans . Les coupables pourront ệtre en outre interdits en tout ou
partie des droits mentionnéc en l'article 42.
Fait à Rambouillet le 4 Octobre 1927
Signé,
Gaston Doumergue "
(Trích Bulletin Officiel du Ministère des Colonnies 1927 , trang 1667-1668 )l

Trở lại MỤC LỤC