z


LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

Sự thành hình Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài
Thời kỳ khai đạo tại Từ Lâm Tự tuy bề ngoài khoác một bộ mặt
tà quái làm cho thiên hạ bán tín bán nghi như thế mà bên trong đã
hàm súc những yếu tố xây dựng làm căn bản cho cơ Phổ Độ không
ai có thể ngờ tới được. Đó là việc thành lập và ban hành nền luật
pháp của Đại-Đạo trên bi văn kiện căn bản : PHÁP-CHÁNH-
TRUYỀN và TÂN LUẬT
PHÁP-CHÁNH-TRUYỀN

Nhìn chung, Pháp Chánh Truyền là một văn kiện qui định việc
tổ chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài . Nội dung có những điểm rất
mới mẻ. Đó là sự đối xử giữa hàng giáo phẩm với nhau, và giữa tín
đồ với hàng giáo phẩm. Tất cả đều xem như anh em trong một nhà.
Trên hết là chức vi Giáo Tông được xem như Anh Cả của toàn đạo.
Không có sự suy tôn thái quá theo những hình thái phong kiến ngày xưa.
Bài Thánh ngôn sau đây được ghi trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyến
ngày 16-10-Bính Dần (20-11-26) tức là ngay sau khi cuộc biến xảy ra
tại Từ Lâm Tự. Đức Cao Đài giáng dạy phò loan là các ông Cư,
Tắc. Theo lời ông Nguyễn trung Hậu thì buổi đàn này , cơ viết rất
nhanh , ông Giáo hữu ... Sơn điển ký viết lại không kịp Ơn Trên
bảo ông Hậu viết tiếp mới kịp
Nguyên văn bài Thánh ngôn như sau :
" GIÁO TÔNG nghĩa là anh cả các con, có quyền thay mặt Thầy
mà dìu dắt các con trong đường Đạo và đường Đời. Nó có quyền
về phần xác chớ không có quyền về phần hồn .Nó đặng phép thông
công cùng Tam thập lục Thiên và Thất thập nhị địa giới đặng cầu rổi
cho các con , nghe à ! Chư môn đệ tuân mạng.
"CHƯỞNG PHÁP của ba phái là Đạo , Nho , Thích . Pháp luật
Tam giáo tuy phân biệt nhau song trước mặt Thầy vốn coi như một.
Chúng nó có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành hoặc là nơi
Giáo Tông truyền xuống , hay là nơi Đầu sư dâng lên. Như hai đặng
chẳng thuận thì chúng nó phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên
Đài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại hay là hai đàng tuỳ ý mà lập
luật lại Vậy chúng nó có quyền xem xét kinh điển trước khi phổ
thông. Như thoảng có kinh luật chi làm hại phong hoá thì chúng nó đã
trừ bỏ chẳng cho xuất bản. Buộc cả tín đồ phải vùa sức mà hành sự
trước mặt luật đời. Thầy khuyên tác con rán xúm nhau vùa giúp
chúng nó. Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ trên mỗi
luật mới đặng thi hành. Chư môn đệ tuân mạng
" ĐẦU SƯ có qưyền cai tri phần đạo và phần đời của chư môn
đệ Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê
chuẩn. Luật lệ ấy phải xem xét một cách nghiêm ngặt, coi phải có ích
cho nhân sanh chăng . Giáo Tông buộc phải giao cho Chưởng Pháp xét
nét trước khi phê chuẩn . Chúng nó phải tuân lịnh Giáo Tông , làm y
như luật lệ Giáo Tông truyền dạy. Như thoảng luật lệ nào nghịch vói
sự sanh hoạt của nhơn sanh thì chúng nó được phép nài xin huỷ bỏ.
Thầy khuyên các con phải thương yêu và giúp đỡ lấy nó. Thầy lại
dặn các con như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi nó.
" Ba chi tuy khác , chớ quyền luật như nhau. Như luật lệ nào
Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên không tuân mạng thì
luật lê ấy phải trả cho Giáo Tông. Giáo Tông truyền lịnh Chưởng
pháp xét nét lại. Chúng nó có ba cái ấn riêng thau, mỗi tờ giấy chi
chi phải có ấn mới thi hành, nghe à. Chư môn đệ tuân mạng. .
" PHỐI SƯ mỗi phái là 12 người cộng là 36 người , trong 36
vị ấy có ba vị Chánh Phối Sư. Ba vị ấy đặng thế quyền cho Đầu Sư
mà hành sự, song chẳng quyền cầu phá luật lệ, nghe à ! . . . Chư
Môn đệ tuân mạng.
" GIÁO SƯ có 72 người trong mỗi phái là 24 người. Giáo-Sư là
người để dạy dỗ chư môn đệ trong đường Đạo với đường Đời. :
Buộc chúng nó lo lắng cho các con như anh ruột lo cho em.
Chúng nó cầm sổ bộ của cả tín đồ. Chúng nó phải chăm nom
về sự tang hôn của mỗi đứa. Như tại châu thành lớn thì mỗi
đứa đặng quyền cai quản cúng tế Thầy như thể Đầu Sư và Phối
Sư Chúng nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật lệ làm hại
nhơn sanh, hay là cầu xin chế giảm luật lệ ấy. Chúng nó phải
thân cận với mỗi Môn đệ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ,
nghe à !... Chư Môn đệ tuân mạng.
" GIÁO HỮU là người để phổ thông Nhơn đạo của Thầy.
Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật lệ đạo. Ba ngàn Giáo
hữu chia ra đều mỗi phái là 1000, chẳng nên tăng thêm hay là .
giảm bớt. Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chùa trong mấy tỉnh nhỏ.
" LỄ SANH là ngưới có hạnh, lựa chọn trong chư Môn đệ mà
hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi Tín Đồ.
Thầy dặn các con hiền rõ rằng Lễ Sanh là người Thầy yêu mến,
chẳng nên hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng Lễ Sanh mới
mong bước qua hàng Chức sắc ; kỳ dư Thầy phong thưởng riêng
mới đi khỏi ngã ấy mà thôi, nghe à ! . . Chư môn đệ tuân mạng.
" Đầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ ba vi công cử.
" Phối Sư muốn lên Đầu Sư thì nhờ 36 vị kia công cử.
" Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì nhờ 72 vi kia xúm nhau công cử.
" Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư thì nhờ 3000 vị kia xúm nhau công cử.
" Lễ Sanh muốn lên Giáo Hữu thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
" Môn Đệ muốn lên Lễ Sanh thì nhờ cả Môn đệ xúm nhau công cử.
" Kỳ dư Thầy giáng cơ phong cho người nào thì mới ra khỏi
luật lệ ấy mà thôi.
" Còn Giáo-tông thì hai phẩm Chưởng-Pháp và Đầu Sư tranh
đặng song phải chịu cho toàn Môn đệ công cử mới đặng , kỳ dư
Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
"chư Môn đệ tuân mạng.
" Thầy ban ơn các con .
(THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN trang 37-38-39)
3- Sự thành hình Tân Luật
Như đã đề cập trên, giai đoạn Từ Lâm Tự là giai đoạn thành
hình Luật Pháp đạo. Nhưng lại do hai phần xây dựng khác nhau
biểu hiện rõ rệt tính chất Thiên nhân hiệp nhứt của tông chỉ Đai
Đạo Đó là sự thành lập Pháp .Chánh Truyền cho đạo Cao Đài
giáng cơ chỉ dạy , và sự thành lập Tân Luật do các nhà khai đạo
hiện thời vâng lịnh của Vô Hình soạn thảo và được cơ bút duyệt y.
Công việc đượ diễn tiến như sau :
THÁNH LỊNH
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ghi ngày 20-12-26, tại Đại Đàn Chợ -
Lớn, đức Cao Đài có dạy như sau :
" Thầy các con.
" Chu Môn Đệ nghe ! Thầy đã muốn cho hoàn toàn phải cần có
luật , mà hể có luật thì cần phải do nơi đó mà hành đạo mới khỏi
điều sơ thất đặng. Nhiều đứa nhờ công quả chút ít mà đặng Thầy
trọng dụng là cố ý để cho chúng nó đặng vui lòng mà bước tới;
dè đâu đã chẳng trông sợ nơi lịnh Thầy lại lấy ý riêng mà làm cho
có lợi kích bác trong đạo. Thầy hỏi có đặng tội chăng ? Nếu Thầy
chẳg lấy đức Từ Bi mà dìu dắt các con thì chư Thần Thánh đã phạt
mấy đứa ấy nặng nề hơn nữa. Các con khá liệu mà hành đạo..."
(T. N. H. T. trang 46)
Sau đó , ngày 24-12-46, đức Cao Đài lại dạy :
" Thầy mừng các con,
" Các con ôi ! Nếu nói rằng Thầy đã nhiều cực nhọc từ ngày
khai đạo đến chừ, Đạo đặng phổ thông mau chóng dường này thì
đáng lẽ Thầy mừng các con lắm mới phải. Sao Thầy lại buồn ?
" Các con ôi ! các con đã chịu lắm khổ não nơi biển trần buồn
này, từ mười ngàn năm rồi đã ở dưới quyền tà quái áp chế. Vì
vậy mà Thầy phải phế hết Bạch Ngọc kinh, Huỳnh Kim Khuyết giáng
trần độ rổi các con, chớ chi Thầy đến mà làm cho giảm sự khổ não
các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ nào còn lập TÂN LUẬT ràng
buộc các con thêm nữa ?
" Vì cớ gì mà Thầy buồn ? Thầy tỏ thật cái Luật Lệ Thầy khiến
các con hiệp chung trí mà lập thành đây , nó có ảnh hưởng về đạo
đức Tiên phong Phật sắc của các con , nên Thầy buộc mình cam chịu
vậy; chẳng luật lệ thì trái phép , mà trái phép thì thế nào vào Bạch
Ngọc kinh cho đặng ? Vậy các con rán làm phận sự cho hoàn toàn,
rồi có Thái Bạch giáng cơ sủa luật
(T. N. H. T. trang 47)
Nội Dụng TÂN LUẬT :
TÂN LUẬT thuộc phần Đạo Pháp gồm tám chương do các
Ông Lê Văn Trung , Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Tương , Nguyễn
Trung Hậu , Phạm Công Tắc v.v.. cùng dư thảo, một phần căn cứ
vào Thánh ngôn do đức Cao Đài chỉ giáo, một phần dung nạp các
cựu luật của các Tôn giáo xưa,
ĐẠỌ PHÁP
CHƯƠNG MỘT : Về Chức sắc cai trị trong đạo
Điều thứ nhứt : Trên hết có một phẩm GIÁO TÔNG là Anh Cả, có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt cả tín đồ trong đường Đạo và đường Đời. Đức Giáo Tông có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Đức Giáo Tông đặng phép thông công cùng tam Thập Lục Tiên và Thất thập nhị địa giới mà cầu rổi cho cả tín đồ.

Chư Tín đồ phải, tuân mạng lịnh phẩm ấy.
Điều thứ hai : Kế đó có ba vị CHƯỞNG PHÁP của ba phái là Nho Thích Đạo. Ba vị ấy có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc của Giáo Tông truyền xuống, hoặc của Đầu sư dâng lên. Như hai đặng chẳng thuận thì phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Đài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại. Ba vị ấy có quyền xem xét kinh điển trước khi phổ thông : như có kinh luật chi làm cho hại phong hóa thì ba vi ấy phải trục bỏ chẳng cho xuất bản. Mổi Chưởng Pháp có ấn riêng Ba ấn phải có đủ trên mỗi luật mới đặng thi hành. Chưởng Pháp phải can giáng sửa lổi cho Giáo Tông. Nếu cả ba thấy lẽ vô đạo của Giáo Tông có quyền kiện nơi Toà Thánh.
Điều thứ ba : Ba vi Đầu Sư của ba phái có quyền cai trị phần Đạo và phần Đời của tín đồ. Ba vi ấy đặng quyền lập luật song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn. Ba vị ấy phải tuân mạng lịnh Giáo Tông truyền dạy. Như khoản luật lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh thì ba vị ấy được nài xin huỷ bỏ. Như luật lệ nào Giáo Tông đã truyền đay mà cả ba đều ký tên không tuân mạng thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông ; Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại. Ba vị ấy có ba ấn riêng nhau mỗi tờ giấy chi chi phải có đủ ba ấn mới thi hành.
Điều thứ tư : Ba mươi sáu vị PHỐI SƯ chia ra mỗi phái là 12 vị trong ấy có ba vị CHÁNH PHỐI SƯ . Ba vị ấy đặng thế quyền cho Đầu Sư mà hình sự song chẳng quyền cầu phá luật lệ.
Điều thứ năm : GIÁO SƯ có 72 người trong mỗi phái có 24 người .

Giáo Sư là người dạy dỗ chư tín đồ trong đường đạo và 192
đường đời. Buộc Giáo sư lo lắng cho chư tín đồ như anh ruột lo cho em. Giáo-sư cầm sổ bộ của cả tín đồ, phải chăm nom về sự tạng hôn của mọi người . Như tại Châu thành lớn, Giáo sư được quyền cai quản và cúng tế Thầy như thể Đầu Sư và Phối Sư. Giáo-sư phải thân cận với tín đồ như anh em một nhà cần lo giúp đở.
Điều thứ sáu : Giáo Hữu là người để phổ thông chơn đạo của Thầy , đặng quyền xin chế giảm luật lệ đạo, đặng pháp hành lễ khi làm chủ mấy cái chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Có 3000 Giáo-Hữu mỗi phái 1000,

chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt.
Điều thứ bảy : LỄ SANH là người có hạnh, lựa chọn trong chư tín đồ mà hành lễ. Lễ Sanh đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín đồ. Phải vào hàng Lễ sanh rồi mới mong bước qua hàng chức-sắc. Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh ngôn mà đem ra.
Điều thứ tám : Đầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ ba vị công cử nhau.
PHỐI SƯ muốn lên Đầu Sư thl nhờ 36 vị công cử lên.
GIÁO SU muốn lên Phối sư thì nhờ 72 vị công cử lên.
GIÁO HỮU muốn lên Giáo sư thì nhờ 300O vị xúm nhau công cử.
Ngôi GIÁO TÔNG thì hai phẩm Chưởng Pháp và Đầu Sư tranh đặng song phải chịu toàn tín đồ công cử mới đặng.
Kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh ngôn mà đem ra.
CHƯƠNG HAI : Về người giữ đạo. .
Điều thứ chín : Muốn xin nhập môn phải có hai người đạo đức tiến dẫn đến người làm đầu trong họ. hai người tiến dẫn phải lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người mới cho biết đạo lý.
Điều thứ mười : Mỗi Thánh thất từ đây phải lập minh thệ . Còn ai mới vô đạo, nội ngày đem tên vào sổ phải ra đứng giữa đại điện thề liền . Buộc phải thuộc kinh và thông hiểu luật pháp của Đại-Đạo truyền ra.
Điều thứ mười một : Người làm đầu trong họ hay là chức-sắc thay mặt cho mình phải đến làm lễ cùng khai đàn trấn thần an vị cho người mới vào đạo.
Điều thứ mười hai : Nhập môn rồi gọi là tín đồ Trong hạng tín đồ có hai bực ;
1- Một bực còn ở thế có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ hoặc sáu hoặc mười ngày trong tháng, phải giữ ngũ giới cấm và tuân theo Thế luật của Đại Đạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ đạo mà thôi, vào phẩm hạ thừa.
2. Một bực đã giữ trường trai giới sát và tứ đại điều qui, gọi là vào phẩm thượng thừa.
Điều thứ mười ba : Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ mười ngày sắp lên được thọ truyền bửu pháp vào tịnh thất có người chỉ luyện đạo.
Điều thứ mười bốn : Chức-sắc cai trị trong đạo từ bực Giáo-Hữu sắp lên ,

phải chọn trong bực người thượng thừa mà thôi .
Điều thứ mười lăm : Bực thượng thừa theo Đại-Đạo buộc phải để râu tóc ăn mặc thường phải dùng toàn đồ vải trắng hoặc mặc theo phái mình, song phải tuỳ tiện chẳng nên xa xỉ.
CHUƠNG BA : Về việc lập họ.
Điều thứ mười sáu : Nơi nào có đông tín đồ được chừng 500 người sắp lên thì được lập riêng một họ, đặt riêng một Thánh Thất, có một chức sắc làm đầu cai trị.
Điều thứ mười bảy : Sự lập họ phải có phép đức Giáo-Tông và phải do nơi quyền ngươi.
Điều thứ mười tám : Bổn đạo trong họ phải tuân mạng linh của chức-sắc làm đầu trong họ, nhứt nhứt phải do nơi người, chẳng đặng tự chuyên mà trái đạo.
Điều thứ mười chín : Một tháng hai ngày sóc vọng, bổn đạo phải tựu lại Thánh thất sở tại mà làm lễ và nghe dạy. Trừ ra ai có việc được chế
Điều thứ hai mươi : Chức-sắc giữ Thánh thất mỗi ngày phải làm tiểu lễ bốn lần theo tứ thời Tý Ngọ Mẹo Dậu . Mỗi thời phải cúng đúng 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ tối và 12 giờ khuya . Đổ một hồi chuông trước khi hành lễ. Trong mấy thời này bổn đạo muốn đến tụng kinh tuỳ ý.
CHUƠNG BỐN : Vê ngũ giới cấm.
Điều thứ hai mươi một : Hễ nhập môn rồi phải trau dồi tánh hạnh, cần giữ ngũ giới cấm là:
I) NHỨT BẤT SÁT SANH là chẳng nên sát hại sanh vật 2) NHỊ BẤT DU ĐẠỌ là cấm trộm cướp, lấy ngang, lường gạt của người, hoặc mượn vay không trả, hoặc chứa đồ gian, hoặc lượm lấy của rơi, hoặc sanh !òng tham của quấy để ý hại cho người mà lợi cho mình, say mê cờ bạc.
3) TAM BẤT TÀ DÂM là cấm lấy vợ người, thả theo đàn điếmxúi đục người làm loạn luân thường , hoặc thấy sắc dậy lòng tà, hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt.
4) TỨ BẤT TỦU NHỤC là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ rối loạn tâm thần, làm cho náo động xóm làng, hoặc mong ước rượu ngon, bụng mơ đồ mỹ vị. .
5) NGỮ BẤT VỌNG NGỮ là cấm xảo trá láo xược, gạt gẫm người khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải , chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng. chê bai, nói hành kẻ khác, xúi dục người hờn giận, kiện thưa, xa cách, ăn nói lỗ mãng thô tục chưởi rủa người, huỷ báng tôn giáo, nói ra không giữ lời hứa.
CHƯƠNG NĂM : Về tứ đại điều qui.
Điều thứ hai mươi hai : Buộc phải trau dồi đức hạnh giữ theo tứ đại điều qui là :
1 ) Phải tuân lời dạy của bề trên ,chẳ ng hổ cho bực thấp hơn điều độ .

Lấy lẽ hòa người, Lỡ làm lỗi phải ăn năn chịu thiệt.
2) Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người. Giúp người nên đạo. Đừng nhớ cừu riêng, chở che lấp người hiền.
3) Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vạy không trả. Đối với trên, dưới đừng lờn dể , trên dạy dưới lấy lễ , dưới giáng trên đừng thất khiêm cung.
4) Trước mặt sau lưng cũng đồng một bực, đừng kính trước rồi khi sau. Đừng thấy đồng đạo tranh đua , ngồi mà xem không để lời hoà giải , đừng lấy chung làm riêng, đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. Pháp luật phải tuân, đừng lấy ý riêng mà trái trên dể dưới . Đừng cậy quyền mà yểm tài người.
CHƯƠNG SÁU : Về giáo huấn.
Điều thứ hai mươi ba : Trong đạo sẽ lập trường dạy chữ và dạy đạo
Điều thú hai mươi bốn : Cách dạy và các việc sắp đặt trong trường sẽ có thể lệ riêng.
Điều thứ hai mươi lăm : Sau những người có giấy tốt nghiệp của nhà trường cho ,

mới được dự cử vào hàng chức sắc trong đạo.
CHƯƠNG BẢY : Về hình phạt.
Điều thứ hai mươi sáu : Trong bổn đạo, ai có phạm luật pháp về mấy điều khoản nhẹ, thì về quyền người làm đầu trong họ phân xử và đáng răn phạt quì hương tụng kinh sám hối
Điều thứ hai mươi bảy : Như phạm tội trọng hay là tái phạm thì phải đệ lên cho hội Cộng đồng phán đoán. Hội ấy một vị Đầu Sư hay là Phối Sư phái mình làm đầu và có hai vị chức sắc hai phái kia nghị án. Hội này được quyền trục xuất.
Điều thứ hai mươi tám : Về đường đời bổn đạo có xích míchnhau , cũng phải đến cho người làm đầu trong họ phân giải
Điều thứ hai mươi chín: Chư chức sắc, ai có phạm luật pháp trong đạo thì đem ra trước tòa Tam-Giáo phán xử.
Điều thứ ba mươi: TÒA TAM GIÁO có đức Giáo-Tông làm đầu Ba vị Chưởng-Pháp nghị án. Vị Đầu sư phải minh về phần dâng biểu buộc tội. Một chức sắc Hiệp-Thiên-Đài làm Trạng sư.
Điều thứ ba mươi mốt: Tòa này có quyền xử giáng cấp hay là trục xuất..
CHƯƠNG TÁM: Về việc ban hành luật pháp.
Điều thứ ba mươi hai: Trong hạng sáu tháng, kể từ ngày ban hành luật pháp này,

chư tín đồ phải tuân y các điều lệ.
Ngọai trừ:
1 - Những người làm nghề nghiệp phạm nhầm luật cấm thì được kỳ hạn một năm phải giải nghệ.
2 - Những chức sắc chưa trường trai được kỳ hạn hai năm phải tập theo cho kịp.
Kỳ dư luật lệ Thầy canh cải phải tuân theo, còn bao nhiêu phải tùy cựu luật.
THẾ LUẬT:
Người nhập môn hành đạo phải tuân y Thế luật như sau này:
Điều thứ nhứt: Hể thọ giáo với một Thầy thì tỉ như con một cha.Phải thương yêu nhau, liên lạc nhau, giúp đở nhau, lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường đạo và đường đời.
Điều thứ hai: Nhập đạo rồi thì phải quên những việc oán thù nhau khi trước, phải tránh các việc ganh ghét tranh đua và kiện cáo; phải nhẫn nhịn và hòa thuận với nhau.

Rủi có điều chi xích mích phải vui nghe người làm đầu trong họ phân giải.
Điều thứ ba: Phải giữ tam cang ngũ thường là nguồn cội của nhơn đạo. .Nam thì hiếu-để, trung-tín, lễ-nghĩa, liêm-sĩ, nữ thì tùng-phụ, tùng-phu, tùng-tử, và công-dung ngôn-hạnh.
Điều thứ tư: Ra giao thiệp với đời thì phải tập và giữ tánh ôn lương, cung kiệm nhượng.
Điều thứ năm: Đối với hàng đạo hữu phải nuôi nấng cái tình thù tạc với nhau cho khắn khít cái giây liên lạc. Trong hàng tín đồ còn ở thế phải nhớ hai dịp là tang và hôn.
Điều thứ sáu: Việc hôn là việc rất trọng trong đời người. Phải chọn hơn trong người đồng đạo; trừ ra khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẩu.
Điều thứ bảy: Tám ngày trước lể sinh, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi Thánh-thất sở tại cho trong bổn đạo hay sau khỏi điều trắc trở.
Điều thứ tám: Làm lễ sinh rồi, hai đàng trai và gái phải đến Thánh-Thất mà cầu lễ chung hôn.
Điều thứ chín: Cấm người trong đạo, từ ngày ban hành luật này về sao không được cưới hầu thiếp. Rủi có chích lễ giữa đường thì được chấp nối. Thỏang như phụ nữ kia không con nối hậu thì Thầy cũng rộng cho đặng phép cưới thiếp song chính mình chánh thê đứng cưới mới đặng.
Điều thứ mười: Trừ ra có ngọai tình hay là thất hiếu với công cố, vợ chồng người đạo không được để bỏ nhau.
Điều thứ mười một: Con nít mới sanh phải chọn cha và mẹ đở đầu cho nó, phòng sau bảo hộ nó lúc rủi phải thân côi.
Điều thứ mười hai: Đứa con nít khi được một tháng sắp lên phải đen đến Thánh-Thất sở tại mà xin làm lễ “Tắm Thánh” và ghi vào bộ sanh của bổn đạo.
Điều thứ mười ba: Buộc cha mẹ con nít từ sáu tuổi chí 12 tuổi phải cho con vào trường học chữ hay học đạo .
Điều thứ mười bốn: Trong bổn đạo xảy có người mản phần qui vị thì chư tính đồ trong họ phải chung cùng đến giúp và chia buồn với tang chủ. Mỗi họ cùng nên lập một nghĩa địa riêng.
Điều thứ mười lăm: Người làm đầu trong họ, khi tang chủ mời phải đến hiệp với chư tín đồ trong họ, làm lễ cầu siêu cho vong linh theo Tân Luật và đưa xác đến mộ phần.
Điều thừ mười sáu: Trong việc tống chung, không nên xa xỉ, không nên để lâu ngày, không nên dùng đồ âm công có màu sắc lòe lọet, chỉ dùng tòan đồ trắng, không nên đãi đằng rần rộ mà mất sự trang nghiêm tịnh và mất vẻ bi ai.
Điều thứ mười bảy: Trong việc cúng tế vong linh không nên dùng hy sinh, dùng tòan đồ chay thì được phước hơn, không cấm lễ nhạc, song phải dùng lễ nhạc theo Tân Luật. Tang phục thì y như xưa.
Điều thứ mười tám: Việc cầu siêu cho vong linh trong tuần cửu và đến lục tiểu, đại tường, thì do nơi Thánh Thất sở tại mà cầu lễ. Bổn đạo trong họ, nếu có mời, phải đến mà cầu nguyện.
Điều thứ mười chín: Một người trong đạo gặp tai nạn thình lình thì bổn đạo trong họ tùy hỉ chung nhau tư trợ cho qua lúc ngặt nghèo.
Điều thứ hai mươi: Kể từ ngày ban hành luật này, người bổn đạo chẳng nên chuyên nghề gì làm cho sát sanh hại vật, chẳng được làm nghề gì mà tồi phong bại tục, chẳng được sọan hay ấn hành những truyện phong tình, huê nguyệt, không đặng buôn bán các thứ rượu mạnh và a-phiến là vật độc làm cho giảm chất con người. Người nào đã lầm lỡ rồi, hãy kiếm thế mà giải nghệ.
Điều thứ hai mươi mốt: Người bổn đạo ăn mặc phải cần kiệm, tùy phận tùy duyên,

cũng nên dùng đồ vải bô mà giảm bớt hàng lụa.
Điều thứ hai mươi hai: Người nào trong đạo phạm một hay là nhiều điều răn cấm tgrên đây thì mấy người khác trong bổn đạo hay biết phải khuyên giải. Nếu chẳng nghe phải đến tỏ cho người làm đầu trong họ hay,

cho người để lời khuyên dạy.
Điều thứ hai mươi ba: Nếu tái phạm hoặc không bỏ nết hư và nghiệp quấy thì trục xuất. Trong bổn đạo không ai đặng nhận nhìn là đạo nữa.
Điều thứ hai mươi bốn: Hội Công đồng có Đầu sư một phái làm đầu và hai chức sắc hai phái kia nghị sự phán đoán về hình trục xuất theo lời của người làm đầu trong họ xin. Lịnh này sẽ dán nơi Thánh-Thất sở tại cho chư tín đồ tỏ biết.
TỊNH THẤT:
Tịnh-Thất là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện.

Muốn vào nhà Tịnh-Thất phải tuân y những điều lệ như sau đây:
Điều thứ nhứt: Trong hàng tín đồ, ai đã xử tròn nhơn đạo và giử trai giới từ sáu tháng sắp lên thì được xin vào Tinh-Thất mà nhập tịnh.
Điều thứ hai: Phải có một người đạo đức hơn mình tiến dẩn và một người đạo hữu bảo hộ.
Điều thứ ba: Cấm không đặng thơ tín vãng lai với người ngòai, trừ ra thân nhân,

song phải có người “tịnh chủ” coi trước.
Điều thứ tư: Cấm người ngoài không được vào nhà tịnh, chẳng luận lkà viên quan chức sắc cùng thân tộc tín đồ.
Điều thứ năm: Cấm không được chuyện vãn với người ngòai, trừ ra cha mẹ và con cháu đến thăm song cũng có phép của người tịnh chủ cho.
Điều thứ sáu: Nhập Tịnh-Thất rồi phải tuyệt trầu thuốc và không được ăn vật chi ngoài mấy bửa ăn.
Điều thứ bảy: Phải giử cho chơn thân an tịnh, đừng xao-xuyến lương tâm. Phải thuận hòa, không được tiếng lớn, phải siêng năng giúp ích cho nhau và dìu dắt nhau trong đường đạo.
Điều thứ tám: Phải tuân mạng lịnh của một tịnh chủ, phải y theo giờ khắc sẽ định mà hành công tu luyện.
Sau đây là công việc tiếp nhận TÂN LUẬT do cơ bút sắp đặt. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ghi ngày 16-1-27 (13-1- B-Dần) bài Thánh ngôn như sau:
" Thái Bạch
" Lão khen chư đạo hữu. Đại hỉ ! Đại hỉ !...
" Thượng Tương Thanh. Coi Lão hành sự mà bắt chước.
" Mời Chưởng Pháp phái Nho.
" Thơ, Chư Hiền hữu bình thân. Đứng dậy phân hai bang.
" Chưởng-pháp Đầu-sư toạ vị , Phối Sư tam phái tới trước.
' Thái Thơ Thanh phải đem bộ chú giải các luật Tân Luật của các Hiền hữu đến dâng cho ba vị Đầu Sư. Ba vi Đầu Sư đồng đứng dậy bái mà tiếp Luật một lượt, thế nào trong sáu bàn tay đều có trong sáu bộ Luật,

ngay giữa, dạy cả ba tiếp dưng lên.
Chưởng Pháp cũng phải bái mà tiếp một lượt, đội dưng lên đại điện day vô đưa lên chí trán.
" Nghe dạy : Lão giao luật này cho nhi vị Chưởng pháp xem xét lại nữa trong một tháng phải rồi và giao lại cho Hộ Pháp cầu Lão sửa luật. Phải làm một phòng thanh tịnh mà giả làm Hiệp Thiên Đài, thập nhị thời quan phải có mặt, Thượng Sanh Thượng Phẩm phải có mặt.
" Phải tái cầu nghe dạy.
" Nhị vị Chưởng Pháp đem luật để ngay tượng Lão một đêm nay. Đem Luật để lên điện rồi xuống toạ vị.
" Chư Thiên Phong đồng lạy Thầy.
Tái cầu
' Thái Bạch
" Thiên điều mầu nhiệm của đạo còn thiếu sót lắm.
" Cười ... Những điều ấy chư Hiền hữu biết đâu mà lập cho đặng. Hại thay ! Nếu chẳng có cơ mầu nhiệm bí mật ấy thì chẳng thành Luật, nếu chăng thành Luật, thế nào thành đạo ?" Cười
" Lão tâu cùng Đại Từ Đại Bi xin thêm vào Luật những điều bí mật yếu trọng ấy ;

vậy chư hiền hữu cũng phải cầu khẩn với Lão,
nội hạ tuần tháng này thì khởi nguyện, dặn các Thánh Thất, các đạo hữu phải để lòng thành khẩn, hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh Luật, nghe à !
" Hễ đạo trọng thì tức nhiên chư hiền hữu trọng, vậy thì chư hiền hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người đời. Từ đây Lão hằng giữ gìn cho chư hiền hữu hơn nữa ; nếu thoảng Lão ép lòng cam quyền thưởng phạt phân minh là có ý muốn giá trị của chư hiền hữu thêm cao trọng nữa. Vậy lão xin đừng để dạ phiền hà nghe !"
(T. N. H. T. trang 49 và 50)

Trở lại MỤC LỤC