LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

IV Công cuộc phổ độ lục tỉnh
Song song với việc sắp đặt mọi điều kiện cần thiết buổi ban sơ
cho chính thể nền Đại Đạo ấy, các vị Khai đạo lại đắc lịnh đức
Cao-Đài chia nhau đi lập đàn phổ độ ở khắp sáu tỉnh Nam phần Việt Nam.
Công việc bắt đầu sau khi đệ đơn khai đạo lên Chính phủ
Pháp , kể từ tháng chín năm Bính Dân, chia ra như sau :
1- Sự phân công
Các ông chia ra làm ba phái đoàn như sau :
a- Quí ông Lê văn Trưng , Nguyễn ngọc Thơ , Trần đạo
Quang lo phổ độ mấy tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ , Sóc
Trăng , Bắc Liêu , Long Xuyên , Châu Đốc , Hà Tiên , Rạch Giá , ông Cao-
Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan.
b- Quí ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương , Yết Ma Luật
lo phổ độ mấy tỉnh Chợ Lớn , Gò Công, Tân An , Mỹ Tho , Bến
Tre ông Nguyễn Trung Hậu và Nguyễn Hữu Đức phò loan .
c- Quí ông Lê Bá Trang , Vương Quan Kỳ , Yết Ma Nhung
lo phổ độ mấy tỉnh Tây Ninh , Thủ Dầu Một , Gia-Đinh , Biên Hòa,
Bà Rịa , Sadec , ông Cao Quỳnh Diêu và Cao Hoài Sang phò loan.
Còn hai ông Nguyễn Văn Tương và Nguyễn văn Kinh là
người rõ thông đạo lý lãnh phần thuyết đạo ( 1 ).
(l) theo lời ông Nguyễn Trung Hậu
2- Cách thức phổ độ
Ông Nguyễn Trung Hậu ( 1 ) cho biết mỗi lần đi phổ độ phải
có nhiều người làm phận sự khácnhau để thiết lập cơ đàn : một
người chứng đàn lo mọi việc giám sát buổi đàn , một cặp phò loan
thủ cơ cho VÔ hình giáng dạy , một người độc giả đọc lại những
chữ do cơ viết ra và một người điễn ký lo ghi chép lại những lời
Thánh dạy . Cũng một phần nhờ uy tín của các nhà khai đạo lúc
bấy giờ vào hàng tu học hoặc chức phẩm , cũng một phần do
buổi ban sơ nhà chức trách chưa kịp sự dòm ngó , nên việc đi lại
của các ông lúc bấy giờ không có gì trở ngại. Có khi các ông đến
mượn một ngôi chùa Phật , có khi mượn một tư gia đã được
sự đồng ý trước để hành sự ngay tại đó theo lịnh của đức Cao-Đài
(l) Ông Nguyễn Trung Hậu sinh năm 1892 (Nhâm Thìn) tại xã Bình
Hòa tỉnh Gia Định ông tốt nghiệp trường Sư phạm Gia Định (Ecole
Normale de Gia Định) năm 1911 và đượ bổ vào ngành giáo học ngay
năm ấy. Năm 1922, ông từ chức để tự điều khiển một trường Sơ học
nội trú tại Dakao ( lnternat primaire de Dakao ) Đến năm 1926 , ông
phế việc đời để lo việc đạo, được Thiên phong Bảo pháp Hiệp Thiên
Đài , đầu năm Đinh Mão (1927). Ông có làm Chủ bút tờ REVUE CAODAISTE
(Cao Đài Tạp chí ) viết bằng Pháp văn năm 1930-31 . Năm 1932, ông
lại làm chủ bút nguyệt san Đại Đồng , cơ quan của Liên Hòa Tổng
Hội do ông Nguyễn Phan Long lãnh đạo . Về sau vì điều kiện sinh
nhai , lại mối bất hoà nội bộ của nhà đạo , ông trở lại nghề
dạy học khi tại trường tư khi tại gia cho đến năm 1956. Thượng
tuần tháng 5 năm 1957 , ông được mời về hành đạo tại Tòa Thánh
Tây Ninh trong cương vị Bảo Pháp Hiệp Thiên Đài . Ngày 26-12-1958 ,
ông về dưỡng bịnh tại gia cho đến ngày tạ thế năm Tân Sữu (8-1961)
tại Gia Định . Buổi đạo sơ khai , ông có viết nhiều quyễn sách , tuy sơ
lược song nhờ đó chư thiện tín được biết một cách tổng quát tông
chỉ và giáo lý của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ . ông là tác giả sách Đại
Đạo căn Nguyên và biên soạn sách Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
do Tòa Thánh Tây Ninh giữ bản quyền ngày nay
Cũng nhờ uy tín đối với đồng bào nên sự tập họp các người
muốn nhập môn cầu đạo ở mỗi đia phương không có gì khó khăn cả.
Trong số những người này có những người hiếu kỳ muốn biết cơ bút
như thế nào , những người khác lại muốn tìm về Thiên cơ hay gia sự v. v...
Khi các ông đến nơi nào thì thiết đàn cúng Thầy cầu cơ nơi đó.
Những người đến hầu đàn đều được lần lượt gọi tên rồi cho bài
thì tuỳ theo sự cầu khẩn hay tâm niệm của mỗi người . Bài thơ
thường là một bài tú tuyệt. Tuy không có huyền diệu lạ lùng , nhưng
những người được cho thi đều phải lấy làm lạ vì nội dung bài thi
nói về một điều , nếu khổng phải là toàn thể những gì liên hệ đến
cuộc sống của mình.
Việc thâu nhận môn đệ thì tuỳ theo cơ bút dạy . Không phải
người đến hầu đàn muốn mà được . Hễ sau khi dạy đạo một người ,
cơ bút viết chữ " THÂU " thì điển ký ghi tên người đó vào sổ đạo.
Đó là người đạo mới thu thu nhận , còn nếu viết chữ " LUI " thì thôi
Khi một người được thâu nhận rồi thì quí ông trách nhiệm lo
đinh ngày khai đàn cho người ấy , tức là hành lễ thượng Thánh tượng
và nhập môn cho mổi vị . Các ông phảl chỉ cho họ cách ăn chay và
tụng kinh. Mổi lần làm lễ khai đạo đều có lập đàn cơ và đức Chí Tôn
giáng dạy đạo cho mổi người như một ông thầy dạy học trò vậy .
Những mẫu ví dụ về sự thâu nhập môn đồ của
Đức Cao Đài buổi ban sơ còn được ghi nhớ
Phò loan không biết tên người hầu đàn.
Trong một bữa ông Nguyễn Trung Hậu và ông Trương Hữu Đức
đang phò cơ thì có một số bảy tám người đến hầu đàn . CƠ bắt đầu
bằng chữ " Diếp " độc giả đọc nhiều lần làm mọi người ngạc nhiên e
là chữ đọc lầm. Kịp đến khi có người quỳ ở dưới cất tiếng " Dạ " mới
hay đó là tên một người hầu đàn,
Bài thi nói tánh tình người đó
Ở đàn Giồng-Ông-Tố , tại nhà ông giáo Nguyễn văn Vàng có ông
Giáo Tích đến hầu đàn. Trong đàn , ông Hậu , Đức ngồi cơ, đức Cao
Đài cho bài thi sau :
" TÍCH đức cho con , TÍCH hỡi con !
" Con còn lăng líu lắm nghe con
Con thương con cháu là thương đạo,
Đạo chẵng ở xa, ở tại con !
Sau đó hỏi ra , ông Tích mới thú thật là mình đã khắc nghiệt với
con cái trong nhà.
Bài thi nói về cuộc đời của họ
Nguyên ở đàn Cầu kho, khi ông Hậu Đức ngồi cơ, có một bà
tên là Bộn đến hầu đàn. Chứng đàn là hai ông Phán Quỳ, Phán Mùi và
Huyện Vân , Ơn Trên cho bài thi :
" Bộn bàng kẻ tới với người lui
Lui tới ngoài vòng tính chuyện vui,
Vui đạo chẳng vui, vui tục sự,
Sự thanh , sự trược , đã quen mùi !
Nghe đến đây , các ông Mùi và Vân bỗng cười xoà . Sau hỏi ra
mới biết bà Bộn là người vốn ở xóm bình khang ngày trước.
Bài thi nói triết lý cao siêu
Lần đầu tiên khai đàn tại chùa Phước Hội ( Minh sư ) tại Cần
Giuộc , phần nhiều các nhà sư giỏi chữ , Ơn Trên cho một bài thi :
" Đạo cao thârn, đạo cao thâm,
Cao bất cao, thâm bất thâm,
Cao khả xạ hề , thâm khả điếu,
Cao thâm vạn sự tại nhận tâm ! "
Bài thi này làm cho các ông Minh Sư trong thâm ý muốn chê
mối đạo mới , nhưng lại suy gẫm mà thán phục
Trường hợp ông Lê Kim Tỵ
Ông Lê Kim Tỵ vốn là một người có danh vọng lúc bấy giờ,
do tính tình cương nghi của ông mà người Pháp phải kính nễ
ông đã thành một môn đệ của đức Cao Đài thuộc phái Tiên
Thiên , nhưng buổi ban sơ, cơ sự lại xảy ra như sau : khi ông ở
Sàigòn , ông Hậu giới thiệu vào hầu đàn . Bữa ấy ông Hậu phò loan
Như thế , nếu theo nhơn ý thì việc thâu nhận ông Tỵ không gì trở
ngại , nhưng cơ lại viết : " Tỵ hoạ bất như tỉnh phi " (l ) rồi bảo : Lui.
Cho nên , ông Tỵ sau đó bất bình ông Hậu cho rằng ông Hậu làm
nhục mình . Nhưng chính ông Hậu cũng không hiểu tại sao lại xảy
ra như thế. .Việc chữa bệnh người điên
Trường hợp những người mắc bịnh điên, có lịnh cơ bút
dạy đi chửa là hết ngay. Nhưng đức Cao Đài cũng có khi dặn : " Đi
thì đừng kể công . Bịnh nào các con chửa không hết là ý Thầy muốn
vậy " Chính những lần chửa bịnh điên này là những lần phổ độ rất
kết quả nên các ông phải tới tận nhà người bịnh để chửa , chớ không
đem người điên về tại đàn .
Sự có mặt thường xuyên của vô hình
Trong những kỳ khai đàn phổ độ thường chỉ có đức Cao Đài
giảng dạy , có khi dạy triết lý , khi dạy việc đời, khi dạy gia sự , không
nhứt định là gì, tuỳ theo sự cầu mong của người hầu đàn mà dạy.
Vì tính cách linh động như thế, nên trí phàm các ông không hiểu
nổi và đôi khi thường hỏi nhau để tìm hiểu . Cho nên , việc tìm hiểu
của các ông thường được cơ bút trả lời rất thoả đáng , mặc dù
những người phò loan không hay biết câu chuyện tìm hiểu trước đó .
Một vài trường hợp điển hình như sau ;
(l) Câu này có nghĩa là : Tránh tai họa chẳng bằng xét lại lầm lổi của mình
Nguyên ông Huyện Nguyễn Ngọc Thơ lúc bấy giờ làm nghề thầu
khoán cho Pháp được Ơn Trên phong cho chức Chánh Phối Sư là
chức sắc lớn trong đạo. Các ông Hậu, Đức, giảng, Bản, Nghĩa một
hôm xúm lại dị nghị : " Il n' était pas propre " ý nói ông ấy không
trong sạch . Liền đó , ông Nghĩa run tay tiếp điển . Các ông biết là Ơn
Trên muốn dạy điều gì nên vào đàn hầu cơ.Ơn Trên dạy :
" Thầy muốn độ tận chúng sanh , cho nên có khi Thầy cũng phải
làm một ông Thầy phàm. Nếu các con biết đạo thì từ nay Thầy cấm dị nghị .. .
Lại một lần khác . Ngoài đời người ta thường kích bác đạo sao
mà tư vị những người giàu có hay sang trọng chức quyền , cũng
muốn ám chỉ ông Huyện Thơ cúng tiền nhiều nên phong chức sắc lớn .
Một buổi đàn cơ , ông Cư bạch như thế, Ơn Trên dạy : " Tiền bạc
của chúng nó là của chúng sanh . Thầy lấy tiền đó để phổ độ chúng
sanh thì có sao đâu các con ? .... "'
Một trường hợp nữa . Lối 1927 , tại nhà ông Nghĩa đường Hamelin ,
các ông Hậu, Đức, Tắc, Nghĩa đương ngồi chuyện trò . Ông Hậu .
thấy trên bàn có tượng bà Jeanne d'Arc. Ông Hậu bèn rủ ông Nghĩa
để tay sờ mó mà chơi thì tự nhiên các ông giật nẩy mình vì có điển


giáng . Bà Jeanne d'Arc cho một cầu như sau :
" La Religion se résume en un seul mọt : Humanité . Si vous voulez
arriver au bụt poursuivi que ne faites-vous pour l'Humanité ?
Bà nói rằng : Tôn giáo có thể tóm gọn trong một tiếng Nhân loại
Nếu các anh muốn đi đến mục đích các anh đương theo dõi, tại sao
các anh không có ý tưởng chung nhân loại ? Bà chỉ nói thế " rồi thăng
ngay trong khi các ông còn ngồi để nói chuyện, trong chốc lát chứ
không phải vào đàn cầu.
Chính vì sự hiện diện thường xuyên của Vô hình ấy mà các ông
phò loan không dám xem thường sứ mạng của mình Các ông luôn
luôn cố giữ gìn thân tâm trong trong sạch để hứng lấy điển lành của Ơn trên
3- Kết quả cuộc phổ độ buổi đàu này .
Kết quả cuộc phổ độ buổi đâu này đã rất mỹ mãn. Chỉ trong
ngoài một tháng mà số người nhập môn có thể kể hàng vạn. Trong
số này , cũng nên ghi liệt quí vi đã có công không ít trong việc thành
hình buổi ban sơ nhà đạo :
Bà Tổng đốc . . . . . . : . Tươi
Ông bà Tổng đốc Huỳnh thái Thông
Ông bà Trạng sư Dương văn Giáo
Quí ông Đốc phủ Nguyễn văn Ca
Trần nguyên Lượng
Cựu nghị viên Nguyễn tấn Hoài
---- Nguyễn thế Hiển
---- Cao Triều Phát
---- Nguyễn phan Long
Quí ông Cựu trưởng toà Trần quang Nghiêm
- Tri phủ Nguyễn văn Đẩu
Tri huyện Lê quang Hộ
----- Nguyễn dư Hoài
Kinh . . . . . . lịch Hối
-------- Nguyễn văn Đước
------ Nương.
Bác sĩ Lê văn Hoạch
------ Nguyễn thế Vinh
Giáo sư Trần văn Quế
Cai tổng Trương vinh Qui
----- Nguyễn văn Minh
----- Dương
Thương gia Lê văn Sanh
----- Lê đinh Hiển
------- ............Cự
Thầu khoán Lê kim Tỵ .
và các công tư chức :
O O Trân văn Kiệt (Văn phòng Trạng sư)
Phan văn Nhan (Sỏ khám đạt)
Phan trường Thọ (Ðinh Hiệp Lý)
Trần văn Minh ------
.................. Đố -------
Hà văn Lương (Đông -Pháp ngân hàng)
Nguyễn văn Thiệt (sở hỏa xa)
Nguyễn văn-. Phùng -----
Trần văn Tân (giáo viên)
------- -- Bân ---- - (l)
Latapi (người Pháp, sở Thương chánh)
Quí Vị Tu sĩ Minh đường : Âu Tu
Âu cả Chuông,
Lâm quí Hợp
Khưu kim Ngọc
Phò loan thêm bốn vị :
Lê thiện Phước
Lê thế Vĩnh
Nguyễn văn Mạnh
Thái văn Thâu.
(thuật theo tài liệu của ông Nguyễn trung Hậu)
(l) Người kể không nhớ họ , xin cáo lỗi quí vị trên đây
V - Giai đoạn Từ Lâm Tự
Thánh Lịnh
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ghi ngày 18-9-1926 (13-8-Bính -
Dần) , đức Chí Tôn có dạy :
" Thầy có việc nói cùng chư môn đệ . Thầy mời chư nhu xuất
ngoại, một giây phút Thầy sẽ kêu vào.
" Các con ! Thầy đã lập thành Thánh Thất , nơi ấy là nhà chung của các con , hiểu à !
" Thầy lại qui Tam giáo , lập tân luật , trong Rằm tháng Mười
có đại hội cả Tam giáo nơi Thánh Thất . Các con hay à ! Sự tế tự
sửa theo Tam Kỳ Phổ Độ cũng nơi ấy mà xuất hiện ra . rõ à !
'Thầy nhập ba chi lại làm một là chủ ý qui tụ các con trong
đạo Thầỵ lại một nhà , Thầy làm cha chưởng quản , hiểu à !
" Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn thật là Đạo
Thầy , Thầy đã đến lập cho các con , gọi là Quốc đạo, hiểu à !
" Thầy phải buộc các con hiệp chung trí mà lo vào đó , nghe
à ! Từ đây các con sẽ cực nhọc hơn , vì Thầy phân phát phận sự
cho mỗi đứa , vì chẳng vậy , các con sanh nạnh nhau tựa hồ chia
phe phân phái là đều đại tội trước mắt Thầy vậy , nghe à !.
"Các con phải ngưng mọi việc mà chung lo trong đại hội "(T.N.H.T. trang 29)
Đó là Thánh ý về ngày lễ khánh thành Thánh thất tại Gò
Kén , tức là ngôi chùa Từ Lâm Tự lúc bấy giờ Sự tích Từ Lâm Tự
Nguyên ngôi chùa này là một ngôi chùa Phật với lối kiến
trúc thuần tuý Phật gọi là Từ Lâm Tự do Hòa Thượng Như
Nhãn , nhũ danh Nguyễn văn Tường , pháp danh Từ Phong , nguyên
Hoà Thượng chùa Giác Hải quyên tiền trong bổn đạo của ông
lập ra. Trong thời gian hành đạo tại chùa Giác Hải (Phú Lâm)
Chợ Lớn , Hòa Thượng Như Nhãn lại là Thầy qui y thế độ cho
ông bà Nguyễn ngọc Thơ hiện là chức-sắc lớn trong đạo cao Ðài
Do sự giới thiệu của ông bà Nguyễn ngọc Thơ , Hoà Thượng
Như Nhãn thường hay lui tới hầu đàn cơ và được cơ phong là
" Thái Chưởng Pháp Thiền sư Linh Diệu đạo sĩ ". Do đó , ông mới
dần đà ra vẻ sùng thượng đạo Cao Đài .
Tháng Bảy năm Bính Dần (8-26) , ông tình nguyện dâng chùa Từ
Lâm Tự cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm Thánh Thất. Lúc bấy giờ
chùa cất mới vừa xong , nhưng chưa sơn phết , chưa trải xi măng ,
chung quanh chùa vẫn còn bụi cây sầm uất . Chùa lại lập trên một
mô đất ở giữa cánh đồng ruộng khá rộng nên ông Nguyễn ngọc Thơ
phải ra tiền lo cho công việc hoàn tất , lại phải đốn cây , trồng kiển,
đắp đường cho xe hơi vô tận cửa chùa , cất các nhà tịnh v..v....
Chính ở ngôi chùa nầy , Ơn Trên đã dạy ông Nguyễn ngọc Thơ
hình thành cốt tượ ng Thái Tử Sĩ Ðạt Ta xuất gia để chưng phía trước
ngôi chùa này , trước khi thiên di về Thánh địa Tây Ninh sau đó .
1 - Lễ khánh thành Thánh Thất : Ngày rằm tháng mười năm Bính Dần Sự sắp đặt
Mồng một tháng Mười Bính-dần (12-11-26) Hội Thánh tạm
ngưng cơ phổ độ đặng lo sắp đặt lễ Khánh thành Từ Lâm Tự đổi
làm Thánh Thất tại Gò Kén tỉnh Tây Ninh.
Chính đây là ngày đạo Cao Đài ra mắt với chính quyền và dân
chúng , ngày mà các vị đại tiên phong sẽ mặc Thiên phục lên chứng
vị mình nên còn gọi là ngày lễ tấn tôn chư đại thiên phong nữa
Cũng nên nhắc lại rằng những bộ Thiên phục cho các đại thiên
phong lúc bấy giờ là sáng tác phẩm theo linh cơ bút . Người lo việc
may sắm là bà Hương Hiếu, tức bà Cao Quỳnh Cư . Ta có thể căn cứ
theo sự may sắm lễ phục do bà Hương Hiếu kể lại mà biết số chức
sắc thiên phong trong ngày lễ tấn tôn này ( 1 ):
(l) Theo tài liệu ở Tòa Thánh Tây Ninh thì , cho đến nay các chức sắc
Đại thiên phong đầu tiên trong đao Cao Đài gồm có :
Hiệp Thiên Đài :
1- Ông Phạm công Tắc, Thiên phong Hộ Pháp ngày 25-4-1926
2- Ông Cao Quỳnh Cư Thiên phong Thượng Phẩm ngày 25-4-1926
3- Ông Cao Hoài sang Thiên Phong Thượng sanh ngày 25-4-1926
Cửu Trùng Đài
1- Ông Nguyễn Văn Tương Thiên phong Chưởng Pháp phái Thượng ngày 1-9-1926
2- Hòa Thượng Như Nhản Thiên phong Chưởng Pháp phái Thái ngày 1-9-1926
3- Ông Trần Đạo Quang, Thiên phong Chưởng Pháp phái Ngọc ngày 29-10-1926
4- Ông Lê Văn Trung Thiên phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt ngày 25-4-1926
5- Ông Lê Văn Lịch TThiên phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt ngày 25-4-1926
6- Ông Thiên Minh , Thiên phong Đầu Sư Thái Minh Tinh ngày 17-11-1926
7- Ông Lê bá Trang , Thiên phong Phối Sư Ngọc Trang Thanh ngày 11-8-1926
8- Ông Nguyễn Ngọc Tương Thiên phong Phối sư Thượng Tương Thanh ngày 26-6-1926
9- Ông Lê Văn Hóa , Thiên phong Phối Sư Thượng Hóa Thanh ngày 24-9-1926
l0- Ông Nguyễn Ngọc Thơ Thiên phong Phối Sư Thái Thơ Thanh ngày 10-8-1926
Bên Cửu-Trùng-Đài có
Giáo Tông : Đức Ngô Minh Chiêu (không có mặt)
Thượng Đầu Sư : Ông Thượng Trung Nhựt (Lê văn Trung)
Ngọc Đầu Sư : Ngọc Lịch Nguyệt (Lê văn Lịch)
Ngọc Chưởng pháp ; Trần Đạo Quang
Chánh Phối Sư : Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ)
Chánh Phối Sư : Thượng Tương Thanh (Nguyễn Ngọc Tương)
Chánh Phối Sư : Ngọc Trang Thanh (Lê Bá Trang)
Giáo sư : Vương Quan Kỳ
Lễ sanh : Đoàn Văn Bản
Lễ sanh : Nguyên Văn Tường
Lễ sanh : Lê văn Giảng
Lễ sanh : Lê văn Giỏi
Bên Hiệp Thiên đài có :
Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư
Thượng sanh Cao Hoài Sang
Ngoài việc tiếp đãi quan khách ở những dãy nhà làm đông lang
và tây lang , các ông còn cho tổ chức những lều quán ở dọc quốc lộ
trước chùa , kể ra rất là đầy đủ.
Cuộc lễ
Đêm 14 rạng ngày rằm tháng 10 Bính Dần (18-11 -26) là đêm đại
lễ chính thức: ông Lê Văn Trung. thay mặt cho toàn đạo mời đủ các
quan chức Pháp Nam đến dự buổi lễ này cả Toàn Quyền Đông Dương
và Thống Soái Nam Kỳ . Hội Thánh lo việc tiếp đón quan khách rất chu
chi tại các nhà khách . Không nhận tiền bạc , chỉ nhận cúng phẩm mà
thôi . Chư bổn đạo thiện nam tín nữ ở khắp các tỉnh tụ họp về rất
đông đảo, kể chung có đến hàng vạn.
Các nhà tai mắt quan lâm rất nhiều , số xe hơi đậu dọc đường
cái có đến mấy trăm chiếc. Thật không ai tưởng tượng bầu không
khí náo nhiệt của thành thị lại đến nơi đây trong một khoảng đồng
không mông quanh từ bao giờ cho đến bây giờ Chuyện biến
Trước ngày đại lễ , đức Chí Tôn có dạy cách sắp đặt và bố đàn
rất cẩn mật về phương diện vô vi Ơn Trên lại dạy hai người thanh
đồng nam đứng hai bên ngai Ngọc Chưởng Pháp (tức ghế ngồi của
ông Trần đạo Quang ). Đồng thời có nhiều thanh nên được linh Ơn
Trên cầm cờ nhiều màu trấn tứ hướng.
Ông Ngọc Lịch Nguyệt được lịnh trấn đàn bằng cách hoạ phù,
nhưng hình như ông đã quên đi một hướng không trấn . Do đó, quỷ
mới nhập được vào trong đàn (2). Quỷ nhập vào ông Lê Thế Vĩnh,
lúc bấy giờ đã được phong Tiếp thế của Hiệp Thiên đài , xưng là Tề
Thiên Đại Thánh . Đồng thời quỷ cũng nhập vào cô Vương Thanh Chi,
ái nữ Ông Vương Quang Kỳ , xưng là Phật Bà Quan Âm . Hai cốt nam và
nữ xáp lại bắt tay nhau . Lúc đầu có người còn hồ nghi , sau thấy trò quỷ
lộng nhảy múa lưng tung trong đàn , mội người đều lo sợ và dị nghi.
(l) Trong câu chuyện về những buổi đầu khai đạo Cao Đài , ông Mai Thọ
Truyền , hiện là Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hoá , có cho tác giả
biết như sau : (năm 1925-26 , tôi mới đậu Thơ ký vào làm tại Soái
phủ Sài-gòn, lúc bấy giờ mới 19 tuổi , ngài Ngô thì đã lớn hơn tôi vào
hàng cha chú thường gọi tôi bằng em . Trong khi tôi làm việc thường
được ngài nói chuyện vui vẽ về đạo Cao-Đài và tôi được biết Ngài là
người sáng lập mối đạo từ Hà Tiên và Phú Quốc . Tuy nhiên trong tờ
khai đạo lên Chánh phủ lúc ấy, tôi không thấy có tên Ngài mới đến hỏi
Ngài nguyên do tại sao thì Ngài vừa nhìn tôi , vừa vò đầu - Ngài hay
quen làm như thế - nói vừa cười : " Mấy anh em họ gấp quá . Thầy (tức
là Đức Cao Đài ) nói chưa tới thời kỳ khai đạo . Đây để em coi , quỷ nó
phá họ chết " Tôi nghe nhưng không hiểu quỷ phá như thế nào , thời
gian sau khi nghe tin cuộc biến ở Gò Kén tôi mới kính phục lời nói
của Ngài Ngô ". Trong dịp này, ông Mai cũng đã cho biết chính ông đã
tin thờ Đức Cao Đài theo mẫu cỉa Đức Ngô từ trước năm 1945 .
(chép theo lời ông Mai Thọ Truyền nói với Đồng Tân ngày 13-11-1971 tại
phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa Saigon )
(2) Thuật theo lời ông Trần văn Quế , một nhân chứng tại đàn hôm ấy .
Trong khi ấy, ông Đoàn văn Bản cũng bị thì tà vì chính ông Trần Đạo
Quang cũng bị tà điễn suýt té xỉu. Phải chăng vì dã tiên liệu điều này,
nên mới có lịnh cho các thanh đồng đứng hầu cận đề phòng bất trắc
cho ông trước đó .?
Chuyện biến xảy ra không lâu thì không khí náo động bao trùm
đại hội. Người ta nhôn nhao bỏ ra về số đông. Nhiều vị chức sắc
lớn mất đức tin trong đó có bà Nguyễn Ngọc Thơ , Bà đã kéo ông ra
về và nói : " thôi về đi ông ! " Còn đạo hữu thì kẻ còn tin đạo chẳng nói
chi , người nhẹ tánh thì gãi đầu , chắc lưỡi ngẩn ngẩn ngơ ngơ, trong
ý nghĩ hình như oán trách làm mất công từ xa xôi tìm đến.
Trong số các quan chức người Pháp đến dự buổi đại hội ấy có
một quân nhân hiện tòng sự tại Bắc kỳ , đó là đại uý Paul Monet.
ông này vốn là người thuộc môn phái Thông Linh Học Tây phương,
nên trước tình cảnh như thế, ông đã có lời khuyên nhủ bổn đạo
cùng quí vi chức sắc như sau :
" Công việc các ông làm đây là rất phải , các ông chẳng nên vì
cuộc biến thường tình như vậy mà ngã lòng thối chí . Tôi cho là
thường tình vì bên Tây phương mấy đàn thỉnh Tiên cũng thường
xảy ra những điều rối rắm như vậy. Tôi có lời khuyên các ông là
từ nay sắp lên hễ có cầu cơ thì chớ nên hiệp nhau đông đảo vì
cần phải cho thanh tinh . Mà hể đông người thì một là mất bề
thanh tinh , hai là tư tưởng bất đồng không tương ứng nhau được,
thì không linh nghiệm .
(Đai Đạo Can Nguyên trang 27)
Sau khi quan khách ra về quí ông Chức sắc mới lập đàn cầu
Thầy (l) để hỏi lý do . Ông Monet , nhận thấy ngọc cơ lên điển
bèn làm phép cắt điển (basse magnétique) theo lối Thần linh học
Tây phương để quan sát có phải điển của Thần Tiên không. Nhưng
cơ vẫn lên như thường và Ơn Trên đã có lờ dạy cả chư chức-
sắc như sau :
( l) Cuộc biến đã xảy ra trong lễ tấn tôn , thành vị các Chức sắc , chứ
không phải trong một đàn cơ . 
" Thầy các con.
" Các con chớ nên phiền hà. Chuyện nơi Thánh Thất xảy ra
ấy cũng một bước trắc trở trong đường đạo của Thầy. Thầy còn
phải đau lòng thay , nhưng cũng là nơi Thiên cơ vậy . Thầy hằng
biết công của các con nhưng Thầy phải cực lòng chiều ý của mổi
đứa mà xây đắp nền đạo. Vì vậy mà nhiễu sự xảy ra đều do nơi
tâm chí của nhiều đứa. Thầy hằng dùng tâm chí của các con mà
bố mọi điều thiết yếu trong việc đạo đức. Sự xảy ra nơi Thánh
Thất , tuy là nơi mối đạo chậm trễ nhưng cũng đo nơi lòng tà vạy
của nhiều đứa mà ra. Vì tâm trung chánh đáng thì là làm cốt cho
Tiên Thánh , còn tâm chí vạy tà là chỗ của quỷ ma xâm nhập . Chi
chi cứ tưởng có Thầy giúp mà lập xong nền đạo cho các con là
đủ Thầy cũng có phép răn trị kẻ vạy tà : các con duy có trông
cậy nơi Thầy , bước đường cứ thủng thẳng đi lần tới , đừng gấp
quá mà cũng chớ thối lui thì một ngày kia sẽ đặng toại kỳ sở
nguyện . Thầy ban ơn các con , Thầy thăng. "
Cũng trong buổi đàn ấy, đức Cao-Đài dạy ông Monet như sau :
Monet et V . . . . Venez près d'ici.
Croyez-vous qu' il est impossible à Dieu de faire ce qu' il veut faire ?
Monet ! Tu es désigné par moi pour accompar une tâche ingra-
te mais humanitaire. Tu relèves par tes nobles sentiments la décaden-
ce d'une race millénaire qui a sa civilisation. Tu te sacrifies pour
lui donner une vraie morales , Voilà une toute faite pour ton oeuvre.
Lis toutes mes salntes paroles , cette doctrine sera univeselle. Si l'hu-
manité la pratique, ce sera la paix promise pour toutes les races. Tu
feras connaitre à la France que l'Annam est digne d'elle . Tu as
assez pour ce soir (T.N.H.T trang 34)
Dịch nghĩa : Monet và V . . . Các con lại gần đây. Chắc các con
ngờ rằng Thượng Đế không thể làm được những gì Thượng Đế
muốn sao ? Monet , con đã được Ta chỉ đinh để làm tròn một việc
khả tế nhị nhưng rất nhân đạo. Mối thạnh tình của con đã làm
vững dạ một giống người với nền nếp văn minh sẳn có đương trong
tình trạng lụn bại. Con đã kiên nhẫn để cho họ một bài học luân lý
thiết thực Đó là một công trình hoàn thiên của con. Con hãy đọc. tất
cả những lời Thánh huấn của Ta để biết tôn chỉ của Đạo giáo này
là một Tôn chỉ đại đồng. Nếu nhân loại thực hiện được thì đó là nền
hoà bình hứa hẹn cho tất cả các giống nòi. Con có bổn phận làm cho
nước Pháp biết rằng nước Nam xứng đáng với trọng trách xây dựng
hòa bình ấy. Chừng đó cũng đủ cho con lắm rồi trong buổi chiều nay. "
Hậu quả của ngày đại hội .
Cuộc biến trở thành một trường công kích kịch liệt. Kẻ nghịch
đạo nhơn đó mà hô lớn lên rằng đạo Cao Đài là một tà giáo , là quỷ
ma , thôi thì đủ điều. Tuy nhiên , có một số người nhẹ dạ nghe theo
mà ngã lòng thì cũng có một thành phần có tin tưởng vào diễn biến
của nền Tôn giáo mới , càng nghe lời công kích chừng nào thì càng
chú tâm quan sát nền Đạo chừng đó. Cho nên, chính sự công kích
lại là dip để cho người ta tìm hiểu chân giá trị của nhà đạo .
Do đó, trong thời gian này, Từ Lâm Tự đã là nơi tấp nập khách
thập phương , kẻ đến theo sự hiếu kỳ để xem hư thực rồi về cũng có,
người đến tìm tòi Chân lý và một khi nhận thức được sự mới mẻ của
sự cứu rổi , lại cũng không ít.
Người đương thời kể lại rằng số người xin nhập môn vào đạo
lúc ấy mỗi ngày đếm có từ 90 đến 150 người. Cho nên, chỉ trong
vòng ba tháng mà số tín đồ mới nhập môn có thể tính đến hàng vạn.
Nhất là người Cam Bốt , vai gùi tay nải, dắt cả vợ con lũ lượt băng
rừng lướt bụi đến nơi đảnh lễ khiến cho người ta có thể tưởng đến
quang cảnh ngày hành hương nơi đất Cam Bốt vậy. Có người nói
rằng sở dĩ người Cam Bốt tấp nập như vậy chính vì họ tin rằng pho
tượng Phật Thích Ca tìm đạo sơn trắng đặt trước chùa Từ Lâm Tự
là hiện thân của đức Phật giáng trần tại đây.
Trên đây là những nhận xét của người đương thời như ông
Nguyễn trung Hậu hay như bà Cao Quỳnh Cư . Tuy nhiên, theo soạn
giả thì cuộc biến đã đến đúng lúc của nó . Cuộc biến đã mang theo
một nhu cầu thiết yếu cho sự duy trì và bảo tồn nền đạo mới , nó có
một tính chất đặc biệt không thể không có được. Sở dĩ như thế
chính vì đó chỉ là một sự chọn lọc kẻ chơn người giả , cũng là dịp
đánh lừa tai mắt của nhà đương cuộc lúc bấy giờ. .
Trong khi phong trào đương lên, số người chạy theo thì nhiều
mà những kẻ hữu tâm chắc không là bao nhiêu . Lại nữa, Chính phủ
Pháp đương theo dò bén gót nhà đạo để quan sát nội tình xem chiều
hư thực để hành động đối phó kịp thời . Chính cuộc biến đã làm
cho chính phủ Pháp có dịp nhìn tận mắt nhà đạo như một tổ chức
ma thuật không hơn không kém . Phải chăng nhờ đó mà bàn tay thực
dân không cần siết chặt cũng đến một ngày phong trào đạo giáo mới
rã tan ! Đây là một sự lầm lẩn của nhà cầm quyền thuộc địa mà chính
Toàn Quyền Decoux đã có dip thanh minh sau đó ( 1 )
Bài Thánh ngôn sau đây cho ta một ý niệm về việc này :
" Thầy các con.
" Các con, Thầy nghĩ lại việc hôm nọ tại Thất biến ra một trường
tà quái mà Thầy bắt đau lòng đó các con !
Các con thiết nghĩ ra lẽ nào ?
Đó là bước đạo, đó là Thiên cơ, các con sao hiểu được nhưng
Thầy quá nỗi buồn vì có nhiều đứa xàm biện về việc ấy. Thầy cũng
muốn phạt chúng nó một cách nặng nề nhưng Thầy nghĩ lại mà thương
đó chút. Môn đệ của Thầy nhiều đứa muốn bỏ đạo y, ném dép cỏ,
lột khăn tu mà mong hồi tục thế . Bởi nước đạo gập ghềnh khó tới
nên mới ra cớ đổi . Bởi còn vướng bụi trần, ham mùi phú quí , mê
chữ vinh sang mà ngán , các con hiểu . Thầy buồn , nhưng ấy là máy
trời đã định chạy sao cho khỏi ? Thầy biết bao lần vì các con mà
chịu nhọc nhằn !
(1) Xin xem lại trang trước , phần nền tảng phổ độ .
" Từ khai Thiên lập địa Thầy cũng vì yêu mến các con mà trải
biết bao nhiêu điều khổ hạnh , mấy lần lao ly , mấy lúc vang mày
nuôi nấng các con , hầu lập nền đạo, cũng tưởng cho các con lấy đó
làm đuốc soi mình đặng cải tà qui chánh.
" Mấy lần vun đắp nền đạo , Thầy đều cũng bị các con mà hư giềng
đạo cả , Thầy buồn đó các con !'
" Thầy ban ơn các con Thầy thăng.
(T. N. H,T. ghi ngày 19-10-BD - 24-11-26 trang 39

Trở lại MỤC LỤC