LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

III Chính Thể Phổ Độ - Thời kỳ lập Đạo
Những ngày xảy ra sự bất đồng chính kiến giữa các nhà khai
đao, một bên tính chuyện xây dựng gấp rút cơ đồ cứu thế rộng ra
ngoài quảng đại quần chúng , một bên thì dặt dè cân nhắc, chọn lọc,
đã tạo nên một bầu không khí căng thẳng bất nhứt trong các bậc lãnh đạo bấy giờ
Thánh lịnh do các ông Cư Tắc phò loan ban phẩm vị Giáo
Tông cầm đầu mối đạo cho đức Ngô Minh Chiêu , nhưng Ngài không
nhận . Thánh lịnh cũng đã bảo đức Ngô sắm bộ Thiên phục Giáo
Tông , Ngài tuy không khứng chịu, nhưng cũng bỏ tiền ra trả phí
tổn may sắm bộ áo này lại cho bà Cao Quỳnh Cư. Các ông Cư
Tắc thì luôn luôn cho rằng những gì do các ông phò loan viết ra
là Thánh ý còn đức Ngô thì tỏ vẻ dè dặt trong sự đón nhận Thánh
ý đó . Đầu đây mối nhợ của sự gãy đổ ban đầu chỉ có thế
Những buổi đàn cơ trong sự chia rẽ này đã là một sự lo buồn
chung cho tất cả các ông hồi đó . Cơ bút có khi quá lời đối với đức
Ngô (1) làm cho những người có cảm tình và biết rỏ giá trị cuộc
đời đức Ngô như ông Kỳ , ông Bản phải lấy làm khó chịu. Đây là cơ
thử thách nặng nề cho cả hai bên . Đức Ngô thì chiu thử thách về
sắc tướng . Các ông Trung Cư Tắc thì bị thử thách về đạo hạnh.
Nhưng những khảo đảo này đối với đức Ngô có thấm vào đâu với
(1) Tác giả sách này đã hân hạnh được đọc và chép tận bản thảo các
đoạn Thánh ngôn này , do bà cao Quỳnh Cư , năm 1959 tại Nữ-Đầu-
Sư đường , Tòa Thánh tây Ninh , nhưng không tiện trích dẫn ra đây .
công phu tu luyện của ngài từ bao năm qua. Còn các ông phò loan
thì chỉ có những phản ứng cá nhân, không làm sao tránh khỏi dục
vọng không may.
Tuy nhiên, đã từng là đồng tử, tác giả sách này cũng thừa
biết rằng máy huyền vì rất khó lường. Sự chân giả cũng không phải
là khó cho người phò loan nhận định sau một bài đàn cơ, nhưng
chính họ nhiều khi là những công cụ bị động không giải thích được.
Cho nên, ta không cần nhắc lại những chuyễn biến không may đã
qua chỉ tổn thương cho cơ Trời vi định. Ta chỉ cần biết rằng dù
thử thách bao nhiêu, các môn đệ cũng không hề bị bỏ rơi để làm
cho hoàn toàn sai lạc đường lối cứu thế đã định của Trời . Chính
vì lẽ đó mà dù trải qua bao nhiêu thời kỳ đen tối , nền đạo lại
vươn lên và sự khai triển lại có vẻ thêm phần rộng rải hơn trước.
Cho nên, khi đức Ngô lặng lẽ tìm phương xúc tiến đường lối tu
học mầu nhiệm Vô Vi thì phần Phổ Độ lại bước qua một giai đoạn
mới , đó là giai đoạn lập chính thể . Ta hãy lần lượt tìm hiểu từng điểm một.
1 VIỆC SẮP ĐẶT PHẨM VỊ THIÊN PHONG BAN ĐẦU :
Chính trong ngày mà hai quan niệm về việc khai đạo đã mâu
thuẫn nhau đến tột độ, nghĩa là khi đức Ngô Minh Chiêu chưa muốn
phô trương sớm cơ cấu thành hình mối đạo thì các ông Trung Cư
Tắc lại mong cho công việc mau thành. Trong ngày đó , 13-3 Bính
Dần (23-4-26) đức Cao Đài có dạy như sau, do các ông Cư Tấc chấp cơ :
**Ba con nghe dạy sắp cuộc Thiên phong.
**Các con vui không ?.
**Đạo phát trể một ngày là một ngày hại nhơn sanh .
**Thầy nôn nóng nhưng mà Thiên cơ chẳng nghịch đặng. Vậy
thì ba con Trung Cư Tắc cứ sắp đặt thế này :
"TRUNG nghe. Con dời bài vị của Lý Bạch để dưới tượng Thầy
, con dọn dẹp trong hết để một cái ghế kế một trang thờ , rồi để
lên trên một cái ghế lớn làm ngôi GIÁO TÔNG, ba cái nửa để sắp
hàng theo ở dưới đặng làm ngôi cho ba vi ĐẦu SƯ . Con phải bao
bốn cái ghế ấy cho tinh khiết. Con em Thiên phục Giáo Tông mà để
nơi ghế trên. Còn bộ Thượng thanh thì để giữa, bộ Ngọc thanh bên
hữu. Còn ghế bên tả con phải viết một miếng giấy đề chữ **THÁI**
cho lớn mà dán lên chỗ dựa .
** Ngay chỗ bàn ngự của Thầy, phải để một cái ghế, trước ba
ngôi vị Đầu sư , vọng một bài vị, biểu Lịch viết như vây :
**Cửu Thiên Cảm Ứng Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn **
**lại vẽ thêm lá bùa *kim quang tiến* để thòng ngay giữa, ai ai
ngó vào cũng đều thấy đặng
*Bàn Thầy giáng cơ thì để trước bàn vọng Ngũ lôi, khi giáng cơ
rồi thì dời đi cho trống chỗ, đặng nhị vị Đầu sư quì mà thề. Con
lại để thêm một cái bàn giữa bên cửa sổ đằng trước ngó vô.
*Cư nghe dặn : Con biếu Tắc tắm rửa sạch sẽ, xông hương
cho nó, biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như
thường, đội nón . Cười ... Đáng lẽ nó phải sắm khôi giáp như hát bội,
mà mắc nó nghèo Thầy không biểu. Bắt nó lên đứng trên, ngó mắt
vô ngay ngôi Giáo Tông, lấy chín tấc vãi điều đắp mặt nó lại
*LịCH, con viết một lá phù *Giáng ma xử* đưa cho nó cầm.
*các con phải cho thanh tịnh kể từ ngày nay diệt tận phàm tâm
chớ nhơ một điểm thì ngày ấy thề mới đặng .
*CƯ , khi đem ba bộ Thiên phục đến vọng trên ba cái ngai thì
con phải chấp bút bằng nhang như mọi lần đặng Thầy trấn thần
trong ba bộ Thiên phục và ba ngai ấy, rồi mới kêu hai vị Đầu Sư đến
quì trước bửu ngai của nó đặng Thầy vẽ phù vào mình, khi hai vị
Đầu Sư vái rồi, phải đến trước Bửu điện Thầy mà làm lễ 12 lạy, và
trước ngôi Giáo Tông 9 lạy. Rồi biểu Giảng xướng lên : Phục vị .Thì hai người leo lên ngồi !
*Cả thảy môn đệ phân làm ba ban dều quì xuống , biểu Tắc leo
lên bàn ; con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ lôi đặng Thầy triệu
nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc ( 1 ) đặng Thầy trục xuất nhơn thần
nó ra ; nhớ biểu Hậu Đức xông hương tay cho nó, như em giựt mình té thì đỡ.
(l) ông Phạm công Tắc, sinh năm l890, trong một gia đình Công giáo
tại làng Bình Lộc , quận Tân An Nam Việt, chánh quán làng An IIòa quận
Trảng Bàng , Tây Ninh. Thuở nhỏ theo học đến năm thứ nhì tại Lycée
Chasseloup Laubat, có tư tưởng chính trị ngay bấy giờ , đã từng tham
giạ phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. . Năm 1910 làm thư ký sở
Thương Chánh. Trong thời gian này ông cùng nhóm xây bàn gồm các
ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Nguyển Trung Hậu hằng gặp nhau
xướng hoạ thi thơ thành lập nhóm Thi xã và tổ chức xây bàn vào năm
1925 . Sau khi nền đạo được thành hình, đêm 23-3-1926 , ông được phong
vị Hộ Pháp , cầm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài từ năm 1927. Sau khi
ông Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt tạ thế, ông cầm quyền Chưởng
Quản nhị hữu hình đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng tại Toà Thánh Tây
Ninh : ( bị chức sắc H.T.Đ , không nhận Hộ Pháp năm 1937) Năm 1941 bi
Pháp bắt đày đi Madagascar cùng với 5 vị chức sắc ở Toà Thánh Tây
Ninh : quí ông Khai Pháp Trần Duy Nghĩa , Phối Sư Ngọc Trọng Thanh ,
Giáo sư Thái Phấn Thanh và Thái Gấm Thanh , Sĩ Tải Đổ Đặng Hiển
( hai ông Gấm và Hiển chết tại Maladagascar). Năm 1946, ông được phóng
thích và đưa về nước . Ông có công xây cất Toà Thánh Tây Ninh mặc
dù công cuộc kiến thiết khỏi sự từ năm 1931 dưới thời ông Chánh
Phối Sư Thượng Tương Thanh đến 1941 mới xong thì ông bị đày qua
Phi Châu , mở cửa lại năm 1947 sau khi ông trở về và khánh thành năm
1954 dưới quyền tọa của ông . Trong thời gian này ông là Thượng
Tôn Quản Thế , Tổng Tư Lịnh Tối Cao lực lượng Cao Đài non ba vạn
quân dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Thành Phương và Trinh
Minh Thế chống cả Pháp lẩn Việt Minh buổi đầu trước manh tâm
của những áp lực này đối với Toà Thánh Tây Ninh. Năm 1956, ông
lưu vong chính trị sang Cao Miên. Tai đây ông tiếp tục công trình phát
triển Tòa Thánh ngoại giao do Hội Thánh Cao Đài khởi xướng từ 1927
bằng cách xây một đền Phật Mẫu . Ông mất ngày 10-4-Kỹ Hợi (1959)
tại Kim Biên Cao Miên , hưởng thọ 70 tuổi , hiện di hài còn quàng tại đây
" rồi biểu hai vị Đầu sư xuống ngai , quì trước mạt Ngũ lôi , hai
tay chấp trên đầu , quì ngay bùa Kim quang Tiên mà thề như vầy :
" Tôi là Lê Văn Trung , tự Thiên ân là Thượng Trung Nhựt và
Lê văn Lịch tự Thiên ân là Ngọc Lịch Nguyệt , thề Hoàng Thiên Hậu
Thổ trước Bửu Pháp Ngũ lôi rằng làm tròn Thiên đạo mà dìu dắt cả
mấy em , chúng tôi đều là môn đệ của Cao Đài Ngọc Đế nhứt nhứt do
lịnh Thầy phân định, chẳng dám chuyên quyền mà lập thành Tả đạo.
Như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ lôi tru diệt."
" Ðến bàn vị Hộ Pháp cũng quì xuống vái y như vậy nhưng câu sau thì như vầy :
" Như ngày sau phạm Thiên điều thề có Hộ pháp hành pháp, đọa
Tam đồ, bất năng thoát tục .
" Rồi mới biểu Giảng xướng lại nữa " Phục vị " thì nhị Đầu sư
trở lại ngồi trên ngai chư môn đệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.
" Tới phiên các môn đệ , từ người đến bàn Ngũ lôi mà thề rằng :
" Tên . . . . . họ . . . . . thề rằng từ đây giữ một đạo Cao Ðài Ngọc
Đế chẳng đổi dạ đổi lòng , hiệp đồng chư môn đệ , gìn luật lệ Cao
Đài như sau có lòng hai thì Thiên tru địa lục "
" Tới trước bàn Hộ pháp cũng thế như vậy rồi mới đến lạy nhị vi Đầu Sư ( 1 )
(trích THĂNH NGÔN HIỆP TUYỂN HỘI THÁNH BẾN
TRE xuất bản năm 1948 trang 10-11-12)
(l) Trong bổn chánh Thánh Ngôn do bà Cao Quỳng Cư còn giữ tại Tây
Nính, tác giả còn hân hạnh tìm thấy đoạn chót như sau :
" Cư xin lỏi Thầy : Các môn đệ đều đến bàn Ngũ lôi và Hộ Pháp mà
thề và đến nhị vị Ðầu Sư , còn Anh Chiêu thì thế nào ?
" Thầy sẽ đợi lòng sám hối của nó , vì đã lo sợ cầu khẩn Thấy
mấy bữa này . Nó cũng lại như các môn đệ khác vậy "
Ðoạn này cho thấy rõ phần nhơn điển trong cơ bút các ông Cư Tắc ,
Ðức Ngô đã không nhận chức Giáo Tông thì việc lại lục nầy hỏi đến có nghĩa gì ?
Như vậy, cho đến nay, sáu phẩm vị Thiên phong buổi đầu cơ đạo là ?
Giáo Tông : Ngô Minh Chiêu
Đầu Sư phái Thượng : Lê văn Trung
Đầu Sư phái Ngọc : Lê văn I.ịch
Hộ Pháp : Phạm công Tắc.
Thượng phẩm : Cao quỳnh Cư
Thượng sanh : Cao hoài Sang.
2- Việc sắp đặt nghi tiết cúng đàn
Việc hành lễ cúng trước Thiên bài từ trước nay đã phối hợp
hai cách thức khác nhau : một cách tiên khởi do ông Vương quan
Kỳ học lại từ đức Ngô minh Chiêu, một cách phối hợp sau đó
theo lịnh của cơ bút từ ông Lê văn Lịch sao lục trong kinh Tam
Thánh Đại Động, và cũng từ ông Phủ Kỳ trích lục ở chi Mình Lý
Đó là các bài xưng tụng Tam giáo, thêm vào những bài thông
dụng nghi thức cúng đàn quan hôn tang tế. Nhạc thì theo nhạc cổ
nhưng có sửa đổi rất nhiều . Đặc biệt và tân kỳ nhất là lối dâng lễ
phẫm bằng cách ( đi chữ tâm) do cơ bút chỉ dạy.
Ta hãy xem bài Thánh ngôn ngày 18-5-Bính Dần (27-6-26)như sau :
"Nhơn, con phải khởi sự kể từ ngày nay cho tới bữa Ngọc
đàn Vĩnh nguyên Tự , lập nhạc đủ lại hết. Như nhập lễ thì đừng đánh
trống Bác nhả mà đánh Ngọc hoàng sấm nghĩa là môi hồi 12 tiếng
đổ xuống đủ 12 hồi, ba lần như vậy.
" Bạch ngọc chung cũng giọng ấy. Khi nhập lễ, xướng " khởi
nhạc " thì phải đánh trống và đờn bảy bài cho đủ. Chừng hiến lễ
phải đờn Nam xuân ba bài. Vi Lễ sanh phải hiến lễ bảy bái, đi
chữ Tâm. Tới khi thày thì đờn Đảo ngũ cung rồi con lại bắt
đâu đờn lại, cho chư môn đệ tụng kinh.
" Lịch , nghi tiết con lập có Thầy giáng đủ lễ hết. Vậy con
truyền nghề cho chư môn đệ đặng chúng nó theo mà hành lễ
" Nghĩa, con phải học xướng cho thuộc làu. Biểu Đức cũng
vậy , ba con phải nhớ lời Thầy dặn cho kỹ nghe.
" Mấy đứa con là Nghĩa, Hậu, Đức, Tràng, Cư, Tắc, Sang
đều mặc đồ trắng hầu theo thứ lớp như vầy :
" Nghĩa , Đức đứng xướng ngoài là tại bàn thờ Hộ Pháp rồi
Hậu , Tràng đứng cặp kế đó, kế ba con sau rốt hết Tắc giữa , Cư mặt , Sang trái.
" Còn ba bàn thờ trong thì biểu Lịch lập lại như vầy :
Giữa Thượng Đàn .
Hữu Ngọc đàn
Tả Thái đàn.
" Còn Thánh vi của chư môn đệ đã vãng thì tuỳ theo phái nó
mà sắp kế theo bàn thờ Thầy
" Kỳ, Kim, hầu xướng nội là tại bàn thờ trong, biểu chúng nó đứng như vầy :
" Kỳ bên mặt , Kim bên trái.
" Còn Bản , Giỏi một cặp Lễ sanh, đầu đi giữa với một cặp nũa
là Tỷ , Tiếp . Tả thì Nhơn , Tường , Hữu thì Giảng , Kinh
" Lập ngoài cho đủ ba bàn vong , đều để chư Lễ sanh hầu , chừng
nào nội xướng thì để cho Lễ sanh điển lễ , cúng vật thì để sẳn ngoài
ba bàn , chừng Lễ sanh xướng thì đern vô cho mấy vi Chức sắc hiến lễ.
" Trung , con phải cậy hai vi lão thành Minh Đường hầu trong
đặng tiếp lễ Thượng Đàn , Ngọc đàn thì Kinh và Chương , còn Thái
Đàn ngày ấy Thầy lựa . Cười...
" Minh , Thầy sẽ dạy nó đến. Cười . . .
" Ba bàn ngoài thì mỗi bàn phải có hai viên chức sắc hiến lễ.
Tương và Tươi tại giữa Thượng Đàn, Mùi và Văn bên Ngọc đàn.
còn Thái đàn ngày ấy Thầy sẽ dạy.
" Bản , đứng dậy . Thầy vẽ đi chữ Tâm là sao , rồi Thầy mới dạy tiếp đặng .
" Phết trước mấy dấu ngón cẳng mặt , giơ lên , phết qua một cái
đặng làm cái chấm... Đứng hai cẳng cho ngang nhau. Con phết đi,
đứng thụt lại...
" Cư con đi cho nó coi con. Các con coi Thầy đi đây nè. .
" Hiểu, lấy nước con.
" Con đi thế nào thành hai chữ TÂM lộn ngược như vậy ?
" Cư , đi trúng , đi nửa con.
" Cư , giỏi con , phải vậy . Như con muốn cho ra bộ lịch sự thì
khi chấm gót , con nhứt bộ xuống một chút. Cười .. . .
" Giỏi , Bản... Thầy tiếp.
" Đọc lại Nghĩa.
" Như ngoại xướng " Điện trà , quì ", chức sắc đồng quì dưng trà
lên khỏi đầu. Một cặp lễ sanh đầu ở giữa hầu đặng cầm song đăng
bước lên. Khi xướng "quì " thì cũng phết cẳng trái, đá cẳng mặt,
quì xuống cho đều với ba cặp Lễ sanh kia . Chừng trống nhạc trổi thì
lần lần đứng dậy cho đều, dạy mặt vào Bữu Điện.
" Phải .... vậy con . Hễ đứng dậy rồi xây mặt vào chánh điện để
song đăng và cúng vật xuống ngực, chừng trống đổ lần thứ nhì,
cung lên , lại nhạc khởi , thì xem nhịp mà đi bảy cái, chừng ấy Thầy
dặn Nhơn nó nhịp lại cho các con đi.
" Cư , Trung , con phải giữ y như nghi tiết mà hành lễ
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển trang 15-16-17)
Đến ngày 11-11-26 (5-8-BD) có lịnh dạy tiếp về đồng nhi như sau :
" Lựu và Hiếu , tập một lũ "nữ đồng nhi " chừng 36 đứa đứng
mỗi khi đại lễ , nó tụng kinh cho Thầy . Bên nam cũng vậy. Cư ,
Tắc , Sang , Phú , mấy con phải dạy 36 đứa nam đồng nhi nữa. Cư,
Thầy đã nói với con tập nhạc lại, nhớ không con ? Rán lo nhé !
Phú cũng vậy..."
(T.N.H.T. trang 28)
Đó là tất cả nghi tiết buổi ban đầu trong việc lễ tế đức Cao 
Đài . Đó là một tập hợp của lễ nhạc cổ do ông Lịch đem lại từ
Minh Sư, và do ông Kỳ đem lại từ Minh Lý. Nhưng căn bản là
cách dâng lễ chữ TÂM lại do đức Cao-Đài chỉ dạy trực tiếp cho
các nhà khai đạo. Ta có thể nói đó là sự bộc lộ tâm thành.
mới mẻ của người hành lễ với Thần linh một cách thích
nghi với thời đại văn minh tiến bộ vậy.
3 -- Việc sắp đặt trong bửu điện
Trong khi đó thì các nghi thức thờ phụng cũng được cơ bút
sửa đổi vài chi tiết đặc biệt hơn. Một quả Càn khôn trang trọng
được làm nền cho hình THIÊN NHÃN trước kia vẽ trên tờ giấy
Những cái ngai tượng trưng Thánh thể cũng đã thành hình trong
giai đoạn này.
Ngày 17-9-26 (12-8-BD) đức Cao-Đài dạy :
" Kiệt , con phải. giúp Thơ trong việc lập Thánh thất. Thầy
giao cho các con phải săn sóc mượn thợ làm bảy cái ngai , một
cái trọng hơn cho Giáo-Tông , ba cái cho ba vị Chưởng pháp , ba
cái cho ba vị Đầu sư : nhứt là cái ngai Giáo-Tông phải làm cho
kỹ lưỡng , chạm trổ Tứ linh , nhưng chỗ hai tay dựa phải chạm
hai con rồng , còn của Chưởng pháp chạm hai con phụng , của Đầu
sư chạm hai con lân , nghe à...
" Bính , Thầy giao cho con lo một trái Càn khôn , con hiểu
nghĩa gì không ? cười ? Một trái như trái đất tròn quay hiểu
không ? Bề kính tâm ba thước ba tấc, nghe con, lớn quá mà phải
vậy mới được vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hoá trong ấy, mà sơn
màu xanh da trời , cung Bắc đẩu và tinh tú vẽ lên Càn khôn ấy.
Thầy kể tam thập lục Thiên, tứ đại bộ châu ở không không trên
không , tức là không phải tinh tú, còn lại thất thập nhị địa và
tam thiên thế giới đều là tinh tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi
hai ngôi sao. Con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con phải giở sách
Thiên văn học Tây phương ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc
đẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ
ràng. Trên vì sao Bắc đẩu vẽ CON MẮT THẦY , hiểu chăng ?
Đáng lẽ trái ấy bằng chai trong đúc một ngọn đèn cho nó thường
sáng . Ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhân loại Càn khôn
thế giới đó. Nhưng mà làm chẳng kịp thì con tuỳ tiện làm thế
nào cho kịp đại hội , nghe à ! Còn chư Phật Tên Thánh Thần đã
lên cốt thì để dài theo dưới , hiểu không con ? ( 1 ) .
(T.N.H.T tranh 28-29)
4- Việc đặc tịch Đao Tam Thanh
Tôn chỉ của đạo Cao-Đài là dung hoà Tam giáo . Vì thế địa vi
của Tam giáo được ghi trong đạo như nhau không phân biệt thấp
cao. Thế cho nên, tuỳ căn cơ của mỗi tín đồ, sự sắp xếp thứ lớp họ
hàng trong đạo cũng theo căn bản đó mà ra . Tượng trưng cho Tam
giáo có Tam thanh là :
Thái thanh tượng trưng cho đạo Phật
Thượng thanh tượng trưng cho đạo Tiên
Ngọc thanh tượng trưng cho đạo Nho (2)
Mỗi họ này lại dùng mỗi màu làm sắc tướng riêng :
Thái thanh màu vàng
Thượng thanh màu xanh
Ngọc thanh màu đỏ.
Đạo Cao-Đài lấy tịch đạo là THANH. ( 3 ) Thế nên, trong hàng chức
sắc mỗi người tuỳ căn duyên của mình ở trong một phái gọi là phái
Thái , phái Thượng hay phái Ngọc). Khi dùng pháp danh của mình thì
(1) Đây là sự sắp đặt cho ngày đại hội 15-10 -Bính Dần tại Từ Lân Tự ,
nguyên chùa này đã có cốt các vị Phật nên Ơn Trên mới dặn các
ông đễ xuống dưới mà không nên bỏ đi (?)
(2) Trong phần Vô Vi , Tam Thanh là Chơn Thanh , Thượng Thanh , Ngọc
Thanh tượng trưng cho Tam bửu Tinh Khí Thần chủ trì việc luyện
đạo , không chỉ Tam Giáo như trong phần Phổ Độ đã kể trên đây .
(3) Riêng nữ phái thì dùng chữ Hương đặt giữa tên họ , không dùng chữ
Thanh như bên nam phái .
để tên phái mình đằng trước, tiếp đến tên thường dùng , cuối cùng
là chữ Thanh. .
Việc ghi tịch đạo này căn - cứ theo bài Thánh ngôn ngày 9-8-26
(l-7-BD) tại Cần Giuộc như sau :
Tái câu giờ Tý :
Trong Tam Kỳ Phổ Độ qui Tam giáo này,
Phật thì có Quan Âm
Tiên thì có Lý Thái Bạch
Thánh thì có Quan Thánh Đế Quân khai đạo.
" Vậy con lập cho đủ ba trấn chứng đàn ; con phải lập bàn Ngũ
lôi như Thầy dạy lúc trước, phải có bùa Kim Quang Tiên , còn con
viết bùa Giáng Ma Xử để bàn vọng Hộ Pháp , rồi Cư chấp bút nhang
cho Thầy triệu Ngũ lôi đến , rồi nó xuống đứng gần bàn Hộ pháp với
Tắc và Sang . Còn mấy đứa phò loan đứng vòng theo đó...
" Các con nghe Tịch đạo thì :
Thanh đạo tam khai thất ức niên .
Thọ như địa uyển thạnh hòa thiên.
Hư vô qui phục nhơn sanh khí
Tạo vạn cổ đàng chiếu Phật duyên.
" Thanh là tịch các con.
Vậy thì Tương là Thượng Tương Thanh
Kim là Thượng Kim Thanh
Thơ là Thál Thơ Thanh. "
5- NGHĨA TAM QUI : PHẬT PHÁP TĂNG
Trước khi hành lễ , niệm danh hiệu đức Chí Tôn và đọc kinh,
người tín đồ Cao-Đài thuộc phần Phổ Độ phải làm phép Tam qui, cũng
như bên Thiên Chúa phép lấy dấu. Tam qui là Nam mô Phật, Nam
mô pháp, Nam mô Tăng.
Trong bài Thánh ngôn cho tại Phước linh Tự ngày 24-10-26
(l5-9-BD) đức Cao-Đài dạy ; '
" Vì Tân Luật chưa ra nên Thầy phải giải :
'" Đã có Thanh Tượng Thầy thì là cốt Ngọc Hoàng còn để lại
chẳng nghĩa chi hết. Thầy nói cho các con rõ : Vì cớ nào trước từ
Nhất Tổ chí Lục Tổ thì thờ Thầy ngồi trước vì trước là lớn phải vậy.
" Khai Thiện địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã
nói một Nhơn Linh Thầy mà biến Càn khôn Thế giới và cả nhân loại.
Thầy là chư Phật, chư Phật là thầy. Các con là chư Phật, chư Phật
là các con.
" Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần
Thánh Tiên Phật, nên Thầy khai Bát quái mà tác thành Càn Khôn
Thế giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có mới sanh Càn khôn Vạn vật
rồi mới có người nên gọi là Tăng.
" Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các đạo mà phục
hồi các con hiệp một cùng Thầy.
" Thầy lập Phật giáo vừa khi khai Thiên lập Đia, nên Phật giáo
là trước, kế Tiên giáo rồi mới tớl Nho giáo. Nay thì Hạ Ngươi hầu
mãn phải phục lại như buổi đầu nên phải phản tiền vi hậu.
" Tỉ như lập Tam giáo qui nhứt thì :
Nho là trước
Lão là giữa .
Thích là chót.
" Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật Tiên Thánh Thần mà đưa
chúng nó lại VÔ vi chi khí , chính là Niết bàn đó vậy.
" Con ở lễ cúng thì : Rượu là Khí, Bông là Tinh, Trà là Thần .
(T.N.H.T. trang 32-33)
6- Việc dâng lễ phẫm và bắy ấn Tý :
Việc dùng lễ phẩm Rượu, Bông, Trà thì do phần VÔ Vi từ đức
Ngô Minh Chiêu mà ra, nhưng khi người đạo hữu phần VÔ Vi
chấp tay thẹo lối Phật trong buổi lễ thì người tín đồ thuộc phần
Phổ độ lại bắt tay ấn Tý nghĩa là nắm hai tay lại như một cái quả
tròn , đầu ngón cái tay trái đặt cuối ngón áp út , nắm lại rồi đặt bàn
tay mặt ra ngoài , đầu ngón cái tay mặt đặt vào vòng cong của ngón
trỏ tay trái.
Linh này do đức Cao-Đài dạy cho ông Lê Văn Trung ngày
25-2-26 như đã nêu ra ở chương trước :
" Trung, vô giữa làm lễ cho Thầy coi .....
" Con làm lễ trúng , song mỗi gật con nhớ niệm câu chú của
Thầy : nam mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại Bồ Tát Ma-Ha-Tát.
" Đại lễ là làm lễ ba lân
Lần đầu dâng hương và hoa,
Lần giữa dâng rượu ,
Lần chót.dâng trà
" phải chính mình con dâng các lễ ấy .
" Khi bái lễ , hai tay con chấp lại , song phải để tay trái ấn Tý,
tay mặt ngửa ra nằm dưới , tay trái để lên trên
(T.N.H.T trang 7)
7- Việc sắp đặt Hội Thánh Nữ Phái
Trong khi công việc tổ chức hàng Thiên phong chức sắc bên
nam đang tiến hành thì đức Cao-Đài cũng không quên nói đến
vấn đề nữ phái Có thể nói rằng trong đạo Cao-Đài nữ giới đóng
vai trò không kém phần quan hệ như nam giới.
Bài Thánh ngôn ngày 17-7-26 (8-6-BD) cho người nữ tín đồ
Cao-Đài một nhận định như sau :
" Đường thị ! Thầy giao phó nữ phái cho con lập thành , chẳng
phải vì đàn bà mà sớm nồi canh, chiều trả cháo hoài.
" Phần các con truyền đạo phần Phổ Độ này cũng lắm nặng nề,
bao nhiêu nam tức bao nhiêu nữ. Nam biến thành Tiên Phật chớ
nữ lại không sao ? Thầy đã nói Bạch ngọc kinh có cả nam cả nữ,
mà có phần nữ lấn quyền thế hơn nam nhiều.
" Vậy con phải tuân lịnh Thầy mà lập nữ phái . Nghe và tuân ,
Thầy hằng ở bên con , lo chung cùng con, con chớ ngại.
" Thầy giao nữ phái cho con rộng quyền dạy dỗ , làm chủ do
Thầy thâu đến mà giao cho con, trách nhậm con Thầy sẽ chia sớt với
(T.N.H.T trang 18)
Kết luận
Mặc dù buổi ban sơ, cơ cấu tổ chức nhà đạo chưa có gì là phân
minh , lại thêm những uẩn khúc nội bộ rất khó lượng chân giá
trị của Thánh thể buổi đầu , nhưng uy danh nhà đạo đến nay, dù
chỉ mới nhóm khởi không quá một mùa thu năm Ất sửu , cũng đã
lan rộng ra khắp nơi trong đất nước , nhất là giới sĩ phu không
khỏi ngạc nhiên mà trầm trồ tán thưởng phong trào đạo lý mới.
Hàng vạn người đi tìm Chân lý cho ta thấy rõ bước tiến của
nhà đạo trong mọi chướng ngại đều vượt qua , dù có phải hy sinh
không nhỏ . Từ nay trở về sau, ta sẽ thấy rõ điều đó

Trở lại MỤC LỤC