LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

KHAI ĐAỌ VỚI CHÍNH PHỦ
THÁI ĐỘ BAN ĐẦU CUẢ NGƯỜI PHÁP

Trước khi nói đến việc khai đạo với Chính phủ Pháp, ta
cần nên biết thái độ của người Pháp đối với phong trào tâm-linh
mới phát khởi lúc bấy giờ ra sao.
Thật ra, không tìm đâu ra được một tài liệu đương thời để xác
đinh việc này, nhưng căn cứ vào những tác phẩm của các cầm quyền
Pháp trước và sau đó, ta có thể đưa ra một nhận định như sau:
Sau trận thế chiến thứ nhứt 1914-18, nước Pháp đã trải qua
thời kỳ khủng hoảng chính trị. Người Pháp lúc bấy giờ hình như đã
thi hành một chánh sách lầm lẩn trong chính trị đối với dân thuộc địa
phát nguồn từ ý niệm chiếm cứ các quốc gia nhược tiểu trong sự gieo
truyền đạo Gia-tô để có ý Gia-tô-hoá các quốc gia này.
Đó là một vấn đề mà nền Đệ Tam Cộng Hoà Pháp không bao
giờ muốn. Nhưng các nhà lãnh đạo nước Pháp đã quên đi
rằng trong khi không muốn làm cho dân bản xứ tin theo đạo, họ
đã xô dân chúng vào những tổ chức nguy hiểm như bài ngoại hay
chống Pháp. Tại nước Việt nam, nhất là ở cái xứ Nam kỳ này,
nhiều tổ chức bí mật mang tính chất vừa tôn giáo vừa chính trị
đã nẩy nở rất nhiều ngay trong khi nền văn minh Tây phương
đang xâm nhập để như cố làm cho tiêu ma tận gốc rể những tín
ngưỡng hay những tục lệ di truyền của dân bản xứ mà cũng vì
thế, họ luôn luôn mang trong tâm hồn một ý niệm tìm lại cho
được cái lý tưởng tinh thần dã mất.
“Phong trào Cao Đài “, theo nguyên văn của Decoux, Toàn
quyền Pháp cuối cùng tại nước Việt nam, tác giả sách À LA
BARRE DE L' INDOCHINE, chính là sản phẩm điển hình nhất của
các tổ chức nói trên. Sáng tạo từ đầu thế kỳ 20, phong trào này
trông vào vừa giống những tổ chức bí mật, vừa giống những tổ chức tôn giáo. .. “
Để chứng tỏ những nhận định trên đây, xin dẩn ra nguyên
văn đoạn mà Toàn quyền Decoux đã viết trong sách của ông :
" A vrai dire, il exista toujours, du moins dans les pays
d' Annam, des tendances éparses, aussi bien révolutionnaires que
xénophobes ou antifrancaises, se réclamant plus ou moins vouer-
tement du principe du ({ nationalisme )), tendances qui se manifes-
taient de facon spasmodique, dans les époques troublées.
Il convient d' ajouter que dans ces mêmes pays de race
annamite, certains milieux de la masse autochtone se montrèrent, de
tout temps, favorables au pullullement de ces associations secrètes,
ou sèctes polico-religieuses, au sein desquelles le mouvement " Viet
miinh ') deva-t en 1945, trouver sonI terrain d' élection.
Depuis de longues années, les mouvements en question
s’étaient surtout développés en Cochinchine, pays le plus évolué,
que notre civilisatton avait plus ou moins déraciné de ses croyances
et traditions ataviques, et dont la population éprouvait, de ce fait,
le besoin obscur de retrouver un idéal spirituel.
Force nous est de reconnaitre lci que si ces sectes, ou associations plus ou moins secrètes, avaient ainsi foisonné, surtout dans indochine du Sud, jusqu’à la veille de la dernière guerre mondiale, les faiblesses, les erreurs ou les excès de notre politique,n’avaient pas été étrangers à un tel résultat. A 1'origine de la conquête, les amiraux gouverneurs qui s' appuyaient délibérément sur les missions avaient envisagé 1' évangélisation générale de la population autochtone~ C' était là une solution qui se défendait ; la IIIe République n' en voulut pas. Mais ses dirigeanteants ne comprirent pas qu’en laicisant systématiquement la masse, ils rejetaient du même coup celle-ci vers les dangereuses activités dont je viens de parler. En se ralliant à ces mouvements, les indigènes donnaient en effet un aliment, bon ou mauvais, à ce besoin secret de spiritualité qui, depuis les premier âges, dans les temps et dans tous les pays, n’a cessé de torturer l' ầme humaine.' Le mouvement caodaiste offre à cet égard un exemple typique. Créé eau début de ce siècle, le mouvement en question n’apparentait aussi bien aux socíetés secrètes q’aux sectes religieuses... »
~ AMIRAL DECOUX. A LA BARRE DE L' INDOCHINE
Ed PLON pages 234-235
Cái quan niệm « đạo-hoá » ( l )dân tộc Việtnam của người
Pháp lúc bấy giờ như đã đề cập theo lời của vị Toàn quyền cuối
cùng Pháp tại nước này thật quả đã là một cơ hội cho đạo Cao-
Đài phát khai tại dây. Sở dĩ chánh phủ Pháp đểcho phong trào
Cao Đài tự do hoạt động buổi đầu không có nghĩa là người Pháp
muốn ươm mầm phát huy cho một đạo giáo mới mà
chính vì họ muốn tiêm nhiễm vào đầu óc dân tộc Việt những gì
(l) Đạo hoá, danh từ mới có nghĩa là đồng hoá vào đạo Thiên Chúa,
theo danh từ " đi đạo " cuả bên Thiên Chúa giáo thường dùng để chỉ người đi đạo.
họ xem là mê tín, dị đoan và có thể gây tệ hại làm suy đồi cả
một nền văn hoá sáng lạng của người bản xứ.Chính vì lẽ đó mà
Decoux gọi các nhà cầm quyền Pháp trước ông đã áp dụng một
chánh sách chinh trị sai lầm hay quá trớn (les erreurs ou les excès de notre politique)
Thật là một sự mỉa mai cho chánh sách thực dân mà thật là một
điều may cho dân tộc Việt như thế, mà những đàn cơ đã nhóm khởi
trong nền đạo không hề bị đàn áp bao giờ. Do đó, các nhà khai đạo
đã vâng Thánh ý làm tờ khai đaọ với Chính phủ để thanh minh chủ trương cứu thế của nền đạo mới
NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM BÍNH-DẦN (29-91926)
NGÀY LẬP TỊCH ĐẠO CÔNG KHAI VỚI CHÍNH PHỦ PHÁP

Ngày 23-8 Bính Dần, ông Lê văn Trung vâng Thánh ý triệu tập
chư đạo hữu trí thức ở các vùng Saigon,Chợ-lớn, Gia Định tại nhà
ông Nguyễn văn Tường, lúc bấy giờ ở hẻm Galliemi (nay là Trần Hưng
Đạo) để lập bản danh sách các đạo hữu tín đồ đầu tiên gọi là lập bản
tịch đạo công khai với Chính phủ thuộc địa Nam kỳ. Tờ tịch đạo
này ghi rõ tẽn tuổi và nghề nghiệp của 247 đạo tâm. (1)
Mặc dù Chính phủ Pháp chỉ theo dõi mà không đàn áp các đàn
cơ buổi khai đạo, nhưng nhũng cuộc tụ họp đông đảo thời bấy giờ
không dể gì thực hiện được, nếu không có bàn tay che đậy của nhà
cầm quyền. Cho nên, trong thời buổi này, nhà ông Tường được dùng
làm nơi tập trung chư đạo hữu, mà không xảy ra trở ngại.Đặc biệt
trong ngày lập tịch đạo, một huyền diệu đã che đậy sự dòm ngó của
các tai mắt chính quyền trong sự lui tới đông đảo của chư đạo hữu
ngót ba trărn người. Ngay từ khi bắt đầu, khoảng 5,6 giờ chiều trời
mưa tầm tã, mù mịt cả một vòm trời cho đến khi mãn hội, chư đạo
hữu ra về,quảrg 8, 9giờ đêm mới dứt.
(1) Thật ra hôm ấy.hiện diện chỉ có 210 người, 7 người vắng mặt
trong đó có ông Trần-đạo-Quang (Lời ông Hậu).
Những năm sau, vào ngày 23 tháng 8 tám mỗi năm âm lịch
chư đạo hữu đều tập họp tại thà ông Tường thiết đại đàn đảnh lễ đức
Chí Tôn đề kỷ niệm ngày lập tịch đạo ấy. Cho mãi sau khi ông Tường
qui liểu lễ kỹ niệm này mới dời về Thánh thất Cầu Kho.
TỜ KHAI ĐẠỌ :
Cũng trong buổi họp mặt đầu tiên lập tịch đạo ngày 23-8 Bính-
Dần, chư đạo tâm trí cùng hội ý chỉnh đốn tờ khai đạo do ông
Lê văn Trung khởi thảo tlleo lịnh của đức Cao Đài
THÁNH LỊNH : Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ghi ngày 15-8 Bính
Dần (28-9-26) đức Cao Đài giáng cơ dạy như sau ;
Thầy các con,
Trung, con biết rằng Thầy thương yêu nhân loại là dường nào
chưa? Những diều ngăn trở đều do nơi tiền khiên cửa cả chúng sanh.
Đã vào trọn một thân mình nơi ô trọc thì Thầy đây cũng khó mà
rửa với một gáo nước cho đặng sạch. Nhân lọai đã thâm nhiễm
vào tình luyến ái tà mị trên mười ngàn năm, thì thế nào gội Thánh
đức trong một năm cho trọn lành đặng.
" Rất đổi Thầy là một bậc Chí Tôn đây mà còn bị chúng nó mưu
lén cho qua Thánh ý Thầy thay , một đàng trì một đàng kéo, thảm
thay các con chịu ở giữa.
Thầy dạy các con một điều là biết tranh đấu cùng Thầy hễ nó
tấn thì mình chống, cân sức cho bằng hay là trổi hơn mới đắc thắng.
Các con chịu nổi thì đạo thành, cây con ngã thì đạo suy, liệu lấy.
" Cầm cả quyền hành vô lượng nơi tay, Thầy ngó một cái cũng
đủ tiêu diệt nó đặng, nhưng mà phép công bình thiêng liêng chẳng
phải nên vậy; ấy cũng là cơ mầu nhiệm cho các con có thể lập công quả.
Trung, Lịch, hai con phải hội chư Thánh mà xin khai đạo. Phải
làm đơn mà dâng cho Thầy xét sửa trước nghe.”
(T.N.H.T. trang 29-30)
Thế là hai ông Lê văn Trung và Lê văn Lịch vâng Thánh lịnh lo
dự thảo lá đơn xin Khai đạo với Chính phủ Pháp.
Sau khi đông ý với nhau về nội dung của tờ khai đạo trong đêm lập
đạo tịch giữa toàn thể đạo tâm hôm ấy, ông Trung lo tu chỉnh, cho đến
ngày 1 tháng 9 Bính Dần (7-10-26) mới cùng 27 vị nữa, đồng ký tên
trong tờ khai đạo gởi lên quan Phó Soái Nam-Kỳ lúc bấy giờ là Le Fol,
.Toàn quyền Đông pháp thời ấy là Pierre Pasquier mới tạm thay
ông Varenne từ ngày 4 tháng 10 năm 1926. Chính phủ Việt Nam bắt
đầu triều Bảo-Đại (Vĩnh Thụỵ lên ngôi ngày 8 tháng 1 năm 1926),
Ngay trước khi đem tờ Khai đạo lên Chính phủ, các ông có thiết
đại đàn tại nhà ông Cao quỳnh Cư để dâng lên đức Chí Tôn duyệt
y theo Thánh Lịnh. Ơ n Trên chỉ nói đại khái :
“Mấy con không nói một điều gì đến Thầy hết, nhưng thôi kệ, cứ gởi đi…” (1)
Tờ Khai đao ấy làm bằng tiếng Pháp soạn lại như sau :
Sai gon, le 7 Octobre 1 926
A Monsieur le Gouverneur
de la Cochinchine à SAIGON
"Monsieur le Gouverneur,
(Les personnes soussignées ont l ‘honneur de porter à votre haute
connassance ce qui suit :
Depuis de longue date, dans toute 1' Indochine francaise.la prati-
que des trois doctrines telles que le Conficianisme, le Bouddhisme et
le Taoisme est très en vogue. Nos ancêtres, grâce à la vénération de
leurs fondateurs et à la pratique de leurs enseignements d'une haute
valeur morale ont pu vivre paisiblement et gagner heurelsement leur
vie.Dans cet heureux passé, le peuple d'Annam jouissait d'une paix
si profonde que la nuít, on n’égligeait de fermer les portes de sa case
(I) Lời ông Nguyễn-Trung-Hậu.
et que le jour on dédaignait de ramasser les biens et objets tombés sur
la route. C'était le fameux spectacle des cases à portes ouvertes la
nuit et des objets non ramassés sur la route encore enregistré dans l’histoire.
Mais, hélas ! Cet âge aux belles moeurs ne saurait être retrouvé
aujourd'hui pour des raisons ci-contre :
En premier lieu, bien que les buts des religions soient les mêmes
et qui consistent à faire le bien et éviter le mal dans la vénération
slncère du Créateur, leurs pratiquants par contre cherchent eux-mêmes
à se diviser au lieu de s'unir.
En second lieu, ces pratiquants ont eux-mêmes modifíé ces
saintes doctrines par des interprétations souvent trop intéressées..
En dernier lieu, la course aux richesses et aux honneurs en
ce monde éphémère, et surtout 1' ambltion sans bornes de 1' homme
ont été les causes fondamentales de 1' esprit de lutte et de division .
dans le monde à 1' heure q il est.
C’est pour cela que les Annamites d' aujord' hui ont rompu
avec les belles traditions d' autrefois.
Devant ce spectacle écoeurant, un groupe de Vietnamiens par
la sauvegarde des moeurs ancestrales et par amour de ces saintes
doctrines ont trouvé le moyen de. restaurer le fin fond religieux
de 1' Annam sous 1' appellation nouveile CAO-ĐAI ou GRANDE RELIGION.
L' appellation CAO-DAI ou ĐAI-ĐAO TAM-KY PHO-ĐÔ
qui signifie la Troisième Manifestation de la Misérlcorde divine. a
été donné par 1' Etre Suprême, Le Très Haut, qui a daigné venir
aider les personnes soussignées à fonder cette religion nouvelle.
Le Très Haut qui s’est manifesté sous 1'appellation NGOC
HÒANG THƯỢNG ĐẾ dénommé CAO ĐÀI est le Maitre de
1 ‘ Univers, le Roi Céleste des Mondes. des êtres et des choses.
Le Très Haut, par le truchemcnt de médiums et de la
corbeille à bec, a transmis ses Instructions de bas à ses premiers
disciples sous forme de messages en vue de la fondation de la religion nouvelle.
« Ces instructions de base nous enseignent :
1 – La haute science éthique du Confucius.
2 – Les hautes vertus cardinales de l’homme préconisées dans
le Taoisme et le Bouddhisme que chaque homme doit pratiquer
pour faire le bien, éviter le mal, aimer l’humanité, avoir en soi
toujours l’esprit de concorde et éviter à tout prix l’esprit de dissention.
« Les personnes soussignées vous font parvenir respectueusement ci-joint :
1 – Un recueil des messages du Très Haut NGOC HOÀNG THUONG DE, paroles d’or que nulle préciosité en ce monde saurait égaler en valeur.
2 – La traduction de certains passages des livres de prières que
le Très Haut nous a enseignées.
« L’intention des personnes soussignées est de faire en sorte de pouvoir ramener tous les hommes à la vie de paix et de concorde.
« Si ce vœu était exaucé, l’humanité connaitrait une ère de félicité dont nulle plume ne saurait décrire la splendeur.
« Au nom d’une majorité d’Annamites qui ont approuvé notre
point de vue et notre démarche et qui ont eux-mêmes émargé sur
la liste des premiers prosélytes ci-jointe, les personnes soussignées
précitées viennent respectueusement déposer à l’intention de votre
haut examen, leur Déclaration officielle sur la fondation du Caodaisme
et en même temps porter à votre haute connaissance que dans
un proche avenir elles vont propager la nouvelle doctrine dans le monde.

« Convaincus de ce que cette nouvelle doctrine va apporter à nous tous une ère de paix, de concorde et de bonheur, nous vous prions respectueusement, Monsieur le gouverneur de bien vouloir
prendre acte de notre Déclaration et d’agréer l’expression de nos considérations très distinguées.
Ont signé
« Mme ….
« MM …. (1)
Tờ khai đạo này được ông Nguyễn Trung hậu dịch lại trong
sách Đại Đạo Căn Nguyên như sau :
Saigon ngày 7 Octobre 1926
Kính cùng Quan Thống Đốc nam Kỳ , Saigon
Chúng tôi , đồng ký tên dưới đây , kính Quan Lớn rõ :
Vốn từ trước tại cõi Đông Pháp này có ba nền tôn giáo
là Thích giáo , Lão giáo , Khổng giáo. Tiên nhơn chúng tôi sùng
bái cả ba đạo ấy , lại nhờ do theo tôn chỉ quí báu của các Chưởng
giáo truyền đạt mới được an cư lạc nghiệp , trong sử còn ghi câu :
" Gia vô bế hộ , lộ bất thập di " chỉ nghĩa là con người thuỡ ấy an
nhàn cho đến ban đêm ngủ không đóng của nhà , còn ngoài đường
thấy của rơi không ai thèm lượm.
Nhưng buồn thay cho đời thái bình phải mất vì mấy duyên cớ sau này :
1- Những người tu hành đếu phân chia ra nhiều phe , nhiều
phái mà kích bác lẫn nhau , chớ tôn chỉ của tam giáo đều như
một là làm lành lánh dữ và kỉnh thở đấng Tạo Hoá.
2- Lại canh cải mối chánh truyền của các đạo ấy làm cho thất chân truyền.
3- Những dư luận phản đối nhau về tôn giáo mà ta thấy
hằng ngày cũng tại bã vinh và lòng tham lam của nhân loại mà ra.
Nên chi người Annam bây giờ đều bỏ hết những tục lệ tận thiện , tận mỹ ngày xưa
(1) Bản văn này do ông trần Văn Quế soạn , bản chính không tìm
được. Có vị nào tìm ra được bàn chính bằng Pháp Văn xin cho
biết để đính chính. Rất mong.
Thấy tình thế như vậy mà đau lòng, cho nên nhiều người An-
nam, vì căn bổn, vì tôn giáo, đã tìm phương thế hiệp Tam giáo làm
một (qui nguyên phục nhứt) gọi là Đạo Cao-Đài hay là Đai Đạo.
May mắn thay cho chúng sanh, Thiên tùng nhơn nguyện, Đức
Ngọc-hoàng Thượng-Đế hằng giáng đàn dạy đạo và hiệp Tam giáo
tập Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ tại cõi Nam này.
Tam Kỳ pho Độ nghĩa là Đại ân xá lân thứ ba. Những lời của
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đáng cơ dạy cho chúng tôi đều cốt để
truyền bá tôn chỉ Tôn giáo.
Đạo Cao-Đài dạy cho biết ;
1 Luân lý cao thượng của Khổng Phu tử.
2- Đạo đức của Phật giáo và Tiên giáo là làm lành lánh dữ,
thương yêu nhân loại, cư xử thuận hòa mà lánh cuộc loạn ly giặc giả.
Chúng tôi gởi theo đây cho quan Lớn nghiệm xét :
1 - Một bổn sao lục Thánh ngôn của đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
3 - Một bổn phiên dịch Thánh kinh.
" Chủ ý của chúng tôi là muốn làm sao cho nhơn loại được cộng
hưởng cuộc hoà bình như buổi trước. Được như vậy, chúng sanh
sẽ thấy đặng thòi kỳ mới mẻ, cực kỳ hạnh phúc không thể nào tả ra đặng
. Chúng tôi thay mặt cho nhiều người An nam mà đã nhìn nhận
sở hành của chúng tôi và đã ký tên vào tờ đạo tịch ghim theo đây,
đến khai cho Quan lớn biết rắnlg kể từ ngày nay chúng tôi đi phổ thông nhơn đạo khắp cả hoàn cầu.
Chúng tôi xin Quan lớn công nhận tờ khai đạo của chúng tôi.
Ký tên,

“Mme Lâm ngọc Thanh, ngliệp chủ ở Vũng liêm –
“M. Lê văn Trung, Cựu Thượng-Nghị-Viên
thưởng thọ Ngũ-Đẳng Bửu-Tinh, Chơ-Lớn
M. Lê văn Lịch, thầy tu làng Long an, Chợ lớn.
M. Trần đạo Quang, thầy tu, làng Hạnh thông tây, Gia đinh..
M. Nguyễn ngọc Tương, Tri-phủ, Chủ quận Cần giuộc. '
M. Nguyễn ngọc Thơ, nghiệp chủ Saigon
M Lê bá Trang, Đốc phủ sứ, Chợ lớn
M. Vương quân Kỳ, Tri-phử, Sở Thuế thân, Salgon
M. Nguyễn văn Kình, thầy tu, Bình lý Thôn, Gia định
M. Ngô tường Vân, Thông phán sở Tạo tác Saigon.
M. Nguyễn văn Đạt, nghiệp chủ Saigon
M. Ngô văn Kim, điền chủ, đại hương cả, Cần giuộc.
M. Đoàn vấn Ban, đốc học trường Cầu kho .
M. Lê ván Gíảng, thơ toán hãng Ippolito Saigon
M. Huỳnh văn Giỏi, thông phán sở Tân đáo Saigon.
M. Nguyễn văn Tường, thông ngôn sở tuân cảnh Saigòn.
M. Cao quỳnh Cư, Thư ký sở Hoả xa, Saigon.
M. Phạm công Tắc, Thư ký sở Thương hảnh Sai gòn.
M. Cao hoài Sang, Thơ ký sở Thương Chánh Saigòn.
M. Nguyễn trung Hậu, đốc học trường tư thục Dakao.
M. Trương hữu Đức, Thư ký sở Hoả xa Saigon
M. Huỳnh trung Tuất, nghiệp chủ, Chợ dũi Saigon.
M Nguyễn văn Chức, Cai tổng, Chợ lớn. .
M. Lại văn Hành, Hương cả Chợ lớn.
M. Nguyễn văn Trò, giáo viên, Salgon.
M. Nguyễn văn Hương, giáo viên, Dakao
M. Nguyễn văn Kỉnh, giáo tập, Cần giuộc.
M~ Phạm văn Tỉ, giáo tập, Cân giuộc. "
( ĐẠI ĐAỌ CĂN NGUYÊN trang 23-24-25 )
Việc khai đạo trên đây phải nói là một sự cố gắng phi thường
của các bậc lãnh đạo lúc bấy giờ. Ta nên biết rằng Chính phủ thuộc
địa hiện thời đã bắt đâu nghi kỵ đạo Cao Đài như đã nói trên nên
mọi hành động khó lọt qua tai mắt của lính kín. Tuy nhiên, những
huyền diệu nhập môn của những người có trách nhiệm theo dõi kia,
trước sức cảm hoá kỳ lạ của vô hình đã làm sai lạc công cuộc tìm
dò nguyên căn nhà đạo không ít. Dù thế nào, nhà chức trách cũng
không có lý do gì rõ rệt để qui tội mà đàn áp phong trào đạo giáo
mới này. Trong khi đó thì những nhà lãnh đạo Tôn giáo mới lại là
những người có đủ mọi chức phận trong chính giới nhất là ông
Lê văn Trung với chức Cựu Hội đông Thượng nghị viện.
Có lẽ vì muốn (dĩ độc trừ độc) ấy mà 'Thượng Đế đã giành
cho ông Trung công đầu khai sáng mối đạo về phần Phổ Độ
chăng ? Ta không lấy gì làm chắc lắm nhưng theo những nhà
tiền bối lúc ấy cho biết thì ngoài ông Trung ra lúc bấy giờ chắc
không ai dám đương đầu để đệ đơn lên Chánh phủ Pháp hết. Như
vậy có nghĩa là nếu không có bàn tay ông Lê văn Trung thì sự
khai sinh phần Phổ Độ, nếu có cũng sẽ chậm lại về sau này.
THÁI ĐỘ CỦA CHÍNH PHỦ PHÁP
Ông Gustave Meillon, Giám đốc viện Pháp Việt và Giáo sư
trường Quốc gia Sinh ngữ Pháp viết về đoạn này như sau :
Ngày 7-1 0-1926, Thống soái Nam kỳ nhận được lá đơn khai
đạo Cao-đài. Rất khôn khéo ông vui vẻ tiếp nhận lá đơn nhưng
không bày tỏ sự công nhận mối đạo (Le 7 Octobre 1926, le Gouver-
neur đe la Cochinchine recoit la declaration officielle de la fondation
du Caodaisme. . Prudent il se contente d' en prendre acte, sans toutefois
s’engager formellemement à le reconnaitre)
(Trích Le Caodaisme par G. Meillon, Directeur de 1' Intitut
franco-vietnamien et Professeur à 1' Ecole nationale des langues
orientales vivantes) .
Cho mãi đến năm 1939, Bộ trưởng thuộc địa Pháp Georges Mandel
mớii công nhận hợp pháp sự hiện hửu của đạo Cao-Đài tại
Việt-Nam dưới danh nghĩa các nguyên tắc tôn kính của tự do tín-nguỡng .
Sau đây là nguyên văn của Toàn quyền Decoux viết trong sách
dẫn thượng của ông :
« Dès cette époque, il est évident que ce mouvement devient dange-
reux pour la sauvegarde de la souveraineté francaise et que son
interdiction s' impose. Mais le ministre Mandel mal informé, ne
veut pas entrer dans cette voie. En 1 939, il reconnait com me légale
1’ existence du Caodaisme au nom du principe sacro-salnt de la llberté des cultes. »
(A. DECOUX. A LA BARRE DE L'INDOCHINE - page 235)
3- SỰ QUI NHẤT NGŨ CHI MINH ĐẠO :
Ngoài sự kiện kể trên, phần Phổ Độ của đạo Cao Đài đã được
khai mào nhanh chóng do sự qui nhất các chi đạo trọng ngũ chi
minh đạo, đáng kể nhất là sự thu phục ông Trần đạo Quang và
ông Lê văn Lịch là hai cao sư trong hai chi Minh sư và Mính đường..Sự
QUI NGUYÊN CUẢ ÔNG LÊ VĂN LỊCH (MINH ĐƯỜNG)
ộng Lê văn Lịch nguyên là chủ trưởng chi đạo Minh Đường
Vĩnh nguyên Tự (Cần giuộc). Theo lời ông Nguyễn trung Hậu thì
có lịnh cơ bút dạy các ông Cư Tắc phò loạn đến tại chùa Vĩnh Nguyên
Tự để độ ông. Nhờ những huyền diệu đặc biệt sau đó, ông đã
sớm giác ngộ đường lối tu học mới. Và trong buổi ban sơ của nền
đạo, chính ông đã đóng một vai trò trọng yếu trong việc huấn
luyện đường lối tu học cho chư đạo tâm và trong việc sưu tập kinh
điển..Những bài kinh Tam Giáo hiện lưu dụng trong phần Phổ độ
(không kẻ những bài do đức Ngô truyền lại như bài Ngọc Hoàng
bửu cáo) đều do ông sưu tập theo lịnh của VÔ hình trong kinh
TAM THANH ĐẠỊ ĐỘNG thuộc đạo Tiên mà ra.
SỰ QUI NCUYÊN CỦA ÔNG TRẦN-ĐẠO-QUANG (MINH SƯ)
Sự Qui Nguyên của ông Trần-đạo-Quang là một sự kiện điển
hình cho đường lối cứu thế mới của những bậc chân tu. . Nguyên
ông là con một của cụ Trần Chí Hiếu và cụ bà Trọng Mỹ Hậu đều
tu Minh sư thuộc phái Phổ tế Phật đường (tức là Minh đường)
Ông xuất gia khi vừa 13 tuổi , 16 tuổi qui y Sám hối., 20 tuổi cầu
đạo 21 tuổi Nhứt bộ, 22 tuổi cầu Nhị bộ, 23 tuổi cầu Tam bộ, 25
tuổi cầu Thiên ân, 31 tuổi lãnh Chứng ân, 34 tuổi lãnh Dẫn ân, 37
tuồi cầu Bảo ân, 41 tuổi cầu Lão sư Lãnh hàn, 45 tuổi lãnh Thập
Ðiạ tức là cấp bậc cao nhất trong phái tu Minh sư. Chính ông
sửa soạn nối nghiệp Thầy mình là vi Tổ sư thức 12 của chi Minh
sư là ông Trần Ðạo Khánh bên Trung Hoa.
Vào buổi ban sơ của đạo Cao Đài, ông đang làm Chủ tự ở
chùa Lảnh Quang Tự (ngoại ô Sàigòn, thuộc tỉnh Gia-Ðịnh) trong số
12 vị cùng phận sự, nhưng ông thường xuyên ở chùa . Đồ đệ của
ông ở các nơi rất nhiều, cả miền Nam lẫn miền Trung Việt nam
( 1 ) sau này đều noi theo gương ông qui nguyên vào đạo Cao-Ðai.
Ngày 9 tháng 9 năm Bính Dần, ông Giáo sư Kinh, ông Nguyễn
NgọcTương , ông Lê Bá Trang, ông Vương Quan Kỳ, cùng ông Cao
Quỳnh Cư phò loan , vâng linh Ðức Cao-Ðài mang ngọc cơ đến tại
Vĩnh Nguyên Tự với mục đích dạy đạo cho ông Trần Ðạo Quang.
Trước sự việc bất ngờ , nhưng ông vẫn vui lòng thiết đàn ngay tại
chùa rất mực cung kính.. Buổi đàn cơ, Vô hình dạy ông qui nguyên
qua đạo Cao Đài, ông bạch :
Nếu qui nguyên qua đạo Cao-Ðài thì phải làm sao ? Cơ trả
lời : Y theo luật lệ Minh Sư
Thế là ngay từ buổi đó, ông vâng lịnh Vô hình hợp tác với các
nhà khai đạo đi phổ thông nền đạo mói. Nhưng các vị Minh sư cùng
(l) Các ông Trần Nguyên Chất , Huỳnh Ngọc Trúc ,Phan Sĩ Nhiếp vốn
là những đệ tử chi đạo Minh Sư , trước khi qui nguyên vào đạo Cao-
Đài quãng 1939-40 , đều là trụ cột cho nhà đạo Trung Việt lúc bấy
giờ - Xin xem Lịch sử đạo Cao Ðài -quyễn 3 - Sự truyền bá
Trung Bắc Việt cùng tác giả
phận sự với ông không đồng ý kiến về việc này không đến chùa nữa.
Và cũng từ đó chi Minh sư chìm dần trong dĩ vãng nhường chân cho
sự phát khai nền đạo Cao-Đài ( l )
Sự qui nguyên của hai ông Lê Văn Lịch và Trần Đạo Quang trên
đây là một điều ly kỳ khiến cho các nhà trí thức không thể nghi ngờ
tính chất mầu nhiệm sáng tạo của nền đạo mới.
Sự ngộ Đạo Của ÔNG LÊ-MINH-KHÁ (MINH TÂN).
Ông Lê Minh Khá, vốn đã biết được huyền diệu cơ bút thiêng
liêng từ chi Minh Thiện vào năm 19l7 . Đến năm l 925, ông bị bệnh
và có lên đàn Minh Thiện ở Thủ Dầu Một cầu thuốc Đức Quan
Thánh có dạy ông phải lập công bồi đức và hầu đàn tại đó .
Nhưng cũng trong năm nay ông được lịnh Tam giáo do cơ bút
dạy lập chi Minh Tân, ban đầu tạm tại biệt thự của ông, sau mới cất
thành ngôi chùa hiện là Tam Giáo Điện ở số 22 l bến Vân Đồn Saigo2n.
Trong bài Thánh lịnh có câu
**MINH TÂN đạo TAM Kỳ
Cơ quan chuyển hiệp qui
Bền tâm tri diệu lý
Hữu phước thọ huyền vi **
Chính nơi đây ông được linh lập ba hiệu đàn là Cao-Tân, Cao-
Minh và Cao-Thâm đàn . Nơi đàn Cao-Minh này, đức Ngô minh Chiêu
giáng cơ ngày 20-8-quí dậu 1933). Có thể nói ông Lê Minh Khai đã
góp một phần không nhỏ trong sự xiển dương chân lý buổi ban sơ của nền Đại Đạo vậy.
~ CƠ BÚT CHI MINH THIỆN :
Trước khi qui nguyên qua đạo Cao Đài , bộ râu ông Trần Đạo
Quang rẽ ra 5 chùm như râu Quan Đế , một sự lạ là sau đó , râu
ông tự nhiên doanh lại với nhau như quấn dài xuống bụng một
đường rất đẹp , người ta bảo đó là biểu hiệu sự qui hiệp
Trong quyễn Lịch Sữ Cao Đài quyễn I - PHẦN
VÔ VI ( 1 ) tôi đã có dịp nói về vấn đề này , nay cần nhắc qua về
vai trò của nó trong buổi đầu khai đạo. Phải nói rằng chi Minh Thiện
là nơi xây dựng phần cơ bút cho cả hai phần VÔ Vi (sự cầu thuốc
của đức Ngô Minh Chiêu năm 1914 và nhóm đàn cơ do ngài lập ra
tại Tân An năm 1920) và phần Phổ Độ (Ngọc cơ của ông Phan văn Tý
cho nhóm xây bàn mượn đễ tập phò loan buổi đầu năm l925). Chính
nơi đây là noi qui tụ những nhà tai mắt trí thức buổi đầu như quí
ông Trần Hiển Vinh , Nguyễn phan Long, ông Huyện Vâng , ông Huyện
Mùi v.v... Sự qui tụ này có nhiều lý do : một là cơ bút ở Minh
Thiện thường thiện về quốc sự nên đã hấp dẫn được một số đông trí
thức có nhiệt tình yêu nước, hai là ít có sự dòm ngó của Chính phủ
vì những người hầu nơi đây rất phức tạp, thường là những người
cầu danh cầu lợi nhiều hơn là những người hiếu kỳ muốn biết về thời cuộc quốc gia .
CƠ BÚT CHI MINH LÝ :
Sau khi tập dượt đồng tử và đổi thành đồng âm và đồng dương,
ông Âu Kiết Lâm, Chủ trưởng chi Minh Lý được lịnh Vô hình cho
dạy đạo và ban kinh Đức Diêu Trì Kim Mẫu cùng chư vi Thần Linh
giáng cơ dạy những bài làm kinh nhật tụng sau này.
Khi các ông Trung, Kỳ, Cư , Tắc lo việc thiết đàn dạy đạo ở
thánh thất Cầu Kho thì một Thánh lịnh dạy phải lo thiết lập lễ nghi
đón tiếp các loại kinh điển đã cho do đức Phật Bà tại chi Minh Lý,
đồng tử lúc bấy giờ là ông Âu Kiết Lâm. Cuộc tiếp kinh này rất trọng
thể và đánh dấu những buổi gặp gỡ kỳ lạ của các chi Minh Đạo do sự
sắp đặt thiêng liêng của Vô hình. Theo lòi ông Minh Thiện, chủ
trưởng Minh Lý hiện nay thì chính tại nơi này , ông Vượng Quan Kỳ
đã đến học cách thức tụng niệm về đồng nhi ông Nguyễn trung
Hậu cho biết Đức Cao Đài có khi giáng đàn ở Minh Lý, ngược lại đức
(l) xuất bản năm 1967 tại Saigòn .
Đạo Tổ chi Minh Lý cũng có giáng đàn tại Thánh Thất Cầu Kho. ( 1 )
Tại chùa Minh Lý lúc bấy giờ, các ông thường phân vân về vấn
đề qui nhất., ông Âu Kiết Lâm vốn đương hành nghề cho một nhà
thuốc tây (Solirène). (( Một hôm, đức Đạo Tổ giáng cơ có cho một ví
dụ về sự hợp nhứt ấy theo một .thí nghiệm khoa học có nghĩa như nếu
đổ hai chất vào nhau thì dung dịch sẽ biến đổi màu sắc, nhưng nếu
đổ chất thứ ba vào thì dung dịch lại trông như cũ (không nhớ những
chất gì) khiến cho các ông tự nhiên quan niệm được vấn đề và rất vui
với cơ hội mới (2) Chắc là phản ứng hoá học như thường biết
hiện nay giữa chất acid và baz .
KẾT LUẬN .
Trong bầu không khí êm đẹp tao nhả, không kém phần thanh
thoát của huyền vi Tạo Hoá , các chi Minh đạo đã nhận thức rõ mầu
nhiệm trong cơ khai sáng nền đạo mới . Chính do đó mà tôn chỉ đầu
tiên của đạo Cao-Đài đã được ghi rõ **TAM GIÁO QUI NGUYÊN
NGŨ CHI PHỤC NHỨT ** trước khi nhận định này được bao quát
và đầy đủ hơn trong lịch trình cứu thế của nền đạo vậy .
Lần lại trang sử đạo từ khi các ông trong nhóm xây bàn
gặp đức Ngô Minh Chiêu đến nay thời gian không quá một năm
mà bao nhiêu là sự trạng. Nhân tâm xen lẫn Thiên ý đã làm xao
xuyến nhà đạo không í t, nhưng cơ trời đưa đẩy , rồi chiếc thuyền
từ vẫn theo gió dong buồm đi về tận phương nào, nơi đó là Thiên định.
Phảl nói rằng sự tiến hành cơ đạo ngày phôi thai như thế là
một điều quá sự tưởng tượng của Con người. Nếu chỉ với sức lực
của Con người không thì chắc không làm sao ra khỏi phạm vi một
cái nhà, một số bạn hữu giới hạn chớ đừng nói đến sự hấp dẫn
được những bậc chân tu như đã dẫn trên đây.
(l) NHững bài kinh thỉnh tại chùa Minh Lý là những bài quốc âm như
bài Cầu bịnh , bài sám hối , các bài tế lễ quan hôn tang tế
(2) Lời của ông Minh Thiện , Định Pháp Tam Tông Miếu hiện nay .
Một điều ta cần ghi nhận là sự qui nguyên của quí vị trong
ngũ chi Minh đạo, không phải để tiếp tay phần Vô Vi vì đã có
đạo pháp của đức Cao Đài, mà chỉ để tiếp tay với cơ Phổ Độ.
Chính vì lẽ đó mà ta thấy các chi Minh Đạo, sau ngày qui nhứt đã
hình như tàn lụn dần dần , nhường chỗ cho sự tiến triển rộng rãi
bao quát hơn của đạo Cao Đài.
Như vậy, phần Phổ Độ của đạo Cao Đài quả đã có một nhiệm
vụ tổ hợp các màu sắc tôn giáo cố hữu trong tinh thần xây dựng
một bản thể cứu thế đồng nhất, trước khi thành hình nơi các tôn
giáo lớn , phải thể hiện phần hiệp nhứt nơi các yếu tố tâm linh
riêng rẽ và sau đó trong nội bộ nhà đạo rồi sau mới phát huy tính
chất đồng nhất ra ngoài phạm vi nhỏ hẹp buổi ban đâu, để đi vào
sự cứu rổi chung của cả một nhân loại đang cần đến.
Vì những sự kiện trên , ta có thể nói rằng dù quan niệm và ý
thức buổi đầu khai đao như thế nào , nền đạo Cao Đài cũng đã phát
sinh từ một sứ mạng rất thích hợp để đem lại sự dung hợp TÂM
LINH CON NGƯỜI VỚI TÂM-LINH VŨ-TRỤ manh nha
từ những yểu tố tâm linh cố hữu ở Tây phương cũng như ở Đông
phương như đã đề cập trên đây vậy.

Trở lại MỤC LỤC