LỊCH-SỬ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

                     

1 - TỔ CHỨC THEO VÔ VI

NỀN TẢNG PHẦN PHỔ-ĐỘ .
Khi phần Vô Vi im lìm trong bí hiểm thì phần Phổ Độ có
vẻ ồ ạt hơn. Tuy nhiên, không phải phần Phổ Độ đã riêng rẽ
quãng đường lạc loài xa hẳn phần Vô Vi. Hay ngược lại, trong .
phần Vô Vi cũng có một quan niệm về Pbồ Độ rất là thỏa đáng.
Theo quan niệm của đức Ngô minh Chiêu thì việc Phổ độ
là một điều tạo phước, lập chùa chiền là một lối chuộc lại tội lỗi
ở kiếp trước. Đó là một điều thiện nên làm. Nói như thế có nghĩa
là mặc dù đã thọ pháp tu Vô Vi nhưng tùy theo thiện chí của mỗi
người có thể lập nên những cơ sở chung như bên phần Phổ độ,
nhưng có chức việc chung quanh một ban Hội tề hành sự tại đó có
tính cách như một cái “nhà thờ Thiên Chúa để quan hôn tang tẽ “
như lờl đức Ngô dạy chư đệ tử lúc bấy giờ.
Cho nên, ta có thể đưa ra đây hai hình thức tổ chức một cơ
sở phổ độ theo hai quan niệm vô vi và phổ độ thuần túy như sau :
1 - TỔ CHỨC THEO VÔ VI .
(I) Hiện nay phần lớn dã liểu đạo, di tích ngôi đàn Chợ lớn vẫn còn
ở số 23 đường Phú thọ (Cholon)
(2) Sách đã xuất bản nă m 1967, do nhà xuất bản Cao Hiên.
Nguyên bà Hội đồng Lê văn Thơm ở Cần Thơ đã thọ bí pháp
tu học với đức Ngô minh Chiêu năm 1927 . Năm 1929, bà có xin
phép ngài cất một cơ sở thờ phụng vừa có tính cách phổ độ lấy
tên là CAO ĐÀI HỘI THÁNH (l). Khi cất xong, bà có mời Ngài
dạy cho mọi cách sắp đặt thờ phụng, nghi lễ, giao tế tại đó. Trong
một bức thư, Ngài trả lời không đến dự lễ, nhưng có nói rõ như sau :
( Saigon, ngày 22- 1 1 - 1 929
“ Bà Quản Hạt,
“ Bà Quản Hạt có lòng mời đến dự thánh thất, cũng muốn đi mà
vì lời Thánh ngôn ngày trước có dạy bảo chẳng nên đến chỗ đông
người, phận sự phải ở nơi khuất tịch, vắng vẻ cho nhàn thân, ấy
là đạo Vô vi tức là Vô hình.
“Mấy lần xuống Cần thơ là bi khảo .Cái khảo này tại hay
nghe người ta trọng mình như vậy khắc ý Thần tiên, tôi nhiều
phen cực nhọc và e bỏ mình cũng tại nghe lời bỏ việc tu nên bây
giờ tôi chẳng dám tự đắc mà đi đâu nữa (chơi xa xứ).
“ Tôi chỉ cách cho ông bà làm phước chuộc tội tiền nhựt chứ
chẳng có ý chi, cho ông bà trọng tội mà người đồng đạo ganh gỗ,
e có hại cùng chăng. Điều ẩy làm sao biết được nên tôi cẩn thận
lắm vì tôi đã lớn tuổi rồi,53 tuổi. Ông bà muốn làm phước cho
Cao-Đài Hội Thánh thì cứ việc theo ý tứ Thần Tiên dục lòng.
“Còn như cái CAO ĐÀI HỘI THÁNH mới này muốn cho
có chủ xin các ông Hội Tề cầu Thấy định cho ai làm chủ cái chùa
này, nhứt nhứt phải cơ bút thì vừa ý Thần Tiên, chớ Chiêu
không đám tự đắc chỉ bày để cho Thầy định. Thầy thấy xa, Chiêu
hiểu gần. Chiêu cũng biết ý bề trên và muốn chỉ bày nhưng người .
phàm tục. Bởi đó Chiêu mới lánh mình để nơi cơ bút của Thầy cai tri người phàm...
“ Một cái bóng đèn lớn hình Trái Đất đề treo giữa bàn Thầy
- (l) Trước là Cao Đài Hội giáo, được Ngài đổi là Cao Đài Hội Thánh.
hình cái mặt trăng thế ngọn đèn lưu ly, hai bên hai ngọn, một ngọn
chư Thánh Thần, cứ như xưa , là mối giềng chớ sao đâu.
' Phải cất hai đãy : đông lan, đàn ông, Tây lan, đàn bà.
' Không được phép quạt tay. Nam nữ vô chỗ cúng không
nên ngó nhau và lời qua lại. Đặt tám đồng nhi trai hầu hai bên,
coi theo cuốn cũ ông Phượng mà hành lễ.
Đọc bài cúng, khăn đen áo dài, quần áo trắng, phải đọc cho có nhịp.
28 đồng nữ là 28 vì tinh tú sắp hai bên. .
Con gái đồ toàn trắng. Đồng nữ phải con gái, đọc bài cúng
với chư đạo hữu nam nữ. Phải coi theo lời Thánh ngôn ngày
trước đừng hay tranh cạnh.
Phải bỏ đàn bà làm điển ký. Phải mời ông Phán Quí và ông Kỷ coi việc đó
Ba cái đàn cúng đồng một hiệu CHIẾU MINH, nhưng cái
đàn mới này tỷ như nhà thờ đạo Thiên chúa để quan hôn tang tế,
còn hai cáì đàn kia là Huỳnh Tỵ để cầu cơ bút, việc riêng cho mỗi người.
Đồng nhi nam nữ sắm đồ hàng trắng (thứ tố trắng) Bát Thánh
nam đồng nhi, áo trắng quần trắng khăn đen. Quỳ đối nhau dắt
một nhánh bông bên trái ở mép tai (màu trắng).
28 vị nữ đồng nhi quì đối nhau hàng đôi (bông màu kiến sen)
Ai lớn quì giữa, nhỏ hai bên. Chồng quì trước, vợ quì sau.
Con đường đạo chẳng ai được lớn hơn ai. Chư đạo hữu phải giắt .bông gọi là tiếp nghinh Phật.
Còn trong 26 cặp Hội tề, mỗi nguời một bình bông nhỏ, chung
quanh bông chính giữa một cây hương, đến bài dưng bông thì mỗi
người một bình bông dưng đọc rồi góp để trên bàn Phật đầu
thượng sắp huê nghinh Tiện nữ.
Trong đạo hữu luân phiên cúng tứ thời trong đàn. mới số ít
thì 2 người đi một ngày, như đông đi 4 người tùy theo số đông,
còn như ai không đi thì phải mượn ai đi theo phiên.
Phải hiệp nhau đồng nhi nam nữ tập dượt vài đêm.
Phải có cái chuông để làm hiệu lịnh
Khắc một tiếng đầu gọi là kỳ nhứt cho đạo hữu rửa mặt, súc
miệng, rửa tay chưn trong 5 phút. Kỳ nhì hai tiếng, chư đạo hữu
nam nữ bịt khăn đống đen, nam nữ phải bịt chung hết kẻo phân
bì, bận áo quần trắng trắng hết. Kỳ ba năm phút kéo vô chánh điện.Coi họa đồ mà sắp đặt : .
.  Số hai người phe nam nữ riêng biệt để phát thâu huê hương
mỗi bên. Hai bên vách chùa hai bên nam nữ chụp hình mỗi người
treo vào vách Hội Thánh để làm kỷ niệm cũng như bài vị vậy,
saư người nào chết thì gạch chữ Thập trên đầư.
Bữa chánh rằm, chánh mồng một, 8 giời tối cúng tại đàn Hội
Thánh từ 9 giờ, 10 giờ sắp đặt y như trước.
Chư nho và đồng nhi phải chiu cực quì thẳng lưng và chắp
tay để trước ngực nội hồi cúng đọc các bài. Đừng biếng nhác,
trong 15 phút đồng hồ xong việc, không lâu như các đàn khác
phải một hai giờ đồng hồ mỏi mệt, phải rán cung kĩnh nghiêm tịnh.
Chư nho, bổn đạo phải niệm nho nhỏ : “Nam mô Nam phương .
Giáo-chủ Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-ha-Tát” mười lần, nhiều càng tốt.
Hễ niệm phải nhìn Thiên Nhãn.
28 đồng nhi gái mỗi đứa một sợi dây lua nhiễư màu vàng
bề ngang một tấc lang sa, bề dài 1 m50 , đứa nào nấy giữ đi đàn
đem máng choàn sau cổ, hai mối bỏ ngoài trước như muốn tốt
làm bằng nhung, chung quanh kết tua kim tuyến vàng.
Đồng nhi trai cũng mỗi đứa một sợi màư tím, tua vàng đề
vàng, như ai có tiền thì sắm làm công quả.
. Đồng nhi 12 tuổì sắp lên,18 tuổi sắp xuống. mỗi kỳ phải
có đồng nhi nam hay nữ hầu cho đủ.
Mấy ông mấy bà hội tề phải sắm đồ tố trắng mà lạy Thầy.
Còn đám xác thì đồ vải hay là đồ thường, dùng áo màu tùy
theo nghèo giàu duy có được bịt khăn đen. Đàn bà như đàn
ông, chư đạo hữu giàu có thể sắm giống in vậy, như không khá thì cứ như cũ không ép.
Quì thì tránh nhau mà lạy chớ nên để người sau cụng với người trước (coi chữ ngũ)
Đám cưới đủ năm sắc, tùy nghèo giàu duy có bịt khăn đen
gọi là lễ. Còn mang đồ đại lễ là hai người mới hiệp hôn . Ông nào
làm sư thì cũng bận đồ đại lễ.
Phần việc của mỗi người :
1 - Lo tập đồng nhi nữ
2 - Lo dạy 8 đồng nam
3 - Coi về việc tang tế...
Bên nam chủ sự :
Các ông khác (đủ 25 vị) Chánh Chủ sự cai quản phe nam và
nữ. 25 vị chứng các việc chớ chẳng đặng đổi thay bổn phận.
Người có lỗi thì quở riêng trước bàn thờ Thầy, làm vậy cũng đủ xuôi
Bên nữ chủ sự :
Hai bà Chánh Chủ sự việc trong Hội Thánh bên phe nữ. Ai
có việc gì đến nói thì hai bà lo cho. Các bà xử không xong phải
đem đến cho các ông Hội tề phán đoán hòa bình chớ nên rầy rà
mất sự yên ổn Hai bà này xin thêm 10 bà .ở các nơi xa phụ việc
(có chồng trong Hội tề)
. Nhiều người nên việc,
Nhiều việc được yên, .
Quan trưởng không phận
Nhà nhà vui đạo. .
CHIÊU.
" Đừng quên : Cúng y như cũ hồi sơ khỏi, vì Thầy dạy tu
chẳng cần lễ nghĩa. Trong 15 phút xong sự quì lạy. Tôi xin
chư đạo hữu để cho đồng nhi ca điệu dạy người tu Tiên cho biết
đạo Tiên gia, Thầy có ra bài: (( Con quạ sổ lồng )).
" Con quạ ấy là hồn chúng ta, cái lồng là phần xác. Tu làm sao
cho cái hồn lìa xác mà biết bay như con quạ mới gọi là hành đạo.
“Cao Đài Hội Thánh, bỏ chữ GIÁO để chữ THÁNH, vì chổ hội
những người hiền tức là Thánh.”
Trên đây là nguyên văn bức thư của đức Ngô gởi cho bà
Thơm, môn đệ của Ngài như đã nói trước, chúng tôi sao y nguyên
bản là có ý tôn trọng công việc của tiền bối. Sự ứng dụng bức
thư này nghe đâu chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn
lúc bấy giờ. Cho đến nay, mọi cơ sở cơ hồ chỉ còn trong dĩ vãng
vì thiếu người và sự ly tán về mặt nhân tâm.
Tưởng cũng nên ghi ra đây bài thơ CON QUẠ SỔ LỒNG mà
đức Ngô đã khuyên chư đạo hữu tụng niệm như sau :
Kìa kìa con quạ bên sông
Bớ đi thả quạ đem lồng chạy theo.
Chiếc đò vừa ngã kéo neo
Mau mau chạy tới lấy chèo bơi sang. .
Bơi sang cho khỏi té hang
Bơi qua vừa tới leo nâng lên bờ.
Chú kia sao chú bơ vơ
Làm trai chớ khá lảng lơ việc mình
Anh hùng dạ sắt dạ đinh
Hai vai gánh vác minh minh đầu gành.
Phận làm con thảo có danh
Xóm làng yêu mến mới đành dạ cho.
Ở ăn đừng có so đo
Làm anh thợ vẽ phải đo cái hình.
Ừ ừ vật lạ xinh xinh
Làm sao cho tốt cho xinh mới mầu
Đứa nào học đạo ni mâu
Ngày đêm cố niệm tụng câu bắt vần,
Sớm trưa lòng dạ ân cần
Có thân phận khó với thân phận mình.
Làm sao cho đặng hiển vinh.
Cửu huyền thất tổ minh minh cõi nhàn.
Làm sao cho đặng nhặt khoan
Người đem dạ mến Tiên bang cảnh mầu.
Việc đời phải xét cạn sâu :
Bần cùng lạc đạo trước sau thanh nhàn:
Chớ tham phú quí chỗ sang
Nhiều tiền ít phước phải mang lấy sầu !
Quyền cao quới tước phải âu
Có ngày thất lộc bực sâu té nhào.
Chữ bần có thuở ở cao,
Các con giữ lấy làm sao Chữ bần.
Bần câu ác đức viễn thân
Bần hung bần dữ phải cân chữ bần.
Bần theo bậc của Thánh nhân
Trăm năm tỏ rạng mới phân chữ bần.
Câu rằng (lạc đạo thanh bần)
Ngàn vàng khó kiếm chữ bần của ta.
Các con gắng chí học mà
Làm sao cho đặng như Cha mới mầu !
Con người chẳng khác bông tươi
Làm sao cho đặng vẹn mười mới hay.
Bền lòng tụng niệm ăn chay,
Phước Trời rõ đặng lên ngai vững vàng.
Ngàn năm hứng cảnh lạc bang, .
Biết sao rõ đặng cơ hàn nắng mưa.
Dồi lòng kinh kệ sớm trưa
Ngày sau Phật độ mới vừa lòng son,
Dồi lòng luyện đạo bớ con,
Phước Thầy bũa khắp như son thêm màu.
Các con gắng học mau mau
Gắng lòng học Đạo như thau gắn vàng.
Đôi lời bày tỏ rõ ràng,
Làm sao cho đặng băng ngàn đường xưa
Các con luyện tâp muối dưa,
Ngày sau Thầy mới dạ vừa lòng con!
2.- TỔ CHỨC THEO PHỔ ĐỘ THUẦN TÚY
Khác với đức Ngô-Chiêu-Minh trong quan niệm những người
theo học đạo, dù không thọ bí-pháp cũng là những người hiền,
người Thánh, các ông Lê-văn-Trung, Cao-quỳnh-Cư, Phạm-công-
Tắc lại chủ trương phổ độ tòan thể mọi người không phân biệt.
Do đó, hình thức tổ chức cơ sở Phổ-Độ thuần túy cũng khác
hẳn, có thể gọi là có tính cách rườm rà, nếu không muốn nói là rộng rãi bao quát hơn.
A – CÔNG VIỆC BUỔI ĐẦU CƠ PHỔ-ĐỘ
THÁNH THẤT CẦU KHO (1)

Trong quyển ĐẠI-ĐẠO CĂN NGUYÊN, ông Nguyễn-trung-Hậu
viết về giai đọan này như sau :
« Nguyên ban đầu, mấy ông Trung Kỳ Cư Tắc Sang Hậu Đức
Bản Giảng mỗi đêm đều tụ lại, khi ở nhà ông Trung (rue Testard
– Cholon), khi ở nhà ông Cư (rue Bourdais – Saigon), khi ở nhà ông
Bản (Cầu-Kho) để cầu Thượng-Đế giáng cơ dạy đạo. Mà hễ mỗi
lần có chư nhu đến xin nhập môn, Thượng Đế lại dạy phải đến tại
đàn Cầu-Kho, vì vậy mà nhà ông Bản thành ra một cái đàn lệ, rồi
gọi là Tiểu Thánh Thất. Thánh Thất Cầu-Kho ban đầu rất hẹp, đồ
đạc thiếu trước hụt sau vì chủ nhà lúc bấy giờ ở trong vòng bẩn
chật, không đủ sức sắm đồ vật để thờ cho xứng đáng. Bàn thờ chỉ
là một cái ghế nho nhỏ làm bằng cây dá tị. Thiên Nhãn chỉ vẽ trên
một mảnh giấy con cao chừng ba tấc, ngang độ hai tấc tây , chiếu
(1) Thánh thất Cầu-Kho tức là nơi lãnh hội cách thức thờ phượng và cầu
đàn từ nhà ông Vương-quan-Kỳ do đức Ngô chỉ vẻ buổi ban đầu,
nay đã không còn, di tích dời lại Thánh-thất Nam-Thành, hiện ở
đường Nguyễn-cư-Trinh – Daigon.
Chiếu đệm cũng không đủ trải để mà lạy. Tình cảnh tuy nghèo mà mấy chục bổn đạo cũng không hổ, cứ mỗi đêm thứ bảy đến hầu đàn. Không bao lâu lại được nhiều vị đạo tâm lo sử sang thánh thất lại mới có chút vẻ vang. Quang phủ Vương-quan-Kỳ lo chưởng quản việc cúng tế trong đàn và thuyết đạo. Ông Đòan-văn-Bản, ông Nguyễn-trung-Hậu, ông Tuyết-tân-Thành và ông Lê-thế-Vinh lo sửa sọan dọn dẹp nơi thất cho có vẻ trang nghiêm. Ông Lê-văn-Giảng,

ông Giáo Hiến cùng một ít đạo hữu lo sắm đồ lặt vặt trong thất.
Đương khi ở Thánh Thất Cầu-Kho, quan phủ Vương-quan-Kỳ cùng mấy ông Cư Tắc Nghĩa xuống miệt Cần-Giuộc lập Đại đàn, khi thì ở chùa Vĩnh-Nguyên, khi thì ở chùa Hội-Phước. Thêm có quan phủ Nguyễn-ngọc-Tương, quan phủ Lê-văm-Hóa, ông Lê-văn-Lịch và ông Nguyễn-văn-Kim giúp sức vào nên trong mấy quận Cần-Giuộc, Cần-Đước, thiên hạ nhập môn nượp nượp, mỗi một lần thiết đàn số người cầu đạo kể có trót ngàn…..
(ĐẠI ĐẠO CĂN NGUYÊN, trang 22)
Một điều cần biết trong lúc này là thái độ của nhà cầm quyền Pháp đối với nhà đạo lúc phôi thai này. Dù sau thì trong ba miền cai trị, chánh phủ Pháp đã giành cho xứ Nam-Kỳ một phần tự do dù không đáng kể là bao nhiêu nhưng cũng còn hơn gông kiềm tỏa của Pháp ở Trung hay Bắc-Kỳ.
Cho nên, tại Sàigòn, đối với sự nhóm họp đông đảo của đạo hữu, ban đầu chính phủ Pháp xem thường, quan niệm các sự kiện xảy ra như những nhóm đồng bóng ở Bắc-Việt hay như những tổ chức Thông-Linh-học bên Tây-Phương. Họ có thái độ hầu như không để ý đối với phong trào đương lên của nền đạo. Nhưng, vì phong trào đã lan rộng và gây ít nhiều tác dụng cho quần chúng trong sự chiêm ngưởng lễ bái Thần linh nên chánh quyền thuộc địa đã cho nhân viên mật thám âm thầm len lõi dò la bằng đủ mọi cách, nhứt là cho người giả nhập môn cầu đạo để theo dõi rình mò hành động cùng tông tích của những nhà khai đạo.
Điển hình nhất là sự nhập môn của các nhân viên mật thám :
quí ông Nguyên văn Tường, Trần văn Tạ và ông quản Báo.
ông Nguyễn văn Tường lúc bấy giờ làm thông ngôn tại sở
Cảnh sát quận Nhì ở đường Boresse đến xin nhập môn tại thánh
thất Cầu Kho. ông Trần văn Tạ và ông quan Báo là hai nhân viên
truy tầm (agents de recherches) được lịnh Cảnh sát trưởng quận
Nhì giao phó trách nhiệm xem chừng hành động ở thánh thất Cầu Kho
Tuy nhiên, mọi việc lại xảy ra khác hẳn ý định của nhà chức
trách. ông Tạ sau đó lại một lòng tin cẩn và xin nhập môn như
ông Tường. Còn ông Báo, tuy không dám nhập môn, nhưng lại
sợ Uy lực của Vô hình nhiều hơn là sợ quyền hành ông Cảnh sát
trưởng. Cho nên, các ông lại đem trình bày tự sự phân hành của
mình cho các anh quản trị thánh thất cùng đạo hữu được biết. và
do đó, sự tu học được thận trọng và chu chí hơn Cũng vì thế mà
mỗi lần có tụ họp đông đảo thì các vị khai đạo lại mượn nhà ông
Tường để tránh sự dòm ngó cửa nhà chức trách.
CÁC ĐÀN CƠ PHỔ ĐỘ ĐẦU TIÊN:
Sau đó không lâu Thượng Đế tại dạy lập thêm năm cái đàn lệ nửa
kể chung với đàn Cầu Kho là sáu cái.
1/- Một đàn ở Cầu Kho do ông Vương quan Kỳ chứng đàn
sau lại có quí ông Ngô tường Vân, Nguyễn văn Mùi, Nguyễn văn
Đạt, Nguyên văn Kính đến tiếp tay lo việc chiêm ngưỡng lễ bái
ông Nguyên trung Hậu và ông Trương hữu Đức làm phò loan
Cùng trong đàn có quí ông Đoàn văn Bản, Huỳnh văn Giỏi, Lê văn
Giảng, Nguyễn văn Tường.
2/- Một đàn ở Chợ lớn tại nhà ông Lê văn Trung do ông
cùng ông phủ Lê bá Trang chứng đàn. Hai ông Cao quỳnh Diêu
và Cao hoài Sang phò loan.
3/- Một đàn ở Tân Kim (Cần Giuộc) tại nhà ông Nguyễn văn
Lai, cựu hội đồng địa hạt do ông phủ Nguyễn ngọc Tương và ông
Lê- văn-Lịch chứng đàn. Hai ông Ca minh Chương, Phạm văn Tươi,
phò loan. Cùng trong đàn có quí ông Phạm-văn-Tiếp, Nguyễn-văn-Nhơn
Phạm văn Nhơn, Phạm văn Tỉ, Võ văn Kĩnh.
4/- Một đàn ở Lộc Giang (Chợ lớn) tại chùa Phước Long của
Yết Ma Giống do ông và ông phủ Mạc văn Nghĩa chứng đàn
Hai ông Trần duy Nghĩa và Trương văn Tràng phò loan
5/- Một đàn ở Tân Định tại nhà ông Huyện Nguyễn ngọc Thơ
chứng đàn. Hai ông Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc phò loan
6/- Một đàn nửa ở Thủ Đức tại nhà ông Ngô văn Điều do ông
chứng đàn. Hai ông Huỳnh văn Mai và Võ văn Nguyên phò loan
Ngoài ra, Thượng Đế lại .dạy lập riêng tại nhà ông Trần văn-Tạ
một cái đàn nữa, đặc biệt đề cứu chữa bệnh nhân. Mọi sự ở đây
do ông và con ông là Trần văn Hoằng chăm lo.

Trở lại MỤC LỤC