ĐIỀU THỨ XXIII
                                                  NHỎ LẬP NGHIỆP – GIÀ TU

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn: “Phàm người lúc nhỏ phải lo lập nghiệp, đến già tu hành đặng thành Phật chăng?” Đức Thế Tôn nói: “Phàm người lúc nhỏ lo lập cơ nghiệp có nhiều sự tội, cũng như biển khổ, không mé, không biên, hồi đầu thiệt bờ. Nếu người hồi tâm phát nguyện tu hành, cải ác tùng thiện, cải tà qui chánh, trường chay giới tửu, tầm cầu minh sư, đặng thấy chánh giáo, bất câu lão ấu, đều thành Phật đạo”.

                           ĐIỀU THỨ XX IV
                       NHỎ TU, LỚN THÔI

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn: Phàm có thiện nam cùng là tín nữ, sanh ra đến lớn, trai giới tu hành, chưởng những điều lành, đến già điên đảo, phá trai phạm giới, đặng trả phước nào?
        Đức Thế Tôn nói: “Bực chúng sanh ấy tuy có căn lành, sức không đại nguyện, chẳng thấy rõ đường, xa lìa minh sư, mất hết tiền công, lục tặc trở lại bèn cướp công đức. Tâm sanh điên đảo, chẳng thành Phật đạo. Nếu như trong đó phạm điều thực nhục, ắt lạc thần đạo; thượng phẩm: quỉ vương; trung phẩm: dạ xoa; hạ phẩm: la sát. Lạy lục cúng tế, phước hết khí tiêu, tùy nghiệp luân hồi. mất một nhơn thân, muôn kiếp khó phục.
        + Phàm trong chỗ đó, phạm điều dâm dục, ắt vào ma đạo: thượng phẩm: ma vương; trung phẩm: ma dân; hạ phẩm: ma nữ; phước tận khí tiêu, tùy nghiệp luân hồi, mất một nhơn thân muôn kiếp chẳng phục.
        + Phàm trong chỗ đó, phạm điều du đạo, ắt sa tà đạo: thượng phẩm: tinh tú; trung phẩm: yêu quái; hạ phẩm: tà nhơn; tà khí tiêu tán, tùy nghiệp luân hồi, mất một nhơn thân muôn kiếp khó phục.
        + Phàm trong chỗ đó phạm điều vọng ngữ, chưa đạng nói đặng, chưa chứng gọi chứng, trong bụng trống trơ gọi là tâm cao, ắt thành yêu loại: thượng phẩm: ly mị; trung phẩm: vọng lượng; hạ phẩm: mộc quỉ; yêu khí tiêu tận, tùy nghiệp luân hồi, mất một nhơn thân muôn kiếp khó phục.
        + Phàm trong chỗ đó phạm điều sân nộ, tuy có phước đức, ắt sa ác đạo: thượng phẩm: A tu la vương; trung phẩm: A tu la chúng; hạ phẩm: A tu la nữ; hằng ưa tranh đấu hoài hoài chẳng dứt, phước khí tiêu tận, tùy nghiệp luân hồi, mất một nhơn thân muôn kiếp khó phục.
        Chỗ ấy bởi sao? Nghĩa là: Phàm người tu hành mà còn ăn thịt, cũng như nhận lấy đưa con hoang lại tưởng con mình. Muốn cầu gần nhau, chỗ ấy không có. Phàm người tu hành mà còn uống rượu, muốn cho thành đạo như uống độc dược, muốn cầu an vui, chỗ ấy không có. Phàm người tu hành mà còn gian tham, muốn cho thành đạo, cũng như dùng nước. mà đổ lá môn, muốn cầu cho đầy, chỗ ấy không có.
        + Phàm người tu hành mà còn dâm dục, muốn  cho thành đạo như chưng cát đá, muốn cầu thành cơm chỗ ấy không có.
        + Phàm người tu hành mà còn vọng ngữ, việc không nói có, việc có nói không, muốn cầu thành đạo như kẻ phàm phu bèn xưng vua, chúa, muốn cầu giàu sang, chỗ ấy không có.
        + Tâm đa sân nộ, Tánh muốn tranh hơn, mong cho hiền lành, bằng muốn thành đạo như dùng ghe bể làm đò qua biển, rốt phải trầm nịch, người ấy bèn đọa: chẳng phải là Phật chẳng có độ người.
        Bằng người tu hành, muốn cho thành tựu quả vị Bồ tát phải giữ thế nào? Phải dùng làm sao? Những người rõ biết đặng danh Bồ tát đặng Phật bí mật, chơn chánh khẩu quyết. Nếu có trai lành cùng là gái tín, thấy đặng nghe đặng lại tin theo phép, đều là thiệt hột phải được trái tốt. Bởi vậy cho nên thiếu niên tu hành gặp đặng chánh pháp bèn thành Phật đạo. Hai mươi tuổi tu, ba mươi tuổi tu, bốn, năm, sáu, bảy, tám mươi tuổi tu gặp đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Nam tử tu hành, nữ nhơn tu hành, người giàu sang tu, kẻ khó hèn tu, gặp đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo. Đế vương tu hành, Tể quan tu hành, bực chí nhơn tu, những kẻ quấy tu, gặp đặng chánh pháp cũng thành Phật đạo.
        Lúc nầy Đức Phật Thế tôn có ra lời kệ rằng: “Nhược hữu nam tử đẳng đắc kiến chơn minh sư, tu đắc chánh pháp vô nhứt bất thành”. Nghĩa là nếu có thiện nam cùng là tín  nữ các hạng tu hành gặp đặng minh sư, truyền nẽo tu hành là đặng chánh pháp đều thành Phật đạo, chẳng có ai không”. Cần cho thanh tịnh, trai giới tinh nghiêm chịu xả thân mạng, trọn chẳng phá trai cũng không phạm giới. Phật hứa người ấy lập chỗ thành Phật.
        Đức Phật Thế tôn kêu Văn Thù Bố tát mà nói như vầy:“Phát tâm theo Phật phải giữ trai giới cho đặng thanh tịnh; theo Phật lần lần mà chẳng lui sụt, đặng tánh chơn thiệt; theo Phật quãng phát thiết lập đại nguyện, nguyện xuất thế gian;  theo Phật bình đẳng, chẳng luận người dưng hay là thân thích; theo Phật hạ tâm cầu minh sư; theo Phật từ bi, mỗi điều nhẫn nhục, theo Phật tinh tấn; những việc khó làm phải làm cho được; những việc khó bỏ phải bỏ cho được; những việc khó học phải học cho được, cả thảy gống trí thành Phật là vậy”.

                           ĐIỀU THỨ XXV
                   CẦU SIÊU – LÀM TUẦN

        Văn Thù Bồ Tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Phàm kẻ thế gian, lúc sanh tại thế, chẳng biết trai giới cũng không làm phước, sau khi thác rồi, con trai, con gái có lòng báo hiếu, cầu thỉnh tăng chúng, tụng kinh Đại thừa, tu thiết trai đàn, bày giàn thủy lục, tiếp độ vong hồn; người làm như thế độ có được chăng?”
        Đức Thế Tôn nói: “Phàm người lúc sống chẳng có làm lành; sau thác, con cháu tu công, báo tiếng, mười phần công đức chỉ có đặng ba. Bởi cớ sao vậy? Tu công, tác phước, người làm như thế chẳng bằng khi sống, xuất của, ra công, chia đồng cho chúng, bố thí thi ân, phước đức được nhiều. Nếu để khi thác cầu siêu độ hồn, nếu mà trong đó, có kẻ ăn thịt cùng là uống rượu, người chẳng tinh tấn, tụng kinh báo tiếng, Thiên thần chẳng giáng, Thánh hiền chẳng dự, vong hồn phải lụy gia tăng tội nghiệp.
        Nếu có con cháu, thiệt lòng hiếu thuận, cha mẹ mất rồi, trong bảy tuần thất, cùng trong ba năm, nội nhà trai giới, tầm người đạo đức, quy giới tinh nghiêm, xuất của thanh tịnh, thiết lập trai đàn, đọc tụng đại thừa, thiêu hương tán  huệ, bày cuộc trang nghiêm như phép cúng dường nhứt tâm kiền thiền, thay vì vong giả khỏi tội được phước, báo tiếng dường ấy, vong được về trời. Phàm người lúc sống, có làm phước lành, khi sau con cháu  có làm như thế lại càng thêm tốt, hai nẽo phương tiện, người được mừng rỡ, Thần Thánh càng vui, mới là hiếu tử, mới gọi con hiền.

                          ĐIỀU THỨ XXIV                
                MINH SƯ – KHẨU QUYẾT

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn;
        “ Sao thiệt minh sư dạy TRUYỀN KHẨU QUYẾT?”. Đức Thế tôn nói: “Quyết độ chúng sanh, chúng sanh đời sau, sắc các Bố tát, Phật truyền tâm ấn, nối tiếp huệ mạng, roi truyền hậu thế, một người một chỗ. Khai bày Tâm pháp độ kẻ hữu duyên chánh nhơn chánh quả, thiệt hiểu, thiệt thấy hàng phục ngoại ma, phá trừ tà hiện. Tu theo công chánh, thỉ chung thanh tịnh, căn quấy chẳng độ, giống quấy chẳng truyền. Nếu kẻ hữu duyên, trai lành gái tín, có tâm thành kỉnh, có dạ tín thành, trí huệ cao tỏ, lựa cầu minh sư, thường thường lân cận, lâu lâu cung phụng, hạ tâm thiểm cầu, thể tánh biệt nhau mới đặng tâm truyền, dùng tâm in tâm, dùng đạo truyền đạo, tâm tâm tương ấn, tổ tổ liên phương; lưu truyền chẳng dứt, ấy gọi thiên cơ, thọ truyền khẩu quyết. Hữu duyên gặp đặng đều thành Phật đạo”.

                            ĐIỀU THỨ XXVII
                      NHƠN TÂM BẤT NHẤT

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế tôn: “Hoặc có nam nữ thân cận minh sư, nghe phép đạo truyền, ý như là tin mà chẳng thiệt tin, giống như là y mà chẳng thiệt y. Thân tuy lễ bái, chớ tâm đa nghi, tâm mình chẳng rõ, trở lại trách thầy, chẳng chịu khai ngộ. Kẻ  nam cùng nữ, tánh tình như thế, làm sao độ được?
         Đức Thế tôn nói: “ Bực bạc phước ấy là người tối muội, chẳng rõ vô vi, gắng giữ hình tướng, thấy tà bèn ưa, ngăn che bổn tâm chẳng đặng rõ thấy; bởi dùng cớ sao? Hễ trọng thửa Thầy là trọng thửa pháp, hễ trọng lấy thầy bèn dùng lấy phép; kẻ khinh thửa thầy thì phép chẳng làm, khinh thầy, mạn phép là khinh người trên, tuy là đồng đi cùng thầy một ngã, nhưng cách xa ngàn dặm. Người ấy đến lúc, thân mạng chung thì vào ngục A tỳ, ngàn Phật xuất thế cũng không cứu khỏi, mất  một nhơn thân, muôn kiếp khó phục”.

 Trở Lại Mục Lục