ĐIỀU THỨ XVI
                                                               KẺ NGANG TRÁI

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Có kẻ chúng sanh, tánh tình ngang trái, thấy Phật chẳng lạy, nghe pháp chẳng tin, gặp tăng không kỉnh, hủy báng thiện nhơn, phá người trai giới, chẳng tin nhơn quả, khinh mạng thánh hiền, cứ tin tà quỉ.  Lần lần tạo ác, chẳng một mải lành, chúng sanh bực ấy, quả báo thể nào?”. Đức Thế Tôn nói: “Chúng sanh bực ấy đều đủ thấy tà, sanh tiền chẳng tin, tam bửu giáo hóa, sau thác phải đọa, vào nẽo tam đồ, chịu đại khổ não. Muốn ra cho khỏi chẳng có kỳ ra. Ngàn Phật xuất thế cũng không cứu đặng”.

                              ĐIỀU THỨ XVII
                VỀ NGHIỆP NÀO TỘI TRỌNG

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “ Cả thảy tội nghiệp, nghiệp nào trọng hơn?” Đức Thế Tôn nói:
        1/-“Cả thảy các tội, thứ nhứt là tội sát ăn thịt, nghiệp ấy rất trọng, là bởi cớ sao? Một dao trả một dao, một mạng thường một mạng. Vào nẽo luân hồi, sanh trong cõi thế, cả ngàn muôn kiếp thường mạng trả quả, ắt cũng chưa xong. Cho nên người tu, muốn khỏi luân hồi, trước học từ bi, chẳng nên ăn thịt, cũng không khá giết.
        2/- Còn điều thứ hai là phạm du đạo, trộm cắp, gian xảo, phá người giàu sang, tuy nhỏ hóa lớn, luân hồi muôn kiếp, trong cõi thế gian, đền bồi chưa đủ. Bởi tại cớ sao? Phàm vật của người, chẳng cho bèn lấy, một đồng tiển nhỏ hoặc là hột lúa, đều phải trả lại. Cho nên tu hành, muốn cầu phú quý, của tiền như ý, thì phải bố thí; chớ có gian tham.
        3/- Ba là phạm dâm dục, ân ái dính theo nhau, luân hồi muôn kiếp, trong cõi trần gian cũng chưa giải khỏi. Bởi cớ sao vậy? Sanh từ cội gốc, dâm là trồng con, cho nên người tu, muốn khỏi sanh tử, trước đoạn trần duyên phủi rồi ân ái.
        4/- Bốn: phạm vọng ngữ. Việc có nói không, việc không nói có, luân hồi muôn kiếp, sanh trong cõi thế, hằng bị thị phi, dính theo không hở. Bởi cớ sao vậy? Oan oan tương báo, đời đời theo nhau cho nên người tu, muốn cầu vào đạo trước học thành thật.
        5/- Năm: phạm ẩm tửu. Hôn mê bổn tánh, luân hồi muôn kiếp, sanh trong cõi thế, tâm trí tối muội. Bởi cớ sao vậy? Tánh rượu mê tâm, đời đời tối muội, thân thể thúi hôi, muôn loạn điên đảo. Cho nên người tu muốn cầu định tâm, thông minh trí huệ, phải chừa nghiệp rượu.
         Năm giống tội nghiệp, rất lớn rất trọng, nếu người giữ trọn ắt thành thánh đạo. Nếu người chẳng giữ, mỗi điều hằng dính phải đọa trầm luân, mất một nhơn thân muôn kiếp khó phục”.

                          ĐIỀU THỨ XVIII
                         VỀ TỘI NGẠ QUỈ

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Phạm tội nghiệp nào phải làm ngạ quỉ?”
        Đức Thế Tôn nói: “ Nếu kẻ chúng sanh bỏn sẻn tiền của, tham luyến y thực, lén che công chúng dụng riêng một mình. Có người xin ăn chẳng giúp một đồng, lại thêm mắng nhiếc, cứ giữ một mình trọn bề no ấm, chẳng biết thương người cơ hàn, đói khát – thì phải đọa trong đường ngạ quỉ, chịu đói hoài hoài. Họng nhỏ như kim, ăn nuốt chẳng vào, bụng lớn tợ trống, đầu to như núi; hễ gặp ăn uống tự nhiên sanh hóa dầu sôi, sắt nóng, miệng mửa lửa đỏ, mũi xịt khói xanh, hình thể ốm đen, đến chừng tội mãn mới tiêu các chướng”.

                           ĐIỀU THỨ XIX
                   NGHIỆP ĐỌA SÚC SANH

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “ Kẻ chước nghiệp nào phải đọa súc sinh?”
        Đức Thế Tôn nói: “Cả thảy chúng sanh lúc còn ở thế, tham bề tửu nhục, sát hại cầm thú, bày tiệc thết đãi, dùng lấy sự vui, quả báo phải đọa, thân mạng súc sanh, đền bồi mạng trước. Lại thêm có kẻ,vay mượn của người mà chưa trả đủ, hoặc có gian tham, bày điều dối giả, cướp lấy của người, quả báo làm súc, trả nợ tiền khiên, đến chừng nghiệp mãn mới khỏi luân hồi”.

                          ĐIỀU THỨ XX
                 NHỨT THÂN TAM BỬU

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Bởi sao nhứt thân lại có Tam bửu?”
        Đức Thế Tôn nói: “Tánh thiệt PHẬT BỬU như như bất động. TâmPHÁP BỬU,rõ điều công chánh. Thân TĂNG BỬU, thanh tịnh trai giới.

                       ĐIỀU THỨ XXI
                      TAM TỊNH GIỚI

        Văn Thù Bồ Tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Bởi cớ sao gọi rằng Tam tịnh giới?” Đức Thế Tôn nói:

  • Đệ nhứt: Ác tâm khử tận.
  • Đệ nhị: Tâm học làm lành.
  • Đệ tam: Độ tận chúng sanh, là gọi Bồ tát, ba giống tịnh giới.

                              ĐIỀU THỨ XXII
                          CĂN SANH NAM NỮ

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Tu phước nghiệp nào đăng sanh nam tử?”
        Đức Thế tôn nói: “Tiền căn hiền hậu, tánh tình lương thiện cung kỉnh Tam bửu. Hiếu cùng cha mẹ thường làm mười lành(!), thọ trì ngũ giới. Tâm hằng công chánh, chí mộ hiền lương, căn làm như thế, hằng đặng nam thân. Ba kiếp chẳng tu bèn đọa nữ hình, trong 500 năm, cải hoán một lần. Nếu quên tiền kiếp ngộ ác nhơn duyên, đồng chước bạo tàn, bèn mất nhơn thân, muôn kiếp khó phục. Phật Văn Thù nầy! Phàm hể nam thân bèn có thất bửu, còn hễ nữ thân bèn có hữu lậu.
        Sao gọi THẤT BỬU?
        1/- Nhất:có chí khí đi chơi  khắp xứ, chẳng sợ điều chi.
        2/- Nhị:có làm đặng chủ, việc chi làm được tay nắm quyền hành.
        3/- Tam: có chí thành gia, mới biết sanh tài, lập nên cơ nghiệp.
        4/- Tứ: có chí an thân, tài hay phò chúa, có hiếu dưỡng thân.
        5/- Ngũ: có chí sáng láng, hay biết quyết đoán sự phải cùng quấy.
        6/- Lục: có an ban, cử ra những sự trên dưới thuận tùng.
       7/- Thất: có chí định tánh giỏi biết ông hiền cũng là ông Thánh, cho nên gọi là nam thân thất bửu.
        Sao gọi NGŨ LẬU
1/- Nhứt lậu: chẳng đặng làm chủ lấy thân.
2/- Nhì lậu: chẳng biết làm đặng chủ nhà.
3/- Tam lậu: chẳng biết làm đặng chủ người.                       
4/- Tứ lậu: chẳng biết làm đặng chủ vật.
5/- Ngũ lậu: chẳng biết làm đặng thánh chúa, như vậy gọi là nữ nhơn ngũ lậu.

 Trở Lại Mục Lục