ĐIỀU THỨ VI
                                            GIẢNG “THÂN PHẬT THANH TỊNH”

        Văn Thù Bố tát bạch Đức Thế Tôn:
        Sao lại gọi rằng: “Thân Phật thanh tịnh?”
        Đức Thế Tôn nói: Tánh bèn thanh tịnh thiệt trong bổn tánh của các chúng sanh, chỉnh thấy nhục thân chẳng thấy pháp thân. Các vỉ Tiên Phật rõ biết nơi sau, hằng thấy pháp thân, bổn lai thanh tịnh, chẳng sanh, chẳng diệt, không hư, không nên.
        Ở nơi phàm phu, gọi là tâm tánh.
        Ở nơi thánh hiền, gọi là tánh thánh.
        Tại nơi Bồ tát, kêu là Phật tánh.
        Tại nơi chư Phật Tam Thế bề trên, thanh tịnh pháp thân. Ngươi chẳng tu hành, trọn chẳng rõ biết, bỗn lai diện mục; nếu người muốn biết, chẳng tìm, chẳng chỉ, nhận quấy làm phải lâu ngày thành tà cùng ma ngoại đạo, thành yêu, làm quỉ, nhiễu loạn chúng sanh. Lúc sống phải vướng nhiều điều tai nạn, tử đọa ác đạo, mất một nhơn thân, muôn kiếp khó phục.

                         ĐIỀU THỨ VII
                       VÔ VI NIẾT BÀN

        Văn Thù Bồ tát bạch Đức Thế Tôn:
        “ Sao lại gọi rằng Vô vi Niết Bàn?”
        Đức Thế Tôn nói:”Êm lặng chẳng động tâm ấy Phật vậy. Tam Thế chư Phật chung nhau một nẽo, đồng đến tâm không, chẳng hề xao lãng, chịu sự không vui, mà gọi là vui, cho nên mới gọi “Vô Vi Niết Bàn”.

                           ĐIỀU THỨ VIII
                 HỎI “ ĐƯỜNG CÔNG PHU”

        Văn Thù Bố tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Công phu thế nào gọi là chứng tu, hay siêu phàm phu, vào đường thánh đạo?”
        Đức Thế Tôn nói: “Nếu có trai lành cùng là gái tín, tin theo Phật đạo, bèn bỏ ân ái, cắt đoạn trần duyên, gìn giữ trai giới, trau ròng thập thiện, thanh tịnh tam nghiệp, xa lánh lục trần, chịu đầu minh sư, học hỏi chánh pháp. Y thầy chỉ dạy, chẳng dừng lộn xộn, tâm không dời đổi cứ y phép Phật giữ gìn tu hành, có công như thế, đắc quả Đà hườn.
        Lại có người lành, tập Phật oai nghi, thanh tịnh quy giới, nhứt tâm tịnh tọa, gom tâm chẳng tán. Thân, khẩu,ý nghiệp, đều đặng điều phục. Tâm ở thế gian, động ít, tịnh nhiều, có công như thế đắc quả Đà Hàm.
        Lại có chúng sanh, tam nghiệp chẳng vướng, lục trần chẳng sanh, tịnh lâu dày công. Tâm tánh hằng một, tâm ở thế gian, điềm nhiên chẳng động, đặng tâm tự toại có công dường ấy đắc quả A na hàm.
        Tập thành sức định, tánh định hiện tiền, rõ biết tâm mình, bổn lai êm không. Tâm cảnh đều quên, tâm tịnh chẳng động, có công dường ấy đắc quả La hán.
Đây là Tứ quả, khỏi đường lục đạo. Kẻ ấy phàm phu, được thăng thiên thượng, đặng vào hiền thánh trong trường tịch diệt, đồng cùng chư Phật, xuất thế độ người, giúp Phật nêu gương cõi Phật tịnh thổ, độ mình độ người, trả Phật ân đức, thẳng đến bồ đề, vĩnh vô điên đảo, nên gọi tứ quả, đắc đạo thánh nhơn.
        Văn Thù Sư Lợi! Người được tứ quả có tâm chơn tịnh, y thầy dạy dỗ chẳng có hai lòng, giới đức tinh nghiêm, oai nghi đều đủ. Tài sắc ở thế, ân ái, danh lợi, bỏ thì bỏ dứt, thôi phải thôi lìa. Từ thỉ chí chung, giữ đạo như một; tuy là chưa đặng, đại thông, đại đạt, tâm tánh bền chặt, thanh tịnh giải thoát, cùng Phật không khác, nên đặng siêu phàm, vào trong ngôi thánh.”

                            ĐIỀU THỨ IX
                GIẢI “TỨ TƯỚNG HỮU VÔ”

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn: “Sao hữu tứ tướng? Sao vô tứ tướng? Xin hỏi Đức Thế Tôn từ bi giải rõ”.
        Đức Thế Tôn nói: “ Những kẻ phàm phu bèn nhận tứ đại, sắc thân là trọng, tham sanh, quý tử, gọi “Hữu ngã tướng”.
         Tâm còn thương ghét, ý chẳng quân bình gọi “hữu nhơn tướng”.
         Tâm hằng lưu chuyển theo thế hoài hoài, chẳng cần giải thoát, như thế gọi là “hữu chúng sanh tướng”.
         Tâm theo đường đời một mải chẳng lìa, hằng lo lập nghiệp, chẳng hay gần chết. Tánh thiệt như không, thường tùy tâm cảnh. Ý thức lưu động, những người như thế “hữu thọ giả tướng”.
        Các vì Bố tát biết thân là giả, hiểu đời vô thường, thân mạng chẳng tiếc huống là của cải, cứ tiếc đại thừa cùng phép Phật dạy, như vậy gọi là thiệt “vô ngã tướng”. Xem bực chúng sanh đều như con đỏ, chẳng luận người dưng hay thân thích, tế độ đồng bực, như thế gọi là thiệt “vô nhơn tướng”.
        Tâm ở thế gian hễ lìa lìa dứt, chẳng thèm nối lại như thế gọi là: “vô chúng sanh tướng”. Rõ biết thân mình thế nào cũng chết, chẳng tùy tâm cảnh, ý biết đổi dời, cứ y phương tiện phát nguyện tu hành, người được như thế “vô thọ giả tướng”
        Kẻ hữu tướng bèn gọi phàm gọi phàm phu.
        Người vô tứ tướng thật là Bồ tát.

                        ĐIỀU THỨ MƯỜI
             GIẢI “ NGŨ CĂN, NGŨ PHẬT

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn:
        “Sao gọi ngũ căn? Sao gọi ngũ Phật, đồng nhau một gốc?” Đức Thế Tôn nói: “Nếu thiệt thanh tịnh, trai giới tinh nghiêm, minh tâm kiến tánh, đầu lụy minh sư, truyền thọ khẩu quyết, đặng thấy đường chánh.
        Mắt thấy Phật thấy, tai nghe Phật nghe.
        Mũi hôi Phật hôi, miệng nói Phật nói.
        Tâm hiểu Phật hiểu, ngũ căn thường hiểu, ngũ Phật thường thông, đồng là thiện căn, giống trí thành Phật. Nếu người nắm giữ, ngũ căn được định, làm được chủ soái, y Phật tu hành, Phật nói người ấy lập chỗ thành Phật”.

                              ĐIỀU THỨ XI
                    GIẢI “ LỤC BA LA MẬT”

        Văn Thù Bồ tát hỏi Đức Thế Tôn: “Phải tu cách nào đặng lục Ba la mật?”
       + Đức Thế Tôn nói: “Nếu có chúng sanh, bỏ rượu chẳng dùng, tiền của chẳng ham, ân ái chẳng luyến, điều ác chẳng làm, không tranh nhơn ngã, gọi là đệ nhứt bố thí Ba la mật.
       
        + Lại có chúng sanh biết giữ phép Phật, biết tập oai Phật biết trừ lục dục, biết đoạn tà mị, gọi đặng đệ nhị trì giới Ba la mật.
        + Lại có chúng sanh, hay chịu người hiếp, hay chịu người mắng, nói quấy cũng chịu, nói nghịch cũng cam, cũng không hờn giận, lại thêm trở lại, độ người siêu thoát, gọi đặng đệ tam nhẫn nhục ba la mật.
        + Lại có chúng sanh hay đọc 12 bộ kinh của Phật Như Lai, thọ trì đọc tụng, hoặc là chép sách, giảng thuyết cho người như chưa đặng thông phải chuyên cho thông; như chưa đặng rõ phải chuyên cho rõ, gọi đặng đệ tứ tinh tấn ba la mật.
        + Lại có chúng sanh biết đoạn thù duyên, biết ngăn vọng tưởng, biết trừ hôn ám, biết tập thiền định, sức định như mù, ma khảo chẳng sờn gọi đặng đệ ngũ thuyền định ba la mật.
        + Lại có chúng sanh biết phá u ám, biết không các tướng, thông hiểu lý luật, biết định phải quấy, ngôn từ đích đáng, vă tự hiểu rõ, gọi đặng đệ lục Bát nhã ba la mật.
        Phàm người biết đủ “lục ba la mật” ra khỏi sanh tử gọi đến “bỉ ngạn” gọi siêu “tam giới” gọi đặng “thập địa” thành Phật là vậy”.

 Trở Lại Mục Lục