LUẬN VỀ CÔNG PHU CHÍNH ĐẠO.
                     (Phần này hòa thượng Hoa Dương nói chuyên về hương pháp tu luyện- ND).

Hoa dương nói: giai đọan hạ công phu phải luyện nơi tịnh thất, là nơi không có ai lui tới để không làm loạn cái tịnh của ta. Khi luyện ngồi như thân cây khô, nghiã là ngồi quên cả hình, tâm tựa tro lạnh, chỉ dùng một cái là linh quang, tức tâm trí nhìn trở vào bên trong chú tại đan điền, gom tính (chân ý ND) và mệnh (khí tiên thiên ND) vào một cung đan điền, đó là sự đầu tiên của đạo (đạo chi thủ giả). Thực hành tĩnhlặng như vậy là tịnh, đạt đến cực tịnh thì động sẽ sinh bên trong. Cái sinh ra động đó không phải là tâm, cũng không phải là ý mà là khí tiên thiên ở đan điền động vậy. (Triệu chứng động là người không mảy may nghĩ đến nhưng bộ phận sinh dục cương lên -ND). Ngũ tổ gọi là tình lai, còn Lục tổ thì gọi đó là dâm tâm tức
 đạo tâm. Người không biết động cơ này, lại không có nơi để hạ thủ thì tu cũng vô ích. Động cơ ấy là mầm rễ của đại đạo (đại đạo chi căn miêu), siêu phàm nhập thánh do ở đó mà ra, nên chư Phật chư tổ hễ thấy động cơ đến thì dùng phép thu hồi về đan điền luyện thành xá lợi. Người không biết, khi cơ này động không có cách chế ngự, tâm sẽ động theo, nam nữ giao phối mà sinh con người. Vạn vật cũng vậy. Phật tổ khi tu, chuyên đợi caiù cơ này, vừa động tâm chưa kịp chuyển niệm thì đã lấy hỏa (chân ý ND) luyẹân nó, lấy phong (hô hấp ND) thổi nó, ngoại thận (bộ phận sinh dục-ND) tự co lại. Đó là sự hóa dục của đạo, chân cơ của trời đất, tự nhiên mà có chớ không cố ý như vậy. Con đường đó đi thuận thì thành người,
 đi trở lại thì thành Phật mà thôi. Thế tôn gọi Nguyên khí là huệ mệnh. Con người có thể thụ bẩm được khí chủ tể của tạo hóa mà tự thụ thai. Khi con người còn là bào thai, khí đó ở trong thai, thông cả bát mạch, nối liền hô hấp với mẹ, miệng mũi tuyệt nhiênï không có khí hô hấp. Đến khi lọt lòng mẹ, miệng mũi thông khí hô hấp, thì bát ạch không còn thông nhau nữa, nguyên khí trở nên ẩn tàng, cho đến khi trưởng thành, nguyên khí biến thành tinh (Phiên theo tiếng phạn là lậu-ND) mà xuất ra, Lăng nghiêm kinh gọi là lậu tận thông. Đócũng gọi là khí động thì khiếu khai (khí thi khiếu khai).
Từ đó về sau, mỗi lần cái cơ này động, thì cứ theo đường cũ mà xuất ra ngoài.
Em ta Đạo khoan, pháp danh Nguyên minh làm phương trượng am Dũng thủy, nói
 rằng: thiền giáo nguyên không để ý việc này, chỉ cần ngộ tính, không cần thắc mắc đến cái đó. Ta nói đã có sự xuất tinh thì như Lăng nghiêm kinh viết: nấu cát mà muốn thành cơm, trải qua trăm ngàn kiếp cũng không chặt đứt được tam dâm, tất phải nhập vào luân chuyển tam đồ, làm sao thành đạo được. Người học tu thiền, vì sao không học đạo huệ mệnh của thế tôn? Tu Đạo này thì tam dâm tự dứt, nhất huyệt tự đoạn.
(Từ đây, tác giả giải thích từng câu về công nghệ-ND). -“Nhiếp hồ kỳ nội”.
Nhiếp là lấy hô hấp mà sai khiến nó.
Hô hấp mà không dụng ý thì không có gì chủ trì nó. Nội là đan điền. Đó là phép nhiếp qui (dùng hô hấp qui nguyên khí về
đan điền. ND) -Miên miên nhược tồn niệm tư tại Tư hòa hợp dung hóa nhi Vi chân chủng chi thai nguyên thực Vi chánh đạo chi chân truyền hỉ. Đoạn này nói về công phu ôn dưỡng. Mệnh đã qui nguyên nên lấy hô hấp thời thời thổi nó, khắc khắc lấy ý thủ nó, tựa cục lửa trong lò, ý với khí cùng nhau dung hòa, biến làm chân chủng. Đó thực là tính mệnh song tu, lâu ngày trong cái không sinh cái có. Ngoài pháp này ra là ngoại đạo không bao giờ thành. -“Cổ chi viết hỏa hóa, viết hòa hợp, viết đối đẩu, viêùt gia phu”.

Người xưa nói: hỏa hóa, hỏa là chân ý.
Nói Hòa hợp: tính và mệnh hợp làm một.
Nói Đối là phản quán, đẩu là đan điền (quán tưởng vào trong đan điền, ND)
Nói Gia phu là lấy chân ý tọa ở thân ta, ngồi trong nước chảy quay mặt về phương bắc mà nhập diệt.
Đoạn này là phép sơ quan hạ thủ (hạ thủ là xuống tay, ý nói giai đọan một ND).

Ngày xưa, Thương-na-hòa-tu tôn giả thấy A nan ngồi ở trong nước chảy diện già phu nhập diệt, 3 lần đến tham cầu sau được A nan truyền chánh pháp nhãn mà làm tam tổ là theo pháp này vậy. --“Thị xiển minh thử đạo chi dụng dã”. Trăm ngàn thứ đạo không ngoài hai thứ tính và mệnh. --“Công đáo thời chí”. Không phải (tu luyện) một ngày một đêm mà là lâu dài sau mới có hy vọng. Còn phải tùy trẻ già, siêng năng hay nhát lừơi nữa. Thời là lúc trong thân ta đã sinh được sản vật. --“Vô vật chi trung nhi vật sản yên”. Chú tâm thì vật sản sinh tâm biết được cái đó. Nếu ngồi mà tâm lơ đểnh thì vật sinh mà không biết.

Tư thời bất lệnh kỳ thuận nhi nghịch chi.
Vật sản nguyên có tính thuận chảy xuống mà ra ngoài. Thuận mà xuất ra gọi là lậu tận thông.
“Đạt ma vị chi thái thủ”. Nghịch trở về gọi là thái thủ (Luyện cho tinh khí qui về lại đan điền- ND).
Vật tức qui hồ kỳ nguyên.
Vật đã qui trở về đan điền (nguyên là đan điền ) --“Tắc hữu pháp luân chi diệu vận”.

Phía sau thăng (theo đốc mạch ND ), phía trước giáng (theo nhâm mạch ND) gọi là pháp luân. Khi vật đã trở về đan điền, tất có sự vận động diệu kỳ của pháp luân.

“Khởi hạp tịch chi tiêu tức”. Tiêu tức là hô (thở ra) hấp (hít vào). Hạp tịch : hô hấp trong và hô hấp ngoài. Hô hấp ở ngoài mà giáng thì hô hấp trong thăng, hô hấp ở ngoài mà thăng thì hô hấp trong giáng.
(Ngoài là khí hô hấp, trong là chân khí- ND) --“Phi hồi thượng hạ”.

Phi hồi là hoạt động lên xuống. Lên trên thì tới đầu, xuống dưới thì tới bụng. Lục tổ nói “ Ta có một vật trên chống trời, dưới chống đất” là ý đó vậy. --“Lập hồ thiên tâm”. Thiên tâm còn gọi là trung hoàng, nằm ở chính giữa trời cũng gọi là thiên la, đẩu bích. Ở trời là thiên, ở người là chân ý, trung cung. Nếu mất chân ý như quan mất vua vậy. Đại phàm lúc chuyển pháp luân tất phải lấy chân ý tọa ở trung cung làm

tâm trục khiến cho bánh xe chuyển động vậy. --“Y hồ nhâm đốc”. Khi chuyển pháp luân, ý mệnh tất phải phải theo nhâm đốc mà đi, ý hành mà mệnh bất hành, mệnh hành mà ý không hành thì không thành xá lợi được.

-Quy căn phục mệnh”.
-Đưa trở về bản địa
- Cố vị chi tứ hầu lục hầu giả dã”.

Đó là thái, phong, thăng, giáng, mộc, dục (xem mục sau- ND ) --“Số túc vật linh tắc hữu thái thủ quá quan chi quyết tại yên”. Đã hiểu rõ các công phu trước đây cứ hành trí lâu đài, trong khiếu mãn túc, thần cơ liền phát động, khắp thân thể đều dung hòa, khoái lạc, dương vật hoàn toàn không cử, ví vậy mà nói số túc vật linh. Vật đã linh thì nên thái thủ, vật qua 3 quan đi phía sau qui vềø trung cung. Quyết này rất bí mật kỳ diệu, không đám phóng ngôn nói ra. Chỉ vì đây là bí mật kỳ diệu chỉ mật truyền, không dám nói ra công khai thì chỉ nói ngộ tính mà thôi. Không được chân truyền nên vật (nguyên khí-ND) sinh mà không biết bỏ mất cơ hội, hoặc chưa tới lúc mà vội hái thì vật còn non nớt. Cho nên cần một lòng chân tâm cầu thầy lâu bền, nuôi
 dưỡng đức mình thì nhiên hậu đại đạo sẽ được đắc ngộ. Đem chân ý cùng vơí nguyên khí tịnh quán tại đan điền, thì xá lợi sẽ sinh. Như Lai gọi đó là “lư trung hỏa phát”, Tử ma quang Như Lai nói hỏa là sự ấm áp, phát là động, đó là cảnh tượng xá lợi sản sinh ở bên trong, còn cảnh ở ngoài đó là mâu ni lộ tượng vậy. Thấy cảnh đó thì đừng sợ, đừng kinh tránh làm tâm động thần trì xá lợi bị tán, thành quả bị mất. Lúc đó phải động nhi tịnh hành, nghĩa là mệnh đi thì ý đi, mệnh trụ thì ý trụ , lại cẩn thận đề phòng cái nạn đi qua

khê lộ, túc đi qua 3 chỗ không thông trên xương sống, phải dùng chân ý mà đi qua cẩn thận như qua cửa khẩu Hoàng hà vậy ( Độ quá Hoàng hà chi độ khẩu). Từ tũy sống (tào khê) đưa lên gáy, khi vòng lên đầu (tu di) thì xuống cổ họng (trùng lâu) rồi đi xuống tâm khiếu (đạt tu di nhi hạ trùng lâu). Tâm thích động, luôn biến đổi ra vào không định, không ngừng nghỉ, nên có câu “nhân tử bất tri tâm”, đến chết vẫn không hiểu được tâm. Nay có huệ mệnh đến chế phục biến chủng tính thành chân tính, luyện thức thần làm nguyên thần, nên tâm tự định, thành tính tiên thiên. Vì vậy mà nói thiên mệnh chi vị tính, phải hiểu rõ cái tính tiên hậu thì tu luyện mới thành công. Đó là công phu đưa đạo thai trở về bảo điện (là một khiếu ở dưới tim-ND),
 nuôi dưỡng ở đó như nuôi thai nhi (tọa đăng Phật quang bảo điện). Hốt nhiên cảm thấy dung dung như mây dưới thung lủng, phơi phới tựa mưa xuân, quanh quẩn liễm tụ vào , đấy là lúc đạo thai kết thành vậy. Lúc này phải thiền định an lạc thái bình, đừng trợ nó cũng đừng quên nó, đừng tịch đừng chiếu mà ôn dưỡng nó. Trong sự định tịnh, hốt giác thấy một vừng trăng sáng treo lơ lững không, lưu nó lại mà đợi. Lại thấy một vừng mặt trời hồng mọc lên trong mặt trăng, thu cất nó lại. Trong sự tịnh định tập sự tịch diệt, sự phân biệt hữu vô hoàn lại với hỗn nhiên tịch lặng, vì vậy mà nói vô vi vậy. Vả lại đại đạo vô cùng, tịnh cực mà sinh động, một vật lên hợp với đạo thai. Vật đó thuần dương từ dũng tuyền tự thăng
 lên trung cung cùng với đạo thai tương thân hợp làm một. Pháp luân lại chuyển, tịnh mà lại tịnh, diệt mà lại diệt. Khi đạo thai đã tròn đủ, thì thiên hoa bay khắp trời. Thấy cảnh này thì nên di niệm mà xuất định, siêu xuất qua tam giới từ hạ đan điền lên trung cung lên đỉnh đầu ra ngoài thái hư. Cảnh đó Hoa nghiêm kinh nói là Thế tôn từ trong bạch hào tướng phóng đại quang minh, tức Như Lai xuất hiện vậy. Lúc mới xuất định phải phòng ngoại ma xâm nhiễu, tưởng là chư Phật bồ tát đến. Thấy cảnh đó đều tránh trả lời, đàm luận mà nên im lặng giữ chánh niệm, pháp thân cứ ra rồi vôđừng đi xa mà chờ đợi. Khi thấy một vừng kim quang trong tự thân ta xuất hiện ở không trung, đem pháp thân đến gần trước vừng sáng đó lấy phép tụ quang thu
 vào pháp thân. Rồi đem pháp thân nhập vào phàm thân, lâu ngày nuôi dưỡng thì phàm thân có thể hóa khí vậy. Khi đạo hạnh không đủ thì không đắc được kim quang, phàm thân không thể hóa thành khí nên có thuyết lưu thân. Từø xưa thiên cơ đó không tiết lộ ra, nay ta nói hết vậy. Mới xuất định thì chỉ có một thân, định lâu ngày thì hóa thân một thành trăm ngàn vạn vậy. Công phu đã mãn, ẩn nhập vào thâm sơn cổ động, không người lui tới, diện bích luyện hình hóa khí, thần cũng trở về hư vô, hình cũng hoàn hư. Đó gọi là những việc sau cùng của Như Lai, tôi nguyện nói ra để người thành tâm tu đạo hiểu rõ, đừng ngộ nhập vào ngoại đạo mà uổng phí tâm cơ đời người vậy.

                                                                  Trở Lại Mục Lục