LUẬN VỀ TU LUYỆN CHÍNH ĐẠO

(ND: Dưới đây là ý kiến của Hòa thượng Hoa dương tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu của mình, đề ra lý luận và công pháp).
Con người ta sinh ra, nguyên bẩm thụ đủ cả tính mệnh, đến khi vừa trưởng thành khí quá đầy đủ tự nó tràn ra. Đó là khí mệnh bị phá tách ra vậy. Nếu lúc chưa bị phá ngộ, được chân sư chỉ dẫn, thì không cần dùng phương pháp tu để bổ, cứ vậy mà đốn siêu trực nhập vào cõi Như Lai. Người bị phá tất phải bo,å để tính mệnh được song toàn. Bổ tất phải mượn động cơ đễ thu hồi cái khí đã bị phát tán, bồi lại khí bị bất túc. Bổ cho đến khi khí túc, sinh cơ (cơ quan sinh dục ND) bất động trở thành mã âm tướng, gọi là bất tử A la hán. Đó là luyện. Vật đem luyện là nguyên khí. Nguyên khí tuy tàng ở khí huyệt, lúc động hướng ra ngoài, biến thành chất lậu tận (tinh dịch). Nay đã được qui nguyên, thì dùng hỏa chuyển hóa nó thành
 nguyên khí lại. Hỏa không có gió thì không cháy, nên phải dùng khí hô hấp mà thổi để hỏa cháy. Chỗ của vật ở là khí huyệt (đan điền-ND) vật từ đó đi ra, nay qui về cũng tại đo,ù mà dùng phong hỏa luyện cũng tại đó vậy. Người có chí, tham cứu đại đạo tu hành tính mệnh, phải biết lấy ý ( hỏa là ý -ND) nhập vào khí huyệt, lấy hô hấp thổi nghịch nó để luyện khí, đó là phong hỏa vật đồng dụng. Ngàn vạn năm trước hay sau này, muốn thành đạo chỉ có con đường tu tính mệnh hợp nhất, và chỉ có cách dùng phong hỏa, vì vậy mà nói: thiên hạ vô nhị đạo, thánh nhân vô nhị tâm. Người học đạo Phật, biết con đường đó thì ít, mà nhầm lẫn thì nhiều. Phần lớn họ chấp tu ở tính, bỏ sót mệnh, không biết trong giáo lý của Như Lai đại
 tạng, đều có sự song tu tính mệnh, vô vi hữu vi cùng dùng, chấp ở tử thiền (thiền chết), không biết đến động cơ, mới tu đã tập vô vi như Phật, lâu qúa không thấy hiệu nghệm thì sinh hối tiếc, công lao uổng phí. Mệnh (tức nguyên khí -ND) động thì hao (xuất tinh -ND) ra ngoài, hao hết thì chết, ôi như vậy tính sẽ ở vào đâu, đạo làm sao mà đạt được? Có cái bất tử là huệø mệnh mà đã tử rồi thì lấy cái gì mà tu hành đạo? Ngày nay người không hiểu, khi muốn tu, liền lìa bỏ cha mẹ vào thâm sơn cùng cốc, hoặc đến chùa lớn miếu to nói là để có thanh tịnh mới tu được, đó chẳng phải nhầm sao! Họ ngộ nhận

tu đạo là ngồi khô tịch, không hiểu câu Tử ma quang Như Lai nói: không biết động tịnh, học đạo vô ích. Thật ra là phải tịnh tâm chờ đợi động cơ ở thận, di chuyển tịnh tâm đó hợp vào nơi động mà cùng luyện, tâm thận tương hợp, tức tính và mệnh hợp nhất, nên xưa nói: nhất hợp tương tức, là vậy đó. Mệnh tức nguyên khí gốc ở thận, thận động thì khí biến thành thủy (tinh dịch -ND). Tính là chân ý, tính gốc ở tâm, tâm động thì ý biến thành hỏa. Lấy hỏa nhập vào trong thủy, tức lấy ý trong tâm nhập vào khí ở trong thận, khí được ý hiệp thì huệ mệnh không bị ngoại hao. Nhưng chỉ thế thì lậu tận (tinh dịch ND) chưa được hóa. Cho nên phải dùng hơi thở hô hấp thổi ngược hỏa trong lò, để hóa lậu tận thành khí còn gọi là xá
 lợi, hay chân chủng. Nếu không làm vậy, trong ngưới sẽ sinh dục tình, Mạnh tử gọi đó là khí động đến chí, Lăng nghiêm kinh thì gọi là sinh âm ma. Cần phải dùng cách dĩ phong hóa hỏa nói trên rèn luyện lâu dài, đem âm ma này biến thành dương quang thì thân tâm tự nhiên an lạc, tình dục tự nhiên hết nhiễu loạn; Thế tôn gọi đó là: nhập vào trong hỏa tam muội mà giáng phục hỏa long. Đây là bí mật của Phật môn, theo pháp này mà luyện thì dục vọng không dụng ý trừ mà tự nhiên trừ, tâm tự nhiên tịnh, đó gọi là “lấy đạo chế tâm, tâm tự đạo”. Phương pháp tu luyện này giản dị, nếu hữu duyên có chí, thì đắc được đạo, nên có câu “80 tuổi mà gặp chánh đạo thì cũng thành”. Dạy người ngộ đạo là truyền công phu chân thực để chuyển
 thủ, thái thủ luyện chân chủng thành xá lợi. Nét lớn

công phu đó là: cơ chưa động lấy tịnh mà đợi (tịnh thời nhi hầu), cơ đã động lấy ý mà thu nó (động thời nhi thủ), ý và khí hợp làm một mà luyện (đồng lư nhi luyện), Thế tôn gọi đó là hóa hỏa, đi theo vòng tuần hoàn nhâm đốc cũng là đường pháp luân hay đường Như Lai (Như Lai chi đạo lộ), theo cách thế tôn thọ hạ, tức tu luyện tại đan điền (xưa nói thế tôn tu luyện đưới cây bồ đề mà nhập định, tức là tại đan điền vậy). Hỏa (chân ý) biến hóa theo vật (khí tiên thiên), như thế gọi là hành trụ vậy. Như Đạo nhất thiền sư nói: chưa bao giờ có hành mà không có trụ, cũng như có trụ mà không có hành. Vật đi thì ý cũng phải đi, vật đứng lại thì ý cũng phải đứng lại, đó là hỏa chi hành trụ. Xá lợi và âm ma đều từ nguyên khí
 mà ra, có luyện thì thành xá lợi, không tu luyện thì thành âm ma. Âm ma sinh thì ngủ thấy mộng mị, xuất tinh làm tiêu hao xá lợi. Phải dùng phong hỏa mảnh liệt chưng luyện để hết âm ma, tránh cái nguy tiêu tan xá lợi. Trong công phu hành pháp luân, thăng giáng là vũ hỏa, mộc dục là văn hỏa, mà trong sự thăng giáng cũng có văn vũ, sự truyền dạy của thầy là tổng quát, còn tinh vi ảo diệu thì tự mình ngộ ra. Khi xá lợi thành rồi thì dùng văn hỏa mà đoàn tụ nó. Nếu không biết ngừng mà cứ dùng vũ hỏa thì xá lợi vừa sinh lại bị hỏa bức tán, nên có câu: “xá lợi thành chi thời, chỉ vũ; đái văn chi huân tu”ï (xá lợi thành, thì ngừng vũ, dùng văn mà nuôi dưỡng -ND),. Chỉ vũ là ngưng dùng vũ hỏa của hô hấp mà dùng văn hỏa của thần quang phản chiếu,
 tức là dùng chân ý nhẹ nhàng chiếu cố bảo vệ xá lợi vừa mới sinh ra, đừng để tán mất. Đó còn gọi là ôn dưỡng mà thực ra là bảo vệ giữ gìn vậy. Khi xá lợi thành còn gọi là minh châu xuất hiện, trăm thứ bệnh hoạn do âm khí mà có ở trong người sẽ bị diệt. Khi xá lợi sinh rồi, tất phải thu giữ theo con đường “tào khê chi đạo lo” tức cột xương sống đi ậy, chậm chậm mà thu, không có đường khác. Xá lợi thu rồi, quy vào trung cung, thì tóc bạc sẽ trở lại đen, răng rụng mọc lại, trí huệ thành đại, quá khứ vị lai không gì không biết, nên nói: “Đạo thai lập nhi thiên trí sinh”. Nhưng rất kỵ dùng trí huệ, mà chỉ dùng văn hỏa hun chưng thì không bao giờ bị mất nữa, nên gọi là nhất chứng vĩnh chứng. Được huệ ấy mà không dùng,
 lại chuyên cần tu trì thiền tính, thì linh trí càng thêm sáng suốt, linh thông. Không dùng vì cần phải nuôidưỡng tiếp tục cho đạo thai viên mãn.
Kinh Hoa nghiêm nói:
“hằng dĩ tịnh niệm trụ vô thượng giác”, nghĩa là thường xuyên niệm niệm tại thai, niệm trụ tức định, đủ 10 tháng đạo thai mới viên mãn. Trong tịnh thất tịnh niệm, ngẩu nhiên thấy hoa tuyết tung bay đó là lúc đạo thai viên mãn, cũng báo hiệu đã đến lúc xuất thai, nghĩa là xuất hồn đi ra thái hư, không để trong xác phàm nữa. Lúc đó phải mau xuất thai, không xuất thì không có thần thông biến hóa, tuy thành thai viên mà vẫn không có trí huệ như Phật. Bỡi vì đại đạo đến lúc cực tịnh thì sinh động, xoay đủ một vòng thì trở lại như trước, đạo thai viên mãn cũng là lúc đạt đến cực tịnh, thì phải chuyển thành động thoát khỏi thân phàm xuất ra thành pháp thân của Phật. Đó là cái lý của đạo nhưng công phu xuất định này người xưa không
 nói công khai rõ ra, sợ lộ thiên cơ thì không đắc đạo. Người tu luyện đã đắc dược vật (xá lợi ND) đem thu tụ vào trong và đem pháp thân đã xuất định cũng qui vào trong hợp làm một đó gọi là “trùng tạo” trở thành một trường đại định.

Định định không ngừng cho đến khi trở thành vô cực mà chí cực vậy.

                                                                  Trở Lại Mục Lục