4- THUYẾT MINH HUỆ MỆNH KINH.
Hoa Dương nói rằng: Thành Phật, tác Tổ là Linh quang Bản tính.
Không hiểu được huệ mệnh, lậu tận thì không thể liễu đạo trực nhập vào thái không của Như Lai.
Bản tính, linh quang tuy hai mà một. Tại định thì gọi là tính (ý nghĩ ND),
trong định huệ chiếu gọi là quang. Huệ mệnh chỉ là danh từ mà Như Lai dùng để dạy người, đó là tiếng Phạn. Hán ngữ thì gọi đó là bản nguyên của con người.
Nho gia gọi là khí tiên thiên. Nó là phương tiện mấu chốt để tu Phật tác Tổ. Mạnh tử gọi là khí hạo nhiên.
Lậu tận là danh từ đức thế tôn dùng để dạy ngài A nan tu, cũng là tiếng Phạn.
Trung hoa gọi là tẩu lậu, nho gia gọi là tẩu tinh, y gia gọi là tiết nguyên khí.
Mà lậu tận là do huệ mệnh hóa ra. Trước khi chưa động bản chất nó là mệnh.
Đến khi động mà không biết cách tu luyện xuất quan, thì hóa thành hữu hình lậu tận vậy.
Vì vậy nho gia gọi là khí hóa thành tinh. Đương lúc còn đồng chân (dưới 16 tuổi) thể chất kiên cố,
thì nguyên không có danh từ lậu tận, mà tròn vo sáng loáng. Lúc này nếu ngộ chân sư, không cần dùng phép tu lậu tận, chỉ cần đem cái huệ mệnh tròn vo sáng loáng đó, thu qui vào trung cung, giờ giờ tĩnh táo, phút phút giác chiếu hộ trì, mười tháng đạo thai, nuôi dưỡng thành Phật thể.
Cái đó Lăng nghiêm kinh gọi là “tức du đạo thai, thân phụng giác ứng” (được đạo thai, thân thiết phụng dưỡng, giác chiếu).
Công phu siêng cần, khí sung túc tự nhiên xuất thai. Đến lúc đó pháp thân quảng đại.
Lăng nghiêm gọi là: hình đã thành thì xuất thai, thân làm con Phật.
Đó gọi là đốn pháp vậy. Nếu sau 16 tuổi mệnh đã đầy đủ, đầy thì tràn ra ngoài.
Từ đó về sau, luyện cho đến lúc tinh không còn lậu tràn ra nữa,
nên Như Lai gọi là lậu tận vậy (lậu là rỉ tràn ra, tận là hết). Người đời học Phật, nếu không hư tâm mà cầu sư chỉ điểm chân quyết hỏa hóa, thì dù cho “đả thất, tham thiền, trường tọa, hành trì”
đều không thể bảo tồn để khỏi bị rỉ tràn ra (đêm ngủ vẫn xuất tinh).
Đã không thể bảo tồn được nó, thì đạo làm sao mà thành? Vì vậy Kinh Hoa nghiêm nói: bất cầu thử diệu pháp,chung bất thành bồ đề (không dốc lòng theo diệu pháp này, không thể thành Phật).
Như Lai đại từ đại bi dạy con người phép hạ thủ, tiếp tục thêm dầu, bổ túc cái huệ mệnh tròn vo sáng loáng đem quy lại vào trung cung. Cách đó gọi là tiện pháp vậy.
Vì vậy Quang minh Như Lai nói rằng: “Lão năng hội tiếp vô căn thụ.
Năng tục vô dầu hải để đăng” (Ta nuôi sống được cây không rễ, giữ đèn không dầu ở đáy bể sáng luôn).
Vả lại phải cần cù tu luyện, không phải một sớm một chiều mà có thể thành đạo được.
Vì vậy đức Thế tôn mới nói với A nan rằng: “đệ nhất lậu tận nan thành”.
Lậu tận là biệt ngôn của đức Phật, là phép tu huệ mệnh nói trong thiên này.
Nếu tu tính mà không tu mệnh, thì tập khí khó trừ, tuy có thể đạt được tâm lạnh như tro tàn, đạt được ngũ thông như ma quỷ, vẫn không thể hợp với lục thông của Như Lai .
Vì vậy Đại Phật phương đẳng tập kinh nói: tu tập ngũ thông đã gần đắc được lậu tận,
mà không lấy đó làm chứng. Tại sao vậy? Vì thương chúng sinh nên không dạy lậu tận thông,
để nhập vào cõi phàm phu mà hành đạo. Pháp tính của thái không tròn trịa hư vô.
Vì vậy Kinh Hoa nghiêm nói rằng: tính như hư không.
Mà huệ mệnh, lậu tận không biết phép tu luyện phong hỏa, thì không thể hòa hợp ngưng tập lại được, để mà thành đại đạo. Lửa cháy mạnh là nhờ gió. Vật mà tiêu hóa ra đựơc nhờ công năng của lửa.
Vì vậy, Như Lai nói rằng: vi phong suy động (thổi gió lên cho động)
lại nói rằng, sau khi hỏa đã hóa vật xong, thì thu lấy xá lợi. Phong hỏa, lậu tận cùng sử dụng thì tự nhiên huệ mệnh hóa hợp ngưng tập mà thành đại đạo vậy.
Đó là sự dụng công theo thứ lớp chân truyền của Phật pháp há lại không có bằng chứng sao!
Đạo chân thực thì có công phu theo thứ lớp.
Nếu trứơc sau lộn xộn, thì không phải đạo của Như Lai, chỉ là bàng môn ngọai đạo mà thôi. Vậy thứ lớp là các giai đoạn sau:
-Lúc hạ thủ (xuống tay, ý là bắt đầu) thì có công phu hòa hợp chân chủng.
-Lúc chuyển thủ ( giai đọan tiếp theo) có công phu tu luyện xá lợi.
-Lúc liễu thủ (đã làm xong) có công phu ôn dưỡng Đạo thai.
-Lúc tán thủ (buông tay) có công phu xuất thai, diện bích.
Tuy nhiên thứ lớp không phải ta vọng luận, mà tập hợp những bí văn nói về công phu của Phật tổ để làm gốc, dưới mỗi câu bí văn thêm một lời cước chú để người đọc dễ hiểu mà chứng, thì không bị lầm.
Tôi đâu dám hồ đồ lấy nữa câu, một lời riêng mà cho là Đạo sao.
Người có nhãn quan chân chính, gọi những kẻ không được chân truyền, mà ba hoa độ hóa cho người khác, là khẩu đầu thiền (thiền cửa miệng), y thực thiền (thiền áo cơm),…vậy.
Vả lại ngàn xưa đến nay, người mù dắt người đui, làm hại không biết bao người có lòng thành, mà không sao có thể thấy tinh hoa và hào quang của đức Phật. Phật pháp, đời Tần không dùng Phạn tăng, từ đời Hán minh đế mới nhập vào Trung quốc, nhưng từ đời Hán, Phật pháp bị sai lạc không biết bao nhiêu mà kể. May về sau, gặp ngài Đạt ma đến để chứng cho sự sai lầm đó, rồi đơn truyền cho sáu đời. Sau Lục tổ đến nay, không còn chân truyền, nên sai lầm càng thêm, bỡi vậy mới có 96 loại ngoại đạo, 24 quán bàng môn, mới sinh ra môn đả thất (tu khổ hạnh, đánh 49 ngày, 7 đêm, hầm lửa chôn người, độc dược cho uống).
Những môn này trong thời 24 tổ Ấn độ, sáu tổ Trung hoa không có, mà chỉ do đồ đệ Cao Phong bày ra. Ngữ lục sai lạc của “khẩu đầu thiền” đầy cả thế gian, những người có chí, không tìm đâu ra chân sư, nên cho rằng Phật và Tổ đều do trời sinh, không thể tự tu mà thành.
Pháp bảo đức Phật là Đại tạng kinh, vốn chứa đầy các yếu chỉ, nhưng vì lúc Phật giáo còn sơ
khai, chưa thể sắp đặt cho thành thứ lớp.
Sau đó chư tổ sở đắc mà thành cũng không chịu tiết lộ để cùng nhau luận đàm.
Các chư tổ được truyền thụ mà thành cũng không công bố cùng đại chúng,
chỉ lấy quyền pháp chế phục chúng, gọi cái ngộ, đó là ngộ tính để tránh sinh ra niệm khác.
Thực ra pháp này, người ngộ biết chỉ bí mật truyền riêng, nên gọi là ngoại giáo biệt truyền.
Như Thế Tôn không truyền cho em là A nan, mà truyền cho Ca Diếp làm nhị tổ.
Ngũ tổ không truyền cho Thần Tú mà truyền riêng cho Huệ Năng làm Lục Tổ.
Yếu chỉ này là đại bảo bối, để thành Phật tác Tổ, há lại truyền cho người vô chí sao?
Muốn được truyền thì phải là người có chí khí siêu vượt cả Phật cả Tổ, biết rõ đạo lý bên kia bờ (bỉ ngạn ). Vì yêu cầu cao siêu đó, mà cái bí mật của Phật pháp người đời khó mà nghe được vậy.
Hoặc hiển rõ ở vô vi, mà ẩn giấu ở hữu vi.
Toàn bộ công phu (các phương pháp và qui trình tu luyện ND) có một nữa sau là vô vi,
như công phu dưỡng đạo thai, diện bích. Không phải như tục tăng hiện nay hiểu, ngồi yên không nghĩ gì cả là vô vi. Nửa phần đầu của toàn công phu là hữu vi, như công phu ngưng tập hòa hợp. Công phu luyện huệ mệnh, đều có bằng chứng rõ rệt: đó là dựa trên sự diệu dụng của ý và khí tiên thiên, không phải là cái hữu vi của thế gian. Bảo tích kinh nói: chỉ có một pháp là hòa hợp ngưng tập mới đem lại thành tựu, các cái khác đều không đem lại kết quả. Kinh tụng nói: kẻ đại sĩ, tu hành đạo giải thoát, mang lòng từ bi cầu Phật pháp,biết phép hữu vi là làm sự hòa hợp (ý và khí-ND), vui vẻ với chí hướng của mình, siêng năng hành đạo. Cổ đức nói: hữu vi tuy là trá ngụy, nhưng bỏ nó đi thì công hạnh không thành; vô vi tuy là chân thực, nhưng chỉ riêng nó, thì thành qủa khó mà chứng.
Nay các môn phái thiền, nghe nói đến hữu vi thì gọi là bị sa vào hình tướng, nên bỏ đi không dùng,
họ đâu biết cái hữu vi này là diệu đạo hữu vi, từ trong phép định tịnh mà ra.
Tâm con người khi đạt được vô vi (hư không, tịnh định) thì ở bên trong sẽ có một vật sinh ra.
Nếu không lấy ý mà giữ, thì nó sẽ tán ra ngoại cảnh, không còn là của ta nữa.
Cái phép bắt giữ quy nhiếp đó, gọi là hữu vi pháp, tức như Lục tổ nói, “đi lên phương bắc để tiếp độ” vậy. Hoặc nói rõ ở vô vật, mà giấu che ở hữu vật.
Nửa sau của công phu (tu tính) gọi là vô vật, nửa trước (tu mệnh) gọi là hữu vật. Nay kẻ giả thiền
, hễ nói đến hữu vật đều ghét, họ đâu biết vật đó ai cũng có, là rường cột căn bản của pháp. Vật
đó không do suy nghĩ, mà là vật ở trong đan điền (nguyên quan).
Vì vậy Lục tổ nói ta có một vật không có đầu, không có đuôi, không có tên gọi.
Truyện Đại sư nói thêm: có một vật có trước cả trời đất, không có tên gọi, bản chất yên lặng, có
thể làm chủ cả vạn vật, không bị điêu tàn vì bốn mùa, nó là vật tiên thiên, chủ tể và nuôi nấng hậu thiên, tán thì vô hình, tụ thì thành xá lợi. Hoàn Ngộ nói: vật gì cao hơn trời? Vật sinh ra trời.
Vật gì dày hơn đất? Vật nuôi dưỡng đất. Vật gì rộng hơn cả hư không? Vật bao bọc hư không.
Vật gì siêu cả Phật, vượt cả tổ? Vật trồng bồi nên Phật nên tổ vậy.
Vật đó là nguồn gốc của sự hóa dục, nó và ta cùng cha mẹ (vật ngã đồng nhất đại phụ mẫu).
Vật đó theo chiều thuận, thì hóa thành người,theo chiều ngược thì thành Phật, thành tổ.
Đi thuận thì ta có thể biết, đi ngược nếu không có thầy, làm sao ta hiểu được cách dùng nó (để tu).
Văn Phong thiền sư nói: có một vật bí mật cứu con người, ai ai cũng muốn nhưng không biết là gì.
Đó là khí tiên thiên thuần dương, rất cương cường, tán ra thì khắp thân người, tụ lại thì ở đan điền.
Hàn Tử nói: Quí thay vật thiên nhiên, độc nhất không hai, tìm không thấy, ra vô không có cửa, co lại chỉ đốt tay, dãn ra có khắp mọi chỗ. Văn Phong thiền sư nói: che cả trời đất, vo lại bằng hạt thóc.
Tuy có những lời nói thế, nhưng vật không tự có, trước tiên phải ngưng tập hòa hợp rồi sau vật mới thành.
Thế Tôn gọi vật đó là hột giống Bồ Đề (bồ đề chủng tử).
Các cung nữ cúng hiến trên Pháp Hoa Hội là vật đó vậy. Hoặc hiển ở vô sự, mà ẩn ở hữu sự.
Vô sự là pháp mà tổ sư lấy để chế phục chúng nhân, là tiểu thừa pháp.
Hữu sự là pháp thượng thừa mà tổ sư che dấu, chỉ bí mật truyền thụ, kẻ không có căn cơ,
khó có thể tin mà thọ nhận.
Bỡi thế Đức Thế Tôn nói :Ta ở trong Ngũ trược ác thế, thực hành công việc khó khăn này,
đắc được A-nậu Đa la tam miệu tam Bồ đề, vì thế gian cho cái pháp khó tin này là việc rất khó.
Lời của Thế Tôn mà thế nhân còn khó tin, huống gì lời các tổ sư thuyết lại, sao tránh khỏi thế nhân nghi bàn.
Do vậy, Pháp Hoa kinh nói: Lúc đó Phật nói với Xá lợi: ngưng lại, đừng nói đến cái đó nữa
( ý nói cái thai của đạo-ND ).
Nếu nói thì tất cả thế gian, chư thiên, mọi người đều thất kinh mà nghi ngờ.
Sự đó là nguyên quan (đan điền-ND) động mà vật (tức hình cái thai trong đạo thai đồ-ND) sinh ra vậy.
Hữu sự là gì? Khi thiên cơ ở nguyên quan động mà vật sản sinh ra, liền lấy ý mà điều khiển nó,
lấy hô hấp mà thu nó, hòa hợp chân chủng, chuyển vận pháp luân, thái thủ (chưng luyện), ý cùng khí (hô hấp) mà dùng huệ mệnh (huệ mệnh là nguyên khí, nguyên khí sinh ra phải giữ không cho tán ra ngoài). Tiến trình trên gọi là hữu sư.
Hoặc hiển rõ ở tiểu thưà, mà ẩn giấu ở đại thừa. Pháp tiểu thừa, Thiền sư chỉ để trồng bồi thiện căn của người mà thôi, như là tham thiền, đã tọa, niệm Phật, xem kinh. Pháp đại thừa, tổ sư chỉ truyền theo mật ngữ gọi là huệ mẹânh, thọ mệnh, lậu tận, mã âm, dùng để siêu phàm nhập thánh, đạt đến Phật quả.
Trên đây đã nói đại lược về Đạo. Ta nghĩ, sau Lục Tổ đã mất chân truyền, nên phải thóat tục ly trần để tìm kẻ quá tri, là người đã được thuyết, hoặc đã thành , hoặc chưa qua hạ thủ mà đã biết, nên ghi lại sau đây, (tác giả ghi lại các lời kinh văn và dưới giải thích thêm- ND ). Đoạn dâm căn, ngộ đạo quý chân sư.
Giới luật đầu tiên của kinh Lăng Nghiêm là đoạn dâm (dứt bỏ tình dục), đó là rường cột của sự thành Phật.
Phép đoạn dâm phải có chân sư truyền chỉ, nếu không thì sa vào Bàng Môn mà thôi. Bàng môn
thì luôn nói cao xa, nhưng không với tới đạo (cách ngoại cao đàm phi chí đạo), còn lời chân truyền thì không dài dòng bóng bẩy mà ngầm dạy sâu xa
(phiến ngôn ám điểm thị lương y) như cách Ngụ tổ chỉ dạy cho Lục tổ vậy.
Đắc lai tạm thử tùng đầu khán, nhất khắc công phu quả tự hi. Khi đã được chân truyền thì bắt đầu từ giai đoạn hạ thủ mà thực hành.
Nếu là chân Đạo, thì dâm căn (kích thích sinh dục ND) vừa dấy lên, tâm ngưng mà chỉ huy nó, lấy hô hấp mà thổi, để nó tự co lại, ý với khí tự hợp với nhau, tâm được thanh tịnh, thân được thoải mái, thực hành công phu đó chưa hết một khắc, trong người tự nhiên cười thầm (tự hỉ).
Ngưởng văn chi tâm kinh nói: Quán tự tại Bồ tát . Hoa dương tôi nghĩ đó là đức Như Lai ban ân huệ, dạy con người cách bắt đầu chánh pháp tính mệnh song tu.
Người không được chân truyền, cho là lấy niệm (ý nghĩ ND)
để quán niệm là quán tại Bồ tát (bồ tát ở đây là nguyên khí tại đan điền-ND), thật sai lầm.
Họ không biết rằng cái niệm đó do duyên tập mà có, không phải bản nguyên của đạo.
Quán với Bồ tát, là lời Như Lai chỉ hai vật, chính là sự song tu.
Lấy niệm quán niệm thì chỉ được một vật, gọi niệm đó là đạo thì càng xa Đạo. Vì vậy Kinh Viên
Giác nói: hết thảy chúng sinh lầm nhận tứ đại làm thân mình, lục trần duyên ảnh làm tâm mình.
Truyền pháp Như Lai nói: cái không có trong vương điện, không có tung tích.
Nếu nhận là có thực thì Bồ tát (nguyên khí ND) vẫn bị chôn vùi trong đất, không thể ngoi lên biến hóa thành diệu tướng Như Lai. Vả lại, niệm này là âm khí trong tâm, biến hóa của thức thần, cũng do nó mà sinh ra ngàn vạn kiếp. Bồ tát mê lộng, đi vào tham trần, ái dục,
không thoát ra được. Hỏi rằng như vậy thì làm sao tu luyện?
Đáp rằng: Quán là cái linh quang trong cái chánh niệm của ta. Chưa được chân truyền thì gọi là bản tính (quán là tính ở tại tâm ND ). Bồ tát tức là huệ mệnh, thì cư trú ở tịnh thổ (đan điền), hai vật cách nhau 8 thốn 4 phân, nếu không quán niệm thì hai vật không thể gặp nhau được.
Đó là hòa hợp ngưng tập, nó quyết định thành tựu. Vừa ra khỏi bụng mẹ, thì quán với bồ tát lìa xa nhau.
Như Lai dạy thời thời khắc khắc quán chiếu bồ tát đó. Bồ tát nhận được huệ lực của linh quang lâu dần, thì như tĩnh mộng, như chưng nấu; như viên ngọc thoát nhiên linh tĩnh phóng rọi ánh sáng (đại quang minh).
Sức đã đủ, khi thời cơ đến, bỗng nhiên trào lên phía trên, hợp với thức tính của ta làm một, làm cho thức tính mất đi, Phật tính liền linh hiển, phóng hào quang khắp nơi, lục thông đều đủ.
Khi đó mới gọi là mọi sinh linh đều có Phật tính. Như vậy gọi là thuận thì thành người,
ngược thì thành Phật thành Tổ. Phàm hay thánh đều ở tại cái đó, gọi là nhất vật nhất thái cực.
Y gia gọi thái cực này là chân hỏa vô hình nấp ở trước thận sau rốn, hơi nghiêng về dưới, chỗ đó treo lơ lững một huyệt. Chỗ đó xưa gọi là quê hương tịnh thổ, cực lạc quốc, diệu hữu chân không. Người học Phật không tu bồ tát này, còn có thứ khác để tu sao?
Bảo tích kinh nói: Hòa hợp ngưng tập quyết định thành tựu. Câu này là mật ngữ của đức thế tôn, là bí văn của Đại tạng nhất giáo, là pháp bảo song tu. Tại sao từ Hán minh đế đến nay không một ai tuyên giảng đạo này mà chỉ có Đạt ma và Vô tịch 2 vị tổ sư bí mật truyền thụ lại?
Nhục thân 2 vị đã biến hóa thành thái không, chứng được kim thân. Đạt ma chỉ hơi hé lộ,
còn Tịch vô thiền sư thì viết kinh sách để xiển dương đạo này, nhưng học trò của ngài dấu đi không lộ ra. Ta nay đã hiểu đạo này, nguyện cùng những người đồng chí hướng, khái luận để chứng đạo , tránh đọa vào bàng môn, để mau chóng đắc đạo.
Âm khí ở trong tâm hoà với dương khí ở trong thận, âm được dương thì an tẩm lập mệnh, như thế gọi là hòa. Dương khí trong thận nhận được âm khí trong tâm thì thu liễm lại thành cái kiên cố thế gọi là hợp. Kinh dịch nói một âm một dương gọi là đạo, thiên về một cái thì gọi là bệnh.
Các chư Cổ Phật nói: cần phải song tu tính mệnh, dừng tu riêng cái nào cả.
Ngưng là ngưng thần, tập là tập trung mệnh lại (mệnh là nguyên khí ND) mệnh không tụ tập lại, thì bồ đề không thành. Mạnh tử gọi đó là tập nghĩa nhi sinh. Đó là tính mệnh đồng tu, dưỡng thần, dưỡng khí, rất giản dị mà dễ thành công. Con người thường không hiểu song tu.
Khi rời bụng mẹ, thần không chiếu cố khí, khí không chiếu cố thần, thần tàng ở tâm phát ở 2 mắt,
mà thất khiếu cùng dụng thần, nên cả ngày thần bị hao tổn lên trên. Khí tàng ở thận, phát ở dâm căn (dương vật => âm hộ-ND ) ban đêm bị hao tổn xuống dưới. Khí bẩm thọ có được là bao, hao hết thì tai hại biết bao, dù có thật tâm tu hành cũng không thể thành đạo được.
Vì vậy Thế tôn mới dạy suốt 12 canh giờ đi đứng nằm ngồi đều lấy niệm thu liễm thần, từng chút
ngưng nhập vào trong mệnh. Dụng công như vậy cộng thêm gặt hái dương khí (sẽ nói sau) thì thiếu niên không qúa một tháng, trung niên không quá 3-5 tháng (xin độc giả chú ý điều chỉ dẩn này-ND) thì trong khiếu của mệnh, bất giác từ cái không sinh cái có, hốt nhiên chân cơ phát động, khoái lạc lỳ diệu không ngôn ngữ nào tả được. Lúc đó phải cẩn thận giữ lấy, mau chuyển pháp luân (dẫn khí theo vòng tiểu chu thiên-ND).Vì vậy Như Lai nói: các ngươi nếu theo phép hòa hợp ngưng tập của ta mà tu luyện, thì nhất định thành tựu vậy.
Lục Tổ Đàn kinh viết: Hữu tình lai hạ chủng. Tình (tình dục-ND) là thiên cơ của hạ thủ tu huệ mệnh, nếu không có tình này không thể thành Phật quả, tỉ như không trồng mà muốn có quả vậy.
Xưa kia, kiếp trước cuả Ngũ tổ là Tài Tùng Đạo Nhân đi cầu Tứ tổ.
Tứ tổ thấy ông hình hài đã già yếu mà vô tình, mới nói rằng ngươi thử chuyển kiếp xem. Đạo nhân quả nhiên đứng vậy rồi chết, chuyển kiếp đầu thai vào có họ Châu, sau đó đắc chánh đạo.
Có thể đứng tự chết, không có cha mà tự đầu thai, đủ gọi là đạo, còn cần ở Tứ tổ điều gì nữa.
Mã Tổ nói: không phải vật. Lục Tổ nói: tâm tính tức Phật tính. Hai ông đã nói rõ hết về thiên cơ.
Long Nha Thiền Sư nói nhân tình càng nồng hậu, đạo tình càng vi diệu.
Đạo dùng nhân tình, người đời làm sao biết? Không có nhân tình, đạo không có chỗ dùng,
nhân tình dùng được mấy lúc? Từ Hán Minh Đế đến nay chữ tình chú giải nhiều cách.
Không đắc đạo Huệ mệnh thì tình là tình cảm con người (ham muốn sinh dục ND).
Người đắc đạo thì tình là gì? Hoa Dương đáp là hóa dục của huệ mệnh, là cái cơ mở ra nguyên quan. Huệ mệnh tàng ở nguyên quan (đan điền-ND), khi định tịnh thì phát sinh, đi ra ngoại hình mà khởi, hợp với ý, trong tâm ta ngẩu nhiên sinh tri giác, làm hưng động ngoại hình (cơ quan sinh dục cương lên-ND) đó là tình.
Vì vậy, Như Lai nói pháp môn bế dương quan là không biết độâng tịnh, học đạo vô ích.
Sao gọi là hạ chủng (gieo hạt-ND)? Phàm người học Phật, đã hiểu cái cơ hình động (làm cương bộ phận sinh dục-ND), thì đem chân ý trong tịnh định đến thời thì ngưng nhập vào mệnh cung (đan điền-ND), lâu dần thì thiên cơ phát động, bỗng nhiên mệnh cung sản sinh ra Bồ đề, nên gọi là hạ chủng.
Làm sao tu luyện? Đã biết phép ngưng tập thì biết phép luyện, tức luyện hỏa.
Hoả phải có phong mới hóa được vật, như Thế tôn nói “vi phong suy động”, hỏa đã hóa thành vật, thì thu xá lợi.
Lấy phong hô hấp mà thổi ngược chân hỏa trong mệnh cung để phát sinh huệ mệnh,
lấy tức mà nhiếp vào bản địa (đan điền ND), ngưng tụ lại như cục than hồng, liên miên tới lui như ống bể thổi gió, vừa chưng vừa luyện, khiến cho hữu hình hóa thành vô hình (tinh hóa khí ND).
Biết tu luyện thì huệ mệnh không hao, mà được bồi bổ thêm, nên nho gọi là tạo hóa sinh sinh không cùng, cũng gọi thọ mệnh bất tử, vì vậy Như Lai độ Ca diếp gọi là Ca Diếp bất tử A la hán.
Hựu ma ha Bác nhã Ba la mật Đa tâm kinh viết: Thời.
Vì sao kinh chỉ viết một chữ thời? Đó là chữ cuả Như Lai để lại. Thời là lúc huệ mệnh dấy động trong đan điền. Đan điền còn nhiều tên khác nữa như phạn ngữ dùng long cung để ví dụ, Ấn độ thì gọi là tịnh thổ, giới địa, khổ hải, hải để (đáy bể), y gia thì gọi là khí huyệt, tinh khiếu….Tiếng Phạn “ưu đà na” là đan điền, những người đắc đạo dùng chữ lư là lò lửa.
Viên Thông thiền sư nói: Bắc Đẩu tàng thân. Bắc đẩu là đan điền, tàng là ngưng tập, đem chân niệm tàng ở bắc đẩu thì tâm tự không, mệnh tự kiên cố. Tịch Vô thiền sư viết: ngưng thần thu nhập thử khiếu chi trung, tắc khí tùng thần vãn, tự nhiên qui ư thử xứ. Nghĩa là đem thần nhập vào trong cái khiếu đó, thì khí theo thần mà đi, tự nhiên khí qui tụ vào xứ đó.
Tịch Vô thiền sư được toàn yếu chỉ của Đạt ma tổ sư, là đích truyền của huệ mệnh, ngài biến hóa vô cùng. Câu này ý nói khi khí (tiên thiên) bắt đầu phát thì phải mau ngưng thần nhập vào đan
điền, khí theo thần cũng qui vào luôn.
Những tên khác của khí trong Thích giáo là: trụ tượng, tích trượng, thiền na, bạch
tuyết, kim liên, tán quả, hải thủy, minh tinh, tây giang thủy, tào khê thủy, hải để đăng, lư trung hương, nhân, sự, vật…rất nhiều.
Hoàng Diệp thiền sư cầu Lục tổ, sau đắc đạo nói rằng Đạo là khí , câu này tiết lộ hết thiên cơ vậy.
Tịch Vô thiền sư lại viết: Công phu bất gián đoạn, tức tức qui thử, hoặc nhất nguyệt nhị nguyệt, tiện năng tự giác khiếu trung, dung dung noãn nhiệt thi động, Nghĩa là thực hành công phu không gián đoạnï, hơi thở nào cũng qui vào đó, một hai tháng sau có thể tự thấy trong khiếu có luồng ấm dung hòa xoay động .
Khí mà ta thở gọi là tức, Phật ví phong hay hơi thở là trụ tượng (gậy), ý nói hơi thở là cái gậy của người già.
Tu huệ mệnh phải có tức để thổi, thì lậu tận mới hóa, xá lợi mới thành.
Con người thường, chỉ biết thở khí trong người ra, không biết cho vào, nếu đắc chân truyền thì thần ở đan điền có thể tiếp lấy được tức, như chiếc sáo không lỗ, thổi 2 đầu mới tương hợp được, lâu dần tự nó ấm lên, pháp luân tự chuyển.
Tịnh Quang Như Lai viết: Kim đồng nhất tỉnh khí Hoàng cung, bất giác tề ngưu pháp hải trung, dục yếu tầm tha qui cố lý, linh sơn tháp hạ thủy tri tông. Ngưu là khí, hải là đan điền.
Câu này kể chuyện thái tử (tức Thế tôn) muốn tu, có thiên thần biến thành bạch mã, chở ra ngoài Hoàng cung, cưỡi mây đến Tuyết sơn tự cắt tóc. Trước chưa được chân truyền, tu theo bàng môn mà lậu tận không thành, hình hài tiều tụy.
. Sau được A Tư Đà Tiên truyền chánh đạo huệ mệnh mới thành Phật vị. Vì vậy, Pháp hoa kinh nói tiên nhân truyền cho Phật (Như Lai) diệu pháp Như Lai nhờ đó mà thành Phật.
Thích gia phổ ghi rõ: Tư đà thấy Thái tử tiều tụy gọi đến mà bảo rằng, có thể uống sữa bò để hoàn phục lại bản nguyên.
Thái tử uống sữa, quả nhiên có lại 32 tướng tốt.
Đạo quả viên mãn mới cầu Nhiên Đăng Phật chứng cho.
Thế tôn mới bắt đầu tu luyện hạ thủ công phu cho đến thành đạo.
Không quá mấy tháng hốt nhiên thấy được minh tinh, tự than rằng” nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật” (mọi người ai cũng có Phật) làm sao không đắc đạo, lỗi quá vậy! Như Lai dạy người tu đạo, trước tu tháp hạ (tức đan điền -ND) sau mới có hiệu nghiệm ngưu lai qui cố lý (trâu trở về làng cũ, ý nói khí qui đan điền).
Tạng kinh nói mọi người đều có tháp Linh sơn, hãy hướng xuống dưới tháp mà tu thì tri tông (trong đan điền hốt nhiên từ không sinh ra cái có, tự ý niệm thấy được sự ấm áp hòa xướng một mạch xuân cảnh, khoái lạc vô cùng ).
Mã Tổ gọi là đa tï đến cả da lông, thư xướng cả chân tay.
Qui cố lý là đầu tiên từ dưới qui lên trên, hóa thức thần thành Phật tính, biến niệm cũ thành chánh niệm, thức thần chết thì Phật tính hiện, rõ ràng thành chủ nhân.
Viên Thông thiền sư viết: Quần âm bác tận nhất dương phục sinh, dục kiến thiên địa chi tâm, tu thức thừa âm chi pháp nghĩa là mọi âm bạc hết, nhất dương sinh trở lại, muốn thấy tâm trời đất, cần biết phép cỡi âm.
Mọi âm bác tận ở năm là tháng 11, ở người là bắc hải (đan điền).
Nhất dương sinh ở năm là đông chí, ở người là lúc chân chủng sinh ra tại tâm của thiên địa,
phải cầu phép luyện mới thấy được cái tâm và cái vật đó, là cái minh tinh
(sao sáng ) thế tôn đã thấy.
Kinh Lăng Nghiêm viết: Vân nguyệt lập đạo trường,
tiên thủ tuyết sơn đại lực bạch ngưu khả thủ kỳ phẩn dĩ nê kỳ địa.
Cái khí thuần dương ở Huệ Mệnh sắc rất trắng, rất kiên cường không tì vết nên gọi là đại lực bạch ngưu (sức lớn trâu trắng).
Đạo trường là nơi khởi đầu tu luyện, ngưu phẩn là cứt trâu chỉ chân khí.
Tuyết sơn bạch ngưu phẩn, là cái khí ở mệnh khiếu con người, sắc trắng là sắc của hướng tây,
Như Lai dạy tu tây phương cực lạc là tu cái đó. Y gia nói phía trước 2 quả thận treo một vòng
tiên thiên tính mệnh, không hình không tướng, thủy hỏa trong đó, huệ mệnh trong đó.
Ẩn hiện của khí bao bọc cả trời đất, chứa cả vạn vật, rộng mà không bờ,
nhỏ mà chẳng có hạt, tìm không thấy ảnh, tu thì hiện ra, siêu Phật vượt tổ vậy .
Mạnh tử gọi là chí đại chí cương. Biến hóa của khí tráng niên thì tự chảy, cực tịnh thì tự sinh, không biết cách giữ thì hao tán.
Kinh Lăng Nghiêm lại viết: Tất sử dâm cơ thân tâm cụ đoạn, đoạn tính diệt vô ư Phật bồ đề tư khả hy dực. Từ xưa người đắc đạo ai cũng trước tiên phải đoạn dâm cơ (nguồn gốc của nhục dục)
sau mới có thể siêu Phật vượt tổ.
Không biết cách tu luyện thì nó như lửa bốc theo gió lốc, làm thân tâm cũng dâm.
C ó phép gì chế phục? Cái cơ đó tuy là khí mà trong là chất lậu tận.
Nó phát thì lấy thần sai khiến, nó tự tắt, lấy hô hấp điều khiển khiến nó tự qui, tức như Đạt ma nói “thái thủ”
tức gặt hái, lấy đan điền làm lò, lấy hơi thở làm ống thổi hỏa luyện nó, lấy sự ấm áp làm hiệu nghiệm, lấy sự sướng khoái làm vô sự, rèn luyện dài lâu tự nó sẽ mất, thân tâm thái bình, Phật với bồ đề sẽ đạt.
Đó là bí pháp ta tiết lộ và có bản văn của Thế tôn minh chứng.
Tịch Vô thiền sư viết: Kỳ cơ cái phát ngưng thần nhập vu đan điền, đương dụng vũ hỏa thu nhiếp
nhi quy dĩ chưng dĩ luyện cơ chi, vị phát dĩ thần chiếu chi đan điền, đương dụng văn hỏa bất ly nhi thủ dĩ thục dĩ chưng tự thử ngộ nhập cảnh đắc chân chủng phát sinh.
Nghĩa là: cơ đó phát thì ngưng thần, cơ bị thần chế phục hoà hợp làm một, phải dùng lửa to (vũ hỏa) thu nhiếp mà qui, để nấu để luyện. Cơ chưa phát thì lấy thần chiếu vào đan điền, dùng lửa nhỏ (văn hỏa) không rời khỏi mà giữ đó, tựa như chưng như nấu, ngộ nhập được như vậy chân chủng mới phát.
Cơ phát là khí đan điền động, ngưng thần thì chế phục, tự nhiên 2 cái không rời nhau như đá nam châm hút sắt, sẽ hòa hợp làm một.
Tổ sư e sợ khí phát quá vượng, mới nói dùng vũ hỏa, thật là tiết lộ hết thiên cơ, hết sức từ bi độ thế vậy.
Võ hỏa là mật pháp tu đạo, là bí mật để thành Phật, trước đây chỉ tổ tổ khẩu truyền.
Đức thế tôn, Đạt ma tuy có nói phong suy hỏa hóa, mà độ dùng văn vũ, chưa hề nói rõ,
chỉ ngài Tịch Vô tiết lộ cứu người mà thôi. Thế nào là vũ hỏa nhiếp quy? Là lấy khí hô hấp nhiếp
chân khí quy nguyên, mà không được rời sự chủ tể của chân khí.
Vì vậy mà nói: một ý cưỡi trên 2 khí, điều khiển cổ vũ sự nhiếp quy, đều tại khả năng của ý.
Khí sinh (chỉ tinh dịch ND) dễ chảy xuống đi ra ngoài, phải lấy hơi thở cùng với thần, nhị khí kiêm dùng mới nhiếp quy được. Thiền sư nói ngươi một gậy, ta với ngươi một gậy cũng là ý nhị khí kiêm dụng. Theo cái cơ của hơi thở, ta phải từ mạch âm kiểu mà nghinh đón nó quy lò, cái đó Đạt ma gọi là thái thủ (gặt hái).
Nghinh đón mãi tới khi ngọai hình đảo (bộ phận sinh dục co lại-ND) thì ngừng .
Lúc dùng 2 khí này, ý phải ở trong lò (đan điền), đừng theo hơi thở,
y theo nguyên khí mà thái thủ, hơi thở chỉ là phương tiện dùng để thái thủ nguyên khí mà thôi.
Tiến trình đó Lục tổ gọi là “vãn bắc tiếp độ” (đi lên phương bắc để tiếp độ).
Nguyên khí đã qui lò, phải chưng luyện. Lấy ý tịnh định làm hỏa, lấy hơi thở làm phong, nung nấu cái chất lậu tận để hóa hết nó thành khí, giữ cho tâm yên khỏe khoắn.
Đó là công phu vũ hỏa. Văn hỏa thì sao? Văn hoả không tồn mà thủ, hơi thở đều mà nhỏ, liên miên không dứt, không buồn ngủ, vừa thở vừa qui lò.
Cổ Đức nói trượng vãn trượng lai vô gián đoạn, xá lợi thành toàn hợp bản sở. Rất kỵ hôn mê toán loạn, phải giữ niệm không khởi, ý không tán, như lửa cháy âm ỉ trong lò.
Đúng như Thích gia phổ thế tôn viết: “đối đẩu minh tinh nhi ngộ đạo”, nghĩa là quán tưởng vào trong đan điền (đối đẩu ), thì khí đan điền phát sáng (minh tinh) cũng là lúc sản sinh chân chủng (ngộ đạo). Viên Thông thiền sư viết: “bắc đẩu tàng thân tuy hữu ngộ, xuất trần tiêu tức thiểu nhân tri”, nghĩa là đem thân (nguyên khí -ND) tàng ở đan điền mà tu luyện thì ngộ được đạo, có thể đạt xuất trần (dấu hiệu để chuyển pháp luân-ND) chân lý ấy ít kẻ biết.
Trên đây là một số diệu pháp huệ mệnh kinh, thiên cơ hòa hợp chân chủng đều ở đó mà công phu
phong hỏa cũng không ra ngoài đó. Vì các vị thánh không chịu tiết lộ, đại đạo có nguy đi vào ngỏ
cụt, nên ta phải nói ra để tránh cho người sau khỏi ngộ nhập.
Vì vậy ta nói: Đầu tiên phải lấy thần phản chiếu vào long cung (đan điền ),
định tịnh hồn nhiên (thân tâm yên tĩnh một cách hồn nhiên-ND ), quên cả hai mà đợi động (đợi lúc cơ quan sinh dục cương lên-ND), lấy ý và khí cùng dụng, lấy thần hỏa mà hóa, lấy hơi thở mà thổi, lấy vũ hỏa mà luyện, lấy văn hỏa mà giữ, chưng chưng nấu nấu khắc khắc không gián đoạn, ý khí cả hai không rời nhau, làm như thế sẽ đạt được phép hòa hợp ngưng tập vậy.
Đây là tổng kết phép hòa hợp để sinh chân chủng. Long cung là đan diền, long cung tính thủy đi xuống. Thần là hỏa, tính đi lên. Ở người thưòng, thì 22 cái đó rời xa nhau mà khôngthành đạo.
Ở Phật ở Tổ, lấy hỏa ngưng nhập vào trong thủy, tâm tự không, thủy không xuống mất, hỏa không bay đi mà hỏa nấu thủy, khí tự nhiên bốc lên.
Trong lúc ngưng thần, nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập, tất cả đều không, không nhanh không chậm, quên ý quên tình, chỉ một mực hồi quan phản chiếu, tức lấy chân ý chăm chú nhìn ngược vào trong đan điền.
Nhưng dùng ý thì không thể quên, quên thì không thể lấy ý mà chiếu. Tồn tâm gọi là chiếu, bỏ hết ý tham muốn gọi là vong (quên), vong với chiếu tuy hai mà một. Khi vong thì tâm trong suốt vẫn thường chiếu, khi chiếu nhỏ tí xíu cũng không lập mà vẫn vong. Vong chiếu thuần nhất, mặc nhiên
định tịnh, thiên địa nhân ngã đều không biết, rồi đợi sự động ở đan điền.
Bỗng nhiên dung dung hòa hòa, ngoại hình nổi lên ( bộ phận sinh dục cương lên-ND), lấy ý nghinh đón khí mà qui.
Đã qui vào đan điền rồi, thần chú định vào trong, rồi lấy hơi thở hô hấp mà thổi, dùng văn hỏa đừng quên nó đừng trợ nó, đi đứng nằm ngồi không rời ở đó, thì chân chủng sẽ sinh ra.
Thiệu Khang Tiết vị cổ nho đắc đạo viết về cảnh lúc xá lợi sinh ra: “Hoảng hốt âm dương sơ biến hóa, nhân ôn thiên địa chá hồi thi”.
Hoảng hốt âm dương nghĩa là trong lúc tịnh định, lúc lâu tự nhiên rơi vào cảnh ngoài thì không thấy thân mình, trong không thấy tâm mình, hoảng hoảng hốt hốt.
Sơ biến hóa nghĩa là trong sự hoảng hốt đó có sự biến hóa diệu kỳ.
Nhân ôn thiên địa: cảnh trời đất giao hòa, dung dung hòa hòa, như mộc (tắm) như dục(rửa).
Chá hồi thi: bất giác chân khí chuyển động.
Nho gia đắc đạo, cũng tìm được phép hòa hợp ngưng tập như các thiền sư Phật giáo vậy. Lục tổ đàn kinh viết: Nhân địa quả hoàn sinh. Địa tức chỗ quả sinh ra còn có tên tịnh độ, khổ hải.
Nhờ trước đây biết đuợc cái cơ hòa hợp hữu tình lai hạ chủng, nên đến đây mới có quả tức hột bồ đề, hột xá lợi sinh ra lại (hoàn sinh).
Vô lượng Như Lai viết: “Phân minh động tĩnh ưng vô tướng, bất giác long cung hống nhất thanh”.
Vật vô tướng nhờ tịnh định sinh ra, Phật gọi là uy âm, nho gọi là vô cực, long cung tức nhân địa ở đọan trên, hống nhất thanh tức quả sinh, hay dương khí sinh. Biết được cái cơ của nhất sinh thì nước trong động có thể chảy, tây giang có thể hút hết, nước biển có thể leo lên đỉnh vậy. Cổ đức nói: “địa lôi chấn động tốn khai môn” (sấm động ở dưới đất thì cửa tốn mở), lại nói “lôi tòng địa hưởng” (sấm nghe từ dưới đất). Tử ma kim quang Như Lai viết: “Hải để nê ngưu lộ bán hình”.
Nghĩa là pháp tượng chân chủng huệ mệnh (nê ngưu con trâu từ dưới bùn) mới sinh ra một nữa từ trong đan điền (hải để), lúc đó yên lặng đợi nó (con trâu) tự lộ hết, khi đó mới khởi công phu
thu nó. Tịch Vô thiền sư nói đợi đan điền sinh vật mới nhen lò nhóm lửa.
Đừng trước cũng đừng sau, còn non mà trợ nó thì tự mình đốt cháy mình.
Viên Thông thiền sư viết: “mai hoa vị phát thái tảo sinh, mai hoa dĩ phát thái trì sinh”, nghĩa là hoa mai (chỉ dương khí) chưa phát mà hái thì quá sớm, hoa mai đã phát mới hái thì quá muộn.
Hoàn Ngộ thiền sư nói: tới một bước thì rới vào cõi mê, lùi một bước thì việc bị mất.
Lại cũng nói “đợi cái lúc sương gió đều tan hết (phong sương đô khí
tận), cả trời chỉ khí xuân (độc chiếâm phổ thiên xuân) đó là cảnh tượng lúc chân chủng sinh ra thì phải kịp hưng công thu hái nó. Hưng Dương nói: cướp lấy nó (thiết tu đạo trước) đừng để vật đó lại về đường cũ. Ý của Hưng Dương là phải dũng mãnh lấy ý sai khiến nó, dùng hơi thở giữ lấy nó đem chân chủng đó qui vào đan điền, rồi dùng công phu pháp luân nuôi dưỡng nó. Tịch Vô thiền sư lại viết: “chí ư lục hợp đồng xuân vật vật đắc sở”. Nghĩa là khi vật sinh ra ta không biết, bỗng
nhiên tự đan điền lan ra khắp cả nguời (lục hợp) cảm giác xuân: khoái lạc nhẹ nhàng ngây ngất, thân tâm vô chủ, đan điền ấm áp, dần dần mở ra, dương sự cất lên, rồi bỗng nhiên đan điền hống lên một cái, hô hấp ngưng lại, tâm vật hợp như đá nam châm, ý và hơi thở quyện vào nhau, nhập vào cảnh hoảng hoảng hốt hốt, trời đất ta người đều chẳng biết ở đâu, mơ mơ màng màng. Trong sự hoảng hốt đó, tâm vật quấn quít thành một cục tựa như chia như hợp mà không phải chia hợp, sự diệu kỳ này không thể dùng ngôn ngữ mô tả được. Tâm Kinh còn nói một dương mới động, có vô cùng hiện tượng sinh ra, dù có hoảng hốt nhưng tâm sẽ trở lại linh, hơi thở trở lại, khí ở đan điền tự đi xuống dưới hướng về sau lưng mà đi, sự khoái lạc toát ra từng lỗ chân lông. Đó chính là lúc: khí đầy nhâm đốc tự khai, phải mau mau gặt hái đem qui vào lại đan điền và chuyển pháp luân theo vòng nhâm đốc (vận khí theo nhâm đốc). Nếu không làm vậy, vật đó đầy quá tràn ra thì công phu trước đây thành vô ích. Thiên cơ đó sau 30 năm ta mới nhận được, nay tiết lộ hãy nhớ kỹ, nhớ kỹ lấy! Không phải những cảnh tượng đó ai cũng đều thấy đủ, vì bẩm chất khác nhau nên chỉ thấy 2 hay 3 cái là biết chân chủng sản sinh vậy. Đạt ma tổ sư viết: nhị hầu thái mâu ni, tứ hầu hữu diệu dụng, lục hầu biệt thần công. Đây là giải thích trình tự thực hành (xem hình vẽ lục hầu đồ). Từ khi dương khí sinh (là lúc tích chứa cho dương khí đầy đủ) đến lúc chân chủng sinh, là nhất hầu. Tinh khí dồi dào, để tự nó sẽ chảy xuống ra ngoài (xuất tinh), nên phải dùng hới thở mà hái nó (thái mâu ni) để dưa vào đan điền qui vào lò. Tiếp đến bao giữ trong lò (phong cố) đó là nhị hầu. Tiếp nữa phải mau đưa lên (thăng là một hầu nữa) giáng xuống (một hầu nữa) để mâu ni thành xá lợi cộng lại là 4 hầu vì vậy mà nói tứ hầu diệu dụng. Mộc dục nghĩa đen là tắm gội, mộc một hầu, dục một hầu. Như vậy thái, phong, thăng, giáng, mộc, dục, cộng là lục hầu 6 lần quy căn, ôn dưỡng xá lợi hết việc làm, nên nói lục hầu biệt thần công. Lục tổ viết: Vãn bắc tiếp độ, nghiã là đi lên phương bắc (chỉ đan điền) tiếp lấy vật (nguyên khí) để thăng giáng tới lui (độ).
Tịch Vô thiền sư viết: “thái thủ dĩ thăng giáng, tòng đốc mạch thượng thăng nê hoàn, tòng nhâm mạch giáng hạ đan diền”, nghĩa là thái thủ lấy thăng giáng, theo đốc mạch thăng lên nê hòan, theo nhâm mạch giáng xuống đan điền. Hai mạch nhâm đốc là con đường lui tới của pháp luân. Hai mạch này thông thì trăm mạch đều thông, thái thủ từ đó màhành, pháp luân từ đó mà chuyển thì xá lợi tử, cũng từ đó mà thành. Kinh dịch viết: “hạp hộ vị chi khôn, tịch hộ vị chi càn,
nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãn lai vô cùng vị chi thông” (đóng là khôn, mở là càn, một đóng một mở gọi là biến, qua lại vô cùng gọi là thông). Trong Phật giáo gọi Kinh lăng nghiêm, Kinh hoa nghiêm là thủ, còn nho giáo gọi Kinh Dịch là thủ (đầu). Long Giang hòa thượng hỏi: Kinh Dịch sao hợp với Phật? Đáp rằng đạo của Đức Phật há lại có nhị đạo sao, nên dịch là nguồn, là tổ của đạo. Hỏi nho sĩ lấy dịch làm thời văn, bốc phệ chưa nghe để tu đạo? Thời văn là nho tại trần, không phải nho xuất trần, người chí nho xưa nghiên cứu cái lẽ tiên thiên, tham cứu cái cơ của của sự đóng mở, cách vật tìm gốc, tính mệnh cũng là thiên lý thì cũng là nho vậy. Hỏi làm sao tu đạo? Đạo dùng khí tiên thiên, mượn khí hậu thiên để chuyển pháp luân, đóng mở là khôn càn cũng là hô hấp, tức cái lý của khí hậu thiên, biến là tuần hoàn lên xuống tức lẽ thăng giáng của pháp luân, vãn lai bất cùng của 2 khí tiên thiên thì thông đạt cái cơ cùng nhau chuyển vận của nguyên quan, càn khôn vậy. Hỏi thực hành thế nào? Lấy hơi thở hậu thiên mà dùng khí tiên thiên, thở ra là càn, hít vào là khôn, càn trời tức đầu người thở ra thì khí hậu thiên lên đầu, khôn đất là bụng người, hít vào thì khí hậu thiên xuống bụng, biến là chủ tể của càn khôn, là chân ý của ta khiến hai khí chuyển vận lên xuống, vãn lai không ngừng. Nhưng không phải cùng lúc chú trọng cả 2 khí đó, mà chỉ cốt sự đồng hành của thần ý với khí tiên thiên, còn khí hậu thiên chỉ mượn để vận chuyển mà thôi. Xin nói rõ thêm. Đóng hít thì khí hậu thiên xuống bụng mà khí tiên thiên thăng lên, mở thở thì khí hậu thiên lên mũi nhưng nguyên khí xuống, hai khí lên xuống theo 3 đường lưng mặt, bụng, và đan điền. Sự vận hành do thần thống lãnh, nên hít vào thì nguyên khí thăng, thở ra thì nó giáng xuống, có mức cỡ độ số rõ ràng, không thiếu không dư. Càn số 9, khôn số 6, tứ điệp thành chương, không nghiêng không lệch. Đó là quy tắc định số của chuyển pháp luân. Càn dụng 9, tứ điệp (bốn lần ) thì 4x9=36, tổng của 6 hào là 36x6=216. Như vậy thăng ở lưng có 6 quy (xem pháp luân đồ) cộng là 216. Trước bụng giáng có 6 qui, giáng hợp với khôn, khôn dụng 6 nên cộng tứ điệp với 6 hào có 6x4x6=144. Cộng cả giáng và thăng là 144+216=360. Đó là độ số của chuyển pháp luân (đây có thể hiểu là chiều dài đường khí đi theo mạch đốc ở lưng thì 216, theo mạch nhâm ở bụng thì 144-ND). Nhưng trong đó hai quy mộc dục không có sự đóng mở nên giảm đi 9x4=36 của mộc và 4x6=24 của dục nên còn 360 – 36 – 24 =300. Hoa Nghiêm viết: “Chư Phật định năng ứng thời chuyển diệu pháp luân”. Đó là nói tại 2 quy mộc dục thì hô hấp ngừng, thần với khí ôm nhau giữ nhau, rồi mới chuyển tiếp theo pháp luân. Mộc và dục nho gọi là mão dậu, là lúc sinh sát hình đức tương phản, hô hấp cần ngưng lại. Trong hành pháp luân, quy nào cũng có mộc dục, vì sao? Khi chuyển pháp luân, giống như guồng đạp nước, nước đổ ngắt từng gàu. Khí hô hấp cũng vậy có sự hồi chuyển, khi đó là mộc dục, (hô hấp ngưng lại có lẽ là lúc chuyển từ hít vào sang thở ra-ND). Hô hấp thoái, làm mộc dục; hô hấp tiến, cũng làm mộc dục, (mộc dục là tắm rửa, ý là chăm sóc nguyên khí mới hình thành như chăm sóc trẻ mới sinh-ND). Đó là một bí mật của ngưới xưa, nay xin tiết lộ để cứu đời.
Thích gia phổ Thế Tôn viết: “Nhập trì mộc dục”,
Trì nghĩa đen là ao, còn gọi là đất đông tây, xưa đức thế tôn sau khi thấy minh châu (khí tiên thiên) nhập vào 2 trì này thì chưng luyện, bí mật này Tịch Vô thiền sư là người đầu tiên tiết lộ ra. Hoa nghiêm kinh viết:
“Vi tiễn Như Lai sở hành chi đạo bất trì, bất tốc sát đế kinh hành”, nghĩa là thực hành
chưng luyện xá lợi tất phải lấy hô hấp mà định, không chậm không nhanh, cùng đi cùng đứng, không để lạc ra ngoài đạonlà 2 mạch nhâm đốc. Như Lai viết: “bất đắc cần, bất đắc đãi”, nghĩa là hành pháp luân phải đều đặn không siêng, khôngnlười, siêng thì thái quá, pháp không kịp chuyển mà bốc cháy, lười thì không đủ lửa nung để lớn vượng mà biến hóa. Nhiên Đăng Phật viết: “thường chuyển pháp luân”, thường có nghĩa là khi chân chủng ( đan điền nóng lên BQ)sinh ra, lúc đó phải chuyển pháp luân, để đưa lậu tận (tinh dịch -ND) lên và biến thành xá lợi.
Thế tôn viết: “đương chuyển như thị diệu pháp luân”, nghĩa là sự chuyển đó là sự biến đổi diệu kỳ về sinh diệt của tạo hóa (diệu pháp luân), nắm được bí mật này để song tu thì sự diệu kỳ của tạo hóa sẽ hiện ra.
Thích gia phổ viết: “Hải thủy quán thái tử đỉnh”. Hải thủy là nguyên khí của đan điền, quán đỉnh là thăng lên,thái tử là Như Lai, ý nói nguyên khí chưng luyện có thể thành Như Lai. Thế Tôn viết:
“hỏa hóa dĩ hậu thu thủ xá lợi”, nói về lúc xá lợi sắp thành. Dùng thần (hỏa) để hóa nguyên khí thành xá lợi. Khi xá lợi thành thì tất phải có chứng nghiệm : hư thất trắng ra, đan điền nóng như nước sôi, cơ quan sinh dục co lại mà không cương, lúc đó phải mau dùng phương pháp thu thủ vận quá tam quan (3 cửa) trên xương sống đưa trả về trung cung để dưỡng đạo thai, đó là thu thủ xá lợi. Hoa nghiêm kinh viết: “cụ trượng phu hình thành tựu Như Lai mã âm tàng tướng”.
Mã âm tàng là dương vật co lại nhỏ như sợi chỉ, không bao giờ cương nữa, khi đó xá lợi mới thành, còn cương một chút là chưa được, nên vận pháp luân mà luyện, kiên trì liên tục, nếu không khí tiên thiên còn non yếu, chưa đủ sức, khó mà qua 3 cửa ải. Khi đã đạt mã âm tàng, thì phải ngưng pháp luân, nếu cứ vọng hành thì xá lợi vừa thành bị hỏa bức bách mà ra, trở thành người phàm như cũ. Hoặc giả vì có bệnh mà dương vật không cương được thì đừng nhận nhầm đó là xá lợi đã thành, mà nên gia công tu cho đến khi lại có chất lậu tận, dương vật cương lên thì về sau mới hy vọng luyện thành. Thế tôn viết: “năng bất tử A la hán”, nghĩa là xá lợi đã thành, thì sẽ bất tử.(ND nhấn mạnh). Đệ tử đức Phật là Ca Diếp trụ thế (sống ở đời-ND) 700 năm mới gặp đức Phật truyền phép quá quan (qua 3 cửa aỉ) mà thành nhị tổ. Ngài Bảo chưởng hòa thượng trụ thế 1712 năm, sau gặp Đạt Ma truyền phép quá quan, về sau được siêu thóat. Đó là nói được xá lơị mà chưa rõ phép đạo thai thì còn trụ thế vậy.
Trên đây đã nói các công phu chuyển pháp luân thành xá lợi, đạo Huệ mệnh nói hết rồi vậy! Ta nói rằng công phu phương pháp tạo thành xá lợi rất nhiều, đại phàm lúc lâm cơ chuyển pháp luân, một ý điều khiển 2 khí (tiên, hậu thiên), phép vận hành là thần hiệp với chân khí cùng đi, không cho khởi lên niệm nào khác.
Ở 12 qui đều nhờ vào hô hấp thúc đẩy sự vận hành, theo đúng sự ngưng nghĩ, tự thái cho đến lúc qui căn không thể một giây bỏ rơi nó.
Tuy công pháp nhiều như vậy, nhưng giống như dệt vải, lâu dần thì thấy giản dị quen đi.
Đại phàm lúc chuyển pháp luân, ý chủ đan diền mà làm bánh xe, tâm thần vận khí mà làm tăm bánh xe, hô hấp thúc bức mà làm xích quay bánh, do đó mà tuần hoàn như tự nhiên. Lúc chuyển pháp luân không được khởi niệm, ngoài tai không nghe, mắt không thấy, trong tuyệt mọi tư lự , một điểm chân thần lãnh đạo khí tuần hoàn.
Vả lại độ số thăng là dương, thuộc càn cộng có 216, giáng là âm thuộc khôn cộng có 144,
cả hai cộng lại là 360 độ vừa đúng một vòng, không sai một ly, lạ vậy thay! Thế tôn nói với Ca diếp: “chính pháp nhãn tàng” nghĩa là thần ngụ tại mắt, lấy thần đó mà thu giư,õ đó là bí quyết của pháp thái (hái) xá lợi. Lại nói với A nan: “nhược bất tri tâm mục sở tại, tất bất năng đắc giáng phục trần lao”, nghĩa là nếu không lấy tâm mục mà thu giữ thì xá lợi không thể xuất lò.
Khi thu xá lợi có những hiện tượng khác nhau ; qua 3 đến 5 ngày, đan điền dần dần ấm lên kết tụ thành mâu ni, hình nó như hỏa châu.
Sự hiệu nghiệm lần lượt đến, diệu cảnh không thể so sánh dược. Vì vậy, lúc đó thần phải chuyên thị không được giây phút lơi xa, lơi xa thì hỏa bị lạnh khí bị tán, mâu ni (Xá lợi) không thành. Pháp Hoa kinh nói: ta nay vì ngươi bảo đảm sự việc này cuối cùng của nó là có thật. Nhà ngươi cần siêng năng tinh tấn, hành trì tam muội này, trong 7 ngày suy nghĩ đến nó luôn. Nó ở đây là chân khí thành xá lợi, phải 7 ngày chuyên cần nhòm ngó xá lợi, coi đó là tổng quyt của hái xá lợi vậy. Thế tôn viết: “lục chủng chấn động”, đó là cảnh xá lợi sản sinh, thì 6 nơi trong người thấy cảnh lạ: mắt có kim quang, tai có gió thổi, mũi có khí động và đau, ót nghe tiếng chim hót, đan điền có hỏa châu, thân thể rung động.
Lại nói khi thành xá lợi mà ở trong ám thất (phòng tối), thì mắt thường thấy bạch quang1 hay 2 lần hoặc 4 hay 5 lần, rồi không thấy chi nữa. Chính lúc đó mà hái xá lợi thì đắc vậy. Khi xá lợi đang xuất lò từ đan điền đến mắt trong suốt như ánh sáng mặt trăng, nếu chưa có mã âm tàng mà như thấy ánh sáng, là do vọng tưởng sai lầm mà thôi. Thế tôn viết: “Lô nha xuyên tất”, là chỉ sự qua 3 cửa ải của xá lợi, nếu dùng ý mà dẫn qua thì là bàng môn đạo dẫn, mà không dụng ý thì mất cái thời cơ tương tùy, cả hai đều không đạt, giữa 2 cái đó tất phải nhờ thầy chỉ dẫn mới có hy vọng thành quả. ( vậy thì làm sao để qua được) Đạt ma tổ sư viết: “chiết lô độ giang”, người đời thường hiểu theo nghĩa đen là bẻ sậy qua sông , giải thích dùng sậy để làm thuyền đi qua sông là nhầm. Ở đây chiết là hái , lô là xá lợi, độ là vận hành, giang là 3 cửa ải, ý chỉ sự quá quan sau khi xá lợi đã thành. Thế tôn viết: “nhất tiễn xạ, thấu cửu trùng thiết cổ”. Tiễn, là mũi tên là chân khí, xạ là phép thần khí đồng hành, cửu trùng là chỉ: 3 cửa quan nằm ở chính giữa trên xương sống (vĩ khu, giáp tích, ngọc chẩm); 6 cái nằm hai bên (mỗi huyệt trên lại có thêm 2 huyệt 2 bên nữa), cộng lại 9 cái. Khi hành diệu pháp để qua cửa phải theo các khiếu ở chính giữa (vĩ khu, giáp tích, ngọc chẩm, nếu chạy đường khác thì không kết qủa. Lại viết: “thiền duyệt vi thực”. Thiền duyệt là cảnh khoái lạc, thực là ăn xá lợi, ý nói khi xá lợi đã lên tới đỉnh đầu trở xuống cổ họng, trở về trung cung thì tự nhiên sảng khoái vô cùng như ăn xá lợi vậy. Nhưng khi qua lỗ mũi hư rỗng rất dễ bị tiết lậu ra ngoài, nên phải cầu thầy chỉ cho phương pháp (giáp tỵ xuyên ngưu: cột mũi trâu dắt đi) để đi qua. Khi chân khí qui về được trung cung, thì dần dần không cần ăn nữa, nên nói pháp hỉ xung mãn, nhiều lúc ba bốn tháng không ăn. Định lực chuyên thì sớm thì mau chóng được thôi ăn, định lực tán thì sẽ lâu hơn. Đây không phải miễn cưỡng nhịn đói, mà là khí mãn thần định không cần ăn vậy. Thế tôn bản hạnh nói: nếu nước sông Hằng đem đến bờ phía nam được yên ổn, thì vững chắc như núi Tu di vậy. Ý nói xá lợi là nước sông Hằng, luyện thành mà qui vào được trung cung (nam ngạn), thì thần và khí như đá nam châm hút sắt, không bao giờ rời nhau, đã đắc được thì mãi mãi được, không chạy lộn xộn, mà thức tính dần tiêu mòn đi, chân tính dần linh giác, vọng niệm không còn nữa, chánh niệm tự tồn như Hoa Nghiêm gọi: “yên tọa tịnh thất, hằng tác thị niệm”, là như vậy đó. Lăng nghiêm kinh viết: hành dữ Phật, đồng thụ Phật khí; phân như trung âm thân tự cầu phụ mẫu, âm tín minh thông, nhân Như Lai chủng danh sinh quý trụ. Hành là tu đạo thai nội công, Xá lợi đã quy trung cung, thần thu được Phật khí này, chế phục nó, thần được khí mà định, khí được thần mà trụ, tương dung tương hóa, hợp làm một nên gọi là “hành dữ Phật đồng thụ Phật khí”. Phân (?) tính thuộc âm, nên gọi là âm thân. Phật khí vai trò như cha, khí hô hấp vai trò như mẹ, đến lúc này phải lấy Phật khí trợ giúp cho thai được viên mãn, lấy hô hấp không ngừng sai khiến nó(?) chầu vào đó, trợ giúp sự trưởng thành của thai. Đó gọi là tự cầu phụ mẫu. Lại không thể lệch về một bên, trong sự thái không, có một khí từ minh đường đến qui vào trung cung (trung điền), nhờ cổ động sự đóng mở của hô hấp khiến nó nhập vào khắp thân thể đuổi hết âm khí, thân thể biến thành thuần dương, 360 khớp xương, 8 vạn 4 ngàn lỗ chân lông chỗ nào cũng thông đạt, đó gọi là âm tín minh thông. Thân phàm tự quên, chỉ tồn lưu đạo thai, một mạch thiên chân, Phật thể đó gọi là Như Lai chủng. Tuy ở đạo thai mà không hình không tượng, định huệ tròn sáng, đó gọi là sinh quý trụ. Thế tôn viết: “ư dục sắc thiên nhị giới trung gian hóa thất bảo phường như tam thiên đại thiên thế giới thuyết thậm thâm Phật pháp lịnh pháp cửu tru”ï. Dục giới sắc giới là phạn ngữ, ở đây chỉ hạ đan điền, trung đan điền. Hóa diệu dụng của thần. Phép dưỡng đạo thai tuy tại trung điền tất phải kiêm nhị điền hợp hóa thành một hư cảnh. Nếu chấp thần trụ tại trung điền thì đạo thai bị trệ ngại mà không có thất bảo phường vậy. Tam thiên là thượng, trung, hạ điền thượng điền ngang hai chân mày, trung điền ngang tim, hạ điền (đan điền). Khi luyện xá lợi thì trụ ở hạ đan điền mà dụng công, đó gọi là nhất thiên thuyết pháp. Tuy vậy vẫn phải do từ sự tuần hoàn thượng và trung đan điền. Lúc dưỡng đạo thai, trụ ở trung điền có 10 tháng công phu. Vì vậy mà nói lịnh pháp cửu trụ cũng gọi nhất thiên thuyết pháp vậy. Tuy vậy vẫn phải qua đường thượng điền và hạ điền. Lúc xuất, định trụ ở thượng điền, cũng gọi là nhất thiên thuyết pháp, như vậy là đủ cả tam thiên. Hoa nghiêm kinh viết: “dĩ định phục tâm cứu cánh vô dư gia”û. Định đây là tự nhiên định tịnh, không phải ngồi không động đậy. Khi xá lợi qui vào trung cung tức thần (thức) chết tính sống (thức tử, tính hoạt) pháp hỉ thiền duyệt, chân an diệu lạc, vô nội vô ngoạại, hồn nhiên nhất đoàn thiềnđịnh, không thể so sánh với phàm tăng. Tâm tự nội quán xá lợi như chưng nấu, xương thịt như được tắm rửa mà tâm tínhtựa thái không. Liễu đạt vô vi hề, an tịch lục căn; tịnh chiếu bát thức hề, không kỳ ấm. Tuy có cái cơ tuần hoàn mà chân tính an nhiên. Thế tôn viết: như lý nhi lai như lý nhi khứ. Đoạn trên nói chứng nghiệm khi đạt xá lợi, đoạn này nói rõ phép tu khi mới nhập đạo thai. Lai khứ là hô hấp, khi tu đạo thai phải y theo hô hấp, vì con người khi rời bụng mẹ, khí hô hấp và nguyên khí đều phát tán ra ngoài, ngày ngày dùng đến đan điền không hiểu được hơi thở như khi còn ở bào thai. Nhờ ngưng thần khí trụ luyện thành xá lợi qui vào đó. Kết đạo thai là nhờ nguyên khí, khí hô hấp là nguồn để dưỡng đạo thai, phải biết lấy tâm làm chủ tể mà định tức. Lúc tức chưa định lấy tâm điều nó, tức không điều thì không định, không thể chứng đạo. Lúc mới nhập đạo thai, phép điều tức là quyết định. Như Lai viết: Hữu dư niết bàn, hữu là có hơi thở, lúc mới nhập đạo thai tâm theo hơi thở. Không gấp không chậm, theo sự tự nhiên, cũng không phải trôi nổi vô tri, có thai tức mà như không vô tức. Kim cương kinh giải thích rằng: Bất tri thùy giải cường an bài, niết tụ y nhiên hựu phóng khai, mạc vị Như Lai thành đoạn diệt, nhất thanh hoàn tục nhất thanh lai. Đó là cái nghĩa tâm tức tương y.
Phạn Cương giới kinh viết: “như như nhất đế nhi hành ư vô sinh không, nhất thiết Phật hiền thánh giai đồng vô sinh không”. Như như nhất đế nhi hành là khí tiên thiên và khí hậu thiên tương kiêm tương liên với nhau , bồi bổ thai nguyên, không gấp không chậm như như mà hành.
Thế Tôn viết: chi không bất không Như Lai tàng. Đoạn trên nói: vô sinh không lại ngại ta bị theo đoạn kiến . Vì vậy ở đây nói không bất không, không mà không phải không, chính là tịch mà thường chiếu. Không phải không lại sợ người ta tùy vào trường chiếu vậy, không phải không mà như không chính là chiếu mà thường tịch vậy. NHiên ĐăngPhật viết: sinh diệt diệt dĩ. Hơi thở trong thai chưa đến mức tịnh định mà còn co duổi nên gọi là sinh diệt, tất phải thủ giữ cho đạt được đến vô không có dấu tích của sự co duổi , vì vậy nói diệt dĩ (diệt rồi).
Chỉ biết có thần không biết có khí trong thai đó là gọi là vạn pháp quy nhất. Pháp hiểu rõ rồi, tâm tất phải y ở thai mà trụ đó gọi là qui ư pháp. Diệt dĩ không phải là cứ cố trụ tâm mà chứng đạo, đó là phỉnh phờ mà thôi. Kim cương viết:Bồ tát đáng ưng như sở giáo trụ. Muốn tu Phật nên như Phật đã dạy mà trụ, giáo là đạo thai, muốn đạo thai trụ định đầy đủ, trước phải trụ tâm, muốn trụ tâm phải y theo chân tức tam muội mà trụ định. Kinh lăng nghiêm viết tức du đạo thai thân phụng giác ứng. Nghĩa là thần nhập vào khí, khí bao lấy thần, mờ mờ ám ám , hỗn hỗn luân luân, cảnh tượng như thai trong bụng mẹ, vì vậy mới gọi là đạo thai, cha mẹ chưa sinh đã tự tạo tự hóa. Vì vậy mới nói thân phụng giác ứng. Lại viết: bồ tát ư pháp ưng vô sở tru ïhành ư bố thí. Đoạn trước nói liễu tâm thì phải y vào thai tức mà trụ, tâm đã trụ thì quên tức. Nếu niệm không xả trụ vào sự có tức thì tức sẽ trói buộc tâm, giống như lục căn trói buộc tâm thôi, tức là không liễu tâm. Vì vậy mới nói ư pháp ưng vô sở trụ hành ư bố thí. Tâm đã trụ thì bỏ xả tức (hơi thở). Người xưa nói qua sông dùng bè, tới bờ buông ghe (quá hà tu dụng phiệt, đáo ngạn bất tu chân). Hoa Nghiêm kinh viết: an trụ tịch tịnh chư thiền định, trí nhập bất tử đạo. Nghĩa là mũi ngừng thở, sáu mạch 2 tay đều ngừng, hỗn nhiên đại định, không còn sự sinh diệt. Vì vậy mà kinh hoa nghiêm nói: sơ thiền niệm trụ, nhị thiền tức trụ, tam thiền mạch trụ. Chư căn đã trụ thì thành chánh đẳng chánh
giác, thật sự nhập vào đạo bất tử. Đó là điều Như Lai tự mình thủ chứng vậy. Thế Tôn viết: vô dư niết bàn. Vô dư là không có thở vào ra. Niết bàn không phải là chết mà là cái vui lạc thiền định tam muội. Lúc này lục căn đã hết, chư duyên không còn trụ, nhất tính viên dung, huệ quang sáng khắp pháp giới, Như Lai gọi đó là: phân minh bất thọ Nhiên Đăng ký, tự hữu linh quang diệu cổ kim. (Phật NHiên Đăng rõ không cần giúp, tự có linh quang chiếu cổ kim). Hoa Nghiêm kinh viết: hằng dĩ tịnh niệm trụ vô thượng giác. Tịnh niệm là không trụ ở trần vọng, cũng không trói buộc ở hành pháp, mà là chánh niệm bất sinh bất diệt trong thiền định, đúng như hoa nghiêm nói tứ thiền diệt tận định. Vô thượng giác là chánh giác của Phật đạo viên mãn.
Huệ quang chiếu sáng, lục thông đầy đủ, đó là vô thượng giác. Lniệm trụ thì huệ phát sáng, nhưng không nên dùng nó, tham hiếu thắng mà dùng bị thức làm hại, rơi vào ma cảnh, bị phế bỏ hết công phu Nhiên Đăng Phật viết: Tịch diệt vi lạc. Không phải chết là tịch diệt mà là thực sự chứng được thai viên tính triệt (thai tròn tính thông suốt). Tâm không hư vọng, tính không sinh diệt, lúc này thì tuyết hoa bay đầy trời, cảnh xuất định đã tới, dời niệm ra ở ngoài tu di. Chưa đến lúc mà xuất thì nhập ma đạo, đến mà không xuất thì chỉ là xác chết. Vì vậy Phật Di lặc nói: nhiêu quân bát vạn kiếp, chung thủy lạc không vong, dù ngươi thêm 8 vạn kiếp trước sau vẫn lạc vào không vong. Ta vì vậy mà nói: diệâu pháp làm cho xá lợi quá quan, là lấy tịnh mà chiếu, lấy nhu mà dùng, đường đi nguy hiểm coi chừng bị chạy tán ra trên dưới. Đợi động mà dùng, nhẹ nhàng hộ vệ nó mà đi, lấy lửa nhẹ mà hun, lấy 2 khí mà dưỡng. Lấy tịch với chiếu mà cùng tụ lấy sự quên cả hai mà định tĩnh thì pháp đạo thai đắc vậy. Ở đây nói lại cách đắc xá lợi, dưỡng đạo thai. Tịnh chiếu là công phu chính để thủ xá lợi. Không tịnh thì xá lợi không sinh, không chiếu thì xá lợi không ra khỏi lò.(thở cho đến bao giờ tự nhiên vong tức, an trụ tịch diệt thì xá lợi sẽ sinh BQ) Vì vậy thế tôn nói: tâm mục sở tại. Khê lộ là những con đường chân khí dễ bị thoát ra như đường tiểu tiện, hậu môn, lỗ mũi, tất phải lấy pháp khí mà bảo hộ nó. Muốn chân khí qua được những hiểm lộ đó, phải nhờ
sự hộ trì của ý niệm, vì vậy mà nói”thiện hộ bảo châu”, coi chân khí đi qua chỗ đó như qua cầu nhỏ, nên phải đợi động mà dẫn, nương nhẹ mà hành. Thai nhờ nguyên khí xá lợi mà có, nhờ hóa dục của hô hấp mà thành. Như xưa kia trong bụng mẹ ta được nhị khí mà thành hình hài, mượn sự hô hấp mà sinh trưởng, mẹ thở thì thai cũng thở nhịp nhàng theo như vậy. Đạo thai cũng vậy. Khi mới bắt đầu kết, thì mựơn hỏa của hô hấp mà nuôi dưỡng, cho đến 5-6 tháng hai khí mới dần xuất hiện. Đến 8-9 tháng hai khí toàn định, chỉ biết có thần không biết có khí, trong lúc đã được không mà cứ ( chấp) ngoan cố vào không thì bị đọa vào đoạn kiến. Vì vậy không mà lại như không phải không đó gọi là tịch mà thường chiếu. Trong lúc bất không mà chỉ biết ở sự bất không đó là đọa vào trường kiến. Vì vậy không phải không mà lại như không, đó là chiếu mà thường tịch cho đến đại định, hỗn nhiên hợp nhất thì cảnh xuất định đã đến vậy. Chân quyết trên đây từ ngàn xưa không chịu nói rõ ra, mà chỉ dùng tỉ dụ rối rắm khó hiểu ngộ, ta xin sắp xếp lại để làm phương tiện cho người đời sau. Từ đây nói về cảnh xuất định. Như Lai e sợ hậu thế không biết cái lý xuất định, mới xả đại tù bi mà nói từ bạch hào quang mà xuất. Từ đó vạn đời sau mới biết. Lúc xuất định hoặc phóng bạch quang hoặc phóng kim quang, bản tính mình tự thấy. Lúc đó phải cầu thầy học phép thu quang, nếu không thu thì quang bị trì tán, có hình mà không thể hóa vô hình, tính tuy diệu mà hình không diệu, tức chưa đắc được toàn pháp của Thế tôn, của Đạt ma hay Tịch vô thiền sư. Tịch vô thiền sư nói: thai tròn đầy, thời tiết đến, hoa tuyết bay, niệm động lên trên đỉnh đầu, đừng cho đó là Đạo khô tịch của Như Lai, pháp thân xuất ra rồi trở lại về. Đây là nói lúc xuất định, đáng xuất mà không xuất thì bị trệ ở pháp thân, bị trói buộc ở định, không thể thần thông hóa thân thành trăm ngàn vạn được. Tịch vô thiền sư nói “thai viên tiết chí” tức đạo thai đã viên mãn cùng cực, “tuyết hoa phi” thấy hoa tuyết bay, là lúc lìa khỏi xác phàm, “niệm động phiêu không thượng đỉnh cơ” phải lấy ý niệm hướng lên trên thái không thoát khỏi đỉnh đầu vào không trung để xuất hồn. Hiện nay nhiều người không biết phép này mà cho tu ngồi như cây khô là đạo của Như Lai là sai lầm (mạc vị Như Lai khô tịch đạo). Khi xuất định, pháp thân xuất khỏi xác phàm, thì mau quy về nê hoàn (huyệt ở đỉnh đầu) nuôi dưỡng cho thuần thục trong 7 ngày, rồi mới xuất lại. Lúc mới xuất định là lúc Phật quả chưa viên mãn, mà đã thấy Phật tổ hoặc bồ tát, hoặc thấy những cảnh lạ lùng đẹp đẻ thì không được nhận đó là cảnh thật mà là ma cảnh rơi vào sẽ không có lối về. Khi mới bắt đầu xuất định, pháp thân rời khỏi xác thân 3-5 thước (thước ta), cẩn thận đừng có hoảng sợ, dù thấy cảnh gì cũng đừng nhận, đợi hiện ra một vừng ánh sáng vàng (kim quang) to như bánh xe, lấy niệm nhập vào trong ánh sáng đó, thu nhiếp vào trong tính, đó là bản diệu của sự hóa hình.
Lăng nghiêm kinh viết: Hình thành xuất thai, thân vi Phật tử. Đạo thai được 10 tháng hai khí nuôi dưỡng, thai viên mãn tính được định gọi là thành hình xuất định, trí tuệ quảng đại không có gì mà không thấy dược, không có gì mà không biết được, khi xuất thì có khi nhập vào thì không, tụ lại thì thành hình, tán đi thì không có tông tích. Hào quang chiếu khắp pháp giới, quĩ thần thị hộ, nên gọi là con của Phật vậy. Pháp hoa kinh viết: thế tôn phóng bạch hào tướng quang chiếu đông phương vạn bát thiên thế giới, mỵ bất châu thiên, hạ chí A ti địa ngục, thượng chí A ca ni áo thiên, nam tây bắc phương giai như thị chiếu kiến châu thiên. Đây là nói pháp thân xuất định được dài lâu thì chẳng gì không thấy rõ như lòng bàn tay. A ca ni áo thiên là sắc giới tên gọi của đỉnh trời. Đạo thai được 10 tháng công hạnh đắc định, thì đến đuợc cung trời này, trên đó nhìn thấy hết mọi nơi. Đại giác kim tiên Như Lai viết: tòng nhục kế trung dõng bách bảo quang, quang trung dõng xuất thiên điệp bảo liên hữu hóa Như Lai tọa bảo hoa trung. Đây là câu trong kinh lăng nghiêm mô tả cảnh tượng xuất thai của Như Lai: từ trong u thịt ở trên đầu phun ra hàng trăm bảo quang, trong hào quang đó phun ra hoa sen ngàn cánh, trong hoa sen đó có hóa thân Như Lai ngồi. Kim tiên là tên Như Lai tự gọi, vì tiên Phật không chia, người phàm mới chia thành nhiều thứ. Kim là tây phương, thực ra là nguyên khí, thuộc dương, còn thần thuộc âm. Aâm được dương mà thành dương thần, dương thần khi hóa thân mọi người đều có thể thấy
được, và có thể lấy được vật. Còn âm thần khi xuất hồn hóa thân mọi người không thể thấy và cũng không thể lấy được vật. Thế tôn viết: Sơ thành chánh giác nãi nhập long cung nhập định thất nhật. Quán bồ tát thọ vương nhập dịnh thất nhật chí nhị thất, tam thất ư nhũ trấp lâm nhập định, thất thất tứ thập cửu nhật bất thực. Lúc mới xuất định dưỡng đến 7 ngày lại tái xuất, lại đến 7x2=14 ngày (nhị thất) tái xuất, lại đến 3x7=21 ngày(tam thất) tái xuất, cho đến 7x7=49 ngày thì xuất. Nhũ trấp là ý nuôi dưỡng thai bằng sữa mẹ. Ở đây ví Con Phật như đứa con mới sinh, phải đêm ngày nuôi dưỡng tại nê hoàn, đến lúc đó không cần ăn uống gì, mà trí quảng thần thông, biến hóa vô cùng. Thế tôn viết: Hộ niệm pháp, lịnh cửu trụ. Cửu trụ là chân niệm đang được trụ ở nê hoàn, thì dụng công nhũ dưỡng đó là hộ niệm pháp. Hoa nghiêm kinh viết: tuy chứng tịch diệt, cần tu tập năng siêu như không bất động địa, Phật khuyến lịnh tòng tịch diệt khởi quảng tu chủng chủng chư trí nghiệp. Đoạn này nói tuy đã tịch diệt, tất phải tu thân về lâu về dài tịch diệt như hư không toàn nhiên bất động. Phật dạy rằng khi mới bắt đầu đắc được tịch diệt tất phải chuyên cần tu tập thêm trí huệ, tiến tới không ngừng, không mà lại không, hư mà lại hư, vì vậy mà nói hư không giới thì có sự tận cùng, nhưng sự tu hành thì vô cùng.
Hoa nghiêm kinh lại viết: hằng trụ niết bàn như hư không. Tính như hư không, không bị trước tướng hư không. Nếu trước tướng hư không tức có cái hư không tồn tại mà làm trở ngại cho hư không tức không phải hư không vậy. Lại viết: tâm thường chánh định diệt trừ gíác quán nhi dĩ nhất thiết trí giác tòng thử bất động nhập vô sắc định. Đây lại nói về tính hư không, đến được cảnh giới hư không chân không thường định, nhất thiết trí quán diệt trừ, hỗn nhiên vô cực, nhất định đến 3 năm hoặc 9 năm (đây nói về công phu diện bích-ND). Một tí xíu kim quang chân hỏa thu tàng vào bên trong, ngày qua tháng lại thì xác phàm cũng hóa thành khí. Thần đã diệu mà hình cũng diệu, như thế tôn lúc đã diệt độ, mẹ đến khóc lóc, ngài nhảy lên hư
không mà thuyết pháp cho mẹ nghe. Như ngài Đạt ma diệt độ tại chùa thiếu lâm, lại xách một chiếc giày trở về tây trúc, trên đường đi gặp ngài tể tướng, nói lời từ biệt, còn gởi thư cho thiếu lâm. Tể tướng về chùa mở quan tài, nhìn vào không có hình hài, chỉ quan tài trống không mà thôi. Như ngài Tịch vô thiền sư ở lại Thái ấp thân phàm biến hóa ra thành trăm ngàn, ẩn thì vô tông vô tích, cho người ta vàng bạc, hoặc mỹ nữ, hoặc hóa rồng cọp, hoặc một lúc đi về cả vạn dặm. Thiền sư ẩn ở núi Lư sơn mà hoàn hư. Đó là tâm thường định vậy. Viên giác kinh viết: Như Lai viên giác. Viên giác là chân tính hoàn hư, hư đến cùng cực vậy. Không phàm không thánh không ngày không đêm, nhất tính thái hư, nên Thiệu khang tiết tiên sinh gọi đạo thông cả trời đất, mây gió trời đất biến dổi, kiếp bị hoại diệt nhưng cái đó không bị diệt. Hoa nghiêm kinh viết: pháp tính như hư không, chư Phật ư trung trụ. Nghĩa là pháp tính như hư không, chư Phật trụ trong đó. Trên đây đã nói sự quá quan của xá lợi, những diệu pháp dưỡng đạo thai, xuất định, hoàn hư. Đạo huệ mệnh đã nói hết, ta không dám gọi tập này là tự luận về diệu đạo, mà chỉ là hội tụ chân truyền của những vị thánh trước đây để giúp vạn kiếp sau lấy đó làm căn bản tu huệ mệnh vậy. Trở Lại Mục Lục