1-LẬU TẬN ĐỒ. (Chú thích của ND: Lậu tận là thuật ngữ Phạn văn phiên âm hán văn, chỉ tinh khí của con người, ngoài 16 tuổi thì tự tiết ra ngoài theo niệu đạo, là tinh cha mẹ, nguồn gốc sinh con.
Phép song tu là giữ không cho tinh tiết ra mà đưa trở lại
vào trong, dùng hỏa của hô hấp hun nấu để hóa thành chân khí hay xá lợi rồi từ xá lợi tu luyện nữa biến thành đạo thai trở về hoàn hư mà thành Phật thành tổ) -Cái tinh vi của đạo là tính mệnh.
Tu luyện tính mệnh thì phải quy nhất (gom làm một). Chỉ yếu của tính mệnh quy nhất này,
thánh hiền chỉ đem ngoại vật để làm ví dụ, không dạy rõ ra nên người đời không biết song tu.
Vẽ đồ hình này, tôi không dám cuồng vọng tiết lộ ra, mà chỉ y theo lậu tận ở kinh lăng nghiêm,
áo chỉ của kinh hoa nghiêm, tập hợp các lời của chư kinh để vẽ đồ hình. Mới biết rằng Huệ mệnh không ra ngoài khiếu vậy. Hình này vẽ ra, là nguyện những người cùng chí hướng biết rõ thiên cơ của sự song tu, không bị sa vào bàng môn. Mới biết rằng chân chủng (hạt giống thực)
do ở đó mà ra, lậu tận do ở đó mà thành, xá lợi do ở đó mà luyện, đại đạo do ở đó mà thành.
Cái khiếu này là chỗ cuả hư vô, vô hình vô ảnh. Khí mà phát thì thành khiếu,
cơ mà ngưng thì vô hình, là nơi tàng chứa chân lý, là nơi để tu huệ mệnh.
Tên gọi của nó rất nhiều: hải để long cung, tuyết sơn giới địa, tây phương,
nguyên quan, gọi là cực lạc quốc hoặc vô cực chi lượng.
Tên gọi tuy nhiều nhưng đều chỉ một khiếu đó mà thôi.
Người tu hành không biết cái khiếu đó thì dù có trãi ngàn vạn kiếp cũng không tìm được huệ mệnh. Khiếu này lớn lao thay! Cha mẹ chưa sinh ra thân này, lúc mới thọ thai trước tiên sinh ra khiếu này mà tính mệnh ở trong đó. Tính với mệnh hợp làm một, kết thành một cục, thái hòa thiên lý, dung dung như cục lửa trong lò. Vì vậy, mới nói rằng: tiên thiên hữu vô cùng chi tiêu tức, còn nói rằng thân ta trước khi cha mẹ chưa sinh, khí đầy đủ, thai tròn trịa. Khi thai chuyển động để hạ sinh, như trời đất lỡ ra, chấn động một cái mà tính mệnh đến đó phân làm hai. Từ đó về sau tính không thể thấy mệnh, mệnh không thể thấy tính. Thiếu niên trở thành tráng niên, tráng niên thành già, già thành chết mà tính mệnh cũng phân hai.
Vì vậy Đức Như Lai phát lòng từ bi, tiết lộ phương pháp tu luyện, dạy con người trở lại như bào thai, làm lại tính mệnh của mình, đem thần khí của mình nhập vào trong cái khiếu đó (tức đan điền ND ), hợp lại thành một, lấy đó luyện thành chân chủng. Giống như tinh khí của cha mẹ nhập vào trong cái khiếu này hợp làm một mà thành bào thai cũng một lý như vậy.
Trong cái khiếu này có quân hỏa, trên đầu có tướng hỏa, châu thân làm dân hỏa.
Quân hỏa phát mà tướng hỏa thừa tiếp, tướng hỏa động mà dân hỏa theo.
Ba cái đó đi thuận thì thành ngừơi, đi ngược thì thành đạo
(đi thuận là tinh cha mẹ hợp lại thành bào thai rồi di ra, đi nghịch là đưa tinh khí trở vào trong để tu luyện .
Vì vậy phàm phu , thánh hiền đều do khiếu lậu tận này mà ra.
Không tu theo đừơng này mà tu theo đừơng khác, không biết rằng khiếu này có huệ mệnh giữ vai trò chủ tể, mà hướng ngoại tìm cầu thì chỉ phí tâm cơ mà chẳng thành đựơc vậy.
2-PHÁP LUÂN LỤC HẦU ĐỒ.
Cái diệu dụng của đạo, không gì bằng pháp luân.Vận hành không ra ngoài, đó là đạo lộ.Nhanh chậm khác nhau, đó là qui tắc. Hạn số không sai, đó là hầu pháp.
Đồ hình này nói lên toàn pháp, mà tùy lai chân diện mục đều tại đây. Diệu kỳ thực hành trong phép
này ở chỗ hô hấp, lấy sự đóng mở làm cho tuần hoàn vãn lai, lấy chân ý để khỏi lệch ngoài đạo lộ.
Có nơi khởi, có nơi ngừng. Đồ hình này đã hoàn toàn tiết lộ thiên cơ. Người phàm có chí, tu theo đồ hình này cũng đều thành cả. Chỉ người không có đức, dù có hình này nhưng trời cũng không phù thành đạo.
Bỡi vì trong đạo, thì đức như cánh, không cánh thì chim làm sao bay.
Tất cần phải giữ trung, hiếu, nhân, nghĩa, ngũ giới thanh tịnh về sau mới có hy vọng.
Tinh vi ảo diệu có đủ trong huệ mệnh kinh, xem đồ hình, ngẫm nghĩ lời, thì nắm được chân lý vậy.
Đồ hình này vơí 2 đồ hình trước là một tại sao lại vẽ riêng? Vì sợ người tu đạo không biết trong mình có con đường của pháp luân, nên vẽ ra nói cho rõ.
Nếu có thể thông được 2 mạch này thì toàn mạch đều thông.
Con nai khi ngủ đưa mũi vào hậu môn, là để nối thông nhâm đốc mạch.
Con hạc con rùa, cũng nhờ nối thông nhâm đốc mà chúng sống tới trăm,
ngàn tuổi trời. Người tu đạo chuyển pháp luân để vận huệ mệnh, thì lo gì mà không trường thọ đắc đạo vậy. 3-ĐẠO THAI ĐỒ.
Nguyên trong Lăng nghiêm kinh, có diệu chỉ của đồ này, tục tăng không biết đạo thai, bỡi tại chưa vẽ ra. Nay vẽ hình, để xiển dương tu sĩ biết được Như Lai thực tại có công phu đạo thai chân thực vậy.
Thai không hình không tượng mà thành đựơc bỡi, do vật khác là thần khí của mình vậy.
Đầu tiên lấy thần nhập vào khí, sau lấy khí bao lấy thần, hai cái kết lại vối nhau mà làm cho được tịch nhiên bất động, đó gọi là thai vậy. Vả lại khí ngưng tụ mà sáu thần mới được tịnh.
Do vậy kinh mới nói “thân phụng giác ứng, nhị khí bồi dưỡng”.
Vì vậy, mới nói rằng: càng ngày càng được tăng ích, khí đầy đủ mà thai tròn vẹn.
Rồi từ đỉnh đầu mà đi ra. Khi đạt Thành xuất thai, thì thân vi Phật tử ( thân mình trở thành con Phật ND )
3-XUẤT THAI ĐỒ. Kinh lăng nghiêm nói: Nhĩ thời đức Thế tôn từ “cục thịt” trên đầu phóng ra trăm bảo quang.
Trong ánh sáng đó chiếu ra Hoa sen ngàn lá, có Như Lai ngồi trên bảo hoa đó.
Trên đỉnh đầu Như Lai, mười đường bách bảo quang minh
phóng ra và hiện lên rõ ràng đầy đủ, chúng sinh vui mừng đứng xem, lại nghe Như Lai tuyên thuyết thần chú. Đó là dương thần xuất hiện, vì vậy mới gọi là con cuả Phật.
Nếu như không được cái đạo huệ mệnh mà chỉ ngồi khô tịch, nói thiền
luận đạo trên miệng thôi, đáng gọi là triển đạo của đức thế tôn sao? Ở đây đã tiết lộ bí mật của Lăng nghiêm, hiểu dụ cho hậu học đắc được đạo này, để siêu thánh vực không lạc vào phàm trần.