Chế phách phi tâm chế, câu hồn khởi ý câu. [Dưỡng cái vô hình thì thức thần (thần trong ý thức) chết mà cốc thần sống, cốc thần sống nên tình quên mất, tình quên thì phách bị diệt! Phải dùng tay và tâm tiên thiên mới có thể ức chế nó, tâm không thể ức chế phách. Hình đã có thể quên thì thất khiếu đóng lại và nhất khiếu sáng rõ; nhất khiếu sáng nên tính hiện ra, tính hiện thì hồn tàng ẩn đi! Chỉ giữ ý này mới có thể câu thúc hồn, ý thông thường há có thể câu thúc hồn ư? ] Duy lưu thần dữ khí, phiến hưởng kết huyền châu. [Hồn tàng nên thần được toàn vẹn, phách bị diệt nên khí đầy đủ. Thần khí giao cảm, tự nhiên ngưng kết. Huyền tượng trưng cho u huyền sâu kín, châu tượng trưng cho ánh sáng trong lành, nên viết là huyền châu. Khẩu quyết vô đa tử, tu đan tại phiến thời. [Khẩu quyết luyện đan này chính là hai câu “duy lưu thần dữ khí...” của chương trên, ý nghĩa của nó nằm ở ba chữ “không nhiều lời” và “trong phút chốc”. Nhưng thần khí làm thế nào cùng giữ lại, trong phút chốc làm sao ngưng kết, thì vốn có bí quyết đơn giản, chính là điều mà Thạch tử trong bài tựa đầu nói “không quá nửa câu”. Người học khi công phu thuần thục, từ định sinh ra tuệ, sẽ tự nhiên lĩnh ngộ, đoạt lấy thiên cơ, đạt đạo hoàn toàn, không uổng phí công phu. ] Ôn ôn hành hỏa hậu, thập nguyệt sản anh nhi. [Trông hỏa hậu giữ lò thuốc ở mức từ từ, khi thần và tức đã an thì mặc theo tự nhiên. Khí đã thuần thục, niệm đã lặng, tự nhiên không có sai lầm. Dưỡng qua ba trăm ngày, tự nhiên linh động lên như đứa trẻ sơ sinh thoát khỏi thai mà sinh ra, thấy hình tượng của con rồng trên ruộng – đây là lời ví von. Phu phụ sơ hoan hợp, niên thâm ý chuyển nùng. Động phòng sinh thụy khí, vô nhật bất xuân phong. Ý nói thân tâm ban đầu nhờ tinh khí ngưng kết thành thần, đã cảm thấy sự hợp hoan không có ngăn cách; qua nung luyện, tắm gội, ngày này sang tháng khác, ý tứ hòa hợp dần chuyển sang nồng đượm. Lúc này luôn giao hội với nhau thì tự có chân khí xông hun để tắm gội. Khí này ấm áp và có cảm giác như ngồi trong làn gió xuân. Người đọc nên cẩn thận chớ dựa vào từ mà hại đến ý. Tử Hiền - Tiết tử có bài ca: “Chồng, người chồng chân thật; vợ, người vợ chân thật. Khi khảm nam giao cảm cùng ly nữ, trong hư không không chút bụi trần lộ ra trời đất.” Đây là sự hình dung cảnh tượng trong nhất khiếu phát ra ánh sáng, có thể thấy được khi còn sót chút trần ai sao? Sậu vũ chỉ hồ điệp, kim lô ngọc mẫu đan. Tam canh hồng nhật hách, lục nguyệt tố sương hàn. [Câu đầu ví với sự hiểm nghèo, câu hai ví với sự nguy khốn, canh ba ví với cái lạnh, tháng sáu ví với cái nóng; mặt trời hồng là để đẩy lui cái lạnh, đổ sương là để trừ cái nóng. Đan đạo cho rằng khi cường tráng thì luôn hiếu động và không an tĩnh, mà hỏa hậu đang ở cảnh giới vô vi. Thần nếu ngưng được sẽ tĩnh định, trong niệm không có niệm, công phu thuần túy vốn không có chút lo nghĩ. Nếu thường ngày luyện kỷ chưa thuần thục, đến lúc này lại thi hành vô vi thì ắt làm động niệm, khiến thần rong chạy ra ngoài, mối nguy hiểm của nó giống như bươm bướm giấy găp cơn mưa đột ngột, trong thân lạnh lẽo như đang canh ba ban đêm, cần dùng hơi ấm của mặt trời hồng hông sấy nó, có vậy thần mới quay về thiên cốc, lập tức hết lạnh và ấm lên. Nếu ý niệm xao động thì thần sẽ nôn nóng, mối nguy khốn của nó như đóa mẫu đơn bằng ngọc rơi vào lò vàng, tim và đầu nóng như tháng sáu mùa hè, cần có cái lạnh của sương để tiêu trừ nó, như vậy khí quay trở về Giáng cung, tự nhiên không còn nóng nảy mà trở nên nhuần thấm. Tóm lại phải giữ cho trong niệm không có niệm, động quá chuyển sang tĩnh, tiêu chuẩn là luôn giữ sự ấm áp và nhuần thấm. Nhưng vào canh ba sao có thể có mặt trời, vào tháng sáu sao có được sương lạnh, lúc này cách để ứng cứu là như thế nào mới tốt đẹp được? Há biết rằng canh ba là đang giờ tý, tháng sáu thuộc ngày ngọ. Nói đến lạnh thì dùng canh ba mà ví, bảo nóng thì dùng tháng sáu mà ám chỉ, rõ ràng ví sự vọng động nên mới đưa ra những lời nguy hiểm để cảnh giới, ngầm chỉ ra rằng thừa cơ theo thời có thể có cơ hội tốt để giải quyết khó khăn. Người có thể ngộ ra nơi của nguyên thai này, thì có thể ra tay hóa giải. Nếu chưa tự tin lắm, xin đọc chương sau. Hải để phi kim hỏa, sơn điên vận thổ tuyền. Phiến thời giao cấu tựu, ngọc đỉnh khởi thanh yên. Trong phút chốc việc giao cấu thành tựu, đỉnh ngọc bốc lên làn khói xanh.) [Đáy biển là để nói Vĩ lư, đỉnh núi ví với Đỉnh tế, kim hoả là mệnh hỏa (hỏa của mệnh sống). Giao cấu thành tựu để ví trong cái sâu kín điều hòa được sự bình ổn, đỉnh ngọc ví với lỗ nhất khiếu sâu kín này, bay lên làn khói xanh là hình tượng của sự ôn hòa và thoát chuyển đổi. Ở đây nối tiếp ý chương trên, về việc canh ba sao lại có mặt trời? Cần chú ý hoàn toàn vào chính lệnh. Từ đáy biển của ta, tức Vĩ lư bay lên ngọn lửa của kim càn thuần dương trong khảm, bay lên đến đỉnh và trở về càn, nó đỏ rực như mặt trời và lan tỏa hơi ấm khắp thân. Tháng sáu sao có được sương? Do từ trên đỉnh núi của ta tuôn xuống dòng suối của khôn thổ thuần âm trong ly, chảy về biển và quay trở lại khôn, có cái lạnh của sương nên làm toàn thân tươi mát. Tuy chia ra làm hai câu, kỳ thực chỉ có một ý; từ dưới đi lên để quay trở lại càn gọi là ngọn lửa kim bay lên, từ trên chảy xuống để trở về khôn gọi là tuôn suối thổ. Thuyết tiến hỏa thoái phù mà các sách đan khác giảng cũng là điều này. Cứ vậy xoay vòng, chỉ cần trong khoảnh khắc, tự nhiên toàn thân ấm áp, giống như đỉnh đã bốc khói, không cần cầu đến khí. Nhưng khiếu này không tự nhiên xuất hiện mà là bất đắc dĩ dùng đến nó để bổ cứu kịp thời. Nếu không phải để cấp cứu thì bảo vật không nên đùa bỡn. Trương tử cảnh giới điều này rất cặn kẽ. Tóm lại, học bảo toàn tính mệnh của ta, hoàn toàn nằm ở chỗ giữ ý như giữ thành, do đó Văn vương diễn giải về hào lục tam của quẻ Khảm, nói rằng: “Hàm chương khả trinh (Hàm chứa đức tốt mà có thể giữ vững)”. Đạc phá huyền quan khiếu, xung khai hỗn độn quan. [Lỗ huyền quan là chỉ hình ảnh u huyền của nhất khổng. đục phá là làm cho thất khiếu quay về gốc của chúng là nhất khiếu, đến lúc này hốt nhiên rộng mở, lúc này anh sẽ nhìn thấy cái chân nhất vốn có – có nguồn gốc trước vạn vật, xuyên suốt trong ngoài sắc tướng, chí hư chí vô, vô cùng huyền vô cùng diệu, cảm thấy mờ mờ mịt mịt không thước tấc nào có thể đo lường được, mênh mông bát ngát không bờ bến nào có thể giới hạn được; nó lớn đến mức không vật gì nằm ngoài, và nhỏ đến mức không vật gì nằm trong nó, lớn đến mức bao trùm khắp trời đất, mà lại nhỏ bé đến độ có thể chui vào cọng cỏ, cái lông; trên không có màu sắc, dưới không thấy sâu thẳm, một vật này đã thành hình thì nghìn năm hiển lộ - đây chính là lúc thống nhất thất khiếu thành một, huyền quan mở toang. Đãn tri hanh thủy hỏa, nhất nhậm hổ long bàn. [“Hanh thủy hỏa” chính là ôn dưỡng, sẽ nói ở chương sau. Hổ vốn ví với thân, rồng vốn để chỉ tâm, nay ví chúng với thần. Đến bậc này, lỗ huyền quan đã bị phá ra, không cần ẩn trong sắc thân để ngầm tu luyện, nhưng nguyên tính vẫn chưa trở về, đúng như hình tượng của hào cửu tứ của quẻ ngoài là Càn trong quẻ Càn. Khổng tử nói “Thượng hạ vô thường, tiến thoái vô hằng (lên xuống thất thường, tiến thoái không bền)”, ý nói lên không thể đến trời ba, xuống không thể đến đất hai, tiến chưa thể hợp với đạo, lui chưa đủ bảo vệ thân, đúng là lúc ngưng nhưng chưa định được, chỉ cóthể cột bị giữ bên trong, ôn dưỡng công phu của bậc thánh. Như quẻ Mông, suối bắt đầu chảy ra dưới chân núi, nếu người quân tử luyện hạnh dưỡng đức cho đến ổn định thì giống như nước; Như quẻ Bí, ngọn lửa mới phát lên dưới núi, quân tử hiểu rõ về chính sách mà không dám phá bỏ ngục tù để dưỡng trí tuệ thì là hỏa. Như vậy gọi là nung nấu, tất làm việc có kết thúc mà không dám nói thành quả. Cho nên khẩu quyết về viên mãn “Thiên tiên tâm truyền” mà tôi nói có viết: “Giữ quả trứng tam tài, Hoàng là ruộng phúc. Ta ở vào trong đó, hỗn độn hòa đất trời.”, là vẫn lấy thần khí hòa quyện va ngưng trong cái một chân thật không có hai, tính mệnh bọc cất ở lỗ hư vô tự nhiên, mặc cho rồng hổ cuộn tròn, đợi khi mây gió hội ngộ mới mong thành đan! Lâm cẩn thận chép, thầy tôi từng nói với mọi người: “Muốn biết được chỗ cốt yếu của kim đan, xin hãy thể nghiệm về càn khôn trong “Chu dịch”, ắt hiểu hết về đạo.” Lâm thường đọc hào thượng lục của quẻ Khôn và hào thượng cửu của quẻ Càn mà ngộ ra cách hái lấy; đọc hào sơ cửu của quẻ Càn rồi tham khảo hào sơ lục của quẻ Khôn mà biết cách ngưng kết; đọc hào cửu nhị và tham khảo hào lục nhị mà biết cách nung luyện; đọc hào cửu tam và tham khảo hào lục tam mà biết cách tắm gội; đọc hào cửu tứ rồi tham khảo hào lục tứ mà biết phân thai thì phải ôn dưỡng; đọc hào lục ngũ và tham khảo hào cửu ngũ mà biết cách thành đan; đọc lại hào thượng lục, thượng cửu và tham khảo ‘dụng cửu’, ‘dụng lục’ mà ngộ ra con đường thoát khỏi sinh tử. Do đó “Hệ từ” của Chu công làm người ta ngưỡng mộ sự chiêm đoán. Khổng tử đã kính cẩn viết “Triện”, “Tượng”, “Văn ngôn” để nói rõ sự vi diệu của nó. Thật là có thể nhìn hình tượng mà biết sự biến hóa, xem lời lẽ biết bói toán! Ý nghĩa của việc đọc “Dịch” là như vậy. Bà Kiệt thủy trong hỏa, Côn Luân sơn thượng ba. Thùy năng tri vận dụng, đại ý yêu Hoàng Bà. [“Trong nước Bà Kiệt” chỉ đáy biển, trên núi Côn Luân chỉ đỉnh núi – Hai câu này giống hai câu đầu chương hai mươi mốt. Nhưng ở trên lấy hai chữ “phi” và “vận” là cách bổ cứu trong thân – theo đó, đến lúc này thần đã chính được vị trí, đã ngưng được mệnh, khí đã thấu triệt trong ngoài, mới biết thiên hạ có nước biển Bà Kiệt, tuệ mệnh của ta tàng ẩn trong đó; có đỉnh núi Côn Luân, định tính của ta cư ngụ nơi đó. Không có đông tây xa gần, cũng không có thủy hỏa, thăng giáng, để mặc chính khí hạo nhiên tự tuần hoàn, vạn vật đều được nuôi dưỡng, đó là công phu ôn dưỡng của bậc thánh. Nhưng thời điểm mấu chốt để vận dụng của chúng không giống nhau, chỉ có điểm cốt yếu là đôn đốc lòng tin, cẩn thận giữ gìn, chớ mặc sức bay nhảy, nôn nóng,làm cho thể luôn được thư thái, an hòa, thì tự nhiên có thể nhìn thấy sự trở lại của nguyên tính. Tử Hiền - Tiết tử có lời ca rằng: “Thủy là chân thủy, hỏa là chân hỏa, theo trước kịp thời vận khắp chu thiên, điều hòa, luyện đến tận cùng báu vật trường sinh.” Dựa vào đây có thể biết được sự vận dụng! Dược thủ tiên thiên khí, hỏa tầm thái ất tinh. Năng tri dược thủ hoả, định lý kiến đan thành. [Thuốc chỉ khí của năm cái: tinh, thần, hồn, phách, ý; năm khí này hợp lại quay về nguyên thủy, kết thành nguyên thần dày đặc trong Thái tố. Trong thể có khí thuần dương, đây là khí tiên thiên. Hỏa chỉ tinh hoa (hoa) của ba thứ tinh, khí, thần; tinh hoa của ba thư này chuyển hóa lẫn nhau và tụ ở đỉnh, bên trong ngưng tụ khí Thái ất hàm chân, trong tâm có tinh thuần âm, là tinh của Thái ất.
|