Huyền hậu huyền tiền xứ, nguyệt viêm nguyệt khuyết thời

            

Huyền hậu huyền tiền xứ, nguyệt viêm nguyệt khuyết thời. Trừu thiêm tượng hình đức, mộc dục an doanh khuy.

(Ở vào khoảng trăng thượng huyền và trăng hạ huyền, khi trăng tròn khi trăng khuyết.

Rút và thêm tượng trưng cho hình và đức, tắm gội phải dựa vào đầy vơi.)

[Trăng thượng huyền và hạ huyền để ví với tin hiệu vè khí tượng,trăng tròn trăng khuyết chỉ sự đầy, vơi của khí chất. Cai trị một cách cứng rắn là hình, thu phục một cách nhu mềm là đức. Đương lúc thần, khí hưng vượng, sự lưu hành của khí hạo nhiên đã tự lấp đầy trong trời đất, cho nên không thể để nó tự động phóng túng, cũng không thể hơi có sự ức chế, chỉ cần lúc đầy thì rút ra bớt, lúc trống thì thêm vào, vẫn dùng cách nhu khắc, cương khắc, làm cho chính khí này luôn tự xung hòa để tắm gội, như vậy thể thường thư thái, thoải mái, đợi khi nguyên dương tiên thiên quay trở về thì có thể hoàn nguyên.
Tóm lại, khí và thể càng vượng thì thần càng tàng ẩn đi, chớ để thần bị khí sai khiến, thì dương thần tự viên mãn.
Trên đây là chương sáu mươi chín, nói rằng khi giữ cho đầy phải làm thần thanh khí tĩnh,

không để thần và khí có sự thái quá hay bất cập. ]

Lão hống tam cân bạch, chân diên nhất điểm hồng. Đoạt tha thiên địa tủy, giao cấu phiến thời trung.
(Lão hống ba cân trắng, chân diên một chấm hồng. Đoạt được tủy của trời đất, giao cấu trong phút chốc.)

[Lão hống là sự tập hợp toàn bộ tinh, khí và thần trong thể mà ra. Ba cân chỉ  ba thứ này chia đôi đều đủ. Trắng để chỉ màu sắc thuần vốn có không bị nhiễm tạp. Chân diên là chân khí nguyên dương vô cực tiên thiên có trong thái cực của ta, tức là nguyên tính của ta. Chân diên không có hình dạng, cũng không có màu sắc, và ở đây nói là một chấm (nhất điểm) để nói nó là một không có hai, là chấm không phải là giọt. Viết là hồng chính là điều mà Trương tử nói: “lấy đen biến thành hồng”.
Sự bẩm thụ của con người vốn nằmở thiên tính, tính được phú cho từ trời và xuống nơi con người trở thành tim, trong năm màu cơ bản tim có màu đỏ. Lúc này, tính quay trở lại chính là nguyên trụ của trời đất, vốn là cái vô cực ban cho thái cực và thành ra tim (tâm). Vì vậy cảnh giơí nơi Chí chân thượng đế ở cõi Thái thanh cư ngụ là Đại xích thiên cung (cung trời đỏ rực). Và các bậc đi trước đểu dùng nguyên tính vốn có để gọi kim đan, vì tôn kính nguyên tính đã trở lại này nên gọi nó là Tiên thiên thái cực đạo đức chân nhân (vị chân nhân tiên thiên mang Đạo và Đức của thái cực). “Trung dung” nói: “Tôn đức tính (tôn trọng bản tính đạo đức tiên thiên)”, tức tôn trọng nguyên tính này, không phải là tính của khí chất. Ở đây, không viết là xích (đỏ rực) mà viết là hồng (đỏ hồng), do diên đã có được trước đây có màu tía, màu giữa thủy và hỏa. Lúc này trong thân, thần – khí – tinh đã hoàn toàn trở lại thuần trắng trinh bạch, lại được chân diên đỏ rực này giao hợp hỗn lộn và ngưng kết hai loại trắng và đỏ rực thành màu đỏ hồng. Tủy của trời đất chỉ chân diên này. Đến đây, thần – khí – tinh đều đầy đủ, không có chút ô nhiễm, nên làm thành lão hống, chỉ nên dụng công vừa đủ để ôn dưỡng, đợi khi chấm chân diên đã đỏ hồng, là đã hoàn thành kim dịch hoàn đan. Lúc này dương thần trong thân chỉ luôn giữ cho tĩnh lặng, kín đáo, để mặc thiên khí lưu chảy chođến lúc tràn đầy khắp nơi, khí cũng tịch nhiên bất động. Bạch tử nói rằng: “Che mờ tâm,ngưng tụ thần, giữ cho thật hư tĩnh thì từ gian nhà trống (chỉ thân con người) tự sinh ánh sáng trắng.”, rất hợp lý. Đến lúc ấy liền cảm thấy thân thể vững vàng như ngọn núi cao lớn sừng sững. Trong phứ chốc, nhất điểm chân diên từ nơi sâu thẳm vọt lên, cháy rực ở bầu trời sáng đỏ, đó là tủy của trời đất, là cái vỏ để nguyên tính trở lại. Xé đất lật trời, xung phá cõi hỗn độn; thần của ta cũng dần mơ hồ, không biết không rõ, như ngủ mới dậy. Sau khoảnh khắc,đột nhiên cảm thấy thần khi sảng khoái, thanh thoát, thân nóng như lửa, tim lạnh như băng tan. Việc tu luyện tiếp tục lúc này là hỗn luyện (luyện chung mọi thứ), nếu nói về hiệu quả, lúc này tính sáng chiếu khắp nơi, nhìn rõ sự u huyền nhỏ bé, tai nghe thấu chín t ầng trời, mắt nhìn xa vạn dặm, toàn thân thuần dương, gân vàng xương ngọc, chính là dương thần hiện hình, có thể ra vào đại tự nhiên. Nói về đạo trường sinh thì đến đây là hoàn tất. Nhưng còn lo dương có âm đối lại, còn có thiên kiến về lục hợp hư không, không thể không có sự phân biệt đến đi, ẩn hiện, thì sao có thể cùng tạo vật ngao du mà nắm lấy sự thủy chung mãi mãi? Vậy nếu không lấy cái hỗn độn trước đây và hiện trạng ngày nay của ta cùng giao kết hỗn luyện thành kim dịch đại hoàn đan thì không thể thành công trọn vẹn.
Trên đây là chương bảy mươi, nói việc dương thần đã thành hình, là lúc nguyên thần mới hợp lại.
Trong chương này có một chữ “đoạt”, giống với chữ “đạo cơ (trộm lấy cơ trời)” của “Âm phù kinh”. “Tả truyện” “Trong sách “Quân chí” viết rằng, người xưa có người đoạt được tâm của người khác.” Câu này có nghĩa là, dùng binh quý ở chỗ thần tốc (sự nhanh chóng như thần), phải thừa lúc tâm cơ (toan tính) của người ta chưa nổi lên mà đoạt trước sự lợi hại cho mình! Ở đây nói học tu hành điều cốt yếu nằm ở thần vũ (sự mạnh mẽ như thần), đầu tiên thừa lúc tâm cơ của bản thân còn chưa động, phải đoạt lấy cái cốt lõi của âm dương. Tủy của trời đất chính là cái cốt lõi của âm dương. ]

Hỏa hầu thông huyền xứ, cổ kim thùy khẳng truyền. Vị tằng tri thái thủ, thả kỳ vấn chu thiên.
(Hỏa hậu thông được qua chỗ huyền bí, xưa nay ai dám truyền điều này. Chưa từng biết việc hái lấy, đã hỏi về chu thiên.)

[Huyền tức là trời, lúc này nguyên tính đã quay lại, dương thần đã hồi phục, trong thân thể không có hỏa hậu vận hành, hỏa hậu chỉ nằm ở chỗ thông thiên. Từ xưa đến nay ai dám truyền rõ điều này? Chỉ do người đờichưa thể phục hồi tính mệnh, cũng không có trí và lực đủ để tìm ra thầy nên thuốc kim dịch đại hoàn đan chưa thể hái lấy, lúc này hỏa hậu chu thiên chớ hỏi cũng là đúng.
Trên đây là chương bảy mươi mốt, nối tiếp ý nghĩa chữ “đoạt” ở chương trên, giúp thấy được đầu mối của hỏa hậu. ]

Vân tán hải đường nguyệt, xuân thâm dương liễu phong. A thùy tri thử ý, cử mục vấn hư không.

(Mây tan đi trăng chiếu bóng hải đường, mùa xuân đậm đà với ngọn gió thổi qua cành liễu.

Ai hiểu ra ý này, ngước mắt hỏi hư không.)

[Ngu muội bàn rằng: Lúc này đã có được nguyên sĩ trong thái cực làm thể, hỏa hậu chỉ là quên cái hư hợp với đạo, tất cả thần khí đều giao phó vào trong sự quên lãng lẫn nhau. Vì thế, câu đầu tiên nói mây tan đi thì trăng chiếu đến cây hải đường, như ví thần đã vô cùng thanh tịnh vô cùng sáng rõ, không âm thanh, không có mùi; câutiếp theo nói rằng mùa xuân đang lúc đậm đà và gió thổi cành dương liễu, như ví khí đã rất hài hòa rất thông suốt, không dấu không vết. Người học đạo dứt bỏ thân tâm, hoàn toàn lĩnh hội được rằng câu đầuhình dung vui giận mừng lo không còn nổi lên đó gọi là trung, câu tiếp hình dung có nổi lên thì đều được điều tiết đó gọi là hòa; nói về công dụng thì câu đầu là nắm được đức đó là lương tri của chúng ta, là điều mà mọi người đều cùng có, câu tiếp theo là nắm được đạo là lương năng của chúng ta, là điều mọi người đều có thể theo đuổi.
Nhưng dựa theo lỗ diệu kỳ của chu thiên hỏa hậu vẫn còn chưa thấy ra yếu chỉ của việc luyện tinh và nhất. Câu cuối sao lại nói “ngước mắt hỏi hư không”? Ở đây khuyên người ta nên tự mình thể nghiệm lấy, thông được một điều tất vạn điều đều tỏ, mà có thể tự đạt được chỗ tốt đẹp của tâm này. Động thì thuộc chỗ đồng nhiên (chỗ giống nhau) của nhân tính, tĩnh thì hợp  với bản nhiên (vốn có) của thiên mệnh, thường hàm dưỡng sự trọn vẹn. Chính ở nơi tiếp xúc mà giống nhau, mới biết rằng ta và khí đã sớm tự hỗn hóa ở giữa tim và mắt, và lại mất dấu ở chỗ hư không. Là như thế nào? Sự động tĩnh của khí phụ thuộc vào thần, nên thần có trước khí; Sự bay lên hay tiềm ẩn của thần là do tim, nên tim có trước thần; tiên cơ của tâm nằm ở mắt nên mắt thực sự là có trước tim. “Âm phù kinh” viết: “Tim sống ở vật, chết ở vật, còn cơ nằm ở mắt”, vậy biết rằng mắt là tiên cơ của tim, thực sự là cái có trước thần và khí. Do đó mắt thoát đi thì tim trốn tránh, khí bị cản trở và thần mất đi; mắt nhìn vào trong sáng rõ thì tim nhẹ nhàng, thần ngưng khí mênh mông; mắt giống như hư không, nếu tim rong chơi ở nơi ban sơ của vật và không dừng lại đâu thì thần khí cũng trong trẻo và thường tịch lặng. Dưỡng đến mức tịch tĩnh vô cùng không còn hơn được nữa mới biết mười phương ba tầng thế giới không nằm ngoài tim, từ cổ đến kim không gì không phải là chính ta; xưa vốn không sinh ra, nay cũng không bị tiêu diệt, xưa vốn không giảm, nay cũng không tăng. Ý này như thế nào, ai có thể hiểu ra?
Tôi từng đến nơi an cư ở Thái hư của thầy xin được giảng ý này, thầy đang cầm quyển kinh Vô tự quán âm, bèn nói rằng: “Câu đầu tiên là ngón tay chỉ cho người thấy mặt trăng, không thể ngộ nhận ngón tay là mặt trăng; câu thứ hai như ngọn cờ bị gió thổi, không thể cho rằng cờ là gió. .Sau khi mưa sấm khắp nơi thì mở ra cảnh trăng gió sáng sủa và quang đãng. Chữ “tán” trong câu đầu giống như nói “Một khi có thể ngồi im bên trời, chớ nên quay đầu dưới đám mây thấp.” - thần là mệnh của tính, mà sao có thể chấp vào văn tự mà cho lời đó chỉ thần? Chữ “thâm” của câu tiếp theo giống như câu: “Đợi lúc nhàn quen được cơn gió đông, vạn tía nghìn hồng đều là mùa xuân.” – khí là tính của mệnh, sao có thể cho rằng đây là lời ví von về khí? Thầy tôi là Nê Hoàn từng dẫn câu kệ rằng: “Dương liễu nhảy múa dưới trăng sáng, hải đường cũng e ấp với cơn gió lành.”, lại nói: “Trên thinh không mây tan nhà nhà được chiếu ánh trăng, trên mặt đất mùa xuân đến nơi nơi đều nở hoa.”, đúng là cảnh bầu trời mênh mông sáng sủa, như chiếc gương sáng không có giới hạn, vạn vật cùng dung hòa lẫn nhau, không thể tìm ra đầu mối. Tử Đãn kiên trinh ở nơi kín đáo, định tuệ, đẳng quán (thấy tất cả như nhau), tự thành thật mà sáng tỏ, thì sáng không chút u tối, do chỗ tận được tính của thiên mệnh, nên tính mệnh hợp với nguyên, thế thì còn chỗ hư không nào để quên nữa? Mà xem xét nơi tự nhiên để hợp cùng đạo tức hợp chân cùng đạo, vĩnh viễn giữ lấy thể chân không không trở ngại.” Tôi liền cúi đầu ma xưng tụng: “Ta ở trong Thái hư, trống rỗng và sáng không có một vật gì. Tự tại tức là thiên chân, gió mát thổi trăng sáng”. Như vậy, Đại thừa chính tông hư vô diệu đạo, nếu không ngày ngày tích lũy lực trì giữ chính niệm và lòng thành để hiểu được nửa câu tiên cơ, được thầy ta từ hư không ngầm ấn chứng xác nhận, cho phép đi khắp chân trời, thì ai có thể hiểu được ý này?
“Dịch. Độn quẻ triện từ” có câu “lôi vũ chi động mãn doanh”. Chữ “doanh” các nhà nho đời Hán chú là chữ “hình”, chỉ ra các hào hai, ba, bốn của quẻ Độn là hình tượng rút ra. Các tiền bối phái Toàn chân đều giải thích câu này theo chữ “hình”, đến nay vẫn vậy.
Trên đây là chương bảy mươi hai, nối tiếp ý hai chương trên, chỉa ra hỏa hậu để thông thiên, tức là tiên cơ để hợp nguyên. Kết hợp tham khảo sách “Thúy hư ngâm” của Nê Hoàn, Lã tú tài đưa ra một bí quyết, phải biết diệu thể diệu dụng, sự rộng lớn, tinh vi, thì nhìn thấy cảnh thật của Thái hư, điều kỳ diệu như vậy là không thể nói. ]

Nhân gian vô vật lụy, thiên thượng hữu tiên giới. Dĩ giải thừa vân liễu, tướng tương bạch hạc lai.
(Nhân gian không vật gì làm lụy đến, trên trời có cõi tiên. Đã biết cách cưỡi mây thì như sắp có hạc trắng bay lại.)

[Đến đây đã được bí quyết trực tiếp lên đến chỗ đạt đạo, đã khoán tận mỏ vàng, khói đã tan lửa đã tắt, trong ta bao hàm vạn tượng, không còn chút vấn vương, không còn can hệ đến sự lụy chốn nhân gian, có danh phận ở cõi tiên trên trời. Nhưng còn chưa dám cưỡi mây tự lên đến trời, tất phải cẩn thận chờ hạc đến chở vào mây. Khuyên người không nên cho rằng việc vào ra ẩn hiện là tài năng gì phi phàm, đã đạt đạo tự có thể tạo ra biến hóa và bay lên thôi!
Trên đây là chương bảy mươi ba, nối tiếp ý chương trên, hỏa hậu đã sáng tỏ, liền tạo ra cảnh đan đã thành. ]

Tâm điền vô thảo tuế, tính địa tuyệt trần phi. Dạ tĩnh nguyệt minh xứ, nhất thanh xuân điểu đề.

(Tâm là mảnh ruộng không có loài cỏ rơm, tính là vùng đất không chút bụi bay lên.

Nơi trăng chiếu sáng trong đêm thanh tĩnh, một tiếng chim mùa xuân hót lên.)

[Nơi ánh trăng chiếu sáng trong đêm thanh tĩnh, chỉ hình tượng vô cực và thái cực làm ẩn hiện lẫn nhau, để ví với khi cái tĩnh lên đến cùng cực thì bắt đầu sinh ra động, đúng lúc dương thần hợp nguyên. Một tiếng chim mùa xuân hót lên chỉ trong vô cực có một chấm chân cơ động dậy. Ý nói, đã ở vào nơi kín đáo, đã định tuệ, đã đẳng quán, thì tâm tính tự nhiên sáng rõ và thanh tĩnh, tự thấy hòa đồng cùng trần gian, có đạo mà không thấy đạo, có đức mà không thấy đức, cùng một diện mạo, cùng một cử chỉ như những người ngu tối ở thế gian. Tùy theo duyên mà cứu độ người, làm lợi mọi vật, có lúc buông tay vào nhà nhập vào cõi tĩnh, cókhi ra đến nơi xô bồ, không chỗ nào không thể. Khi công hạnh viên mãn, tự có được chân cơ phát ra từ nơi vô cực, tức cái tinh âm dương ngũ hành tiên thiên của ta đã là vàng tự lộ ra từ cõi thiên nhất. Bậc tiền bối đạo Nho là Chu tử gọi là “cái chân của vô cực”, Trần Nê Hoàn gọi nói là “một chén rượu hồng mông”. Ăn nó vào liền thoát khỏi âm dương, không chịu sự bó buộc của ngũ hành.
Trên đây là chương bảy mươi tư, nói cách ôn dưỡng nguyên thần. ]

Bạch kim phanh lục quái, hắc tích quá tam quan. Bán dạ tam canh lý, kim ô nhập quảng hàn.
(Bạch kim nấu sáu quẻ, thiếc đen chảy qua tam quan. Đang canh ba nửa đêm, quạ vàng vào cõi lạnh.)

[Bạch kim được ví với nguyên thần đã thuần nhất không còn tạp nhiễm, đúng như hình tượng kim dịch đã quay về. Sáu quẻ là Chấn, Đoài, Cần, Tốn, Cấn, Khôn, là lục khí tuần hoàn không dừng, là hình tượng của Thái cực. Viết là phanh (nấu) để chỉ sự hư tĩnh không có chủ tể. Thiếc đen là diên ví với dương thần đã được nguyên thần giữ vào bên trong, thể của nó đã hết sức nhu thuận, đúng như hình tượng diên (chì) và thiếc đã nung mềm. Tam quan chỉ con đường mà ba thứ nguyên tinh, nguyên khí và nguyên thần được hỗn luyện chuyển hóa trở về hư, đến đây tam diên đủ cả.
Trong canh ba lúc nửa đêm, chỉ khi chân cơ nguyên thủy vô cực sắp động, tức là chỗ trăng chiếu sáng trong đêm thanh tĩnh ở chương trên. Quạ vàng cũng có nghĩa là dương đầy đủ, trên trời nó là hồn của mặt trời. Ở đây mượn để ví dụ chân cơ nguyên thủy, cũng chính là chim mùa xuân ở chương trên. Chương trên có âm thanh để nghe, ở đây là sự cảm nhận dựa vào trực giác. Cõi lạnh (quảng hàn) ví với thái cực, cho rằng đến lúc ôn dưỡng đã đủ,nguyên tính đã hàm chứa lục khí và lưu chuyển khắp nơi, nó chí hư và không có chủ tể, nguyên mệnh đã trải qua tam quan và chỉẩ đạo vô cực có thể thi hành. Lúc này trong vô cực tự nhiên sinh ra chân cơ, tức là nhất khí nguyên thủy diệu vô của ta đã trở lại, hỗn hợp với nguyên thần, đây là kim dịch đại hoàn. Nhân lúc này chân nguyên cùng xuất hiện mới đúng là chân nhân diệu đạo.
Thật ra, quạ vàng còn chỉ nguyên tính của ta  tĩnh đến cực điểm thì động trở lại, quảng hàn chỉ nguyên mệnh của ta theo cái động của tính mà thuận theo đó cho phù hợp,giống như sự hợp bích của nhật nguyệt, nó là sự hợp nhất của tính và mệnh. Tức là lối tùy thời mà hợp cùng đạo như thầy tôi đã nói, mà không phải có một chân cơ nào khác đến từ bên ngoài, cũng không phải là suy tư tính toán để có thể gôm hợp lại. Diệu đạo tự nhiên của cái hư vô chân thực, nếu đạt được sẽ thành chân, gọi là chân nhân diệu đạo có thể hòa nhập với đời, cũng có thể lánh xa đời. Như sự lạc lối của sư tử, sư tử không đủ khả năng nghĩ ra dấu tích của nó; như sự biến hóa của rồng, rồng thần cũng không đủ khả năng mô phỏng sự linh thiêng của nó. Thật sâu xa và diệu kỳ, thật vô cùng và thần thông! Cho nên Văn vương chỉ ra cái tốt của “dụng cửu” là “thấy bầy rồng không đầu”. Đây gọi là luyện hư hợp với đạo, tính mệnh hội với vô, hỗn lộn thái cực mà thường tồn. Nhưng khi mới có được  nguyên tông của trời đất nên cùng hợp chân với đạo mới vĩnh viễn giữ cho không trụy lạc.
Trên đây là chương bảy mươi lăm, nói lúc nguyên thần hợp cùng đạo. ]

Đan thục vô long hổ, hỏa chung thể hống diên. Thoát thai dĩ thần hóa, cánh tác Ngọc thanh tiên.

(Đan đã thuần thục không còn rồng và hổ, lửa đã kết thúc thì thể là diên  hống.

Thoát thai là đã hóa thành thần, liền làmtiên ở cõi Ngọc thanh.)

[Đan chỉ thể của chân nhân, lửa chỉ tim của chân nhân, Ngọc thanh là cõi thánh của Thượng đế nguyên thủy diệu vô. Ở đây tiếp tục ý chương trên, nói việc luyện hư hợp với đạo, còn chưa cùng đạo hợp chân. tất đã nối liền chân thể, không còn giữ ý niệm về thân, tâm, định, tuệ và chân tâm này không còn phân chia âm, dương, thần, khí. Duy giữ lấy sự chân thành đến cùng, đôn đốc lòng cung kính không ngừng; tàng thần trong sự vô ý, không cần mượn hư để chưa thật; không cần dưỡng tâm, càng không cần nấu quẻ để có chân cơ; có có an thân, càng không cần thông thấu các cửa để luyện hình; không lấy ta cảm ứng với vật, càng không cần duy trì ý niệm để tu luyện. Mười phương ba thế giới, không ra khỏi một gian nhà, xưa qua nay lại, không có gì không phải là ta. Cảm giác được hoặc nghe thấy, băng tan hay ánh tuyết, ẩn hiện, bay nhảy đều biết vận dụng tùy lúc. Dùng tâm thanh tĩnh để mở rộng đại nguyện, dẹp khí diên hống mà giới hạn bàn tay tạo hóa, chân hay vọng đều tiêu biến cả, hữu và vô không đáng nói; đó mới chính là hợp chân cùng đạo, có thể thoát thai hóa thành thần – bay thẳng lên cõi Ngọc thanh, vĩnh viễn làm tiên ở Đại la; tiếng tăm lưu truyền hậu thế, được tôn xưng là thánh sư của một thời. Đây chính là ngày kim dịch đại hoàn đan đã hoàn thành.
Trên đây là chương bảy mươi sáu, nói về việc đan thành, thoát thai, hóa thành thần, cùng hợp chân với đạo. ]

Tắc đoạn hoàng tuyền lộ, xung khai tử phủ môn. Như hà hải thiềm tử, hóa hạc xuất Nê hoàn.
(Lấp con đường xuống suối vàng, mở tung cửa tử phủ. Làm sao con cóc biển, hóa thành hạc bay khỏi Nê hoàn.)

[Tử phủ là nơi Đông Hoa Thanh Đồng Mộc Công, Đạo Quân tức đại giáo chủ phái Toàn chân, Đông Hoa Tử phủ phô bày nguyên lập ra cực, Thiếu dương Đế Quân tuyển chọn tiên. Nói rằng phải tu đến khi thành đan, thoát hóa lên hợp cùng đạo mới lấp đi con đường xuống suối vàng, vĩnh viễn không đi nữa, lên đến cửa của bậc đạo tổ nghe chọn tiên, trên thì vinh quang nhận tước trời, dưới thành tông sư một đời. Ở trên dùng từ cóc lạnh ví với việc luyện thành Cốc thần, dùng cóc ngọc ví với sự lớn mạnh của dương thần, ở đây dùng cốc biển ví với nguyên thần đã được chân cơ trong vô cực điểm hóa, liền xuất ra khỏi Nê hoàn như chim hạc bay lên – dùng chim hạc ví với chân nhân, nói kẻ sĩ tu luyện như cóc hóa thành hạc, không phải nói về cóc biển Lưu Công mở ra phái Nam tông.
Trên đây là chương bảy mươi bảy, nói về việc thoát thai, hóa thần, bay lên chầu đạo tổ, chứng được quả vị thành chân nhân! ]

Giang hải quy hà xứ, sơn nhai thuộc thậm nhân. Kim đan thành thục hậu, tổng thị ốc trung trân.
(Sông biển trở về nơi nào, núi non thuộc về ai. Sau khi kim đan thành thục, chúng đều là châu báu trong nhà.)

[Đạo lý về kim dịch đại hoàn đan đã được giảng rõ ba lần trong toàn sách, còn e người đọc hiểu mà không thích, thích mà không theo. Tìm hiểu nguyên cớ thì chỉ do tình quyến luyến ở nhân gian, không khởi lên được một chính niệm để luyện kỷ, đặt nền tảng cho việc tu luyện. Do đó, lại đặc biệt đưa ra chương này, nói rằng sau khi kim đan thành thục sẽ cùng một thể với thái hư, sông biển núi non trên đời đều vứt đi vì đó chính là của quý trong nhà. Núi sông cũng khái quát những thứ nhỏ hơn cả giang sơn để nói người dứt bỏ mọi duyên, kiên trì chính niệm, tự nhiên có lối tu chân, tiến vào đạo, không sa vào lối ma quỷ, ất sẽ thành công, còn sẽ cứu độ người đời, nếu không cái chết một khi đã đến thì “vạn lần không đi, theo nghiệp mà dịch chuyển qua các kiếp”. Lúc ấy có hối cũng không kịp.
Trên đây là chương bảy mươi tám, ở đây khơi gợi chính niệm của mọi người, nói sau khi đan thành sẽ cùng một thể với trời, sơn hà đất đai đều là của quý trong nhà. Cổ nhân nói “Ruộng đất mênh mông, đều nằm ở cửa của ta”, há là nói không thực chăng! ]

Lã thừa Chung khẩu quyết, Cát thụ Trịnh tâm truyền. Tổng một nhàn ngôn ngữ, đô lai chỉ hống diên.
(Lã nhận lấy khẩu quyết của Chung, Cát được Trịnh tâm truyền. Đều không có một lời dư thừa nào, tất cả chỉ hống và diên.)

[Lã chỉ đạo tổ Thuần Dương Đế Quân, Chung nói Chính Dương Đế Quân Chung Ly Ông. Cát tức Lão Cát Tiên ông, tự là Hiếu tiên, là Thái cực tả công Tiên ông. Trịnh là Tư Viễn Trịnh chân nhân. Từ xưa đến nay những bậc cao chân tu tiên đắc đạo đếm không xuể, như hai tiên ông Lã và Cát, mọi người đều biết, không ai dám có lời bất kính, và khẩu quyết họ truyền đều không có gì khác chỉ hai diên hống mà thôi, khuyên người không nên nghe những luận thuyết nhảm nhí mà tìm đạo bên ngoài thân.
Trên đây là chương bảy mươi chín, nói hoàn nguyên đan pháp thực sự là do cổ nhân truyền, giản dị và rất đúng đạo lý, không như những tà thuyết khác đầy phiền phức. ]

 Hống diên quy nhất đỉnh, nhật nguyệt yêu đồng lô. Tiến hỏa tu phòng kỵ, giáo quân kết ngọc tô.
(Diên hống quay về trong một đỉnh, mặt trăng mặt trời phải cùng lò. Tiến hỏa phải đề phòng, dạy anh kết lấy bơ ngọc.)

[Ở đây nói bí quyết chung của cách luyện đan: hống và diên phải quay về thành một, tính và tình phải làm cho hòa đồng. trong đó, lúc nung luyện, tắm gội, tiến hỏa, thoái hỏa phải đề phòng sự phẫn gian,cấm nổi lên dịc vọng, rút – thêm phải hợp lý; ngày đêm phải kín đáo, quên vật quên cả ta, lục căn thanh tĩnh, lòng người lắng trong, tự nhiên kết thành đan. Viết là bơ ngọc ý nói có thể tàng thần dưỡng khí như vậy, tự nhiên trong sự nhuần nhụy kín đáo có kèm sự kỳ diệu của sự dung hòa tinh tế. Từ đầu đến cuối có ba lần giao kết, đều có thể ôn dưỡng như vậy, tự nhiên không phí lực, thì kết quả sẽ đến rất nhanh.
Trên đây là chương tám mươi, nói bí quyết chung về việc luyện đan. ]

Thái dược tính giao kết, tiến hỏa dữ mộc dục. Cập chí thoát thai thời, cửu cửu dương số túc.
(Hái thuốc và giao kết, tiết hỏa và tắm gội. cho đến khi thoát thai, chín lần chín  tám mốt là số dương đã đủ.)

[Chương này tổng kết toàn sách, nói rõ công phu luyện đan có thứ tự và điều mục, khuyên người tuần tự tiến hành tu luyện, đến khi đủ thuần dương thì tự nhiên thóat thai hóa thành thần, bây lên thành đạo, ngưòi đọc cẩn thận chớ phụ lại sách này đã khẩn thiết dạy người mọi ý chỉ để phản bản hoàn nguyên.
Trên đây là chương tám mươi mốt, chỉ ra thứ tự luyện đan, và tổng kết ý của tám mươi chương trong sách.
Bàn rằng: Sách này nói bí quyết luyện công, bắt đầu ở hữu vi, kết thúc ở vô vi. Công phu hữu vi chỉ là chính vị và ngưng mệnh, dưỡng lấy khí chất hạo nhiên của ta; bí quyết vô vi chỉ là luôn tự cường dưỡng cái vô hình. Thầy tôi từng nói với mọi người rằng: “Con người cần làm cho ngay ngắn đoan chính cái thể, trống rỗng cái tâm, chuyên chú vào ý niệm thì việc được bí quyết và luyện đan sẽ tự nhiên dễ dàng. Nếu không tu luyện cũng đủ để trừ bệnh tật kéo dài tuổi thọ, già mà vẫn cường tráng.” Đây thực sự là bí quyết chân chính cần luôn nắm giữ. Để làm ngay ngắn cái thể thì thân không được nghiêng vẹo, ngũ quan và tứ chi, trăm khớp phải ngay ngắn khống để ngoại vật làm lệch đi; Để tâm trống rỗng thì khí cơ phải đầy đủ và thông suốt, thông qua kinh mạch gân cốt trong toàn thân không nơi đâu bị ứ trệ và trờ về nơi hư; chuyên chú ý niệm thì gặp việc phải xử lý đúng đắn, không chút do dự, âm tinh trong tim luôn tùy thời mà ngưng ở chính khí, kết lại thành ra thần, thần bèn được quay về cái thực của nó. Do đó, thân, tâm, ý luôn hội ở một, Cốc thần được dưỡng lâu dài trong sự bất tri bất giác, thân cường tráng khỏe mạnh là công hiệu tự nhiên. Tử Cố cho rằng cách hoàn nguyên đầu tiên phải duy trì chính niệm. Chính niệm đã thành thật thì thể tự nhiên đoan chính và tâm tự trống rỗng, tâm đã trống rỗng thì thuốc sinh và hỏa ất sẽ chính đáng, không còn lo sự gián cách giữa kim và mộc, cũng không cso bận tâm về thủy hỏa không gặp nhau, chỉ thần và khí kết hợp kỳ diệu mà ngưng lại.Như vậy là đã có gốc có cuống, sau đó dưỡng cái vô hình, cho đến khi thành vô thể vô tượng, tức hoàn thành quá trình kim dịch đại hoàn đan!Kim là vàng đi ra từ cái thiên nhất (trời một), dịch là chất nước có được do thiên nhất sinh ra thủy. Đại hoàn tức là lấy tinh của âm dương ngũ hành kết hợp diệu kỳ và ngưng lại thành thái cực, để trở về tiên thiên vô cực của ta. Kim dịch đã ngưng thì tăng thêm công phu tắm gội ôn dưỡng, tích lũy qua ngày này tháng khác, từ nhỏ bé khó thấy đến lúc nổi bật lên, để hoàn thành nghiệp đức to lớn và dài lâu, thân này có pháp thân có thể thành kim cương không bị hư hoại! Nguồn gốc là vậy, hoàn nguyên là quay về như thế. Bên dưới nói về cách trong phút chốc có thể ngưng tinh thành thần.
Cách đặt lò, xem mảnh trăng mỏng manh vào ngày mồng ba mồng bốn, cái ý thong thả dưỡng lấy của nó vô cùng hợp cách, điều kỳ diệu khó mà nói được, nên viết “luyện thuốc phải tìm lò yển nguyệt” (dùng lực dưới đáy lò, dựa chặt vào hàm dưới, ở giữa và bốn bên ngửa lên). Đáy lò phải thoải mái nhẹ nhàng dựa vào dòng suối trong sạch (suối Liêm), bên cạnh lò tựa gần răng dưới ở chỗ yết hầu, có dạng như chùng xuống, thế của nó áp sát khớp yết hầu, giống như đưa trẻ bú sữa, thì khí dễ dàng chuyển xuống. Phải làm cho đáy lò trống không thì cái khí xuân sinh hạ trưởng thu thu đông tàng tuần hoàn không ngừng của trời đất, từ huyền tẫn (tức lỗ mũi) mới rót vào tới Đan điền và thông mạch Đốc, Nhâm, không chỉ nam nhi dựa vào sự co rút tinh hoàn mà nghiệm được mà phụ nữ cũng có thể dựa vào sự co rút bầu vú để biết được, và khí này có thể tự đi đến gót chân, cảm thấy giữ huyệt Dũng tuyền ở lòng ban chân như có kiến bò – có sự nghiệm chứng này có thể gọi là lò đã thành đan đã chín.
Thân này vừa ra khỏi thai mẹ, dần quên đi con đường căn bản khi đến, qua một năm con đường Đốc mạch, Nhâm mạch tắc nghẽn thêm một năm, nếu lại nhiễm phong hàn, khí nóng, lạnh cáng làm cho phủ tạng đóng chặt mà chết. Cho nên “Sách vấn. Thiên chân luận” nêu ra “người hiểu đạo thì khí mạch luôn thông.” đến câu “thánh nhân truyền thiên khí để thông thần minh”..., tiếc rằng những lời ấy không rõ ràng. Nhưng cách tu đạo không phải là điều dễ hiểu, mà người ngày nay muốn sơ thông con đường Đốc, Nhân, sao có thể nói rõ dễ dàng? Cần vào hai cánh giờ tý và ngọ ngồi quay mặt về phía nam, nô lực nín thở, cố hết sức cho đến khi hết chịu nổi thì đưa khí vào, làm lại hai lần, ba lần, đến mười lần, hai mươi, ba mươi lần, có ngày sẽ thông được. Tốt nhất nên tiến hành vào tháng mùa đông, nhân lúc thời tiết còn tàng ẩn dương mà vận dụng cách này thì khí có thể tàng dấu được mà không bị thương tổn. Nếu cứ ung dung luyện tập tất có lúc bắt đầu thông được! ]

Hết

Trở lại Mục Lục