Đạt Ma Bửu Quyện Tập 1

                                                                              Lời nói đầu
Đạo phật ra đời tại tây thiên trúc, truyền lần đến đức Đạt Ma lão sư. Khi vào trung hoa điểm giáo cho dân lành, đức Đạt Ma không dùng văn tự hay kinh sách, cốt lấy diệu pháp tương truyền cho người mau hiểu (liểu) đạo pháp mà thôi, xét kỷ tu là trao dồi đạo đức, tập luyện châu thân chứ không phải ngâm nga mà gọi là tu.
Tu là thềm thang để cho con người leo lên nền cực lạc, không phân biệt giàu nghèo sang hèn,
bởi tu có một lý mà thôi.
Lão tử nói:
“chử tu là một đàng đạo, đạo là lý cảm ứng, ta không biết đạo là cái chi, gắng kêu tên là đạo vậy”.
Từ ngôi vô cực chia cái ngươn thần, hợp với chất thể tinh tại cỏi phàm mà nên người. con người mới sanh thể tinh tại coi ra ai ai cũng đồng tánh cả, tánh này hàm xúc những thiên tư để dẫn dắt con người vào đường đạo đức, nhưng đến ngày lớn khôn bị cái vía (thể tinh) và vật chất cảnh trần mà gây nên trí, ký ức (ưa chịu nhớ thương)   mới xui đến tánh, lâu ngày tánh đó mới nương mà chịu chúng nó sai khiến (tánh đây là tánh lý)
Đức Khổng tử nói:
“Thiện mạng chi vị tánh” là đó bởi không có đức tin nên lớn lên tánh đó đổi ra tánh tình Nay ta muốn tìm thấy chân tánh,
là muốn mở về nguồn cội cho thấu tánh thì phải làm sao? Ta phải tu.
Tu mà gỏ mỏ tụng kinh, lập chùa thượng cốt là tu như thả ghe qua bến, bắt cầu qua sông chứ không phải thiệt tu.
Cuí xin nghe, tu là thấy lý diệu huyền rỏ thật mầu nhiệm, có như không mà không cũng như có, chỉ phải xét lý kinh phật làm theo mà thôi.

Ông tiết đạo quang có bài kệ rằng:
Diệu khuyết năm ngàn cung đạo đức
Chân huyền ba vạn độc âm phù
Nếu đặng trong lòng không một chử
Chẳng tham thiền cũng gọi công phu
Hãy nhận xét bài kệ này mới gọi là tu vậy.

Phật tử giai minh
Huệ cảnh tây phương
Đạt ma bửu quyện
Đạt ma lão tổ vốn là con của nam thiên trúc Hưng thế quốc vương.
Sanh ba trai chỉ có Đạt ma là tốt, ngài lớn lên chẳng vương vinh hoa,
không ham tước lộc, xin cha mẹ cho phép xuất gia.
Ngài tu thành đạo gọi là tây phương nhị thập bát tổ, không chịu nhập niết bàn chỉ vì lòng nhơn ái thương khắp chúng sanh nên ngài sang đông độ để chân truyền diệu pháp.
Theo tôn chỉ của ngài, muốn độ kẻ trần mau hiểu đạo, ngài vào Trung hoa không dùng kinh sách văn tự chi cả, chỉ khẩu truyền tâm thọ mà thôi.
Nơi đông thổ đời Lương võ đế, biết kính phật bề ngoài là cầu kinh tụng sám,
chứ chưa ai thấu lý vô vi mà ngộ chơn đạo, thấy vậy ngài hóa vầng mây lành năm sắc
bay đến Trung hoa để truyền đạo cả.
Vua Lương võ đế đang buổi chầu, thấy mây lành năm sắc ở không trung mà
phán rằng: “lạ kìa, không biết quái vật gì? ở đâu mà đến”.
thừa tướng chí công tâu “ mây lành năm sắc nơi phật tiên há phải loài yêu ma mà có sao”
Trong vừng mây liền sa xuống một vị tăng nhơn, diện mạo khác phàm, bước vào bửu điện.
Võ đế hỏi: “ Lão tăng là người xứ nào?”
Lão tổ đáp : “ta thiệt người thiên trúc tây phương”
Võ đế hỏi: “từ tây trúc đến đông thổ bao nhiêu dặm đường?”
Lão tổ cười rằng: “chỉ có mười muôn tám ngàn dặm mà thôi, còn bần tăng chỉ duỗi cẳng thì đã tới há mất bao nhiêu công trình”
Vua Võ đế nói: “ quả là bật thần tiên đây sao?”
Lão tổ rằng: “ ta đây không phải bật thần tiên chỉ nửa phàm nửa thánh mà thôi”.
Vua nói: “ để thông phàm thánh ắc lẽ cũng hiểu cội gốc sanh tử chứ”.

Vua nói làm kệ hỏi rằng:
Mấy đời làm người, mấy đời làm phật
Bao lâu lìa dứt ăn với dục
Ngươi có điều chi trả ơn vua
Ai là bà con, ai quyến thuộc
Ngày ngày hóa dương ai cho ngươi
Đêm đêm về đến nơi nào nghỉ
Ta đem tám câu này hỏi ngươi
Ai kẻ thiên đàng ai địa ngục.”
Lão tổ thấy bài kệ cười đáp rằng:
Muôn kiếp làm người tu nên phật
Đạo hành phải dứt ăn với dục
Ta đem kinh kệ trả ơn vua
Bạn cùng bồ tát là quyến thuộc
Ngày dạo nhà người mà hóa duyên
Đêm ẩn lều tranh vui lòng nghỉ
Ta đem tám câu hòa vận ngươi
Ta kẻ thiên đàng ngươi địa ngục”

vua Võ đế nghe nổi giận mắng rằng: “ Lão hòa thượng này rất vô lễ, ta từ lên ngôi tới nay lập chùa cúng phật biết bao công đức vô lượng, kinh kệ tụng vẹo vô muôn, há không bằng người là hèn hạ,
bôn tẩu thập phương cầu ăn với bá tánh nuôi thân mà dám xưng là ở thiên đàng.
Vua truyền lệnh đem ra pháp trường xử chém.
Lão tổ cười nói rằng: “ chém ta không đặng”
Vua Võ đế phán: “nếu ngươi bước tới ba bước hoặc thối lui ba bước ắt đứt đầu” Lão tổ nói: “ ta tung hoành ba bước ai dám chém”
Vua bảo đem Lão tăng ra ngoài xá dịch (trạm) và định rằng: “ngài mai đem lên liên đài đăng đàng thuyết pháp và mười hai bộ kinh cho tụng, nếu quả thực thánh tăng thì minh tâm kiến tánh, nói pháp thông suốt, nhược bằng một tiếng không thông ta sẽ làm tội:
Sáng hôm sau, vua ngự ra liên đài, lại dắt lão tăng cùng bốn mươi tám quyển kinh ra và phán rằng: ngươi tự gọi ở thiên đàng, vậy hãy tụng kinh cho ta nghe cho rành rẽ, nếu đọc kinh thông ta cho ngươi nói pháp, nhược bằng một tiếng không thông ta sẽ làm tội.
Lão tổ im lặng không không, vô vi bất động. bá quan thấy lão tổ kinh không tụng mà cũng không nói pháp, cười rộ lên, vua võ đế đuổi ra ngoài.
Lão tổ bước xuống đài cười nói với vua rằng “ Người không có duyên gặp ta” nói rồi bỏ đi lãng ra ngoài.
Lương võ đế sai người vào chùa Bửu tư thiên phước thỉnh hòa thượng thần quang đăng đàng diễn đạo cho dân chúng nghe, vì vua lập chùa này để hòa thượng Thần quang ở tụng kinh bái sám.
Môn đồ của ngài cả ngàn vị.  hòa thượng được vua yêu trọng thảy thảy đều kinh dị.
Khi Thần quang đến, vua phán rằng: ‘khi nãy có một Lão đạo ở rừng rú nào đến khua môi với trẩm, trẩm cho dân đến đài này bảo va tụng kinh và nói pháp, té ra không biết tụng kinh nói pháp chi cả (gì hết) nên đã bị trẩm đuổi đi.
Sẳn cuộc đây dời khanh đến thuyết pháp, tỉnh ngộ bá tánh. Công đức của khanh rất lớn.
Thần quang bái tạ đức vua lãnh mạng bước lên đăng đàng thắp hương ra
để đặng tụng kinh niết bàn.
Lão tổ vạch lối đông người bước lên đàng vòng tay thi lễ, Thần quang đáp lễ.
Lão tổ hỏi rằng: “Thần tăng tụng kinh này để làm gì”.
Thần quang đáp: “ kinh này gọi là kinh niết bàn, thật là bửu pháp, quý báu vô cùng,
nếu ai tụng được dứt đàng sinh tử”.
Lão tổ cười rằng: “ nếu gọi là bửu pháp thì vẽ bánh trên giấy ăn đở đói đặng đấy”.
Thần quang đáp: “vẽ bánh trên giấy ăn làm sao co no đặng”
Lão tổ nói: “ bánh trên giấy ăn không đở đói được thì phép trong giấy đó làm sao giác liểu đặng đàng sanh tử mà gọi là bửu pháp, hãy trao cho ta đốt cho rồi để dối đời sao đặng..!”
Thần quang nói: “ kinh này là tự cổ chí kim độ người vô số. tam thế chư phật đều nhờ kinh này mà nên vóc kim thân, sao người dám gọi kinh này không phải là bửu pháp.
Tổ sư rằng: “ chư phật tây phương của ta thành phật duy có một chử mà thôi há phải tụng kinh môn niệm phật vẹo như người mà không thông chí pháp làm sao thành phật cho đặng.
Thần quang hỏi: “ người nói chỉ có một chử vậy chử ấy ra sao?”
Lão tổ đáp: “ nếu cho ngươi rõ huyền vi, tột hiểu diệu pháp thì phải mượn núi tu di làm viết, lấy nước động đình làm mực cũng không cạn tỏ được diệu lý của chử này. Nếu ai lấy diệu minh mà tham thấu chổ huền cơ một chử này thì siêu xuất ba cõi làm nên vóc kim thân, thiệt không vào nẽo sanh diệt.
vậy ngươi hãy nghe kệ đây.

Ta chỉ đem theo một chử không
Nên tiên làm phật hãy còn trong
Nếu bằng trên giấy tìm diệu khuyết
Đến thác thương ôi rất uổng công.

Thần quang nghe xong bài kệ giận lắm, xách lư hương ngọc đánh vào mặt Lão tổ.
Lão tổ thâu thần dùng pháp bửu, tức khắc trời tối tăm, giông gió nổi dậy, vua và bá quan kinh hãi lui về hết.
Thần quang hôn mê bất tĩnh. Chợt thấy diêm la và hơn mười người mặt mày hung ác trước mặt.
Thần qang hỏi rằng: “ quí nhơn từ đâu tới”
Bọn người ấy đáp: “ chúng ta là bộ hạ của diêm vương”
Thần quang nghe qua có bụng mừng rằng: “hôm nay ta tụng kinh đụng tới quý nhơn đến nghe thì trong kinh ắc có diệu pháp lắm”.
Bọn người ấy đáp: “chúng ta đến đây không phải để nghe thuyết chỉ, vì vưng lệnh diêm vương đến đây bắt ngươi”.
Thần quang hoảng kinh hỏi rằng: “ ta tu hành từ nhỏ đến lớn, tụng kinh, niệm phật độ người trên bốn mươi chín năm công đức vô lượng há chẳng siêu thoát khỏi tay các ngươi sao?”
Diêm vương cười nói rằng: “ tu hành có ba bực nếu muốn thóat luân hồi, dứt đàng sanh tử, phải minh tâm kiến tánh, tham thấu huyền, hư, không, chẳng động chơn, thiệt, không hư, thấu xét cho ngộ giác, soi thấu nơi tối mê, bực ấy mới khỏi vào địa ngục, được hưởng phước tây phương.
Còn ham tu làm lành lánh dữ, kính phật trọng trời mình ăn quả tuy không xét thấu huyền cơ, phải luân hồi nhưng được hưởng phước.
Còn tu như ngươi lấy kinh giấy làm bửu pháp, ăn mặc của bá tánh, không chút âm công, lại dám xưng thượng tăng, không thông vô vi, chẳng ngộ có ngươi khiêu lục lục tái thường, thì phải chịu ở địa ngục.
Thần quang nghe diêm vương phân rồi sợ sệt không cùng, quỳ bạch rằng, muôn tâu diêm chúa xin phát lòng từ bi cho trở về trần thế nguyện tầm minh sư mà liễu ngộ đạo chơn.
Diêm chúa phán, ngươi nay quyết chí ta cũng dung cho, nhưng người làm sao biết ai là bậc minh sư?. Nay ngươi mắt tục xác phàm đâu có biết tây lai dịêu ý, vậy ngươi hãy trở về tìm vị thần tăng khi nãy trên đàng thuyết pháp,  đó là bậc minh sư, ngươi nên tìm ông sư ấy mà học đạo.
Bổng nhiên sương rã mù tang, Thần quang tỉnh giấc đi thẳng ra thành để tìm ông sư khi nãy trên đàn diễn đạo.      đi đến đầu đường gặp ông già
Thần quang thi lễ hỏi rằng: “ bạch lão ông, ông ở đây có thấy ông sư mặc áo hùynh bào đi qua đàng này không?”.
Hôm qua lão phu có gặp một vị thần tăng mặc dạng y phục như lời ông hỏi, song than ôi người đã thác rồi lão phu thấy vậy, bèn chôn nơi gò kia.
Thần quang khóc và than rằng: “hởi ơi số ta thật không gặp đạo hay sao mà ruổi đến thế nầy”.
Hòa thượng cần gì phải than khóc, sự tu hành chánh đạo ta đã đặng thọ truyền đây rồi.
Nếu quả vậy xin Lão sư ra ơn truyền cho đệ tử.Ta không có quyền truyền thụ cho ngươi.
Dứt lời hốt nhiên xẹt ra lằng bạch quang, ông Lão biến mất.
Thần quang ôm lấy ngôi mộ than thở, bổng thấy một vị tỳ kheo bước đến nói rằng, người ở đông thổ nên không biết đặng, tây lai diệu ý trước kia nơi đàng thuyết pháp là bật tây phương nhị thập bát tổ. người quyết đến đông thổ truyền vô tự chân kinh mà phổ độ chúng sanh thóat khỏi luân hồi, sao không lạy ngài mà thọ giáo.
Thần quang thưa “ Đệ tử vì mắt phàm xác thịt nên không đặng biết”.
Tỳ kheo nói: “ vậy ngươi hãy tìm qua Hùng Nhĩ sơn sẽ đặng gặp ngài.
Thần quang mới thuật lại việc cho biết tổ sư đã thác rồi”.
Tỳ kheo cười nói: “ lành thay lành thay” ấy là người truyền thọ cho ngươi như ngủ tổ truyền y bát cho ngộ năng. Vậy ta hãy khai mộ ngài thì rỏ.
Nghe nói thần quang liền khai mộ thì chỉ thấy một cây tích trượng, một đôi thảo hài với bài kệ.

Lìa tây chẳng có vật chi hay
Tích trượng một cây với thảo hài
Thế gian ai hiểu cơ mầu nhiệm
Chớ để ra ngoài một mối giây.

Xem xong thần quang từ tạ vị tỳ kheo ôm đồ di tích sang Hùng nhĩ sơn liền gặp Lão tổ phủ phục bạch rằng: “ Vạn vọng tôn sư đệ tử là kẻ phàm phu không hay biết đặng tổ sư là tây phương hượt phật mạo phạm oai trời tội đáng sẽ thịt, xin tôn sư nhủ lòng tha tội cho đệ tử.
Ngươi khá định tánh ta không chấp người đâu, bằng nay muốn thanh tịnh,
ý ưa an nhàn thì lòng ý khỏi qua luân hồi.
Hồng ơn tôn sư truyền cho đệ tử rỏ biết diệu pháp rành nẻo tam quan cửu khiếu.
Tam quan cửu khiếu cũng là bật sơ thừa đâu được thấu lý phật quang.
Cúi xin tôn sư chân truyền đại đạo cho đệ tử, dẫu nát thịt xương đệ tử không dám quên.
Nay ngươi nguyện tầm đại đạo vậy hãy cắt máu mình tha nơi ngọn gươm đi.
Thần quang vâng lời tự cắt máu mình, máu ra lai láng, Lão tổ động lòng từ, dùng huệ nhãn soi thấu tánh linh, rõ biết thần quang là người đại căn nói rằng: “ thương thay thương thay, người đông thổ chưa ai đặng chân truyền chánh pháp nên tối mờ nẻo phật luân hồi mãi mãi mà chẳng đặng về nơi chổ củ, hưởng sự thanh nhàn,
người hãy phát đại nguyện đi, ta sẽ trao truyền chân pháp cho”.
Thần quang vâng lời và nguỵên rằng: “ trời đất soi lòng thành, phật tiên chứng dạ thiệt, cha mẹ sinh tinh huyết, nuôi cho lớn khó đền ơn đáp nghĩa, nay may mắn được gặp tôn sư dạy cho chánh pháp biết nẻo vô sanh, sáng lòng thấu tánh. Nếu ngày sau bằng phụ âm bối nghĩa, không thương nhân, vật, chẳng độ người lành thề muôn kiếp đọa vào a tỳ khó ra vậy”.
Lão tổ phán rằng: “ lành thay lành thay, ngày nay người mới biết ta, từ tây mà đến ắt có diệu lý trong khuôn hình tượng, ngoài chẳng tông tích, không thiệt mà cũng không hư, không chơn mà lại không giả, gồm bao trời đất chỉ có một khí “hư vô” làm lớn người biết đặng chăng?.
Bạch tôn sư trong mười hai giờ lấy giờ nào mà lập mạng.
Người khá tìm chổ bạch nhai sơn cốc, ngồi thì ẩn (thiền) bãi biển, cung trăng, ở đi đường tỏ đường tu, lui tới tỏ như ngôi nhật nguyệt, ta từ ngộ đạo rỏ biết bao la thế giới sáng lập mờ vậy. hoản hốt yêu tinh thấu biết đạo cả, không mối giềng nên chưa tỉnh ngộ. song ta dùng trọn ý mà suy xét kiếm tìm mới biết trong chốn hư không nào có vật gì ấy là đắc ngộ đại đạo vậy.
Thần quang lại bạch rằng: “trong nẻo sống thác thì tìm đến nơ nào gọi là cội nguồn?”
Lão tổ nói đến khi biết được mối “hư không” đem ba lầm mà xây dần máy phép bên khiếu linh ngươn mới biết rỏ làm sao mà đến làm sao mà về, đường thế mới gọi rằng hiểu rành cội nguồn đường sanh tử.
thấu rỏ Huyền Quang, một lỗ trống không ba báu hiệp một (tam bửu) mới nhìn đặng “bốn lão”(1)
về nhà đường ấy mới gọi hườn nguyên phân bốn (trở về cội nguồn) rủi khó nên đặng làm người, đạo phật không gặp thì thôi, bằng nay đã sanh đặng làm người (nhân thân) thì khá mau mau xét rành nhơn tánh

Chơn tánh há không gặp đặng
Lên trời vượt biển tiếng tăm khắp
Mặt mày tuy củ vẫn xưa nay
Mượn cảnh huệ không soi thấy chắc.

 Ngâm kệ rồi Lão sư nói tiếp rằng:
“ ấy đó chơn tánh đã giải phân minh há tìm nơi ngoài mà gặp sao?.
(1)( Tứ tổ quy gia, tứ tổ là Thanh long, Bạch hổ, Huyền võ ,Châu tước.)


                                                                  Trở Lại Mục Lục