Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí .do Trương Ngọc An thực hiện

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa còn được gọi vắn tắt là chùa Bà hay là Thiên Hậu miếu.
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Chùa còn được gọi vắn tắt là chùa Bà hay là Thiên Hậu miếu.

M ục lục [giấu]
1 Lịch sử
2 Kiến trúc
3 Tham khảo
4 Liên kết ngoài

Lịch sử
Chùa được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành, Quảng Đông quyên tiền và xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu liên tục vào các năm 1800, 1842, 1882, 1890 và 1916. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.

Quyển Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi lại: "Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức, ở bên sông Nam và Bắc không thiếu món gì, đầu phía Bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía Tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, ghé Tây có Ôn Lăng Hội Quán."

Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sanh ngày 23 tháng 3 (âm lịch) năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Theo sự tích kể lại thì ngày hôm ấy cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, ép bà trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".

Lễ vía bà Thiên Hậu vào ngày 23 tháng 3 âm lịch là một trong những lễ hội

lớn hằng năm của người Hoa ở Việt Nam.

Kiến trúc

Toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được mang từ Trung Quốc sang, nóc chùa có gắn đồ gốm diễn tả lại những phong tục ngày xưa bên Trung Quốc như "đả võ đài", "bái tổ vinh quy"... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908. Trong chánh điện còn 2 đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đại Quang năm thứ 10 (1830). Trung điện có bộ lư phát lam niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chánh điện là tượng Bát Tiên và tướng lịnh của D\'Ariès vào năm 1860 cấm các

binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách.
   

Thư Viện 1      4   5