CHÍ CHÂN NGỮ LỤC

                                                          NGỮ LỤC PHIÊN DỊCH
             VÔ VI THANH TỊNH TRƯỜNG SINH CHÂN NHÂN  CHÍ CHÂN NGỮ LỤC
                                   Nguyên văn : Trường sinh Chân nhân chí chân ngữ lục tự
 Ngã văn đạo tại vực trung, sở nghi thuần trí Tiên cư, tượng ngoại
bất khả cẩu cầu. Cố Lạc thiên thi vân : Nhược phi kim cốt tướng, bất liệt đan đài danh. Phi chủng bách thiên kiếp thiện căn, đắc tam ngũ nhất chân chi khí, an năng chí thử cảnh tai ?
Kim Trường sinh tử Lưu Tiên sinh phú thị tướng, tạ thị danh.Tích ngộ Trùng Dương Vương Chân nhân tế độ điểm hóa, xuất tục nhập đạo minh thức tuệ tánh, liễu đạt sơ thông. Tạc bị tuyên chiếu, kiến  hữu thi viết : Tích niên Thiểm  hữu Tiên hoàng chiếu, kim nhật Đông Lai Thánh đế tuyên. Tái tuế cáo quy, quan liêu sách từ vân : Phiêu phiêu vân thủy khước Đông Lai ,Thái vi Tiên bạn tinh quan sĩ . Chánh tự Trần Hi Di tích thừa Tống quyến từ phản Hoa sơn  chiếu đáp vân : Ngọc đường kim khuyết tạm hỉ, vu lai triêu tụ hoảng vân bình, cự cầu vu cựu ẩn. thử nhị đại sĩ chi bất kycác nhất, Minh triều chi thiện mỹ, cái gian đạo đồng nhĩ , dịch địa tắc nhiên.Tự tiên sinh cung hoàn cố lý, quán trú Thái vi tiên chú chư kinh, tổ thuật Tam Thánh. Dĩ văn chương sơ phóng, dĩ hàn mặc hi du trứ biên tịch diễn giáo pháp, tuân Thích thị trọng khinh chi giới, tạo Huyền hoàng chúng diệu chi môn, phục tuyên Phủ ngũ thường chi hạnh, tập điền trạch phát lê táo thân thân như dã. Phàm  hữu thuật tác, căng  điêu lũ dĩ lưu truyền, thân thị thính vu chúng thứ ,điều thông vu nhân khẩu, huân đào hồ dân phong, tri kiến giả quy y, ngoan bỉ giả tuấn cải. Nhất nhật tiên sinh môn nhân Từ, Lý nhị sư viễn lai thùy phỏng ,quá khê quán nhập ngu trai tức trượng lý chi, lao quỹ thủy lục chi vị lương cửu, xuất thị Tiên sinh CHÍ CHÂN NGỮ LỤC nhất trật, khẩn cầu tự dẫn , nghĩa bất phục từ. Dư nãi tẩy tâm biến lãm, lịnh nhân cảnh giới giác ngộ, đốn dục cát tục duyên xuất nghiệp chướng tà. Thỉ chung liệt bát thập nghi, vấn đáp du nhất vạn ngôn. Bao la bát tự, dẫn chứng luận bình. Căn thiên địa chi hóa ; tích âm dương chi dụng, thị tử sinh chi thuyết; minh họa phúc chi báo; đàm chân không chi tướng ; trừng tham sân chi dục. Dĩ chí khổ lạc chi do ; tình ngụy chi tác ;thanh trược chi nguyên ; cao hạ chi bổn, nhược thử giả thậm chúng ,vô bất cứu cánh. Giai dẫn dụng Huỳnh Lão áo nghĩa đoán chi, thiên hạ chi sự tất hỉ, khả sử chúng sinh phán nghi quy chánh, hoán nhiên băng thích. Vi giám đại hôn chi dung, tịch linh chiếu chi hộ, nhất khu giải thoát hỉ.
Vu  thị đắc siêu khổ hải đăng giác ngạn, trừ tam  hữu ngũ trược chi uế, chứng tam muội nhất không chi nhân, khử thập nhị loại cựu nhiễm chi ô ,thọ tam thiên giới cánh sinh chi lạc tín, xuất tự chân ngữ hậu (?)    địch đạo hóa, pháp duyên sở trí dã, khởi bất vĩ dư ?
Thái Hòa Nhâm Tuất tuế Thượng Ngươn nhật,Hoạch Trạch Đoan thành Song Khê Hư Bạch Đạo nhân Hàn sĩ Sảnh Ngạn Quảng cẩn tự.
Dịch nghĩa :
            LỜI TỰA SÁCH CHÍ CHÂN NGỮ LỤC CỦA TRƯỜNG SINH CHÂN NHÂN
Tôi nghe đạo tại thánh vực (lòng người), nơi từ từ thích nghi cho tiên ở, cõi ngoài thân không thể cẩu thả tìm cầu được. Vậy nên thơ Lạc thiên có câu rằng : Nhược phi kim cốt tướng, bất liệt Đan đài danh. (Nếu chẳng do tướng mạo như vàng đúc, thì tên không ghi vào sổ chư Tiên).nếu chẳng phải vun trồng trăm ngàn năm căn lành, được cái khí tam ngũ nhất chân (1) làm sao đến cõi này được?
Ngày nay Trường sinh tử Lưu tiên sinh đây, phú bẫm cái tướng ấy, ghi sẵn cái danh này, xưa kia được Trùng dương Vương chân nhân tế độ điểm hóa, ly phàm nhập đạo, ngộ được tuệ tánh, thông suốt mọi lẽ. Vừa qua có chiếu vua triệu, thấy có thơ rằng : Năm xưa Thiểm hữu Tiên hoàng chiếu, Kim nhật Đông lai Thánh đế tuyên.( Hai lần bị triệu về làm quan).Năm sau cáo quan quy ẩn, đồng liêu làm bài từ có câu : Phiêu phiêu vân thủy khước Đông lai, Thái vi tiên bạn tinh quan sĩ.      (Ung dung mây nước lánh Đông lai, Tiên Thái vi làm bạn cùng kẻ sĩ đội mão đầy sao sáng)Việc này tựa như trường hợp Trần Hy Di(2) ngày xưa tạ từ lòng chiếu cố của vua Tống, không trở lại Hoa sơn, rằng : Ngọc đường kim khuyết tạm hỉ , Vu lai triêu tụ hoảng vân bình, cự cầu vu cựu ẩn. ( Nhà ngọc cửa vàng vui tạm đủ ,mỗi sáng đỉnh núi Vu lai ?mây vờn như màn che, lòng cầu chốn ẩn xưa ) Cả hai vị đại sĩ đều không bị danh lợi kiềm chế như nhau ,sáng tỏ triều đình chuộng cái mỹ, sống giàu sang hay sống quê mùa, đạo lý vẫn đồng, dẫu thay nơi chốn.
Sau khi lui về quê cũ, Tiên sinh dựng tịnh thất tại Thái vi, đọc và ghi chú các kinh, học theo tam Thánh . lấy văn chương phóng khoáng, lấy bút mực linh hoạt cấu từ mượn để chép biên diễn giải giáo pháp, tuân theo các giới răn khinh trọng của họ Thích, xây dựng cửa linh diệu của đạo Huyền Hoàng (đạo Lão), kính cẩn bảo rõ các hạnh trong ngũ thường của Ni phủ ( Khổng tử). Biên tập từ chuyện to đến chuyện nhỏ, minh bạch rõ ràng theo  sự thật.Mỗi khi tác phẩm hoàn thành, trân trọng lo khắc in để lưu truyền. đích thân tạo cơ hội cho nhiều người xem hay nghe, cùng giúp họ ngâm hay đọc, cốt yếu là  uốn nắn phong tục, bậc sáng trí thì quy y, người thô lậu cũng mạnh dạn cải hối….
Một hôm,hai vị môn nhân của Tiên sinh là Từ sư Lý sư không ngại đường xa đến viếng. qua Khê quán vào tệ thư trai tạm nghỉ giày dưỡng trượng ( nghỉ ngơi).Thời gian ngắn sau lệ trao biếu của lạ đường xa, mới lễ phép cho xem tâp Chí chân Ngữ lục của Tiên sinh, cầu xin viết cho bài tựa . Nghĩa không  thể chối từ, tôi bèn gột tâm xem cho hết.
Chủ đề giúp người cảnh giới đến giác ngộ , sớm cắt lìa duyên phàm, thoát khỏi nghiệp chướng tà vạy. Toàn tập gồm tám mươi điều nghi, cả hỏi lẫn đáp hơn môt vạn lời,  giải bày sâu rộng, dẫn chứng luận bình :nguồn biến hóa của trời đất, vết vận dụng của âm dương, chỉ ra lý thuyết tử sinh, dạy rành báo ứng họa phước, bàn về tướng chân không, răn cái dục tham sân . Cho đến nguồn vui khổ,tâm tình thật giả, ngọn nguồn trong đục, gốc cội thấp cao , rất nhiều điều như thế , không đâu chẳng cặn kẽ, đều dẫn dụng Huỳnh Lão áo nghĩa mà luận đoán ,gồm đủ các việc trong thiên hạ, giúp chúng sinh xóa mọi mối nghi ngờ, quay về chánh kiến, hệt như băng giá đều tan. Đây là tấm gương to soi hết mọi điều mờ tối, là  cánh cửa trước cho ánh sáng linh diệu chiếu vào , một phen hạ thủ công phu đương nhiên giải thoát.
Nhờ thế mà vượt qua biển khổ, thẳng lên bến giác, trừ xong cái uế tam  hữu ngũ trược, chứng được cái nhân tam muội nhất không, loại bỏ được cái nhơ của mười hai loại cựu nhiễm, nhận tin vui được cánh sinh nơi tam thiên giới (ung dung tự tại khắp ba ngàn cõi ) .Nhờ những chân ngữ trong tập này dẫn dắt chuyển hóa ,là  chỗ tuyệt vời của pháp duyên, há chẳng phải là thành tựu vĩ đại hay sao ?
Niên hiệu Thái hòa, năm Nhâm Tuát ngày Rằm tháng giêng, chốn Hoạch Trạch Đoan thành, Song Khê Hư Bạch Đạo nhân, kẻ sĩ đất Hàn là Sảnh Ngạn Quảng kính cẩn đề tựa.
Phần chú thích của người dịch :

  1. Theo Hà đồ số : Tam ngũ nhất, đô tam cá tự, 
  2. Cổ kim minh giả thị nhiên hy

Đông tam Nam nhị đồng thành ngũ,
Bắc nhất Tây phương tứ cộng chi
Mậu kỷ tự cư sinh số ngũ,
Tam gia tương kiến kết anh nhi
Anh nhi thị nhất đoàn chân 
Thập nguyệt thai hoàn nhập thánh ky 

  1. Tức Trần Đoàn đời Tống.
  2. Tạp chí Trung Y sau này (không nhớ số )
  3. có sưu tầm phép xử lý “ tẩu tinh”  do Đại Tiên truyền lại.

Nam giới động tinh, mau dùng ngón giữa tay trái bịt kín lỗ mũi phải, đồng thời dùng ngón giữa tay phải đè ém huyệt Vĩ lư, cũng gọi Trường cường nơi chót cột sống. Từ từ hít thở sâu sáu lần. Trường kỳ vệ sjnh tinh thần và áp dụng phép này sẽ đạt kết quả tốt.     

TỔNG MỤC
{ Tổng mục này cho biết có 80 câu hỏi đáp, mỗi câu chỉ hỏi về một chữ. Người dịch xem mỗi chữ là  một viên ngọc, nên chia tổng mục thành 8 nhóm, mỗi nhóm 20 viên ngọc, giúp người học tìm ngay viên ngọc mình cần ở nhóm nào, đỡ mất thì giờ}
1 – 20 : Pháp,Không,Tri,Kiến,Thiện,Ác,Hiền,Ngu,Sinh,Tử,Quý,Tiện,
Cao, Hạ,Lạc,Khổ,Thanh, Trược, Hiển, Ẩn 21 – 40 Đại,Tiểu,Hư,Thực, Nhàn,Mang (rộn Khứ,Lai,Bình,Thường, Hỉ, Ưu,Đắc,Thất,Phước,Họa, Xả,Thủ,Trung,Biên   41- 60 : Trước, Ly, Nhân, Ngã, Biện, Nột, Tổn, Ích, Trường, Đoản, Xảo, Chuyết, Hủy,Tán, Vong, Tham, Đạo,Tục, Phi,Thị  61 – 80 : Tư,Thế, Diệu, Vi, Phương, Viên, Ứng, Biến, Tình, Vật, Cơ. Lự, Thân, sơ, Viễn, Cận, Hành, Trụ, Duy, Chúng.
Đây là  phần giải nghĩa trực tiếp từng câu hỏi đáp, theo thứ tự 4 nhóm, không phiên âm nguyên văn ,rộng thì giờ tiếp thu.Các câu hỏi đáp luôn có dạng “ Dám hỏi PHÁP là sao? Đáp rằng : “ v.v…
1/Dám hỏi PHÁP là sao?
Đáp rằng Học thông được đạo Lão mà đạt lý chân không gọi là  pháp, thông được đạo Thích mà đạt lý vô sinh thì gọi là giới.
Kẻ nhận pháp chẳng đoạn được muôn điều lỗi thì chẳng thế nào thông được muôn lẽ. Kẻ nhận giới mà chẳng hành  xong vạn thiện thì không thế nào thông được vạn tuệ vậy.
Thông được đạo pháp ắt đạt được tự nhiên thanh tịnh vô vi vậy. Thông Thích giới thì lìa được tứ tướng : ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả.Kinh nói rằng “ Đạo pháp tự nhiên..
Đạo pháp chẳng không mà không vậy”
Dám hỏi KHÔNG là sao?
Đáp rằng : Đạo trụ nơi chẳng phải không.người ngu chấp lấy ngoan không, người hiền giữ được chân không vậy.Người đời ưu tư cả sắc không, người tu quên cái không của đời.
Dám hỏi TRI là sao?
Đáp rằng :Tri là  biết, biết con người có ân có huệ đều rõ được, là lòng mong baos ứng vậy.Biết đạo trời thì tổn giảm chỗ dư thừa mà bù cho chỗ cùng quẩn, biết cái lẽ thường của đời và tổn giảm chỗ thiếu mà thù phụng chỗ giàu> Biết rằng kẻ hữu đạo thuận long trời, biết kẻ vô đạo chiều theo lòng người. Thuận long đất thì sống, thuận lòng phàm thì chết, thuận trời thì toàn vẹn điều thiện thanh cao, thuận phàm thì phóng túng điều ác trược vậy.Kinh dạy “ “Xem đạo của trời, làm theo hạnh trời, là  đủ hết.Biết được cái tuệ rực sáng khác xa cái thấy của người thường.
Dám hỏi KIẾN là sao?
Đáp rằng : Kiến ấy là  chẳng phải mắt thịt thấy.thấy là  thấy hư vô, thấy cái tuệ quang của mình, thấy cái dung mạo thường hằng của mình cái chỗ hoảng hốt không đúng của mình, thấy các châu ngọc, mây ráng tốt tươi, các huyền vi, các xung minh sáng rực, thấy hồn thanh, phách tịnh. Kinh rằng : đạo mà làm ra vật, duy hoảng duy hốt, phải thấy bên ngoài cái tượng vô vật, ứng với cái thiện thường hằng.    
Dám hỏi THIỆN là sao?
Đáp rằng : thiện ấy là khi vuông, khi tròn, khi gãy khúc, khi ngay thẳng tùy theo người mà ứng xử, như vậy mà chẳng sinh vạn ác thì gọi ấy là chân thiện.muôn vật chẳng vướng chấp thì gọi ấy là thanh thiện, chẳng tác hại vạn hình thì gọi ấy là từ thiện, chẳng tham đắm vạn trược thì gọi ấy là ứng thiện, chẳng bắt lỗi vạn người thì gọi ấy là đức thiện, chẳng cầu vạn  hữu thì gọi ấy là đạo thiện, chẳng khởi vạn lòng riêng thì gọi ấy là công thiện, chẳng quên muôn trí tuệ thì gọi ấy là thường thiện, Kinh rằng :Với kẻ thiện ta thiện theo, với kẻ bất thiện ta cũng thiện luôn, đức thiện ấy là thiện tuyệt đỉnh, không chút ác vậy.
Dám hỏi  ÁC là sao?
Đáp rằng :ác ấy là con người bất tiếu (hư hỏng ) vậy,người chẳng thuận lòng trời ,thì trời chẳng chiều người ,nếu người phung phí thì trời bắt đói kém . người chẳng tu điều phước thiện ắt trời chẳng cho trúng mùa, lòng người buông lung ác độc ắt trời giáng cho gió thảm mưa sầu ( giông bão, mưa đá), người gần chết không răn điều ác sát, nhất định kiếp sau sinh cõi A tu la, người làm ác bị ác báo, người không lấy ác hại vật thì vật không đem ác hại người.Kinh rằng: côn trùng độc cũng chẳng nhốt,loài thú dữ cũng chẳng bắt,con chim vồ cũng chẳng lưới, trừ việc ác thông lẽ chân, lộ cái đức hiền.
Dám hỏi HIỀN là sao?
Đáp rằng : Bậc hiền ấy là con người đại đat  ( thành tựu cao vời, trí tuệ thông biện) .đại trí như không có gì chẳng thông, đại tuệ như không có gì chẳng biết, đại thông minh như không có gì chẳng sáng rõ, đai biên như không có gì chẳng luận giải được.Ứng với trí thì thật có vạn thông, ứng với tuệ thì thật có vạn giải, ứng với thông minh thì thật có muôn điều sáng rõ, ứng với biện luận thì thật có muôn điều thuyết giải.Đủ trí thì thông việc đời, đủ tuệ thì thông việc đạo, đủ thông minh thì sáng mọi lẽ, đủ biện tài thì trong sạch ikhi thảo luận ( không cượng từ đoat lý) .
Kinh rằng:chẳng chuộng đức hiền, làm sao khiến dân chẳng tranh nhau. Ẩn sĩ ấy là người hiền trong đời, là ngọc giấu trong đá.Bậc hiền ẩn của đạo, ấy là cái chân của vô vật, kẻ hiền chẳng phải ngu vậy.

                                                                 Trở Lại Mục Lục