PHỤC NGUYÊN : Bạch, xin Ngài A-Nan điểm huờn đạo pháp Chơn-truyền Giáo-lý Phật-pháp để phổ-biến cho các hàng Chánh-giác Nguyên-nhân sau này có phương-hướng rõ-rệt mà nối chí noi theo gương của quí Ngài trên bước đường tu học và độ tha! Đồng thời Ngài có ý kiến gì giúp cho Phục-Nguyên về việc để lo hoằng-khai Đại-Đạo, và “Chấn-hưng Chơn-truyền Phật-pháp” trong Kỳ-tam này?
A-NAN : Mô Phật! Bạch Phục-Nguyên! A-Nan sẵn-sàng phụng-sự “Chánh-pháp Chơn-truyền”, nhưng có điều gì thì Phục-Nguyên cứ hỏi, A-Nan xin hứa…
P.N : Bạch Ngài, xin Ngài hoan hỉ kể sơ cuộc đời tu của Ngài, trong thời gian theo Đức Thế-Tôn cho đến ngày Đức Thế-Tôn nhập-diệt, Ngài kể qua Đại-khái cho
Phục-Nguyên này lãnh hội trên bước đường tu-học khổ-hạnh, chịu thiên-tân vạn khảo cam-go, và những vấn-đề chính-chắn tinh-tấn để đưa đến viên-mãn Đạo-quả Bồ-đề như thế nào? Đoạn Phục-Nguyên đây nghiên-cứu… Vì chúng mình cũng cùng hội-ngộ với nhau trong Kỳ-tam này, Ngài có đồng-ý không?
A-NAN : Bạch Phục-Nguyên! A-Nan rất đồng-ý! Những lời mà Phục-Nguyên nói, A-Nan xin hứa… Bởi vì trên bước đường tu học của A-Nan, thì không có gì để nói, cũng không có chi để kể nữa, A-Nan chỉ thích Thiền-định; thích tu-học. Nhưng vì giải-đãi nhờn-nhỉn nó đeo trong tâm do nghiệp vô-minh mà ra đó!
P.N : Bạch, khi chưa thấy tánh, không giữ hạnh của nhà Phật, mặc dù đã là người tu nhưng cũng còn xác-thân của thế-gian uế-trược nên tâm phàm cứ mãi còn vướng-vất chút ít nghiệp-duyên. Do đó nó mới khiến ra giải-đãi hoặc khinh-lờn, tuy-nhiên nếu mình thấy được những khía cạnh nhược điểm đó, rồi mình phải kiên-cố giải-trừ nó liên-tục chẳng ngơi, có như vậy mới đưa ta đến rốt-ráo, bạch Ngài có phải không?
A.N : Mô-Phật! Phục-Nguyên nói đúng! Nhưng bởi vì A-Nan thấy cái chi kế-cận bên mình mà không bao giờ lưu-ý đến, một khi mất nó rồi thì rất là quí vậy.
P.N : Đó! Ngay chỗ yếu-điểm đó đó! Mà mọi sự việc thảy thảy đều do nơi tâm! Nhưng mà mình phải thấy tâm mới được! Như thế nào gọi rằng tâm, bạch Ngài A-Nan?
A.N : Tâm đâu có mà hỏi!
P.N : Bạch, nhưng vì còn nói, còn nghe thì còn có Tâm.
A.N : Bây giờ A-Nan xin nói lại lời của Phục-Nguyên nhắc Tâm đâu có mà hỏi, nhưng cái gì thấy biết la øTâm.
P.N : Bạch Ngài đúng vậy! Nếu không còn thấy, không còn biết thì không còn Tâm.
A.N : Đã nói không có Tâm, thì đâu có Tâm mà vấn?
P.N : Bạch Ngài! Có thấy có Tâm hay không?
A.N : Bạch Phục-Nguyên nhắc lại xem!
P.N :Bạch Ngài! Khi mà có thấy có Tâm hay không?
A.N : Có thấy tức là Tâm.
P.N : Mà bây giờ có thấy mà không Tâm, vậy chớ Tâm ở đâu? Mà ở đâu không Tâm?
A.N : Cười… A-Nan xin nói, vì còn thấy mới còn Tâm, nhưng nếu không thấy tức là không Tâm.
P.N : Như thế nào gọi là không thấy? Mà bởi vì tâm đâu có đâu mà thấy? Biết đâu mà sở-trụ, biết nó là có hay không? Biết nó có thấy hay không thấy? Vì không còn chướng-ngại mới gọi rằng không thấy. Mà tại sao không biết nó không còn chướng-ngại? Phải năng đi đến rốt-ráo xuất-định, bạch Ngài phải không?
A.N : Bạch, Phục-Nguyên! Bây giờ A-Nan xin đáp lại từ đầu đến cuối những lời mà Phục-Nguyên đã hỏi những vấn-đề “Tâm đâu mà có”? Mà Tâm biết nó ở đâu mà không có? Ở đâu mà có Tâm? Tâm nó sở-trụ chỗ nào? Đây cũng là một câu hỏi Đệ-Tử Thế-Tôn xưa kia đã vấn Thế-Tôn. Hôm nay A-Nan này xin lập lại – Bạch Phục-Nguyên đồng ý không?
P.N : Bạch Ngài! Phục-Nguyên kỉnh xin Ngài hãy lập lại.
A.N :
BÀI
Một mai giáo hóa độ đời,
Theo chân bổn-pháp mà dời vườn hoa.
Nơi Kỳ-Viên giảng tòa Phật thuyết,
Vườn Cấp-Cô hoa-tuyết đơm đầy,
Hai hàng Tăng chúng mê-say,
Bổng người chợt hỏi Như-Lai thế này :
“Tâm do đâu mà ai có thấy?
“Nơi nào “Không” tâm ấy Như-Lai,
Thế-Tôn liền thuyết giảng bày,
Thiện-duyên nghe rõ ta đây trả lời :
“Gốc đau-khổ do nơi vọng-niệm,
“Tâm chúng-sanh thường liễm bên trong
“Gây bao quả-báo não-nồng!
“Bởi vì tạp-nhiễm tâm không giải trừ…!
“Nơi nào không “Tâm-Hư” mà thấy,
“Thoát-tục rồi, Tâm đấy Như-Lai.
Hôm nay Phật thuyết giảng bài,
Do không sở trụ thì ai biết gì?
“Còn đau-khổ ai bi tâm khổ!
Giải thoát rồi đấy chỗ “Tâm-Chơn”,
“Tâm nào trụ chấp giận-hờn,
Ấy là tâm Phật đã huờn “Không-Không”!
“Bổn Không-Không” tâm không đau-khổ,
“Vượt Diêm-phù, thoát chỗ bi-ai!
“Hồi-minh tâm đã Như-Lai,
“Còn hay vọng-niệm hằng ngày tâm ma!
“Phải quán xem tri ra cho rõ..
“Tâm giác mê ai có hay không?
“Như-Lai gượng giảng viên-thông,
“Diệt trừ mê-muội tâm không não-nồng!
“Bởi tạp cầu viễn-vong ô-nhiễm…
“Tâm trần-duyên thấy hiếm người tu,
“Ngã-nhân trụ-chấp mê-mù,
“Diệt đi phàm tánh “Tâm-Hư” nhiệm-huyền.
“Hãy phân định Tham-thiền sẽ thấy,
“Thấy tâm mình phải quấy y-nguyên.
“Tâm chơn nào biết não-phiền,
“Như-Lai Phật-tánh nhơn-duyên hóa-hoằng.
“Tâm Hư-tịch Chơn-thần vi-diệu,
“Chẳng sắc-na ai hiểu hay không?
“Đó là Vô-trụ ngoài trong,
“Huệ-Minh Tâm-Pháp” thoát vòng tử-sanh.
Đó là lời đáp của A-Nan.
P.N : Mô-phật!
A.N : Bạch Phục-Nguyên! Đã rõ từ đâu?
P.N : Bạch Ngài! Bây giờ do nơi đâu mà Tâm khởi? Và do nơi đâu mà Tâm không khởi?
A.N : Cười… Lành thay! Lành thay! Đó là câu hỏi mà đặt ra cho A-Nan. A-Nan xin đáp lại:.
Nay đáp lại Phục-nguyên lời hỏi:
“Tâm vì đâu nó khởi từ đâu?
“Bởi do thói-tục nhiễm-cầu,
“Đam-mê chấp trước làm sao dứt vòng…?
“Tâm vô-minh nên không giải-thoát,
“Tánh khởi sanh đã lọt Diêm-phù,
“Ý hằng xáo-trộn không tu,
“Mê đời luyến-ái phàm-phu tạp-cầu…
“Tâm mãi khởi từ lâu nghiệp-lực,
“Biết bao đời hiệp sức khi xưa,
“Do không tự-giác đoạn-chừa,
“Cho nên mê mãi dây-dưa duyên-trần.
“Bởi vọng-niệm hai phần cha mẹ,
“Một phần ta sinh đẻ mà ra,
“Đó là tâm khởi ý ma,
“Nó gây vọng-động khiến ta không hành…
“Hành Chánh-Đạo diệu-thanh Hồn-Phách,
“Hòa điễn-quang rửa sạch tâm-phàm,
“Ngặt vì tâm khởi còn tham…
“Nay hồi giác-tỉnh đoạn mầm oan-khiên!
“Tánh bạch-thanh lặng yên tịnh-tọa,
“Năng Thiền-tâm giải-tỏa niệm sanh…
“Trừ tiêu lục-dục nghiệp hành…!
“Say mê vật-chất hư danh không còn!
Này Phục-Nguyên! Lý chơn đã đáp,
Cần điều chi nếu hạp Đạo-mầu,
A-Nan sẽ giải truyền trao,
“Tri-nguyên căn-bổn nhập vào Giai-không.
Bởi Như-Lai nhọc lòng đã dạy,
Mà A-Nan e-ngại chẳng tu,
“Tánh hay giải-đãi mê-mù,
“Vẫn còn nghiệp sắc phàm-phu thói đời.
Sắp tịch-diệt nghe lời huấn-giáo,
Bèn tỉnh-tâm rốt-ráo năng hành,
Không mang nghiệt-chướng quẩn-quanh,
Nghiệm suy nguồn-gốc Ngũ-Hành Linh-Quang.
Đó! Bạch Phục-Nguyên! A-Nan đã đáp Phục-Nguyên hãy thâu-liễm rõ-ràng thêm.
P.N : Bạch Ngài! Nói Đạo, Đạo có tịch có diệt không?
A.N :
Đạo nào có nói diệt đâu?
Nếu thêm chữ tịch càng đau-khổ lòng!
Nhưng A-Nan giải-thông lý-chướng,
Đức Như-Lai tạm mượn giả-thân,
Thế nên tịch diệt há cần,
Đạo nào có tướng, sắc phân theo đời!
Bạch Phục-Nguyên! A-Nan xin giải rõ Đạo không tịch, chẳng có diệt, cũng không sanh, không diệt – Nhưng A-Nan xin nói khi Đức Như-Lai đã tịch-diệt, thì A-Nan nhớ lại lời huấn-giáo mà đức Thế-Tôn đã dạy mình, nông nỗi vì lúc đó mình giải-đãi không tu. Nay A-Nan nhớ lại lời huấn-giáo ấy, nên xin ghi lại hết tất-cả từ đầu đến chí cuối sau đây :
P.N : Bạch A-Nan! Phục-Nguyên xin vấn tiếp, vậy chớ Đạo có động có tịnh không?
A.N :
BÀI
“Đây sẽ đáp những lời đã hỏi,
“Động tịnh đâu nguồn cội tri-nguyên,
“Đạo huờn pháp khởi Tham-thiền,
“Thân-Tâm Thanh-Tịnh” chú-chuyên xét mình.
“Vì mê khởi, vọng tình dương-thế,
“Khổ-đau hoài chuốc lệ bi-than!
“Anh-nhi phục-bổn Kim-Cang,
“Đạo không động tịnh vương-mang trong lòng.
“Nhưng Tham-thiền Qui-trung đã định,
“Rồi quán soi chấn-chỉnh nội-tâm.
“Đó là động giác mình tầm,
“Tri-nguyên nguồn khởi bao năm từ đầu!
“Do động tịnh chuốc cầu sở niệm…
“Rồi dục nhơn hiển-hiện bày ra,
“Hai bên Phật với ác ma,…
“Nào đâu hòa đặng mà ta nghe Thầy!
“Động làm sao hoằng-khai “Chơn-Pháp”,
“Tịnh Tham-thiền mới hạp “Huờn-Hư”.
“Nhưng mà phải luyện từ từ…
“Bắt đầu diệt gốc lao-lư niệm trần.
“Tỏ-ngộ rồi Chơn-Thần sáng rỡ,
“Dứt mê lầm, tháo gỡ giây oan,
“Đoạn-trừ Tứ-Khổ thảm-nàn,
“Không còn vướng-vất trần-gian luân-hồi!
Bạch Phục-Nguyên! A-Nan đã trả lời rồi câu hỏi của Phục-Nguyên đó!
P.N : Bạch A-Nan! Đúng như vậy! Bây giờ Phục-Nguyên xin vấn Ngài tiếp; Bạch Ngài! Đạo có Phật có chúng-sanh không?
A.N :
BÀI
“Đạo đâu nói chúng-sanh hay Phật,
“Dụng của Đạo chơn-thật hiệp-hòa,
“Bản-thể hàm chứa tinh-hoa,
“Không-Trung Thị-Cố” đó là “Hư-Vô”,
“Khi có thân điểm-tô trược-cấu,
“Bởi tâm mình hữu lậu không nên,
“Công-phu Lập-Đức xây nền”,
“Tham-Thiền Nhập-Định” hằng quên sự đời.
“Vì con người ở nơi ác-thế,
“Ma-ba-tuần lắm kế nhiễu trần.
“Cho nên mãi khổ xác-thân,
“Buồn vui cười khóc não-nồng xiết-bao!
“Do chúng sanh lộn-nhào quả-báo,
“Phật hòa đời dụng Đạo truyền-trao…
“Thương người chìm đắm khổ-đau!
“Phật thời giải-thoát làm sao dính trần?
Bạch Phục-Nguyên!
P.N : Mô-Phật! Nhưng mà Phật vừa giải-thoát không dính trần, vậy chớ còn có Phật không?
A.N :
BÀI
Bởi vì nói Phật rõ-rành,
“Phân-chia từng phẩm giả danh quay đầu”.
“Không chúng-sanh thì đâu có Phật?”
“Còn chúng-sanh dĩ tất Phật ra,
“Khai-minh giảng lý điều-hòa,
“Chúng-sanh đã diệt Phật-đà nào sanh?”
“Đạo vi-diệu điễn lành linh-tải,
“Không chúng-sanh vô-ngại Phật huyền.
“Vì còn đau-khổ triền-miên…!
“Thế nên có Phật tri-nguyên lý-tình…
Bởi hài hòa “Tâm-linh Chơn-tánh”,
“Độ chúng-sanh mê cảnh trược trần,
“Đạo-mầu vi-diệu thậm-thâm…
“Không phàm, không Phật, không làm chi đâu?
“Khá khen thay từ đầu đã vấn!
“A-Nan đây đáp tận cao-sâu,
“Người ơi! Lý-lẽ truyền-trao.
“Những lời bất trụ làu làu “Huờn-Không”!
Đó là tri-nguyên nguồn tận. Vì có chúng-sanh nên mới có Phật.
P.N : Bạch A-Nan! Sở dĩ Phục-Nguyên vấn Ngài không phải thắc-mắc hoặc lý-chướng theo thói phàm-phu mà cật-vấn để hí-luận nhân-ngã. Ngụ-ý muốn hỏi để cho Ngài trả lời những câu đi đến chỗ vô đối đoạn lưu-lại cho hậu học.
A.N : Bạch Phục-Nguyên! A-Nan vẫn biết! Bởi vì ngày xưa đức Thế-Tôn giảng thuyết thì cũng cần phải vấn mới đặng. Vả lại, vấn thì phải vấn trong nghĩa lý Đạo mà thôi, để làm sáng tỏ mọi lẽ đó.
P.N : Bạch Ngài! Vấn để chi? Vấn thâu-thập những tài liệu này hầu giúp cho hàng Chánh-giác để nương theo đó mà tu, mục-đích của Phục-Nguyên vấn là như vậy.
Bây giờ Phục-Nguyên xin vấn Ngài câu khác: Nếu không có chúng-sanh thì không có Phật! Vậy chớ có Đạo không?
A.N : Nếu không có chúng-sanh mà cũng không có Phật, thì hỏi có Đạo không?
BÀI
“Không chúng-sanh nào đâu có Phật,
“Đạo cần-gì vi-mật nghiệm-ra,
“Không người thì chẳng có ma,
“Nào đâu có Phật Đạo hòa làm chi?
“Hỡi Phục-Nguyên! Tâm tri đã vấn,
“A-Nan đây tường tận trả lời…
“Bởi do lý-thuyết người đời,
“Đặt nhiều câu hỏi tầm nơi Phật hành!
“Không chúng-sanh há danh thiện ác,
“Nào có Phật để đạt Chơn-như?
“Thì không có Đạo Huờn-Hư,
“Không không sẽ thấy vật như chẳng gì!
“Đó lẽ Đạo huyền-vi đã đáp…
“Từ Thái-Sơ khởi hạp đến nay,
“Nhứt Kỳ Phổ-Độ của Thầy,
“Nhị Kỳ chỉ có Như-Lai hóa-hoằng.
“Nay Kỳ-Tam Chơn-Thần dĩ-định,
“Hỡi Phục-Nguyên! Chấn-chỉnh Phật tâm!
“A-Nan sẽ đáp lập-công.
“Ghi vào Giáo-lý thông đồng người nghe!
Bạch Phục-Nguyên! Đây là những lời Chơn-lý, xin Phục-Nguyên hãy ghi tâm tạc dạ…để làm lợi-tha…!
P.N : Mô-Phật! Xin vấn tiếp Ngài, nếu không có chúng-sanh thì không có Phật và cũng chẳng có Đạo, vậy có nói chữ Không, không?
A.N :
BÀI
“Cũng không nói chữ Không Không có,
“Bởi vì đâu bày tỏ nói ra?
“Cũng không phân biệt chánh tà,
“Nào đâu phải luận Phật ma bao giờ?
“Đạo không lời tùy cơ căn-bổn,
“Đức Như-Lai hằng “Đốn” từ đầu,
“Đạo-mầu bí-nhiệm cao-sâu,
“Tri-nguyên nguồn-cội từ đầu mới mong.
“Chẳng có trước sau cùng phi-pháp,
“Cũng không không lời đáp chơn-tình,
“Phục-Nguyên đã hỏi “Quyền-Kinh”,
“A-Nan thuyết-giảng phẩm-bình giải ngay!
“Đây bổn-giáo Như-Lai đã tận…!
“Nay lập ra chỉnh-chấn phục-hưng,
“Lành thay Chánh-Pháp rạng-ngần,
“Qui-nguyên Chơn-Đạo Nhãn-Tàng” siêu-nhiên!
Phục-Nguyên hãy ghi vào những lời đáp của A-Nan đó là “Giáo-Pháp”. Mặc dầu đây là những câu hỏi tuy sơ khai, nhưng căn-bản của nền-tảng, hầu để chấn-hưng lại Đạo pháp vậy.
P.N : Bạch Ngài! Vì thế, Phục-Nguyên hỏi những câu này, cũng vì quan-trọng của nguồn “Chơn-Đạo”
đó. Và bây giờ Phục-Nguyên xin hỏi tiếp Ngài: Nếu nói Đạo, nhưng “Không-sanh, Không-diệt” có gọi là Đạo không?
A.N :
BÀI
“Không sanh diệt, nào đâu nói Đạo;
“Đạo không sanh ai bảo diệt đâu?
“A-Nan xin đáp từ đầu,
“Bởi do sanh có nhiễm-cầu được sao?
“Không sanh diệt đi vào bổn pháp,
“Thì nào đâu Đạo đáp lời đây?
“A-Nan nay thế Như-Lai.
“Lập ra Bổn-giáo hoằng-khai nơi trần.
Xin Phục-Nguyên! Huờn thần chơn-tánh,
Ghi tạc lời để tránh lệch sai…!
Lãm tường thấu- triệt văn bài,
Tư-duy nhứt-quán ra tài dựng nên! …
“Đã Chiết-điễn từ trên xuống thế”,
Lý chỉnh-hưng tam bệ liệu-lường …
Phô-bày Chơn-Pháp xiển-dương,
Viên-thông giáo độ dẫn đường bố-ban!
A-Nan bạch với Phục-Nguyên!
P.N : Mô-phật!
A.N : Đã có vạn-pháp, nay A-Nan xin lập lại “Bổn-tánh Chơn-Như” xin Phục-Nguyên hãy ghi lại những lời giáo-lý này.
P.N : Mô-Phật! Phục-Nguyên sẽ ghi lại hết những bài thuyết của Ngài.
Phục-Nguyên xin hỏi tiếp Ngài câu khác. Bây giờ nói qua vấn-đề Tâm, hễ có chúng-sanh thì phải có Tâm, nhưng mà sao gọi là sắc Tâm? Và Tâm không sắc?
A.N : Cười … Đây lời A-Nan xin đáp: Nhưng mà xin Phục-Nguyên chỉ hỏi một lời này nữa thôi. A-Nan xin giả lui, rồi hôm sau xin tiếp nữa. Bây giờ A-Nan xin thuyết câu vừa hỏi. “Sắc tâm” mà sao gọi là “Tâm không sắc”.
BÀI
“Lời A-Nan đáp tường tận lý;
“Sắc do tâm vọng nghĩ mọi điều…
“Bởi đời mê lụy bao nhiêu,
“Vì tình sắc-dục nhiễm nhiều đọa thay!
“Tâm không sắc ai bày chế trị?
“Sắc do tâm làm quỉ làm ma,
“Thế nên tráo-trở tâm tà…
“Đó là tâm sắc để ma ngự lòng!
“Sắc không tâm chẳng trông nào thấy?
“Sắc với tâm ai lấy để vào?
“Bởi vì nhãn, nhĩ, tỉ sau,
“Cùng thân, khẩu, ý không trau từ đầu.
“Do còn thấy chuốc vào quả-báo,
“Nhiếp Tâm rồi rốt-ráo Chơn-như,
“Không không im-lặng Huờn-hư,
“Nào đâu thấy sắc tâm-tư khởi tình…?
“Sắc không tâm huyền-linh châu-tải,
“Chẳng nhiễm gì kết lại qui chơn,
“Lui lần “Pháp-Bảo Phục-Huờn”,
“Ấy là câu hỏi lý nương tỏ bày…
Bởi vì chúng-sanh còn nhiễm-động, thế nên mới còn sắc tâm, nhưng mà một khi đã thấu-triệt rồi thì không còn tâm sắc mà cũng chẳng có sắc tâm. Đó là lời tường tận của A-Nan mong Phục-Nguyên ghi nhớ!
P.N : Bạch Ngài hoan-hỷ, Phục-Nguyên xin hỏi Ngài thêm một câu nữa thôi.
A.N : Phục-Nguyên cứ tự nhiên hỏi.
P.N : Bạch Ngài! Nếu có mắt thấy mà nói rằng thấy sắc để sắc dính trong tâm, trái lại mắt không thấy tại sao tâm lại dính?
A.N : Cười… Khá khen! Khá khen! Lành thay! Lành thay!
BÀI
Đây A-Nan trả lời tường tận :
“Vô-lượng kiếp người chẳng ghi lòng,
“Thế nên lắm nỗi não-nồng!
“Mặc dầu không thấy tâm trong động hoài…!
“Nhãn tuy thấy sắc bày trước mắt,
“Nhưng tâm nhiên tịch-mặc hư chơn,
“Linh-đơn nhứt bổn lai-huờn,
“Nào đâu sắc nhiễm trần vương lạc đường?
“Do tâm động nhiễu-nhương căn-tánh,
“Đã loạn rồi mất ánh Như-Lai,
“Làm sao đáo hiệp Linh-Đài? “
Bởi vì vọng-niệm ai hay mà trì…?
“Do cái tâm luân-di bao kiếp,
“Thế cho nên lắm nghiệp khổ-sầu…!
“Tu thì quán trước nghiệm sau…
“Tri-nguyên cội-rễ khai màu Chơn-tâm.
“Nếu tâm tịnh trí tầm thấy sắc;
“Lòng lặng-yên tánh Phật mà thôi!
“A-Nan vì chẳng siêng ngồi,
“Là do tâm động quả nhồi khi xưa!
“Bởi buông-lung Đại-thừa chưa thấu,
“Đường công- phu kiến lậu bao điều,
“Nghiễm-nhiên Giáo-Pháp Cao-Siêu.
“Như-Lai tịch-diệt ghi nhiều điển hay.
“Tự thấy tâm, huệ khai bổn tánh,
“Diệt lòng phàm huờn ánh Thế-Tôn.
“A-Nan Đáo lại linh-hồn,
“Phục-Nguyên chỉ giáo bảo-tồn thâm-uyên.
P.N : Xin nói: Bữa nay giữa Phục-Nguyên với A-Nan cởi-mở ra cái lý-chướng của chúng sanh qua những lời đối đáp, đoạn ghi lại những yếu lý “Chơn-Giáo”, hầu sau này để làm trợ-duyên cho các linh-hồn đã mê-lầm còn u-tối, tu mà không thấy được tâm tánh, không thấy tạp-niệm và cũng không thấy sở-trụ mà diệt nó. Thế cho nên, phần nhiều là tu ở ngoài ngọn, không thấy được cái gốc do đó, hôm nay Phục-Nguyên đã nhận thấy mọi sự sai-lầm như vậy.
Nên hỏi những câu hỏi này để gợi ý cho Ngài đoạn thuyết giải những bí-yếu ra đây để làm sáng-tỏ chơn-lý của “Phật-Pháp Vô-Thượng Thậm-Thâm Vi-Diệu” mà khai lối thoát cho hàng thiện-duyên Chánh-giác Chánh-đẳng đó.
A.N : Mô-Phật! Bạch Phục-Nguyên! Bởi vì người tu thấy ngọn, không thấy gốc, cho nên mới gọi là thời kỳ mạt-pháp. Còn thời kỳ Chánh-pháp thì tìm gốc không thấy ngọn vì thấy gốc chính là cái sinh ra ngọn, đã diệt cái ngọn rồi thì làm sao sinh cái nhân-duyên hữu tướng ở bên ngoài được? Song đã đoạn dứt nghiệp mê… rồi thì cũng chẳng có trụ vào gốc nữa, ấy là phi phi pháp và phi phi tưởng. Không có gốc thì làm sao có ngọn?
Vậy hôm nay, A-Nan về đây tiếp đàn để chỉnh những khuyết-điểm mê-lầm, đáp bao nhiêu lời tường tận, xin Phục-Nguyên ghi nhớ những lời Chơn-lý của Đức Thế-Tôn đã dạy A-Nan từ bao nhiêu kiếp.
P.N : Hôm nay đúng Ngọ cũng là giờ Pháp chuyển Đạo sanh, khai “Tam-Quan Cửu-Khiếu” cho phần bổn-nguyên chiết thân của Ngài để phụ cơ tiếp thu “Chơn-truyền Tam-giáo”. Hành đạo sự với Phục-Nguyên vào kỳ này mà ghi lại những gì tinh-hoa yếu-lý của Phật-pháp hầu sau làm đuốc diệu-quang Như-Lai tạng để khai-thị cho hàng Chánh-giác nguyên-nhân lĩnh ngộ đó.
Vì thế, bây giờ A-Nan giáng đàn về đây vừa trợ lực cho “Phần Chiết-thân của A-Nan”. Còn việc phụ lực với Phục-Nguyên về “Chơn-truyền Phật-pháp” để hoằng-khai sau này mà chấn-hưng trở lại theo “Qui-luật Nhứt-tông” của Thầy đã dạy từ thử.
A.N : Mô-Phật! Mùi hương thoang-thoảng dìu dịu xông lên mà Phục-Nguyên có cảm ngộ gì không?
P.N : Mô-Phật! Bạch Ngài cảm-ngộ gì?
A.N : Mùi hương hồn-nhiên thoang-thoảng xông lên đó!
P.N : Bạch Ngài! Mùi hương Đạo-lý nhiệm-huyền hòa với tâm-hồn an-nhiên tự-tại, yểu-yểu minh-minh, diệu-thâm hư-tịch. Đó là thể-hiện vi-mật để thức-tỉnh những chơn-linh nào mà biết trực-giác hướng về con đường siêu-quang thoát-tục hòa với ánh “Minh-nhiên Nhãn-tạng” mà nhập vào cõi” Hư-Vô”vậy.
Bây giờ kỉnh xin Ngài hoan-hỷ thuyết bài đảnh lễ dâng hương, sau đó Phục-Nguyên sẽ vấn Ngài nhiều điều Đạo-pháp đoạn kết lại thành pho kinh-điển “Giáo-lý Bí-chỉ Chơn -truyền.
A.N : Này! A-Nan dâng đây! Lư hương xạ nhiệt, đúng vậy không Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Ngài A-Nan! Đúng như vậy!
A.N :
KỆ
Pháp vương vừa bén chiên-đàn,
Khắp trong thế-giái hai hàng Tăng-Ni.
“Nguyện khể-thủ “Qui-y Hạnh-đạo”,
“Dâng mùi hương Tam-Bảo trang-nghiêm,
Lâng-lâng Tâm-Pháp lặng-yên.
Chỉnh lòng nghinh-tiếp Huyền-thiên Phật-đà!
Dâng hương xong, bây giờ Phục-Nguyên cứ vấn A-Nan xin sẽ đáp tất-cả mọi điều theo câu vấn của Phục-Nguyên.
P.N : Bạch Ngài! Bây giờ có vấn có đáp để mình đóng góp những tinh-hoa ”Giáo-lý Chơn-truyền Vi-mật” của Phật-pháp để sau này trao lại cho chư Chánh-giác Chánh-đẳng nguyên-nhân. Vì bây giờ mọi việc gì giữa vô-vi và hữu-hình xin bạch Ngài hoan-hỷ tận-lực phụ tay với Phục-Nguyên kỳ này!
A.N : Mô-Phật!
P.N : Bạch Ngài! Vì kỳ này là kỳ xiển khai hiệp Tam-Giáo nên Phục-Nguyên đã ý-thức trách-nhiệm của
mình hữu hạnh thay! A-Nan cũng chiết một phần thân xuống cõi hữu-hình này để phụ lực với Phục-Nguyên mà lo xiển dương Đại-Đạo của Thầy và chấn-hưng “Chánh-Pháp Nhãn-Tạng” Phục-Nguyên nói đây không phải vọng, mà đây chính là trách-nhiệm vậy. Bây giờ Phục-Nguyên xin Ngài hoan-hỷ cho vấn tiếp.
Bạch Ngài! Sao gọi là Tâm-vương?
A.N :
BÀI
“Nay Phục-Nguyên! Vấn hành Giáo-lý,
“A-Nan đây dâng chỉ thuyết bài
“Tâm-vương vì bởi nghiệt-cay,
“Nó hằng ngự-trị chủ loài ma âm.
“Do xao-động ẩn nằm trong trí,
“Tham, sân, si làm quỉ đêm ngày.
“Lục-căn diêu mãi cuồng say,
“Hiệp cùng lục-thức hằng ngày chẳng yên.
“Để Tâm-vương triền-miên quấy nhiễu,
“Tâm do đâu ai hiểu đặng không?
“Vương là bá-chủ trong lòng,
“Khiến bao tạp-niệm hòa đồng quân ma…
“Hằng gây loạn làm ta chẳng thấy
“Dục tâm mình nghĩ bậy không an,
“Ngày nay Pháp-bảo Tham-thoàn,
Trang-nghiêm tiếp đón những hàng Phật duyên.
“Nay A-Nan thuyết-truyền Đạo-pháp,
“Nguyện tỏ lời giải-đáp Phục-Nguyên,
“Liên-đài thoang-thoảng dịu-hiền,
“Năm hành sáu thức tâm-điền tịnh yên.
Bạch Phục-Nguyên! A-Nan đã trả lời câu hỏi của Phục-Nguyên. Nhưng làm sao đoạn gốc của Tâm-vương?
P.N : Bạch Ngài! Vì Tâm-vương nó mới sanh ra tâm-sở, vậy sao gọi là Tâm-sở?
A.N :
BÀI
“Có Tâm-vương mới sanh Tâm-sở,
“Ngựa không cương nào ở đặng lâu,
“Tâm-vương thường chuốc ưu sầu…
“Bởi do Tâm-sở nhiễm cầu trước sau.
“Nghiệp căn tánh lộn-nhào quả-báo…!
“Tâm-sở hành tác-tạo thế-gian,
“Ngày ngày phiền-não bi-than!
“Tâm-vương quấy động sao an thức lòng?
“Tâm-sở nương diễn-vong ai thấy,
“Trực-giác hành, đào-thảy trần-duyên,
“Hãy dùng “Mật-pháp Diệu-huyền”
“Ba-la Tri-kiến Tham-thiền tịnh yên.
“Hòa Siêu-nhiên Huờn-nguyên Cứu-cánh,
“Sở với Vương là tánh quỉ ma,
“Giác rồi tĩnh-luyện diệu-hòa,
“Phục-ư Chơn-Pháp khai tòa viên-minh.
“Bởi tâm-viên hằng nhìn diêu-động,
“Ý mã cuồng niệm vọng hằng sanh…
“Rừng mê, bể lụy nghiệp hành…
“Dẫy-đầy nhân-quả quẩn-quanh kiếp nhồi!
“Nhiếp-tâm lại năng ngồi định tánh,
“Tri-nguyên nguồn ấm lạnh khổ-đau!
“Tâm-vương thường chuốc ưu-sầu,
“Phục-rồi Tâm-sở nhiếp bầu Linh-quang.
“Tịnh Tri-kiến Nhãn-tàng vi-diệu,
“Dụng pháp thiền thấu liễu tánh tâm,
“Bởi do nhiễm dục luân-trầm,
“Thiện-duyên hồi-tỉnh đoạn mầm nghiệp mê!
Đó! Hãy dụng Chánh-Kiến để đoạn-trừ tâm viên.
P.N : Bạch Ngài! Vậy Chánh-Kiến để trừ chỗ nào?
A.N :
BÀI
“Dùng Bát-Chánh Đạo-Tâm khai-hoát,
“Chánh Tư-Duy để đạt nhiệm-mầu,
“Chánh-Tâm, Chánh-Ngữ cao-sâu,
Thậm-thâm Chánh-kiến nhiếp bầu âm-dương.
“Thấy tánh-tâm hay thường diêu-động…
Lời từ hòa thuyết-giảng hôm nay,
“Luôn luôn tinh-tấn hằng ngày,
“Tư-duy phải sáng diệt loài âm ma.
“Vô-lượng kiếp người ta có biết?
“Nay tỉnh tu hãy diệt cho mau,
“Cội nguồn căn tánh lộn-nhào.
“Với cùng Diệu-Đế năng trau trong lòng.
“Tứ-Niệm-Xứ” người không có biết,
Dùng lý-chơn minh-triết cao-sâu,
Phục-Nguyên đã hỏi đúng câu,
A-Nan xin đáp từ đầu tri-nguyên …
P.N : Bạch Ngài! Đã biết rằng nguồn gốc đau-khổ của chúng-sanh là do Tâm-vương và Tâm-sở, nhưng đã thấy được chỗ diệt, trừ Tâm-vương và Tâm-sở rồi, đó là
nghiệp-chướng của chúng-sinh. Bây giờ Phục-Nguyên xin hỏi Ngài tiếp câu khác, bạch Ngài trả lời.
Tại sao bao nhiêu người Đức Thế-Tôn dạy Đạo mà dạy bằng lời, còn Ngài Ma-ha Ca-Diếp Đức Thế-Tôn dạy Đạo lại không lời. Ma-ha-Ca-Diếp thọ pháp cũng không nghe?
A.N : Cười… Này Phục-Nguyên! Xin nghe rõ A-Nan sẽ trả lời tường tận nguồn-cội.
BÀI
Trước đàn Tam-Giáo chứng-minh
A-Nan xin đáp Chơn-kinh lý truyền.
Bạch Thế-Tôn! Nhơn-duyên đã định,
Ca-Diếp lòng an-tỉnh chánh-tâm.
Công-năng Đạo-hạnh Diệu-thâm,
Không lời trao pháp, phương-châm hóa-hoằng.
Nào có nghe, Chơn-Thần vốn sáng
Vì bao đời tỏ rạng Nhãn-tàng,
Viên-minh Bát-nhã Kim-cang,
“Hư-Vô Tịch-Lặng” phục-hoàn “Tâm-Trung”.
Đạo vi-diệu, huệ-thông tự ngộ,
Rất trang-nghiêm để độ thế trần,
“Hương hoa Chơn-lý lâng-lâng,
“Phất tay trao pháp cho hàng linh-căn.
“Ngài Ca-Diếp vì Thần Chánh-Định,
“Phục ma lòng giải bịnh trầm-kha
“Hồi-minh diệt ngã hằng hòa
“Thọ truyền tâm-ấn Tam-tòa chứng-tri.
“Do ấn biến thâm-vi Thanh-tịnh,
“Bởi Thế-Tôn cung-kỉnh năng trau,
“Hoa sen thơm ngát ngạt-ngào,
“Cho người giữ pháp đã đào căn sâu.
“Vì không tâm có nào lời nói?
“Vì không tâm chẳng tội đâu nghe?
“Phục-Nguyên chánh-pháp Bồ-Đề,
“Nghe đây diệu-lý dặt dè hôm sau!
“Vì Không tâm nào trau từ thói…!
“Vì Không tâm thoát cõi Diêm-phù,
“Chánh-chơn Diệu-pháp Công-phu”,
“Tư-duy Tri-kiến khỏa mù vô-minh!
“Đã thọ pháp mắt nhìn chẳng thấy…!”
“Pháp ẩn trao nào lấy bao giờ!”
“Phục-Nguyên hãy rõ căn-cơ,
A-Nan đã đáp còn ngờ hay không?
P.N : Bạch Ngài! Phục-Nguyên vẫn biết nhưng phải hỏi, hỏi để chi? Hỏi để Ngài trả lời, mục-đích lấy Chơn-truyền di-giáo để làm trợ duyên giúp cho hậu-thế sau này. Còn hàng Chánh-giác rồi, thì không nghe cũng không nói. Đó mới gọi là “Chánh Pháp Nhãn-Tạng Vô-Thượng thậm-thâm vi-diệu Pháp” vậy.
Trái lại còn dùng lời, vì nghiệp mê lầm của chúng-sanh mãi trụ-chấp nên phải dùng phương-tiện bằng văn-tự mà cảm-hóa. Do đó, nên đến ngày nay mới có mạt-pháp. Còn hàng Chánh-giác nghiệp nhẹ tự tỏ ngộ được Chơn-lý thì học Đạo bằng không lời, mà thọ pháp bằng không nghe, như vậy mới là Chánh-giác, Chánh-đẳng … đã là Chánh-giác thì đâu có mê-lầm mà chuốc nghiệp đau-khổ, bạch Ngài A-Nan phải không?
A.N : Mô-Phật! Đúng như vậy!
Bởi vì quá nặng trong phần sắc-tướng âm-thanh. Vì thế, tà-sư ngoại-đạo mới lợi-dụng danh nghĩa của Phật-pháp; nhưng mà danh-nghĩa Phật-pháp bằng danh-từ, bằng lời nói, nên mới nói mạt-pháp. Còn nói đến Đạo cũng không nghe; Người truyền không nói đó mới đúng là “Nhãn-Tạng Phật-pháp” mà người truyền Đạo không lời, và người học Đạo không nghe do nơi đâu? Bởi vì vô-lượng kiếp đã có tu.
Mô-Phật! Đúng không?
P.N : Bạch Ngài A-Nan! Nay đã tỏ-ngộ Chơn-lý rồi thì không còn vướng-vất ngoại cảnh nữa, chỉ quay về “Tâm-trung Thường-trụ” khi hàng Chánh-giác đã được truyền trao Phật-pháp rồi thì lời không truyền; biết rằng không có ở bên ngoài; Phật-pháp chỉ ở trong tâm của ta, như vậy phải không Ngài?
Vì thế, Phục-Nguyên vấn Ngài để chi? Để lấy lời Chơn-lý, làm tài liệu sau này, giúp cho hàng Chánh-giác đoạn chấn-hưng Phật-pháp lại, ngỏ-hầu cũng để giác tỉnh chung tất-cả nhà tu không còn dị biết tông phái nữa.
Muốn giải thoát thì phải quay về “Nội-Tâm” mà tìm Phật ở bên trong chớ không còn mê-lầm mà tìm Phật ở bên ngoài bằng những âm-thinh sắc tướng. Nói chung cả văn-tự kinh-điển, phải không bạch Ngài A-Nan?
A.N : Mô-Phật!
P.N : Đó! Vì thế nên Phục-Nguyên vấn Ngài – Bạch Ngài hoan-hỉ cho chỗ đó, chớ không phải Phục-Nguyên không biết mà vấn. Nếu không biết mà vấn để cầu học là khác – Còn không biết mà ngạo-mạn khinh-lờn làm cho hoại Giáo-pháp ắt phải bị sa đọa kiếp kiếp đó, cũng vì nghiệp căn còn mê …
Bạch Ngài! Phục-Nguyên cũng có trách nhiệm tiếp với các Đấng Thiêng-liêng thâu nhận Chơn-truyền của Tam-giáo (Chư-Phật, Thánh, Tiên …) và hoằng-khai Đại-Đạo để hướng-dẫn hàng Chánh-giác, nguyên-nhân quay về “Qui-y Nhứt-lý Đại-Đồng”, “Toàn-chơn Phật-thừa Vô-vi” đó.
A.N : Mô-Phật! Đạo không cần phải nói nhiều mà A-Nan lặng-thinh chính là đã đáp lại lời của Phục-Nguyên rồi vậy.
P.N : Bạch Ngài đúng! Vì thế Phục-Nguyên mới vấn-đáp với Ngài đó!
A.N : Phục-Nguyên khỏi cần nói, cứ việc vấn bởi vì thật tâm đã vấn, thì A-Nan vẫn biết, mà không cũng biết – Chi chi A-Nan cũng biết.
P.N : Mô-Phật! Bạch Ngài, Phục-Nguyên còn vấn nữa. Bạch Ngài, nguyên do nào phải vấn? Tại sở trụ mới vấn, hay là tại cái mê mà vấn?
A.N : Bạch Phục-Nguyên! Phục-Nguyên hỏi A-Nan?
P.N :Bạch Ngài, xin Ngài hãy trả lời tiếp.
A.N :
BÀI
Này Phục-Nguyên! Nghe đây lời đáp:
“Khoác áo tràng y-nạp Bồ-Đề,
“Cùng nhau giải-thoát u-mê,…
“Phủi xong Ngũ-Uẩn tổng về giai-không.
“Còn lời chi trong lòng mà chấp,
“Còn vấn gì tràn ngập tinh-hoa,
“Bởi vì thương thế hải-hà,
“Chí-thành Mộ-Đạo đề ra mục từ.
“Quyết Tri-kiến Chơn-Như đoạn-tục
“Không tỏ rành Siêu-thức thâm-sâu.
“Đạo nào đâu hỏi ra câu,
“Pháp nào có thấy ngõ hầu mà tu?
“Vì thương đời phàm-phu tục-tử,
“Giảng lý kinh để giữ Chơn-truyền,
“Đoạn trao cho đấng nhân-duyên,
“Thế-thiên hành hóa nơi miền trần-gian.
“ Nay A-Nan rõ ràng xin đáp …
“Lời thật-tình hòa-hạp lý chơn,
“Vô-vi Phật-tánh Phục-huờn”,
“Giải xong câu vấn không còn điều chi! …
Mô-Phật! Không vì sở-trụ mà vấn, cũng không lấy đó làm điều ngạo-mạn. Đã là tu thì không còn ngạo-mạn đúng không Phục-Nguyên? Phải có lời hỏi để cùng nhau giải-tỏa hết tất-cả từ cái nguồn-gốc đau-khổ của chúng-sanh. Bởi vì có chúng-sanh mới có Phật, nên hôm nay A-Nan cùng Phục-Nguyên luận-giải vấn đáp với nhau, để tìm con đường cứu-cánh đến chỗ Niết-Bàn vậy.
P.N : Mô-Phật! Bạch Ngài! Bây giờ nói qua việc cứu-cánh Niết-Bàn thì Phục-Nguyên xin hỏi Ngài về phần Niết-Bàn.
Bạch Ngài! Sao gọi là “Niết-Bàn Diệu-tâm”?
A.N : Này Phục-Nguyên hãy nghe rõ :
BÀI
Này Phục-Nguyên! Định tâm nghe rõ :
“Thói chúng-sanh đã có từ lâu,
“Biết bao nguồn-gốc khổ-sầu,
“Bởi do Tứ-Khổ thúc câu diễn bày…!”
“Tứ Diệu-Đế” hoằng khai Đại-Đạo,
Cứu-cánh người rốt-ráo “Chơn-Tâm”,
“Niết-Bàn vi-diệu thậm-thâm,
“Nào đâu ai biết tri tầm bổn như?
“Đoạn gốc khổ, pháp từ Chiếu-kiến…”
“Diệt ác đồ hiển-hiện viên-minh,
“Niết-Bàn tỏ-rạng Tâm-Kinh”,
“Vì không lời nói, mầu-linh nhiệm-huyền!
“Hễ thấy tánh tự nhiên ngộ Pháp…”
“Rõ cội tâm ắt hạp Niết-Bàn:
“Niết-Bàn phục-bổn Kim-Cang”,
“Hành-trì vi-mật đắp thoàn Qui-y.
Bởi vì đàn đặt ra không đâu xa, mà chính trong tâm mình vậy.
Đã thấy tánh, biết rõ nguồn cội của tâm thì chính là Niết-Bàn đó!
P.N : Mô-Phật! Bạch Ngài A-Nan! Như vậy gọi là Niết-Bàn nội-tâm nó cũng biến ra “Diệu-Hữu Chơn-Không”.
Bạch Ngài! Sao gọi là “Chơn-Không Diệu-Hữu”?
A.N :
BÀI
Khá khen thay vấn trong lý Đạo,
Nay A-Nan rốt-ráo tỏ-tường…
“Mùi hương bay khắp mười phương,
Niết-Bàn vi-diệu con đường linh-thiêng.
Này! Hỏi lại Phục-Nguyên lời nói,
A-Nan đây nguồn-cội đáp tường
Không còn đoạn sở vấn-vương Nghe đây cho rõ tầm phương cứu đời.
Đó Phục-Nguyên lập câu hỏi lại A-Nan xin nói.
P.N : Bạch Ngài! Sao gọi là: “Chơn Không Diệu-Hữu”?
A.N : Thế nào gọi là “Chơn-Không Diệu-Hữu”? Đã nói Niết-Bàn thì không thấy, mà cũng không có hữu cùng không có vô. Bởi vì có Diệu-hữu thì đã có vô-minh nhưng mà A-Nan xin đáp.
BÀI
“Vì lời hỏi giải bày sáng-tỏ…
“Diệu vô-minh tật-đố tham-si …
“Niết-Bàn Cứu-Cánh tổng-trì…
“Nào đâu Diệu-hữu mà ly cảnh đời?
“Chơn-không Pháp chẳng lời mà nói…”
“Tổng Giai-Không ấy cội nhơn-duyên,
“Phi phi tưởng tịch thâm-huyền,
“Sở hành Chiếu-Kiến diệt yên tâm lòng.
“Bởi vô-minh người không có biết…
“Do sở hành, đã diệt Tâm-vương,
“Niết-Bàn tỏ khắp muôn phương,
“Tư-duy Diệu-hữu tận-tường “Chơn-Không”.
“Chơn Chánh-Pháp khử lòng tật-đố…
“Không-Không” hành, nơi chỗ chúng-sanh.
“Hôm nay lời hỏi trọn-lành,
“A-Nan xin đáp rõ-rành nghiệm-tri …
P.N : Bạch Ngài! Xin Ngài hoan-hỷ, Phục-Nguyên có lời hỏi tiếp câu khác! Nguyên do nào chúng-sanh bị diệt, mà cái nghiệp hành nó đã khởi ở trong thời nào?
A.N : Bởi vì đã thấy đau-khổA.N : Mô-Phật! Phục-Nguyên hãy nghe rõ lời đáp của A-Nan. BÀI
“Vì chúng-sanh trong đường ác báo, “Từ vô-thỉ lộn-lạo đến nay,
“Bởi mê tạo nghiệp hằng ngày,
“Do Thân, Khẩu, Ý lạc-loài Chơn-tâm. “Thân diêu-động sai lầm Diệu-pháp, “Khẩu nghiệp thường ứng đáp loạn-càng, “Ý thì Tâm-sở vương-mang, “Cho nên gây nghiệp trong đàng tử-sanh! “Vô-lượng kiếp ai nhìn đâu thấy, “Nay xác thân tà-vạy trong lòng, “Đó là quả-báo luân-trầm. “Bao năm dày-đặt khởi mầm nhơn-duyên.
“Do có nhân gặt liền cái quả,
Nghiệp gây ra sẽ trả tức thì, “Khá khen lời hỏi thâm-vi, “Cao-siêu Diệu-lý Tổng-trì Hư-Không”. “Pháp chánh đoạn diệt lòng Ngũ-Uẩn, “Thập Nhị Nhơn-Duyên” tận nhiếp tâm, “Hành là tiềm-thức bao năm,
“Nay tu Chiếu-Kiến ẩn tầm tri ra… “Tri nguồn-cội đẫy-đà sự chết? “Tri lý hành chiếu tịch Hư-Không? “Vì đâu mà có sanh lòng?
“Vì đâu tâm kết trong vòng nhân-duyên?
Bạch Phục-Nguyên! Bởi vì chúng-sanh tạo nghiệp từ vô-thỉ đến nay gây ra biết bao oan-trái, hễ nhơn nào thì quả đó. Vả lại, Hành để mà
“Chiếu-Kiến Ngũ-Uẩn Giai Không”, đoạn dứt nghiệp; mà đoạn chết
cái nghiệp rồi biết rõ nguồn-cội đau-khổ trong kiếp chúng-sanh thì tức là đã tròn Đạo.
P.N : Mô-Phật!
A.N : Bạch Phục-Nguyên! Còn vấn điều gì?
P.N : Mô-Phật! Do đó, Ngài trả lời về vấn-đề là nơi sở hành sanh ra nghiệp quả!
Nên ngày nay phải chịu báo-ứng, thọ đau-khổ!
Vậy, phải tu chỗ nào để dứt gốc đau-khổ?, thì đó chính là dứt đau-khổ!
BÀI
Nay A-Nan lời chơn xin đáp,
“Còn thức tri chẳng đạt lý huyền,
“Bởi vì căn tánh trần-duyên,
“Diệt mầm đau-khổ thì yên trong lòng!
“Tâm chẳng thấy thì không có tánh,
“Lòng không sanh, Đạo-hạnh cội-nguồn.
“Không vui, mừng, khóc hay buồn,
“Chính là diệt khổ nơi tuồng nhân-gian!
“Pháp Chiếu-Kiến Nhãn-Tàng vi-diệu
“Bát-Nhã khai ngộ liễu “Tâm-Trung”.
“Nhơn-duyên đoạn diệt trong lòng,
“Biết rằng nghiệp khổ trừ xong diệu-hòa.
“Biết nó khổ chính là hết khổ,
“Biết cội-nguồn ắt ngộ Niết-Bàn,
“Xiển dương “Chánh Pháp Nhãn-Tàng”,
“Xin ghi lời nói luận bàn Phục-Nguyên.
P.N : Mô-Phật! Bạch Ngài! Sao gọi là “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng”?
A.N : Mô-Phật! Đây cũng là câu hỏi cuối cùng và đây cũng là lời đáp cuối cùng của A-Nan.
P.N : Mô-Phật!
A.N : Xin đáp tiếp.
BÀI
“Sao mà gọi “Nhãn-Tàng Chánh-Pháp”?
“Lời A-Nan xin đáp Phục-Nguyên,
“Chi chi cũng bởi nhân-duyên,
“Nhãn-tàng Chiếu-kiến diệu-huyền thâm-sâu.
“Vô-lượng kiếp nào đâu có thấy,
“Chánh-pháp tầm ngộ lấy bên trong,
“Hồi-quang Trực-giác cội-tông
“Dứt rồi nghiệp khổ khởi lòng trang-nghiêm.
“Thì Chánh-pháp sẽ tìm Nhãn-tạng,
“Họa báo thời dứt đoạn từ đây,
“Mùi đời chẳng có mê-say…
“Làm sao nhiễm-tục lạc-loài thế-gian?
“Đó Chánh-Pháp Nhãn-Tàng là đấy!
“Giải-thoát rồi, Tự Tại Chơn-Không,
“Minh-minh yểu-yểu thanh lòng,
“Diệt nguồn mê-muội là xong chớ gì!
Đó là “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng”.
P.N : Mô-Phật!
A.N : Chẳng những riêng Phục-Nguyên hỏi mà A-Nan còn xin đáp tất-cả những lời hỏi của thế-gian nữa.
P.N : Mô-Phật
A.N : Đây cũng là nhân-duyên của mình hội-ngộ trong Kỳ- tam này giữa Vô-Vi và Hữu-Hình vậy.
P.N : Bạch Ngài! Cũng là nhân-duyên gieo-truyền mối Đại-Đạo của Thầy và phục-hưng lại Phật-Pháp đó. Xin Ngài thăng, hẹn đàn khác.
A.N : Mô-Phật! Chào Phục-Nguyên.