Ngọ thời, ngày 10 tháng 01 niên Mậu Thìn
NGÀI ĐẠT-MA GIẢNG ĐÓNG SÁU CỬA NGĂN BA TÌNH

P.N : Bạch Đại-huynh! Xin thỉnh Đại-huynh Đạt-Ma giáng đàn để Đệ thâu Chơn-lý…
XÍCH-THÁI-CỔ : Đàn hãy Thanh-tịnh nghe Đệ!
P.N : Bạch Đại-huynh! Đàn thanh-tịnh.
Phục-Nguyên kỉnh chào Đại-huynh (Đ.M)
ĐẠT-MA : Nay gọi Lão về có việc chi?
P.N : Bạch Đại-huynh! Xin Đại-huynh thuyết thời pháp đề-tài
“Đạt-Ma” cho hàng thiện-duyên nơi đây nghe để lãnh hội…
Đ.M : Lão biết chi mà thuyết đây?
P.N : Bạch Đại-huynh! Gượng lời mà thuyết để cho thiện-duyên giác-ngộ…
Đ.M :

THI
Đạt thành sở nguyện chí cao-sâu,
Mạ báo “Tâm-trung” hiệp nhứt bầu,
Tổ-khiếu Huyền-quang khai liễu Đạo,
Sư truyền Bí-chỉ thậm- thâm sâu!

Bây giờ Lão chẳng có biết cái chi mà để nói đây,
réo Lão tiếp đàn làm gì?
P.N : Kỉnh xin Đại-huynh, thuyết đề tài:
“Trừ ma chướng giải-thoát khổ-đau”.
Đ.M : Khổ đau nơi đâu mà giải-thoát?
P.N : Do tâm mê!
Đ.M : Ma chướng ở đâu mà trừ?
P.N : Cũng do tâm mê!
Đ.M : Biết thế thì còn gì để nói, phải không Đệ?
P.N : Đúng vậy Đại-huynh! Nhưng bởi còn những người đang mê, nên kỉnh xin Đại-huynh hoan-hỷ giảng cho hàng thiện-duyên nghe và Tiện-đệ cũng thâu-thập tài-liệu
làm Giáo-lý hầu để truyền lại cho hậu-thế sau này vậy.
Đ.M : Đã nói tu mà còn mê, vì tâm không Định, tức là nó không an đó.
P.N : Không an là do bởi nghiệp mê còn…
Đ.M : Nhưng tâm có đâu mà Định? Vì còn mê nên phải có Định, Phải không?
Bởi chúng-sanh mê nên mới có tâm, do có Thức mới có tâm, còn không Thức thì đâu có tâm?
Nãy giờ Lão giảng xong rồi đó Đệ (cười…)
P.N : Bạch Đại-huynh! Tùy nhân-duyên, xin Đại-huynh giảng tiếp.
Đ.M : Thì Đệ nói tiếp đi, rồi Lão xem sẽ bổ-khuyết vào, chớ một mình Lão độc xướng thì không có được.
P.N : Nãy giờ Tiện-đệ đã khơi ý rồi đó Đại-huynh!
Đ.M : (Cười…!) Bởi vì không có ý đã khơi thì trọn vẹn trong ý đó rồi, đúng không?
P.N : Bạch Đại-huynh, đúng!
Đ.M : Do đâu mà có ý?
P.N : Bởi vì mình đã liễu-ngộ viên-mãn rồi không còn mê-lầm trụ-chấp nữa, nhưng còn những người đang mê mà làm sao họ thấu-triệt đặng?… Kỉnh xin Đại-huynh giảng cho thiện-duyên lãnh hội.
Đ.M : Phải đóng sáu cửa, ngăn ba tình thì đến ngay, đó là như thế!
P.N : Bạch Đại-huynh giải-nghĩa…
Đ.M : Sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý đó. Còn ba tình là: Tham, sân, si.
Hễ đóng hết rồi, thì còn ý đâu mà nói.
P.N : Này Chư thiện-duyên có nghe chưa?
Đ.M : Đã biết nó là cửa chi rồi, thì còn chi đâu nữa mà nói? (Cười…) Sáu cửa ấy là sáu cửa địa-ngục đó.
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy! Mà biết đóng là Thanh-tịnh tịch-tịch luôn rồi!
Đ.M : Vì biết mở là đã đóng rồi còn chi mà phải nói? (Cười…!) Cũng không ngăn ba tình! Nó không sanh thì lấy chi đâu mà ngăn, phải không? Vậy thì có chi mà nói đây?
P.N : Bạch Đại-huynh! Gượng mà nói thôi.
Đ.M : Gượng cũng không được, chẳng thà không nói thì thôi ( Cười…).
P.N : Bạch Đại-huynh! Vì chúng-sanh nhiễm bịnh quá nhiều, nên cần có thuốc để trị,
thuốc thì phải có nhiều vị: vị đắng, vị ngọt, vị cay, vị chua…
Đ.M : Mà bệnh của chúng-sanh là bệnh gì?
P.N : Bệnh mê…!
Đ.M : Đã biết nó bệnh mê, thì nó đã không mê rồi! Khi đã giác rồi còn đâu mà trị hết bệnh?
P.N : Bởi nó biết nó mê, mà nó không giác thì làm sao? Vì nó còn trụ chỗ có…!
Đ.M : Nó biết nó mê, mà nó còn trụ chỗ có, bây giờ Lão cùng Đệ đi dạo nghe!
P.N : Mô Phật! Đi dạo sáu động.
Đ.M : (Cười…) Đã đóng cửa sáu động rồi, mà còn đi dạo chi nữa?
P.N : Hay là mình đi vòng quanh Hư-Vô?
Đ.M : Hư-vô có đâu mà vòng! (Cười…)
P.N : Cao siêu lắm!
Đ.M : Chi chi của thế-gian này, đều là giả kể cả lời ăn tiếng nói cũng vậy.
P.N : Bạch Đại-huynh! Đúng vậy, còn trụ vào danh-từ, là còn mê huyễn-hoặc hữu-tướng!
Đ.M : Vì thế! Đã biết nó như vậy rồi thì không còn chi mà để nói nữa hết.

THI
“Ba tình, sáu cửa đóng cho xong,
“Các phép vô-vi chẳng có vòng,
“Hư-ảo sanh thành ra vạn-vật,
“Đâu còn hữu-tướng ắt Huờn-không”.
“Trừ mê tạp-nhiễm ngăn trần-cấu…
“Quét sạch phàm tâm Đạo ẩn lòng!
“Phá chấp hồi-minh xua ngũ-ấm,
“Siêu-nhiên tự-tại Bổn-nguyên trong.

P.N : Cao siêu quá!
Đ.M : Phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-Huynh! Pháp Đốn đó!
Đ.M : Cũng không có Đốn mà cũng không có tiệm nữa, phải không Đệ?
P.N : Bạch, đúng vậy!

Đ.M :
“Không không chẳng nói chữ thành không,
Tỏ ngộ Vô-vi ẩn tại lòng;
“Lòng chẳng Hư-không nào có dính;
“Dính chi bụi tục phải Huờn không?
P.N :
“Đã không chẳng bụi dính vào trong,
“Thì nói Hư-không cũng chẳng vòng,
“Không sắc không hình không chướng-ngại,
“Nào đâu có pháp, nói không không?
Đ.M : Hay quá Đệ!
“Không không tiệm Đốn cũng là không,
“Vì pháp người mê phải mắc vòng…
“Đạt-Mạ tu hành không nói đặng!
“Không ngôn, không trước chẳng không không.
(Cười…) Vì thế đâu còn gì để nói?
“Không người, không Phật, cũng không Tiên,
“Không nói không chi dính não-phiền,
“Không Đạo Hư-vô nào có lý…
“Không còn vướng bụi chẳng Huờn-không!
“Hườn-không chẳng biết trước sanh ra.
“Hữu thể là Ta chớ quỉ ma,
“Không Phật, khôngTiên, không Thánh chúng
Không cầu nhiễm trước bởi sanh ra (cười…)

Thế thì còn gì để nói đâu,
mà cứ réo gọi Lão giáng đàn để nói chi đây?
P.N : Mô Phật! Mình gượng tạm lời để nói Đại-huynh! Nói đoạn tỉnh giác mà độ bao nhiêu người còn mê đó, bạch Đại-huynh!
Đ.M : Lão gượng nói thì được rồi, phải không? Nhưng mà không không nó không gượng đặng đây! (Cười…) Nó đã không không thì làm gì gượng đặng nữa mà nói hả Đệ? (Cười…)
. Không trụ-chấp vào chỗ nào hết phải không Đệ? Nó là như thế!
Đã nói rằng, “Đạo không lời”
mà gượng nói khó nói ở chỗ đó đó Đệ!

THI
“Mâu-ni Bửu-khuyết Đạo trường tồn,
“Vì Phật, Thánh, Tiên, phải có hồn,
“Khôn dại trong trần thì ám-muội,
“Nguyên-nhân mắc đọa bởi thần-hôn…

Đó là như thế! Lý là như vậy, đúng không?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M : Không không, không cầu, không nhiễm, không trước, không sau thì có chi đâu mà để nói? Mà
cũng chẳng có Hư-vô! Ai chứng-minh Hư-vô đây?
P.N : Mô Phật!
Đ.M : (Cười…) Hư-vô là cái chi? Đã nói hư là trống, là ảo-ảnh, là giả; vô là không, không giả nào có thật đâu mà!
P.N : Bạch Đại-huynh đúng! Cao siêu quá!
Đ.M : Phải không? Thế thì cũng không có Hư-vô, mà cũng không có, chẳng đúng chẳng sai nữa (cười…).
P.N : Hễ mê thì còn sai, còn đúng. Giác toàn chơn thì không còn sai không còn đúng.
Đ.M : (Cười…) thế thì Lão còn chi để nói đây?
P.N : Thôi, Bạch Lão Huynh gượng nói đi.
Đ.M :

THI
“Tam-tâm Tứ-tướng ở trong lòng,
“Đạt-Mạ nguyện thành sở vị không,
“Chẳng dép luân hành đi mãi mãi,
“Gãy răng vẫn nói khuyết “Không-khôn”.

Phải không vậy Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M : Không có dép thì đi chân, không răng nhưng lưỡi còn,
miệng còn thì vẫn nói đặng (cười…) như
thế đó Đệ!
P.N : Phải chấp-nhận mọi cảnh-huống của tình đời đó Đại-huynh! Nhưng ta “Vô-tâm”.
Đ.M : Bây giờ huynh-đệ mình đàm Đạo nghe! Đã biết lý “Không-Không” rồi thì mổ xẻ đi!
P.N : Bạch Đại-huynh! Nếu không trụ vào “Không” thì đâu có nói không được?
Đ.M : Thì không nói “Không”, nhưng bởi vì yêu-cầu Lão nói, yêu cầu Lão gượng nói thì bắt đầu Lão đã gượng nói rồi (Cười…).
P.N : Hễ Đại-huynh nói! Thì Đại-huynh lại còn tâm rồi!
Đ.M : Nhưng mà Lão gượng nói, vì do ý của Phục-Nguyên.
P.N : Thế nên, còn trụ phải không, bạch Đại-huynh.
Đ.M : Lão không nói trước, Phục-Nguyên cứ nói trước đi! (Cười…).
P.N : Hễ Tiện-đệ nói, thì Tiện-đệ còn trụ vào chỗ có, bạch Đại-huynh!
Đ.M : Nhưng vậy thì Lão không nói, phải không? (Cười..).
P.N : Đại-huynh không nói, nhưng mà Đại-huynh trả lời, thì cũng còn trụ, trụ chỗ trả lời đó.
Đ.M : Vì có hỏi mới có nói; vì có hỏi mới có trả lời. Đó là nguồn-gốc sanh ra. Nếu Phục-Nguyên không hỏi thì Lão không nói; không yêu-cầu thì Lão không gượng, phải không?
Đó là vì có Thức nên mới có hành mà thức là do Phục-Nguyên sanh ra, hành là do Lão đây.
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M : Mà nguyên do nào có hành đây? Là do Sáu động chưa đóng hết, nên còn trụ vào lời nói…!
P.N : Chưa đóng hết sáu động đây là vì do nghiệp chúng-sanh.
Đ.M : Cũng chẳng phải do nghiệp chúng-sanh, phải không? Mà chúng-sanh đâu có, sao có nghiệp? Bởi vì Lão về đây mà còn biết cái tên Đạt-Mạ là còn trụ vào chỗ đó. Thế nên “Sáu cửa” chưa đóng vì sáu cửa chưa đóng nên còn thâu-nhiếp là của Phục-Nguyên.
P.N : Vì thu-nhiếp nên mới trả lời là hành để nói (Cười…).
Đ.M : Thế thì còn nói “Hư-Vô” cũng chưa đặng (cười…) mà cái Hư-Vô là cái danh -từ mà thôi.
P.N : Bạch Đại-huynh! Vì có chúng-sanh nên mới có Hư-Vô.
Đ.M : Đúng vậy! Chẳng có chúng-sanh thì chẳng có Hư-Vô – mà không Hư-Vô cũng chẳng có chi hết, Hư là chi, Vô là chi, có thấy có biết không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Nếu còn thấy biết là còn chúng-sanh.
Đ.M : Hay quá! Mà không còn thấy, không còn biết, không còn nói thì đâu có nói Hư-Vô.
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M : Thế thì đã đoạn diệt chữ chúng-sanh thì đâu còn nói Hư-Vô, đâu còn Phật để mà sanh ra thì còn chi để nói, cũng không có gượng nữa (cười…).
P.N : Hay quá!
Đ.M : Đúng không? Đó là nãy giờ đó, đó là đó đó…! Nãy giờ cũng là do tâm động… Hễ còn nói là còn tâm, còn hỏi là còn trụ. Vì chỗ còn hỏi là còn Suy-nghĩ, còn Thức, Thức có mới náo-động sanh ra giả. Lão còn nghe đây nên Lão mới nhiếp thu vào là bởi vì Lão còn Thức, rồi nói ra là bởi vì Lão còn hành, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Đó là “Chơn-thức” hành của Đại-huynh không còn
chỗ trụ nhiễm nữa.
Đ.M : Chỉ gượng nói thôi chớ đâu còn trụ nhiễm (cười…) – Vì còn chỗ gượng là không còn rốt-ráo, không rốt-ráo được. Thế cho nên là còn trong chúng-sanh.
Mượn lời giả của chúng-sanh để nói như vậy cũng chưa đặng.
P.N : Nhưng đâu còn mê như chúng-sanh, bạch Đại-huynh!
Đ.M : Không phải còn mê như chúng-sanh nhưng cũng không đặng.
Vì còn trụ. Đoạn trụ, không diệt, không chấp thì có chi đâu mà nói?!
Đoạn trụ thì không nói nghiệp, và có chi đâu mà phải nói? Còn nói thì còn theo nghiệp mê của chúng-sinh mà thôi (cười…) Phục-Nguyên còn hỏi chi?
P.N : Bạch Đại-huynh! Bởi nặng nghiệp nên mới trụ; còn trụ thì nó lại sanh ra thiên hình vạn-trạng, càng sanh càng bị nghiệp hành! Mãi trụ-chấp vào kinh điển sanh ra mê-hoặc… bỏ gốc Chơn-tâm, Phật-tánh, bị lý-chướng tô dầy thêm màn vô-minh. Trái lại Đạo thì không thấy, không nghe và không nói, chỉ quay vào nội-tâm mà “Chiếu-Kiến”. Ai ngộ được Đạo mới hành theo Chơn-lý, Chơn-lý là tự ngộ chớ không phải Chơn-lýtrong kinh-điển nên “Chánh-Pháp Nhãn-Tạng”
vô thượng thậm-thâm không bao giờ hoại, phải không Đại-huynh?
Đ.M : Đúng vậy! Nãy giờ Lão đã dẫn đi qua sáu cửa (cười…) ai đã thấy sáu cửa chưa? Sáu cửa là đó đó… Bởi vì ba tình chưa ngăn còn sanh ra chưa đóng đặng – mà hễ thấy nó rồi thì hãy đóng kín lại đi!
P.N : Nếu không còn trụ-chấp, thì còn gì nữa mà đóng; phải không bạch Đại-huynh!
Đ.M : Không trụ, không chấp thì có đâu mà đóng? Lấy đâu biết không trụ?
P.N : Vì không mê…!
Đ.M : Vì sở-cầu đâu mà biết không trụ? Bởi do nơi chấp!
Hễ không còn chấp thì đâu có trụ, không trụ thì đâu có mê…!
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy! Không mê thì đâu có trụ…
Đ.M : Thế thì sao? Vì thế không nói không (cười…) cũng còn động mà thôi! (Cười…) Nói chớ nãy giờ Lão cười là có gì vui? Đó là không còn có chi nhiễm trần. Đoạn trừ phiền-não thì không có chi sanh ra, bởi vì tâm mê. Chi chi trong chúng-sanh này do phiền-não mà sanh ra. Thế cho nên cười là đoạn trừ phiền não, vui vì không còn trụ, đoạn gốc thì ngọn không sanh! Phải không? Để cái ngọn thì phải truy cái gốc.
P.N : Bạch Đại-huynh đúng!
Đ.M : Thế thì còn động làm chi?
P.N : Có trụ chỗ nào đâu mà động!
Đ.M : Nhưng mà Lão biết có động; vì muốn hỏi mà chưa nói ra (cười…).
Cái ngọn tuy chưa có mà gốc đã sanh rồi! Cái gốc là do đâu mà có gốc đúng không?
P.N : Đúng!
Đ.M : Nhưng mà Lão thấy. Này Phục-Nguyên! Do đâu biết tâm động?
P.N : Bạch Đại-huynh do tâm mê!
Đ.M : (Cười…) Là do sáu cửa chưa đóng lại, mà thôi! (Cười…)
Vì còn nghe, còn thấy, còn niệm còn nói, còn thân này sanh ra ý.
P.N : Đúng vậy, bạch Đại-huynh!
Đ.M :

THI
“Phục-Nguyên thỉnh Lão giảng Tâm-kinh,
“Tuy động không ngôn vẫn có hình (cười…)
“Lão trả lời đây bao vạn quyển…,
“Tri hành Mật-giáo cửu Chơn-kinh.
BÀI
Ngày xưa Lão đã tu hành,
Thoát ngôi Thái-Tử để dành Đạo-tâm,
Lão thấy đời thăng-trầm lộn-lạo,
Thân giả này tác-tạo nghiệt-oan,
Dù cho ở chốn cung vàng,
Nào đâu đặng sống cửu-trường Đệ ơi!
“Nghĩ như thế bỏ ngôi tu-học,
“Quyết độ đời chân ngọc cũng đi.
“Tri ra máy tạo huyền-vi,
“Học-hành Chơn-lý thực thi trong lòng.
“Qua Đông độ Lão không chán mệt,
“Ngộ Đạo rồi dâng hết cho đời.
“Yên-chi tâm dạ gớm-ghê,
“Giết Thầy độc dược, não nề xiết bao!
“Lão chán-nản đi vào Hư-tịch,
“Nhưng thương đời vì ít người tu,
“Thế nên Lão mãi chu-du,
“Thần-Quang Lão gặp đoạn trừ tánh tâm.
“Lấy Thiên kinh giảng ngâm cho Lão,
“Đánh gãy răng kêu Lão phải quì,
“Độ đời bao nỗi ai-bi!
“Thầy đi mà lạy (đệ-tử) còn gì bổn căn?

Phải không Đệ? Là vì trong thời Lão qua Đông-Độ Lão độ đời, muốn cho Chơn-truyền không thất-thoát, nên Lão phải quì lạy đệ-tử, nhưng Đệ biết tại sao Lão chịu như thế không? Bởi vì Lão đi từ Thiên-Trước qua Đông-Độ - Thiên-Trước lúc đó không còn người tu.
Lão muốn truyền Đạo qua Đông-Độ là vì Lão muốn khai sáng nguồn Phật-pháp trong thời kỳ ấy. Lão phải chịu đầu phục Thần-Quang để truyền Chánh-pháp đó.
Thế thì, nay Đệ hướng dẫn nhiều rồi thì phải chịu đau-khổ nhục-nhã như thế mà thôi, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M :

BÀI
“Thương đời giả-dối lắm điều,
“Lão nay chán-nản bấy nhiêu lòng này!
“Ôi! Oan-trái mê-say tác-tạo…
“Vì lợi danh tráo đấu tự kiêu…
“Lão đây nói pháp bao nhiêu.
“Người nghe càng thấy rất nhiều chướng tai!
“Này Hiền-đệ! Ngày nay cũng thế,
“Gương Lão đây hãy để vào lòng,
“Dép đi một chiếc Tây-Đông,
“Cái răng cũng mất hàm không có đều.

Phải không Đệ? “Tới cái răng cũng không đầy-đủ thì còn chi? Nhưng thương cho sanh-chúng vì bị luân-hồi trong vòng nghiệp quả! Lão muốn cho “Chơn-truyền đừng thất thoát” để mà độ đời chớ không phải vì danh, không phải trụ vào chúng-sanh này đâu.
Vì còn
trụ là còn thương còn hành, còn thức, Lão không còn trụ, không còn thương,
không còn hành, không còn thức”, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ cũng vậy!
Đ.M :

BÀI
“Chúng-sanh tạo nghiệp mà ra.
“Mắt, tai, mũi, miệng, thân hòa ý xao…!”
“Mắt nhìn thấy đi vào Tâm-thức”,
“Tai còn nghe buồn-bực hằng khơi”,
“Miệng thì lắm tiếng nhiều lời…”,
“Thân thường diêu-động ở nơi biển trần”.
“Do Ý sanh trong vòng lục-đạo”,
“Thế cho nên tác-tạo oan-khiên…”,
“Biết bao nhiêu cảnh não-phiền…”,
“Sống bằng cái giả chẳng yên tâm lòng!”.
“Thế cho nên Huờn-không phải biết…”,
“Biết từ đâu, mà nghiệp do đâu?”
“Đạo nào có nói ra câu?”
“Gượng lời lấy-ý mà trau trọn lành!”

Phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy! Hay quá!
Đ.M : Đó là như thế! Thế cho nên Lão phải chịu mất dép, gãy răng, đầu sói luôn không có tóc (Cười…).
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ đây cũng cam lãnh biết bao phần thưởng bi-thương khốn cảnh,một chín một mười như Đại-huynh nào có ít đâu!
Đ.M :

BÀI
“Biển trần nhiều nỗi say-mê…!”
Lão qua Đông-Độ quay về Tây-Thiên.
“Tìm khắp chốn người hiền chọn-lọc…!”
“Gieo Chơn-truyền để học Bổn nguyên!”.
“Mà đâu có thấy thiện-duyên?”
“Lợi danh quyền tước tranh liền Lão đây!”
“Hễ còn nói, còn gầy ma Thức…”,
“Bởi còn nghe, còn bực trong lòng…!”
“Làm sao mà đặng Huờn-không?”
“Người đâu có hiểu mắc vòng oan-khiên!”

Vì còn bực thế nên mới đánh Lão, phải không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M : Đó là một cửa động chưa đóng, ba tình chưa ngăn! Vì còn danh thì còn tranh với Lão, thế cho nên mới giết Lão phải không? Đó là vì còn tâm, tánh, ý nên mới sanh ra cái hành. Nhưng mà Lão đâu có chết thật, phải không Đệ?
P.N : Đó là do nghiệp mê sanh ra…
Đ.M : Nghiệp mê là một lẽ, bởi vì mình cửa động đã mở, mình đóng thì không bao giờ đặng!
P.N : Đúng!
Đ.M : Cửa động nó đang mở mà mình đóng thì đâu có được, phải không Đệ?
Đệ biết cái gì quan-trọng nhứt không?
P.N : Cái gì, bạch Đại-huynh?
Đ.M :

BÀI
“Lão đây đã chán tình đời,
“Nói nhiều Lão cũng không lời bày phô.
“Lão quay mặt nam-mô cửu Điện…!”
“Ngó vách lòng hiển-hiện trong tâm…!”
“Diệt đi bao cảnh thăng-trầm…!”
“Khai nguồn Chơn-lý Siêu-thâm giải vòng…”
“Vách tâm ngăn chữ không đâu thấy?”
“Không sanh tình, phục lại Chơn-như!”,
“Hiệp cùng với đấng Đại-Từ”,
“Không sanh không nhiễm, không từ, không câu”.

Đúng không Đệ?
“Vì có sanh nhiễm cầu sau trước”,
“Không tranh-giành nào được tâm yên?”
“Có dữ mới có người hiền”,
“Có ma có Phật tách liền hai bên”.
“Đã tỏ ngộ thì quên tất-cả”,
“Huờn không không đoạn giả lôi trì…!”
“Đạo thời đâu có huyền-vi…!”
“Không người không Phật sao tri bây giờ?”
Đó là như thế! (Cười…) Phải không? (Cười…) “Lão đã chán,
hai dép thì còn một dép, đến Lão không còn dép!”
P.N : Tiện-đệ cũng chán tình đời lắm lắm!
Đ.M : Thôi đừng chán! (Cười…) Còn sáu cửa hãy đóng đi!
P.N : Nhưng vì mình thương sanh-chúng bởi mình đã thấy vách tâm mình,
mình thương bao nhiêu người chưa thấy vách!
Đ.M : Mình thương nó bao nhiêu thì nó tặng mình lại quả báo bấy nhiêu! (Cười…) Đó là cái tên Đạt-Mạ đó! Thế cho nên Lão mới nói ý nghĩa của Đạt-Mạ, chứ Lão đâu phải tên Đạt-Mạ!
Lão mất hai răng, mất một dép là Đạt-Mạ đó! (cười…) Bởi vì còn tâm quá-khứ, tâm hiện tại mới sanh ra diêu-động và cũng vì tâm hiện tại cứ diêu động nên sanh tâm tương-lai đó.
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy! “Đó là còn tam Tâm, nên mới mê loạn và hằng sanh….”
Đ.M : “Vì thế luân-chuyển mãi, bởi còn hữu-tâm như hữu-tướng. Do còn tứ-tướng vì có lý vô-tướng thì phải có chúng-sanh tướng mà thôi”.
P.N : Đúng vậy!
Đ.M : “Cái bản-ngã này quá lớn, nên mới muốn Lão chết. (Cười…) Vì cái ngã này quá lớn, nó hằng sống trong chúng-sanh tướng, nên nó giết Lão chết, chớ như không có tướng, không có tâm, thì Lão đâu có nói chi”, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng vậy!
Đ.M : “Lão không cần qua Đông-Độ làm gì! (Cười…) Phải không Đệ? Thế cho nên cứ chấp nhận đi. Bởi vì đời còn Tam-tâm Tứ-tướng nên mới còn Đạt-Mạ này mà thôi! (Cười…). Hết Tam-tâm Tứ-tướng thì không còn Đạt-Mạ! (Cười…) Đó là như thế phải không Phục-Nguyên? Thế thì sao gọi là chán đây? (Cười…) Sao là chán?”
P.N : “Bởi vì mình đem ra rải hoa Chơn-lý, họ tặng lại báo vật thế-gian –
chán là chán báo vật thế-gian, đó Đại-huynh!”
Đ.M : Đừng nhận (cười…) thế thì không có chán!
P.N : Mặc dù không nhận, nhưng cũng bị diệt như Đại-huynh đó!
Đ.M : “Vậy thì còn sanh ra tình! Không còn nhận nhưng phải bị diệt!”
P.N : “Chúng-sanh trong biển mê gây biết bao nhiêu tội-lỗi quá nhiều…!”
Đ.M : “Ví như cát ở biển, tát hoài không hết”, phải không?
P.N : Đúng vậy bạch Đại-huynh!
Đ.M : Thế cho nên Lão đây mới qua Đông-Độ để độ đời.

BÀI
Phục-Nguyên hãy nhớ lời này :
“Y hành Thiên-lý, tâm đài tri ra…!”
“Đóng Sáu cửa An-hòa Thần-thất…!”
“Dẹp ba tình thì mất tam-tâm!”
“Khuyên đời bao nỗi lỗi-lầm…”
“Lão đây chẳng muốn nói tầm người nghe!”
“Vì đời ác, dặt-dè quả-báo…”
“Mình tu-hành lấy Đạo làm đầu”.
“Tri nguồn máy nhiệm cao-sâu…!”
“Mâu-Ni Bửu-khuyết ẩn câu Tham-thiền”.
“Bá Nhựt trúc, Bổn-nguyên Thập-ngoạt…!”
“Nhũ Bộ hòa Phục-tác Anh-nhi”;
“Cửu niên Diện-bích ngồi ly”ø :
“Bên trong Tịch-diệt hồi qui Hư-huyền”.
“Đóng vách tâm Tham-thiền Nhập-định”,
“Mặc cho đời gây bệnh trầm-kha…”
“Đường đi phải rán vượt qua…”
“Biết bao nguy-khốn ta-bà độ nhân!!!”
Phải không Đệ? Nó là như thế!
Nó là như thế! Là như thế! (Cười…)

BÀI
“Lão đây thương xót đời tàn “
Độ người cam chịu gian-nan khổ-sầu!”
“Cái thân trần do đâu mà có,
“Bởi oan-khiên Lão rõ điều này,
“Thương đời trong cảnh mê-say…”
“Gượng lời để nói ra bài phú thi…!”
“Vì có đời nên trì Phật-Thánh…!”
“Không có đời, nào cảnh thế-gian?”
“Truyền chi mật-khuyết Kim-Cang?”
“Không đời không Phật nào mang ưu-phiền!”

Đúng không Đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng!
Đ.M : Lý nó là như thế! Là như thế! Thế thì phải thế! “Giờ cứ đóng vách tâm,
Cửu-niên Diện-bích”!
“Mà sao gọi là vách tâm?” Tâm làm gì có vách? Mà tâm ở đâu? Đó mới là yếu lý (Cười…)
P.N : “Không trụ, không sanh thì đâu có tâm…!”
Đ.M : Do đâu mà có tâm?
P.N : Do mê…!
Đ.M :” Sao gọi là tâm quá khứ, tâm hiện tại, và tâm vị-lai?”
P.N : Bạch Đại-huynh! “Bởi gốc mê trụ-chấp mới sanh tam-Tâm:
Tâm quá khứ là Tiềm-thức,
Tâm hiện tại là Thần-thức và Tâm vị-lai là Vọng-thức”.
Đ.M : Mà tâm do đâu sanh ra?
P.N : Bởi mê sanh ra!
Đ.M : Mà không mê thì làm sao sanh ra?
P.N : “Vì còn cái Thức bao đời nên mới có tâm…”
Đ.M : “Tiềm thức đó! Vì có tâm hiện-tại là đã có tâm quá-khứ rồi.
Bởi do sáu cửa chưa đóng!
Mà có tâm tương-lai là vì sáu cửa còn hé hé!” (Cười…)
“Ba tình chưa ngăn, vì còn phóng diễn hoài, chớ nếu khép chặt thì không còn phóng-diễn, chẳng biết trước không nói sau. Mà đóng sáu cửa tức là sáu phép “Ba-La-Mật” đó, phải không?
P.N : Bạch Đại-huynh đúng! - Mà ngăn ba tình cũng như “Qui-y Tam-Bảo” vậy.
Đ.M : Sao gọi là: “Bố-thí, Trì giới, Nhẫn-nhục, Tinh-tấn, Thiền-định và Trí huệ?”
P.N : Đó là sáu động vậy!
Đ.M : Sao gọi là như thế! Bây giờ hãy đi đi, từ từ, sao gọi là bố thí, trì-giới?
Sao gọi là bố thí?
P.N : “Bố thí là đóng cửa Nhãn trước, Trì giới là đóng cửa Nhĩ!”
Đ.M : “Bởi vì không có sanh, thành ra đâu có cho đâu mà gọi là không,
mới trì hạnh là bố-thí không tham, sân, si tức là Trì-giới rồi”.
“Không tham, không sân, không si thì đâu có giới đâu mà trì” (cười…)?
Nhẫn-nhục – Sao gọi là nhẫn-nhục?
P.N : “Không trụ chấp thì cần gì phải nhẫn-nhục?”
Đ.M : Sao gọi là Tinh Tấn?
P.N : “Không mê, không sanh, không diệt thì đâu nói là tinh-tấn!”
Đ.M : “Hỷ xả thân này là Thiền-định rồi!”
P.N : “Không mê-lầm, tâm không bị vạn-duyên ràng-buộc, thì trí-huệ rồi!”
Đ.M : “Vì có trí-huệ nên không để cho nó ràng-buộc, không bị ràng buộc do các duyên cảnh là trí-huệ rồi!”
P.N : Bạch Đại-huynh đúng! “Như thế còn gọi chi là đóng sáu cửa nữa?
Đ.M : “Không có sao đóng?”
P.N : “Lúc đó không đóng, nó cũng tự khép nữa!” (Cùng cười…)
Đ.M : “Thế thì còn gì gọi là sáu cửa nữa! Đây là động Thiếu-thất, đó là như thế!
Gượng nói như thế là đủ rồi. Đừng nói nhiều hễ gượng thì không nhiều”. (Cười…)
Thôi Lão Thăng.
HẾT

Trở lại trang chánh