Dậu thời. Ngày 12 tháng 03 niên Kỷ-Tỵ
(17-04-1989)
NGÀI NGÔ-MINH-CHIÊU
TIẾP BÀI CHỌN NGƯỜI THIỆT-TƯỚNG.

N.M.C : Chào Hiền-đệ Phục-Nguyên!
P.N : Kính chào Đại-huynh!
N.M.C : Chẳng hay Phục-Nguyên Hiền-đệ thỉnh
Tệ-huynh về đây có điều chi hoặïc ý-kiến gì hỏi han, thắc mắc,
Hiền-đệ cứ nêu ra?
P.N : Bạch Đại-huynh! Hôm trước Đại-huynh có
hứa với Tiện-đệ, Đại-huynh sẽ thuyết bài về vấn-đề
“Chọn Người Thiệt-Tướng”. Vì thế, hôm nay Tiện-đệ
kính thỉnh Đại-huynh về thuyết bài đó để Tiện-đệ tiếp thâu ghi làm giáo-lý vậy.

N.M.C : Tệ-huynh xin thuyết bài: “Chọn-Nhân-
Duyên Thiệt-Tướng”, đó là Tệ-huynh tiếp nối bài hôm
trước, hầu giúp cho Hiền-đệ lấy làm kinh-nghiệm trên
bước đường hoằng-hóa độ sinh, cuộïc hành-trình giáo-độ nhân-sinh.
THI
Chọn-lọc lừa ra kẻ thiệt tâm,
Người-tu xét nét lỗi sai-lầm…!
Thiệt-chơn toàn-hảo hòa xây đạo;
Tướng-tự duyên lành trách nhiệm châm!
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Phải như vậy mới được !
N.M.C :
BÀI
Trên bước đường hoằng-sinh độ hóa,
Nay Tệ- huynh thì đã thác rồi,
Nhưng về với bổn vị ngôi,
Ngày nay phác-họa vậy thời Đệ thông.
Hiền-đệ ôi! Khó lòng lắm đấy,
Vì nhân-gian hướng ngoại mộng xây...
Bê tha vật-chất mê say…
Làm sao hiểu đặng Cao-Đài tri-nguyên?
Tu đâu biết nghiệp-duyên ràng-buộc,
Nếu chọn người nhậïp cuôc thế-thiên,
Phải là thiệt-tướng nhân-duyên,
Bằng không ngược lại gieo-truyền tự tay.
Vì gốc tâm đặc dày u-tối,
Lại giẫm lên cái thói chúng-sinh.
Cho nên chỉ biết riêng mình,
Lợi quyền, danh, chức đảo- khuynh tấm lòng!
Phải không này Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Vì thế, nếu chọn “nhân-duyên thiệt-tướng” thì
không thể chọn bên ngoài đặng, mà phải chọn từ bên trong,
vậy làm sao có cái thước đo-lường bên trong của con người đó Hiền-đệ?
Như thế thì Hiền-đệ thấy không phải là cái chuyện
dễ đối vối mình. Hiền-đệ thì đơn phương nhưng muốn độ người
bắt tay hiệp sức thì phải cho ra thiệt-tướng, còn ngược bằng
không thì Tệ-huynh thấy mình đợi còn hay hơn, phải không
Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đaiï-huynh ! Tiện-đệ cũng đồng ý như vậy !
N.M.C : Nên cũng có câu châm ngôn nói rằng:
“Thà đi chậm một ngày còn hơn gây biết bao nhiêu hiểmhọa”,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Thà rằng cơ-đạo chuyển lúc nào phát thì
phát, lúc nào đặng thì đặng, còn hơn gom góp cho thật
đông, nhiều người mà chẳng làm nên trò trống gì, thì cái
nào làm hơn, phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh! Tiện-đệ cũng đồng ý như
vậy: “Thà là không có, còn hơn có mà vô-dụng”. Thà một mình Tiện-đệ!
N.M.C : Nếu có mà vô-dụng, thì phải gầy dựng lại
từ đầu, thì lại càng khó-khăn hơn là để một mình mình,
phải không Hiền-đệ Phục-Nguyên?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
-N.M.C
THI
Giáo-hóa trần -gian lắm thảm-nàn!
Con người nông-nổi khó lường-toan!
Vì tâm biến-động theo tình-thế;
Ngoại cảnh lan-tràn khổ chứa-chan!
BÀI
Tâm chúng-sanh nhiễm mang trược-cấu,
Hòa với thân lộn-lạo phù-sinh,
Hai bên tác hợp ra mình,
Thế nên nhiễu-loạn chúng-sinh thói tà…!
Người tu đã phải hòa tất-cả;
Hòa bên trong giải-họa nghiệp oan;
Hòa ngoài tay bắt quày đoàn,
Đúng là thiệt-tướng mở-mang đạo-mầu.
Hạnh chìu-lòn là câu yếu-lý,
Chữ tu trì giữ kỹ ngày đêm,
Luôn luôn học hỏi tiến lên,
Bỏ đi câu-chấp mà quên thói đời!
Do thói đời lắm lời nhiều chuyện…
Cùng với tâm biến-chuyển ra hoài,
Cho nên tác hợp cả hai,
Là tâm với thể nghiệt-cay đau-sầu!
Nay muốn dùng tròn câu đạo-pháp,
Phải dùng người hội-hạp điễn thiên.
Chí-chơn tịnh-định tham-thiền,
Diệt trừ tâm tục đảo-điên tánh cuồng!
Điểm thứ nhứt vào khuôn hoằng-hóa,
Thói chúng-sinh bản-ngã trừ tan,
Không còn chấp thể đa-đoan;
Không còn trụ diệt ngổn-ngang bên ngoài.
Diệt tiêu hết những loài lục-dục;
Cùng thất-tình thần-thức đa-đoan,
Để hòa ánh-sáng Niết-Bàn,
Đó người trọn học “Nhãn-Tàng-Tâm-Kinh”.
Phải không này Phục-Nguyên Hiền-đệ?
P.N : Bạch Đại-huynh ! Đúng như vậy!
N.M.C : Theo Hiền-đệ thì Hiền-đệ xét thấy như thế nào?
P.N
BÀI
Theo Đệ đây xét rằng ở thế!
Thói chúng-sanh ý để riêng-tư,
Làm cho trí-đạo rối mù,
Gây bao chia-rẽ khư-khư đảo-quyền!
Còn thiệt tướng chơn-duyên tu-học…
Dòm vào trong tẩy-lọc ý phàm,
Không còn nhơn-ngã mê-tham...
Quay về Chánh-Định lo kham phận mình.
Rồi đại-nguyện hy-sinh cứu-khổ;
Đem đạo-mầu tận-độ thế-nhân,
Tùy duyên hạnh-ngộ thuận căn,
Khải người tỉnh lại chuyên cần đường tu.
Là lập-công đắp bù quả-báo,
Tùy căn-cơ bày bảo dìu nhau,
Nhìn chung nhơn-loại đồng-bào,
Không còn nhơn-ngã ôm vào lòng ta.
Mới thiệt-tướng để hòa chơn-thể,
Hiệp cùng nhau huynh-đệ “Đại-Đồng”,
Không còn môn-phái phân tông,
“Linh-Quang Qui-Nhứt” huyền-đồng điễn Cha.
“Đốn” ngã-chấp hài-hòa Chơn-Lý…
Giữ tình-thương thầm-thỉ nhắc nhau.
Tùy duyên, tùy lúc để trao,
“Chơn-Truyền Đạo-Pháp” tu nhau giải-nàn!
Bạch Đại-huynh đúng không?
N.M.C : Đúng! Nếu Hiền-đệ biết nói thế, thì Tệ huynh
đây không cần phải bổ-túc bao nhiêu trong việc
“Chọn Nhân-Duyên Thiệt-Tướng”, phải không Hiền-đệ?
Thôi Tệ-huynh xin thăng.
P.N : Kỉnh Đại-huynh hoan-hỷ! Nếu khi nào thuận tiện
có thể thỉnh Đại-huynh Huệ-Minh-Kim-Tiên được không?
N.M.C : Được, thôi Tệ-huynh xin thăng, khi khác
Tệ-huynh xin gặp lại sẽ nói nhiều hơn.

Trở lại trang chánh