NGÀI TRẦN-ĐẠO-QUANG
ĐẠO HOẰNG-DƯƠNG NAM-VIỆT CAO-ĐÀI THI
Giáng xuống Trần-gian độ kẻ hiền,
Khai Nguồn Đạo-Lý điễn Tiên-thiên.
Lòng-thành Quang đảng Trời ban vận,
Siêu-xuất tâm cơ tiếp Phục-Nguyên.
PHÚ
Trần đây đến, ngã chào tất cả,
Giáng điễn đàn, phô-tả lý kinh.
Tiếp với Trần, giữ dạ viên-minh,
Chiều lặng-lẽ, hồi sinh đạo-sự.
Chẳng hay người, chủ đàn cố giữ,
Nơi Trần về, gợi chữ gì đây?
Cũng thời kỳ, Đạo chuyển Cha xây;
Xây bổn hậu, hiệp quày đoàn lại.
Mô-phật! Chẳng hay hôm nay pháp chủ Phục-
Nguyên mời Trần về đây có điều chi ứng-hiện xin cho biết?
P.N :
PHÚ
Kỉnh Đạo-Quang, Vô-vi ứng tiếp,
Xiển Chơn-truyền, hội-hiệp Phục-Nguyên,
Ra Chơn-lý, giúp-ích trần-miền.
Mà giải-khổ đảo-điên tâm-tánh.
Ôi! Thế-gian, biết bao cám-cảnh!
“Do vô-minh mất-hạnh Tâm-chơn”,
Thế cho nên, lắm khổ nguồn cơn!
Nên Đạo chuyển, Phục-huờn Tánh-thiện.
Thỉnh Đạo-Quang cùng chung chiếu điễn.
Độ khách trần ứng-hiện tu-trì,
Hiệp linh-năng, các Đấng huyền-vi.
Hòa hữu-thể,” Qui-y Phật-tánh”.
“Ngộ Bổn-nguyên, thì tiêu trần cảnh”,
“Không sắc tâm, dứt tánh thói đời”,
Ôi! Thói đời lắm nỗi rã-rời…!
Cơ “Siêu-hình” xiển khai Chơn-lý.
“Trọn Hữu-vô, thế-thiên cương-vị,
Xuất truyền ngôn, bí-chỉ cứu tai;
“Hiệp Tiên-thiên, mô-tả Đạo khai”,
“Rõ Chơn-pháp, Như-lai Phật-tánh”,
“Kỳ mạt này, Linh-thần diệu-ánh;
“Ánh Đạo Thầy, phá cảnh vô-minh,
“Hiệp cùng nhau, hôm sớm đồng-tình;
“Phật-Thánh-Tiên, Chơn-kinh cứu-khổ.
Kính Đạo Trần.
TRẦN-ĐẠO-QUANG :
BÀI
Nghe bao lời của Ngài thố-lộ,
Lòng của Trần hòa tỏ niềm vui,
Đạo Trời Ngài cũng nặng-mùi,
Thế-thiên hành-hóa lau chùi trần-gian.
Càng nghe lý sửa-sang cuộc thế,
Lòng của Trần há để miệng-câm,
Nay lời Chơn-pháp Diệu-thâm,
Cầu mong đóng góp hóa-hoằng Kỳ-tam,
Nơi Long-sơn trị an bá-tánh,
Biển cồn-dâu cám-cảnh có Trần,
Danh hiệu Núi Nứa Kỳ-Lân,
Có Trần quản-chế sửa dân hôm này.
Kỳ mạt-hậu có Thầy Thượng-Đế,
Giáng xuống phàm khai chế Huyền-vi,
Điễn linh châu-tải đúng kỳ,
Gom toàn nhân-lực thực-thi cuối cùng.
Để nguyên-nhân vẫy-vùng tự sửa,
Chọn thanh-lòng mở cửa Thiêng-liêng.
Hữu-hạnh diện-kiến Phục-Nguyên,
Cũng đồng Tâm-đạo Gieo-truyền người mê.
Ôi! Trần nay ê-hề hả-dạ,
“Vì có người đồng tả pho kinh”;
“Pho kinh diệu-lý độ tình…!”;
“Độ tình thế-thái đắm mình lệ sa!
“Kỳ mạt-hậu ta-bà độ khách,
Trấn địa-đầu yếu mạch long giao,
Có Trần nay điễn Thầy trao,
“Độ đời phút-chót thanh-cao lại lần.
Hữu-hạnh thay! Nhị lần tiếp kiến,
Cũng có người lên tiếng Thiêng-Liêng,
Đồng-thanh tương-ứng phỉ-nguyền;
Đồng chung khí-quyết gieo-truyền lý chơn.
Bao năm qua dậm chân cõi thế,
Tấm-thân tàn lại để trần-gian,
Có người tên gọi Đạo-Quang,
Chí thành muốn độ mở-mang dân lòng.
Nhưng người ơi! Vì không tròn đúng,
Xác-thân phàm gánh nặng hai vai,
Dù cho là kẻ chí tài,
Nhưng thân cũng có cái ngày qui thiên.
Lòng lo sợ nơi miền dương-thế,
Biết bao người mắc kế thảm-thương!
Đến nay gặp đặng chí cường,
Có Ngài xuất-tánh phi-thường cứu-tai!
THI
Cõi đời Trần giả lắm chua-cay!
Đua học Đạo thông hiệp chí tài.
Khuyên giúp Quang thành mau sửa-đổi,
Tỉnh người Khai-Ngộ giải bi-ai!
PHÚ
Ôi! Lời của Ngài hôm nay nghe rõ,
Lòng của Trần, mở ngõ mừng vui,
Đạo lòng khai, ánh sáng rèn trui,
Nơi mạt-thế, vẫn mùi Chơn-Lý.
Ngài gặp Trần, cũng là hữu-chí;
Trần gặp Ngài, ngẫm-nghĩ có duyên.
Này người ơi! Bổn-thể Phục-Nguyên,
Ắt có sự, Gieo-Truyền chung mối !
Bấy nhiêu năm Trần đây lặn-lội,
Chốn thế-gian xem hỏi mấy câu :
Đấng tu-mi, đúng bậc mày-râu,
Nhưng mấy kẻ, gồm thâu Đạo-sự?
Nay gặp Ngài, chí hiền kiên-cữ…
Đem lời lành đúng chữ “Thiên-khai”;
Đạo hoằng-dương Nam-Việt “Cao-Đài”,
Đã tan-rã, mờ phai theo gió!
Biết bao người mắt nhìn lò-lõ!
Nào thấy đâu, tâm tỏ ra lời ?
Gặp bao người, cơ-bút mọc-mời;
Mời Trần về, thuyết lời minh-triết!
Trần phơi-bày, biết bao tình-tiết!
Nhưng tri-kỷ, ai biết cho Trần?
Nay âu cũng là hội đồng lân,
Nên về đây, nghe phần giảng lẽ…!
Ngài chắc cũng mày râu đúng kẻ…
Chí trượng-phu, chẳng lẽ khoanh tay!
Cõi trần-gian, dặm dặm càng dài,
Nhưng đường đi, hoằng-khai thăm-thẳm!
Ôi! Lời Trần, biết bao lần nhắn;
Nhắn gởi đời, cam phận mà tu!
Nhưng người ơi! Vì quá mê mù,
Nên không cần tiếp-thu nghe dạy…!
Hoặc có nghe, nhưng tâm chẳng cải,
Tuy nghe rồi, nhớ lại không thông,
Hay là nghe, nặng gánh khổ lòng,
Đường vật chất, bềnh-bồng đau-khổ!
Tuy lòng Trần, muốn khơi dìu độ,
Nhưng ai là cái chỗ bấm cơ ?
Nhưng lòng Trần, bao lãng bơ-phờ!
Nay gặp Ngài, như cờ gặp gió.
Này người ơi! Cõi đời không nhỏ,
Nhưng đọng vào, chỉ có một câu :
Nghiệp của người, như núi nặng sâu,
Nhưng đọng lại, một bầu linh-điễn.
Thì giải ngay trầm-kha bốn biển;
Bốn bức tường nó chiếm bao đời!
Trần hôm nay giáng điễn bày-phơi,
Xin với Ngài! Dụng thời đúng lý.
Ngài ơi Ngài! Trần đây giảng kỹ,
Ở nơi này, mấy chỉ gần lân,
Núi Nứa đây, tuy cũng rất gần,
Sao Trần với Ngài thân cách biệt?
Vì bấy lâu, Trần đây chí-quyết,
Nương gió luồng, khẩu-khuyết tìm trao,
Chỗ Long-Sơn gần đấy xa đâu!
Ngài với Trần, nay vào diện-kiến.
Ôi! Xưa nói, bao lời lão-luyện,
Hữu duyên thời, mới tiến gần nhau;
Còn vô-duyên gặp mặt lãng-xao,
Đến phút này, hòa bầu Thiên-điễn.
Ngài Phục-Nguyên! Ắt tu nhuần-nhuyễn,
Thuyết bao lời, chuyển-biến hồn-mê,
Âu Ngài cũng rõ “Đạo Bồ-đề”;
“Thuyền Bát-Nhã”, cận-kề lướt sóng,
Thôi Trần biết, hiểu tường đặng lóng,
Không như bao, cái bóng xưa nào!
Thôi Ngài với Trần nói lời trao,
Cùng đàm-luận, biết bao thiên-huyết!
P.N :
Kỉnh bạch Trần! Thế gian tình-tiết,
“Do nghiệp dầy, có biết chi đâu!
“Cứ mãi mê, danh lợi vọng-cầu…
“Nào giác-tỉnh, mà trau nội quán…!
“Đạo huyền-vi, thậm-thâm chiếu sáng;
“Sáng nơi lòng, tỏ-rạng minh-nhiên,
“Hằng Thanh-tịnh,Nhập-định Tham-thiền”
“Qui Tam-bửu, lập yên Tánh-mạng”.
“Người Tu rồi, gìn lòng tường-hãn…!”
“Hiệp máy-huyền soi sáng bên trong”;
“Quyết phanh-luyện, hoát-huệ viên-hông”,
Toan giải-thoát, thần huờn một kiếp.
Bởi người mê, trong cơn hồ-điệp,
“Nào thấy đâu, lắm nghiệp khổ-đau!
“Thế cho nên, sanh-tử lộn-nhào,
“Cam sa-đọa, chuốc bao tội-lỗi!
“Phải trả quả, trái-oan buộc-trói,
“Mê vọng-cầu, hiệp thói chúng-sanh,
“Khi quày tu, chẳng tỏ ngọn-nghành,
“Nên đành chịu, lộn quanh mãi-mãi.
“Thiệt người tu,“Qui-y Thực-tại”,
“Nếu gợn trần, chẳng phải Chơn-tu”.
“Vì còn nhiễm, tâm-tối mịt-mù,
“Không Chánh-định, công-phu sao sáng?”
“Hàng giác-ngộ, thanh-lòng tỏ-ạng…
“Quét muội-mê, xán-lạn siêu-vi”,
“Năng tinh-tấn, Phục-bổn Anh-nhi”;
“Huờn Phật-tánh, mới ly cảnh khổ...!”
HỰU
Cảnh khổ trần-gian mãi buộc-ràng!
Tu-trì Chánh-định, Tịnh tâm an”.
Không còn vọng-niệm, trừ ma-chướng”,
Quét sạch phàm-mê hiệp Nhãn-tàng”.
HỰU
Hiệp Nhãn-tàng, trọn an Đức-hạnh,
Mượn giả thân hòa cảnh trần-miền;
Ta-bà tùy độ hữu-duyên,
Hoằng-khai Chơn-pháp vi-huyền Tịnh-thanh.
Kỳ mạt-hậu qui lành xiển-giáo,
“Nhãn Chủ-Tâm”chỉ Đạo khách-trần,
Ai người Phục-bổn Kim-thân?
Hiệp xây “Nhứt-thống chủ thần hòa tam”.
Hàng tu-học phi-phàm cứu-thế;
Đam giả-thân hầu để giúp đời,
Mặc dù đói khổ chiều mơi!
Nhưng tâm thiết-thạch tùng lời Cha ban…
Kỉnh Đạo-Quang nhãn-tàng xán-lạn,
Hòa hữu-vô minh-hãn xiễn-truyền,
Đó là Huờn-Bổn Phục-nguyên,
Hoằng-khai “Đại-Đạo Tiên-thiên” mạt-kỳ.
Kính bạch Trần-Đạo-Quang!
TĐQ : Mô-Phật!
Trí chi nhơn, bất diện tri,
Khải mạch đồ Phục-bổn kỳ
Hữu thiên hữu nhãn huờn tâm dạ,
Tri diện tri nhơn, bất tri lòng!
BÀI
Đó bao lời Trần đây bày-tỏ,
“Đạo nan tri ai có lãm-tường?”
Bổn huyền gởi tặng kỳ phương,
Thông Thiên, lãm Địa nhược cường phải phân!
Dụng “Nội-công Huyền-ngân”mạch khải,
Cốt lưu-ly châu-tải một bề,
Lời son ký-diệu điễn phê,
“Tri nguồn Đạo-mạch Bồ-đề Qui-nguyên”.
“Pháp Phục-bổn Gieo-truyền mạt-hậu”,
“Tác Tạo Thiên roi-dấu Chơn-tâm”,
“Thiên-Địa tạo-tác nhiệm-thâm”;
“Huyền-vi Nhị-khí cơ-cầm Song-mâu”.
“Gom một mối Bửu-châu diệu-điễn”;
“Tóm thâu bầu một biển hòa-giao”.
Nam-kha nghiệp sáng cơ trào,
“Lưu dòng Thủy-mạch mà trau tâm thành”.
Nhi tác sự cạnh-tranh nhơn lảnh,
“Khiếu Bổn-lai huờn tánh Phật-đà”
Diệu thâu gồm điễn Ma-Ha,
Đây lời “Nhứt-khí Đạo-gia Lý-huyền”.
“Thâu cướp-đoạt hạo-nhiên chủ sự”,
“Nhơn Chi-sơ tánh giữ Thiện-căn”,
“Bởi mê đã bỏ Chơn-thần”,
“Tác-lai tác-quái nơi trần đảo-điên”.
“Lại hiệp với bao điều muội khiến”,
“Tác-hợp vào sanh chuyện lắm ru!”
“Bởi vì chẳng biết Hỏa-Tù”;
“Vượng Mồ Thủy-Mộc phàm-phu vẫn còn”.
“Nay bổn đề lời son khai khiếu;
“Biết khiếu nào ai hiểu đó không?!
“Muội mê âm trược trần-hồng,
“Mảy-may chẳng biết vì lòng tối đen!
Nay Trần đây xin bèn gợi chuyện,
“Đốt-mùi thâu Khí-Quyển một bầu”
“Chữ tu cố-gắng gồm thâu…”,
“Đâu rằng tu miệng còn lâu mới thành”.
“Tu phải biết hòa sanh Nhị-Khí”,
“Chuyển chiếc thuyền Bích-chỉ Kim-cơ”,
Mấy lời Đạo-pháp chớ ngơ,
“Đó là kẻ lãm Đồ-thơ mật-truyền”.
“HÀ tri-phanh, Hạo-nhiên Chi-khí”,
“ĐỒ vi-thiên báu quí của Thầy,
“LẠC là Bát-quái hằng xoay”;
“ThƠ là đoạn kết phút bày tâm-tư”.
“Quẻ-Dịch biết Thiên-thư dĩ-định”,
“Lãm HÀ-ĐỒ chấn-chỉnh xây cơ,
Phục-Hi xưa chẳng lu mờ,
“Thần-Nông ngũ-cốc chớ ngơ điều này”,
“Long-Lân-Qui hòa xây một cõi”;
“Phụng đã đề đánh đổi Tiên-thiên”.
“Lời chơn diệu-lý Gieo-truyền…”
“Chỉ gom một túi thâm-uyên cướp vào”.
THI
“Long-chầu Phụng-múa trưởng Anh-nhi”,
“Đáo trở Tâm-cơ Phục-bổn Qui”.
“Ai biết Đồ-thơ cùng lịch-lãm?”
“Mới tu hiệp Đạo ngộ huyền-vi”.
PHÚ
“Đây sáu bốn quẻ ky đã khải”,
“Bát-Quái-Đồ, kết lại Tiên-thiên”,
“Một quẻ Thái, xủ trải biết liền,
“Phải lịch-lãm, thâm-uyên Đạo-sự”.
“CÀN vì ngang, thành ra thứ-tự…
“Ba gạch liền là chữ dụng nhơn”,
“KHÔN đến sáu đoạn mới làm nên”,
“Vì một sổ, kề trên là hậu.
“Nên tách ra thành hai sáu đấu;
“Chỗ ba-thăng, tỏ-lậu mới mầu.
“Một sổ ngang, sanh tác Ngũ-châu”,
“Gồm sáu cửa, nên đầu điên-đảo!”
“Sanh lục-dục, làm cho áo não!”
“Biến tâm người khó tạo Huyền-Vi”,
“Nay làm sao, KHÔN đoạn lục-chi;
“Hiệp với CÀN, Huờn-nhi Nhứt-điểm”.
“Vì trước sanh, đã là khuyết-khiếm”,
“Nay bổ vào thâu-liễm mới hay”;
“Bù chỗ Trống mới chính Đạo Thầy”.
“Đem chỗ dư ra tay cứu giúp”.
“Ôi! Đạo-sâu, huyền-vi ẩn-núp”,
“Đâu dễ bày, dễ cướp đâu ru!”
“Chỉ người tu Bổn-ciác Thiện-từ”,
“Mới ứng hiện Chơn-như hoằng-hóa”.
Nay Phục-Nguyên, người đây cũng khá…
“Hiệp với Trần chí cả phô ra…!”
Này Phục-Nguyên! Hiệu chữ Tam-gia,
“Sao sáu đoạn mà hòa đặng đó?”
“Khí Tiên-Thiên ai đâu thấy rõ!
“Thì ai tu mới có Đạo-mầu…!”
“Đã nói rằng sanh tạo gồm-thâu”,
“Tu sao biết trở đầu Nghịch-chuyển!”
“Ôi! Chữ tu nói sao mơ huyễn…!?”
Nên mấy người đánh tiếng hỏi thăm?
Sợ Trần đây khải lý lạc nhầm,
Nên chê Trần cơ thâm chẳng tới.
Nay Trần hỏi, hỏi cho tới tới,
Lý Nhiệm-mầu khó đổi Tánh Thiên,
“Vì tại sao xưa cũ thật hiền,
“Nay đổi ác Hậu-thiên khắc-chế?”
Đây bao lời Trần nay đã kể;
Kể hết rồi sợ trễ người ơi!
Này Phục-Nguyên! Bày-tỏ mấy lời;
Lời chơn-lý há dời tư-tưởng!
P.N : HỰU
Tư-tưởng trần-gian mãi trói lòng!
Chi bằng Tịnh-luyện giải Huờn-không”.
Tam-gia Hiệp-nhứt lai Nguyên-bổn”;
“Tứ-Tổ Qui-Y” dút não-nồng…!
HỰU
“Dứt não-nồng khai-thông Đạo-mạch;
Hiệp Đốc-Nhâm cốt-cách nhà tu”,
“Tam-Gia Qui-Nhứt” vận trù…
“Âm-dương giao-hội thái-thư Huỳnh-Mồ”.
Trang Trực-giác điểm-tô Đạo cả,
“Chiết Điền-Ly giục-giã Khảm Huờn”,
“Công-năng Tinh-luyện Chơn-nguơn”,
“Hòa Diên với Hống Phách-Hồn hồi-minh”.
“Chín-chắn tu Huỳnh-đình tịnh niệm”,
“Rồi Huờn-hư, huệ-kiếm trừ ma”,
“Không còn sanh-tử sa-bà”,
“Đó là luyện Đạo Tam-Gia Qui-Mồ”,
“Quẻ Thái-hòa điểm-tô huyền-lý…”
“Còn Chiết-Khảm trừ quỉ đường mê:
“Điền-Ly Phật-tánh Bồ-đề”,
“Hư-vô Tịch-diệt” quay về hiệp Cha”.
“Cửa Tử-Môn không hòa phải khổ!
“Bát-Thuần-Càn nguyên số Chơn-dương”,
Ai người Thanh-tịnh Phục-huờn?
“Quày KHÔN lục-đoạn giải cơn khốn-nàn!”
“Qui Tứ-Tổ Kim-Thân kết lại”,
“Hiệp Âm-dương châu-tải Luân-Xa”,
“Huyền-quang Nhứt-khiếu khai ra”,
“Hư-không siêu-thức đồng hòa Trời Cha”.
Kỳ mạt-pháp tinh-hoa Đạo-lý,
“Nhãn Chủ Tâm” trực-chỉ Bổn-nguyên”.
“Quay về thần xuất diệu-huyền”,
“Hiệp bầu Linh-khí Tiên-thiên Hà-Đồ”.
Kính bạch Trần! Điểm-tô Đạo cả.
Hòa bổn-nguyên giục-giã thế-gian!
Nếu ai giác tỉnh chí chân?
Tu-trì tinh-tấn giải phần đau-thương!
Ngược bằng không chìu nương quỉ-phách;
Hồn muội-mê cốt-cách thói đời,
Thế nên đau-khổ thảm thôi!
Trầm kha phải chịu luân-hồi tử-sanh!
Kỉnh Trần Đạo-Quang!
T.Đ.Q :
PHÚ
Nghe mấy lời bèn nhanh trả tiếng,
Trần viếng đây ẩn-hiện điễn thiêng.
Này kẻ sĩ! Danh-hiệu Phục-nguyên,
Tu phải biết “Thâm-truyền Cốc-đạo”.
Ếch nằm giếng thường hay nhốn-nháo;
Cốc gầm Trời mở Đạo vài câu,
Vì chớp Trời mưa thảm gió sầu!
Nên đóng lại giếng chầu đáy nước.
BÀI
“Lấy Ma-Ha làm cơ thược-dược”,
“Bổ Ly điền là phước người tu”.
“Nhưng vì tủy sống mịt-mù;
Làm cho xương sống nơi tù đọng ao!
“Nên ngồi lâu mới đau nhức-mỏi!
“Cột sống Trời khó tới đó nghe!”
Gió trần đâu có chở-che,
Bởi nhà lụp-xụp khó bề chống lên!
Đó bao lời kề tên Trần khải.
Hỡi Phục-Nguyên! Lay-láy huyền-đồng.
Người tu đâu gọi bình-phong!
“Do vì ba-gạch nên lòng tham sân”.
“Là tam-nghiệp nó dần thân xác,
“Khiến cho người gây ác bao nhiêu!
“Ôi! Làm tội-lỗi rất nhiều,
“Với KHÔN lục-đoạn bởi chìu quỉ ma.
“Là lục-dục không xa dứt đặng”,
Tợ Thái-sơn tội nặng bằng non!
“Tu sao thấy khó tiêu-mòn,
“Nghiệp gia tồn-động vẫn còn dài lâu!
Mô-Phật! Phải không này Phục-Nguyên?
P.N : Kính bạch Trần Đạo-Quang! Đúng như vậy!
THI
“Nhứt-khí Tiên-thiên bửu-quyện truyền”,
“Đọa lòng mới vướng Hậu-thiên miền…
“Trảm căn tánh tục huờn Linh-thể”,
“Phục đáo lai-cơ bổn hạo-nhiên”.
THI
“Nhứt-khiếu tri-nguyên lục-đoạn thiền,
Vì mê tác đổi khổ liên-miên!
“Từ Khôn vạch lẽ thành căn sáu…
Cái mối oan-gia chẳng được hiền!
THI
Bửu-quyện Càn-Đoài tiếp lý thâu,
Ly Khôn tác hợp biến phong sầu!
Làm cho Cấn ngưỡng thêm đau-khổ!
Chấn động ra chi biết ở đâu?!
PHÚ
Nay Trần đến đê đầu diện bái,
Với pháp-đàn mặc khải lời thơ.
Tỉnh bao kẻ, lửng-đửng lờ-đờ,
Như chim sa, đợi giờ chờ chết!
Ôi! Cảnh trần, biết bao nói hết,
Lý đạo-mầu, khó kết Thánh-thai,
Từ ban-sơ mẹ đẻ ra ngay,
“Một lằn khí, quyện tài nơi Rốn”.
Nên từ ấy sanh lòng nao-núng,
Bởi hậu đè, nên những tâm-linh!
Hấp hô gào, mất cõi Huỳnh-đình,
Thêm tửu, khí, sắc nhìn chê-chán!
Bốn bức-tường nó làm bậu-bạn,
Khép chặt lòng mờ áng huyền-vi,
Thì làm sao, khải chuyển phục kỳ,
Chia hai bên, đúng thì chính giữa?
Tả với hữu, đồ ăn hằng bữa,
Âm càng nhiều, khó sửa thành-công!
Dương vì mến, quỵên lấy âm đồng,
Nên mất linh trong vòng Vô-cực
Lại với đời gặp nhiều phiền-phức,
Nay chuyện này, mai sứt chuyện kia,
Có khi thì nước mắt đầm-đìa!
Lúc vui mừng, muốn chia kẻ khác.
Lúc chợ đời, bán-buôn đổi-chác,
Thấy túi tiền chẳng lạc rời tay,
Khi tri âm cổi mở ra bài,
Lúc căm-ghét, có ai đặng biết!
“Tâm nhiễm độc, bởi nhiều tình-tiết!
“Sống nơi đời, chỉ biết lo thân,
“Ở xã-hội, bao việc phải cần,
“Nên tập-trung, Chơn-thần lơ-đễnh.
Khi tâm-tư, đầy trong yêu mến,
Lúc sân si, người đến giận run,
Lúc sắc mặt nhìn thấy lạnh-lùng,
Khi vui-vẻ, mặt bừng tươi nở.
Lúc xuôi chiều, không đi cách-trở,
Lại có người, lầm-lở trái-ngang.
Chuyện trăm năm cột chặt buộc-ràng;
Tình quyến-thuộc, dây oan chằn-chịt!
Chuyện thế-gian, không đâu là ít,
Bước ra đường, như lịch chạy quanh,
Khi sanh tâm, là kẻ bạo-hành,
Cũng có người, hiền-lành tánh thể.
Ôi! Chung qui cũng vì sanh kế,
Nghĩ làm sao kiếm để nuôi thân,
Nên tội-lỗi chẳng kể, không cần,
Miễn thỏa-mãn đầy phần nhục-thể.
Khi đắc-thắng, nụ cười ngạo-nghễ,
Khi thất thời, sắc để buồn khơi!
Ôi! Trần đây thấy hết cuộc đời..!
Không mấy ai thảnh-thơi như hạc?
Muốn cho nhà cao tầng chọc mắt,
Ruộng vườn nhiều, của chất đầy nhà.
Có lắm người tội-lỗi đẫy-đà,
Làm việc ác, vạy tà chẳng biết!
Phận nam-nhi, rất nhiều chí-quyết,
Nhưng đời này, khó biết ai hay!
Cũng mang xác, tục-tử chí tài,
Nhưng tâm nhỏ, như loài con tép.
Muốn khoe sang, áo xinh mặc đẹp,
Vào cửa quan, khép-nép cúi đầu,
Chớ nói tu thì chữ: còn lâu!
Nên Trần đây lo âu nhiều lắm!
Kẻ thuyền-quyên, mặt mày đằm-thắm,
Muốn tu thời, lại nắm chồng con,
Cảnh gia-đình, rất nỗi héo-don!
Tay nội-trợ, vẫn còn mong-muốn.
Khi nói tu, lại nhiều tình-huống!
Bày biện phân, đến luống tuổi già.
Còn có trẻ khi mới sanh ra,
Mang chí-hướng, vậy mà kiếp trước.
Nhưng vào nơi, gia-đình ít phước,
Nên luyến-lưu trói-buộc đẳng-đeo,
Hoặc là khi cám-cảnh khốn-nghèo!
Nên lăn-xả mà theo hậu-vận.
Cũng có người, rất là lận-đận,
Muốn tu thời khó đặng lắm ru!
Ôi! Chung-qui trong chỗ ngục-tù,
Nhiều chuyện lắm, mấy thu kết lại…!
Cũng có người, muốn làm chuyện phải,
Nhưng nghĩ lại thì mãi se lòng,
Buông cắc bạc, tay lạnh như đồng,
Nên ôm-ấp, nhìn trong vui-sướng,
Ôi! Xã-hội, biết bao thụ-hưởng!
Thấy người ta, mình cũng đua theo.
Kìa! Đâu nghĩ rằng xác bọt-bèo!
Nói rằng tu, nhưng trèo sợ té!
Phải không này Ngài Phục-Nguyên?
P.N : Kính bạch đúng như vậy!
TĐQ :
Còn khi-tu, muốn cho lẹ lẹ,
Đoạt đạo-mầu, mở hé huyền-minh,
Chí công-phu, chẳng dám hy-sinh,
Còn công-đức, ôi! Nhìn bỏ đấy!
Tâm trược tà, khó lòng đào-thải,
Cứ nuôi hoài, tà-vạy ngày qua,
Theo thời-gian Đông đến Xuân qua,
Rồi Hạ-chí, Thu tà lấn-lướt.
Còn dòng đời, chảy xuôi đâu ngược!
Phận con người sau trước cũng già,
Nhưng nào đâu, ai thấy tâm ta!
Nên mãi đắm sa-đà cớ sự…!
Tuy Trần nói, nhưng lòng do-dự,
Biết ai là, thuộc chữ Kinh-tâm!
Nên nay đến đàn điện phóng-tầm,
Có Phục-Nguyên ca ngâm ít đoạn.
Phím nhã tơ vần thơ thêm rán,
Tiếng cung trầm, có bạn tri-âm,
Nhang đốt lên cũng có kẻ cầm,
Nương may bạc, lời thâm diệu-lý.
Khải một nhịp để cho phỉ-chí,
Chớ đâu là lời mị ru dân!
Nghĩ thương đời cứ mãi tao-tân!
Hằng bươn-chải lo thân no ấm.
Ôi! Cuộc đời như là đom-đóm,
Lúc sáng lòa một chóm rồi thôi.
Nhưng người đâu có nghĩ bồi-hồi!
Miễn làm sao chỗ ngồi ngất-ngưỡng.
Rồi tu tạo, biết bao hình-tướng,
Đọc kinh gì nhân-nhượng cũng không?
Tuy nói rằng, tu phải sửa lòng;
Sửa ở đâu, thấy không thay đổi!
Có kẻ chí, quyết tìm lặn-lội,
Núi leo bao, mà hỏi Trời già,
Nhưng dạ thời, nhỏ hẹp khổ a!
Sợ nhọc-nhằn, ôi mà nhen-nhúm!
Này Phục-Nguyên! Người ơi tâm cứng.
Có Trần về, hiệp-chủng quày-đoàn,
Không phải người nhã-ý huênh-hoang,
Cũng tô vẽ, “Chiếc Thoàn Bát-Nhã”.
Ôi! Trần-gian sống cuồng tơi-tả!
Có Đạo-Quang nay đã về đây,
Cùng chung nhau một bổn Cha Thầy,
Nào có khác, mà xây Đại-Đạo!
Chỉ sợ rằng: người không vững-chải,
Chí lập-trường, e ngại nhỏ-nhen!
Chớ có sẵn, một chiếc bách đèn,
Chờ người thắp, sáng lên rực-rỡ!
P.N :
HỰU
Rực-rỡ trần-gian hát nhiệm-mầu,
Đạo-Quang hiệp sức xiển minh-châu.
“Khai nguồn Chơn-lý huờn Linh-thể!”
“Cứu-khổ nhơn-sanh thoát não sầu…!”
HỰU
Thoát não-sầu tỏ câu Chơn-Lý,
Khai Tâm-kinh thầm-thỉ giờ này,
Đạo-Quang hiệp sức chuyển-xoay,
Chung lo phổ-hóa hoằng-khai Đạo Thầy.
Phật Thánh-Tiên đồng lai xuống thế,
Đem lời vàng hầu để cứu tai,
Thương người lắm nỗi lá-lay,
Muội mê phải chịu đọa-đày trầm-luân!
“Xiển Đạo-vàng Chơn-ngân chiếu-diệu,
“Soi lòng người thấu hiểu huyền-vi,
Để mà “Phục-bổn Anh-nhi”,
“Tam-tài kết lại” đoạn ly cảnh đời.
“CÀN vi Thiên là Trời chủ sự,
“KHÔN vi Tâm, hiệp chữ Đạo-huyền,
“Ai người chí Định Tham-thiền,
“Hồi-quang Phản-chiếu” trần-duyên tiêu-trừ ?”
“Loại Hậu-thiên lao-lư đau-khổ!
“Hiệp Tiên-thiên hầu ngộ Đạo-mầu”,
“Đó là Phục-bổn Minh-châu”,
“Kim-thân kết lại giải sầu trần-gian.
Kỉnh Đạo-Quang hòa đàn siêu-xuất,
Có Phục-Nguyên vùa sức kỳ này,
Phật-Tiên-Thần-Thánh chuyển-xoay,
Hoằng-khai Đại-Đạo của Thầy Kỳ-tam.
Thỉnh Đạo-Quang.
T.Đ.Q : Mô Phật!
PHÚ
Nghe mấy lời Ngài bàn từ nãy,
Lòng của Trần kết lại thương-yêu.
Ngài ôi hỡi! Đồng thổi gió chiều,
Cùng với nhau cầu-kiều kết bước.
“Nhơn vi-nan” người đâu hiểu được!
“Lý Đạo-mầu, không thuộc nào hay?”
Này Ngài ôi! Thân biết nghiệt cay,
Đâu có thể đủ-đầy cho nó!
“Trâu vẫn sống hằng ngày ăn cỏ,
“Tiếng dế mèn, nào có miếng ăn?
“Sao cứ lo nuôi mãi giả thân?
“Chuốc đau-khổ, vô-ngần tội-lỗi!”
BÀI
Vô-minh lắm nỗi đắm-trần,
Không tường Đạo-Sự bao lần Thiêng-Liêng!
Đời đã khổ ngửa-nghiêng, nghiêng ngửa,
Bởi con người hỗn lửa gieo ra,
Nay Trần lắm nỗi thiết-tha!
Kêu người tỉnh lại lánh xa nghiệp đời.
“Đời vì lắm sao dời vật đổi!”
“Đạo kêu người kết nối truyền lưu”,
“Mau mau xuất-thế điễn bu”ø,
“Cho người hiểu lại Hưu-Tù là chi?
Số dịch quẻ CÀN LY đã biết!
Điểm Phục-Hy tình tiết rất nhiều.
Lý mầu rất đổi cao-siêu,
Nên người đâu rõ những điều huyền-linh!
Trần cũng ở thế tình đã thác,
“Tu Đại-Đạo thông đạt lý mầu”,
“Biết rằng nhiệm-bí cao-sâu,
Nay truyền lưu mới cơ-cầu trần-gian.
Nơi Long-Sơn quày đoàn hiệp lối;
Núi Nứa gần đâu đổi quá xa,
“Có Ngài hậu sự Thái-hòa”,
Phục-Nguyên danh bổn thiết tha đạo trường.
“Kỳ mạt-hạ phải dương điễn thế”;
“Cơ bút truyền là để lưu-danh”,
Cho người khả quí hậu-sanh,
“Mau tu đạt đạo tranh-giành hạo-nhiên”.
“Khi xa-xưa Tiên-thiên một điểm”,
Vì bỏ rồi thâu-liễm không cùng,
Sợ người tâm-dạ não-nùng.
Nên Trần phải thuyết cho cùng lý nghe.
“Tu cố-gắng kết bè hòa ái”,
“Chữ tu-hành nối lại Hữu-Vô”;
“Hữu-vô chỉ Nhứt Cực-đồ”;
“Hữu-vô là lý Nam-Mô hóa-hoằng”.
“Nam phương chủ vô-thần nên khổ”,
“Mô Càn-Thiên là chỗ nhiệm-huyền”,
“Bởi đời bỏ tánh Thiên-nhiên”,
Nên nay phải chịu hậu-miền xót-xa!
Trần giáng đàn, nay ra lý chí,
Để cho đời thâm-thúy vài câu,
“Mặc dầu vật đổi sao dời,
Chữ tu nên nhớ đời đời nghe chưa!”
Trần-gian giả, say-sưa chi nhẽ?
Cảnh giả đời đâu lẽ bền lâu!
Lưới trời lồng-lộng thâm-sâu,
Toàn cơ sát-phạt ngũ-châu rối nùi!
“Mượn cảnh giả làm vui phút chốc,
“Ôm khổ sầu thảm-khốc ngàn đời!
“Linh-hồn thảm-thiết chơi-vơi;
Biết đâu bờ-bến là nơi ban đầu?!
Nay có Ngài rồng chầu cọp chuyển;
Là Phục-Nguyên hạnh nguyện chơn-lòng,
Lý ra khải xuất thanh trong,
Lọc màu thể thái hiệp-đồng vô-vi.
Ngài ôi hỡi! Thương vì nhân-thế,
Cạn nước dòng, cá để nơi đâu?
Cá nay đã cắn lưỡi câu,
Đang nằm trên thớt đợi sau thảm-sầu!
HỰU
Thảm-sầu khổ-khóc kẻ trần-gian,
Ôi hỡi! Xa xăm chốn Niết-Bàn.
Người chẳng quày chơn làm bụi lạnh,
Nhà thiền cửa trống mở tan-hoang.
Vì lòng mến tục không an tịnh,
Bứớc xuống mê-man nẽo buộc-ràng!
Say đắm quên rồi gia hữu thể,
Khổ-kham lắm kiếp mãi sầu than !
PHÚ
Từ Long-Sơn đến đây giảng-thuyết,
Núi Bà-Trau, bát-tiết điều-hòa,
Nhìn biển Đông, gió lặng chiều tà,
Ôi! Lướt sóng, hải-hà bươn-chải!
Bến Ô-Cấp, có Trần ghé lại,
Núi miền Đông đã trải một lần,
Thuở xa xưa nương cái giả thân,
Cũng tự học, tầm phăng Đạo-lý.
“Nhiếp Song-mâu vào giờ canh-Tý”,
Bái đầu chào chư-vị Thiêng-liêng,
Nguyện với lòng, độ hết Cửu-Huyền;
Cùng Thất-Tổ, thăng miền Cực-Lạc.
Ôi! Lịnh trên đã đành phó-thác,
Chẳng phàn-nàn, ngột-ngạt mấy câu,
Nay trụ vào đồ-thể núi chầu,
Có rồng múa canh-thâu lạ mắt.
Nước biển trong, chiều-chiều vằng-vặc,
Ông Đạo Trần xin lật sổ biên,
Để chép kẻ tu-học tâm hiền,
Đã phế bỏ tình tiền danh lợi;
Núi sừng-sững, mời người đi tới,
Có Đạo-Trần đứng đợi ngoài môn.
Khuyên cho ai thức tỉnh kinh-hồn,
Tu trên núi định dòm nước biển.
Mau tu đi, long-đồ xui-khiến,
Có Chư Thần đến viếng ngày ngày;
Và chư Vị nhập định hăng-say,
Tuy đạm-bạc qua ngày, qua bữa.
Ngày tháng đưa năm tàn lần-lựa,
Kết Đạo-Mầu mà dựa Như-Lai,
Có Phật-Tổ gá tiếng đêm dài,
Cùng Quan-Âm trải dài song nước.
Ngài Di-Đà chỉ đường họa-phước,
Có Chí-Tôn đuổi trược tà-âm,
Có Phật-Mẫu, Kim-Kịnh trầm-ngâm,
Chốn Tây vương để tầm kẻ bước.
Xin mời đến Đông-Tây-Nam-Bắc,
Tu mau đi đông chật mới vui,
Độ hết kẻ đui điếc hay cùi,
Tu cho biết Đạo mùi Thiên-Lý.
Đón vương-giả cũng hòa tri-kỷ,
Kẻ nghèo hèn không bị bỏ rơi.
Chữ Đạo nói, chẳng giảng ra lời,
Thì phân chi như đời đó hử?
Kìa! Núi-Nứa trùng-tu khí tận,
Nay Trần giáng hòa hữu đàn trung,
Đây món ăn linh-thể mời dùng,
Cho no lại hồn dung mau lớn.
Nuốt nước bọt sâu vào nơi rốn,
Tiếng âm-ba lẫn-lộn trong người,
Để khí hòa điễn sáng vui-tươi,
Món tinh-thần xin mời người nhấp.
Này người ơi! Khó ăn cũng tập,
Để no lòng cho mập hồn linh,
Hầu thơ-thái một cõi riêng mình,
Không đá động, chúng sinh-lẫn-lộn.
Trần có ít thơ vần làm vốn,
Chỉ sợ người chẳng ngốn vào thôi;
Chỉ sợ người chẳng chịu chung ngồi,
Chê miếng ăn khó thời đặng nuốt.
Trần đạm-bạc sống bằng rau-luột,
Cơm giả tay chẳng được trắng phau.
Nhưng lâng-lâng tâm-trí thanh-cao.
Chẳng nhuốm trụ những màu sắc tướng.
Trần là kẻ biết nhìn độ-lượng,
Mới dám mời đến ngưỡng Cửa linh,
Hãy tu đi sóng nước diệu-minh,
Có gió mát đêm nhìn thật đẹp.
Nhìn đẹp ngoài, trong ta phải dẹp;
Dẹp biển tâm mới khép biển đời;
Dẹp biển lòng thì dạ thảnh-thơi,
Để thuyền câu trôi nơi Cực-lạc.
Để thuyền hồn đến bờ giải-thoát;
Để thuyền-từ vớt-vát người mê;
Để thuyền tu đêm khải Bồ-đề.
Trời bình-minh mọi bề trong sáng.
Ôi! Trần tu không ai bậu-bạn,
Chót-vót là núi tản hồn thiêng,
Nhìn nước biển lặng tiếng im-lìm,
Thấy nơi tâm lắng-chìm đau khổ!
Chữ tu-hành biết rằng điều-độ,
Mượn cái thân nơi chỗ oan-khiên,
Để mua lấy “túi Khí hạo-nhiên”,
“Không có sắc, không tiền khoáng-hậu”.
Trần mời hết tiền căn bối hậu,
Đến với Trần soi thấu linh-quang,
“Để cùng nhau vẽ chữ vi CÀN”,
“Chỉ có ba lan-tràn tận-thế”,
Trần là kẻ mày-râu bốn-bể,,
Đời sanh Trần mà để làm chi?
Sao Trần chẳng biết chữ khinh-khi?
Cũng chẳng biết mua gì bán lại!
Không muốn làm giàu-sang cực-đại,
Vì bởi Trời ngần-ngại sanh Trần,
Nên Trần đây chỉ khoát áo thân,
Không như người biết cần vật-chất.
Trần phàm-gian cũng đầy nhiều tật;
Tật mê say kinh Phật bày ra;
Tật đắm mê trăng-gió hải-hà;
Tật muốn ngồi, mình hòa gió mát.
Trần nhìn lấy áng mây bàng-bạt,
Đó tật Trần xin thật nói đây :
Trần cũng muốn giàu có như ai,
Nhưng tuổi Trần đành tay lặng tiếng.
Không phải Trần là người làm biếng,
Nhưng không thành như miếng đỉnh-chung,
Tuy gọi rằng có chí anh-hùng,
Nhưng cam phận phải dùng thanh-đạm.
Đâu phải Trần là người ăn bám,
Bởi đã sanh chẳng dám hủy thân,
Nên Trần nay bỏ hết việc cần,
Mà mua lấy cát-lân đài phụng.
Trần đâu phải như người làm-lụng,
Mộng túi đầy bó cứng một bầu,
Bởi vì Trần sanh khác người hầu,
Nên chấp nhận kẻ cầu lạy học.
Tuy bên ngoài nhục thân bao-bọc,
Nhưng tâm-hồn như ngọc lưu-ly;
Ngọc không vết, lại chẳng có tì;
Ngọc hằng sáng, bởi vì biết ngó.
Ngọc rất quí, giá thành mắt-mỏ,
Ngọc khó tìm, ai có biết đâu,
Ngọc này đây chẳng ở ngũ-châu,
Nhưng ngọc sẽ đối-đầu yến-ẩm,
Nay trưng ngọc cho người xem ngắm,
Bạn Phục-Nguyên đối-ẩm tương-phùng.
Ngọc lưu-ly người hãy đem dùng,
Ôi! Giá-trị vô-cùng đó hỡi!
Trần viếng cảnh nay đà đi tới,
Nhập men say vì bởi chí-thành;
Men Tiên-Thiên nung bởi Ngũ-Hành,
Mà ấp-ủ tương-sanh bao buổi.
Trần quên rồi mình đây mấy tuổi.
Chỉ biết rằng ở núi Bà-Trau;
Chỉ biết rằng có một động-đào,
Đang chở kẻ thanh-cao đủ bước.
Trần không xem người đây mực thước,
Chỉ cần tâm cho được bình-an,
Trần muốn kẻ lập chí châu-toàn,
Nhập-Định lại mơ-màng tư-tưởng.
Trong giấc điệp nguyện câu chí trượng,
“Thức sáng đêm rút mượn hạo-nhiên.
“Của đất trời sao chẳng lấy liền?
“Muợn của tạm lắm phiền phải cực.
“Của kho báu sao đành bỏ vứt?
“Của tạm vay rất cực người ơi!
“Của quí-báu là của đất trời,
“Sao không ai mượn thời dùng lấy?
Mượn làm chi của Trần áy-náy?
Của nhớp-nhơ của phải trả lời.
Sao chẳng mượn nguồn Đạo thảnh-thơi.
Để mượn chi của đời giả tạm?
Của Trần-gian rờ vào xem nhám,
Của đất trời chẳng dám phô ra!
Nay Phục-Nguyên người đã mời Ta;
Ta cũng khải tì-bà đôi khúc.
BÀI
Chiều chiều gió nước biển Đông,
Ráng bay mây chạy giữa dòng thênh-thang.
Thấy sao lả-lướt trần-gian,
Chiếc thuyền đã lạnh nơi khoang không người.
Chiều chiều chim én liệng trời,
Thấy đâu mây bạc giữa đời mà trôi.
Trần ơi! Đưa mắt thấy đời,
Núi thiên sông núi xin mời người tu.
Chiều chiều mặt nước trời Thu,
Bồ-câu khuất lặn phù-du lắng chìm.
Có ông Đạo-học lim-dim,
Núi đà khuất lặn đang chìm hoàng-hôn.
Chiều chiều núi tản biển chôn,
Có Trần ngắm-nghía ngọ-môn đợi vào.
Đây lời rỉ-rả thì-thào,
Khách trần ơi hỡi! Bước vào đào nguyên.
Đêm đêm trăng sáng tham-thiền,
Có Trần thổi sáo dắt liền vào trong.
Ôi! Mạch nước đã chảy trong,
Có con én liệng giữa dòng mây bay.
Đêm Thu chờ kẻ chí tài,
Chờ người đa phước mà quày quả tâm.
Đêm thâu chẳng có dám nằm,
Mù sương nhiễu giọt áo dầm vẫn tu!
Bóng trăng khuất lặn ao thu,
Nhớ người học-đạo chơn-như phục-huờn.
Vằng văng có tiếng ai đờn?
Đờn câu Bạch-Ngọc huờn-đơn khách trần.
Tiếng đờn lăng-lẵng văng văng;
Tiếng đờn vun-vút bắm lần khúc Thiên.
Đời người trở lại trần-miền,
Mau về bến giác có thuyền đợi đưa.
Chiều chiều trong giấc say-sưa,
Lão Trần câu cá và bừa người mê.
Đêm về, đêm tịnh đã về,
Đợi ai khúc hát bồ-đề tương-tri.
Bà-Trau núi Nứa một khi,
Long-Sơn chầu-hội đợi vì nhơn-sanh.
Đêm về vắng-lặng bạch-thanh,
Nhập vào “Vô-cực” cho thành minh minh.
“Thần-minh mới trở Huỳnh-đình”,
“Khí hòa Tinh Bửu do mình chế Đơn”.
“Về đêm nấu Dược Phục-huờn”,
“Chèo thuyền Ngũ-tạng lai chơn hóa-hoằng”.
“Canh ba giờ Tý trợ Thần”,
“Kiết-dà nhắm mắt mà mân-mê hoài”.
“Hít vào Khí-ngọc Thiên-thai”,
“Thở ra trược bế canh-đài huờn-tâm”.
“Tu đâu có nói nhọc-nhằn,
“Miễn là vững dạ lầm-bầm không nên.
“Ban đêm trắc trở bập-bềnh,
“Nếu mà dục-vọng ngồi lên đi liền.
“Có gì là gọi ưu-phiền?
“Xả tan chướng khí khép Kiền-Khôn trong.
“Nhìn nước chảy nước càng trong,
“Tu càng lúc thấy cái lòng chúng-sanh.
“Nhìn mây bàng-bạc đêm thanh,
“Tu hoài mới biết giựt-giành Vô-vi.
“Mây bạc trôi mãi vậy thì,
“Có tu mới biết Anh-nhi Bồ-đề.
“Anh là phát tiết nhàn quê;
“Nhi là trở lại đầu đề ban-sơ.
“Bồ là gốc Đạo tâm-cơ,
“Đề là hột chủng há ngờ Mâu-Ni.
“Chữ tu giữ dạ đúng kỳ,
“Nấu Đơn luyện tánh mới phi thăng Thần”.
“Thần nhẹ, nhẹ sáng lâng-lâng”,
“Khí trong, trong mãi trong ngần mát ra.
“Khí gom Tinh lại an nhà”,
“Thấy người nhẹ bước song tòa Thánh-thai.
“Thánh là khác tục hoằng-khai”,
“Thai là Bổn-thiện như ngày mới sanh”.
“Thánh-thai tác bởi Ngũ-hành”;
“Kim-Mộc Thủy-Hỏa Thổ đành phải theo”
“Chữ tu há nói câu nghèo,
“Tu thời chấp-nhận mà trèo núi cao.
“Núi cao chẳng dốc bước sao?
“Nhưng người vững chí leo rào đặng lên.
“Biển Đông ai tát làm nên;
“Tát sao vẫn thấy bập-bềnh nước trong.
“Chữ tu là vững nơi lòng,
Tu sao chẳng biết lạnh đồng là chi!
“Ngồi hoài ngồi mãi ngồi lì”,
“Ngồi đêm thi-thố ngồi lỳ trăng sao.
“Sao lặn, lặn mãi không cao,
“Ta tu, tu mãi đi vào Thiên-Thơ.
“Trăng lên , trăng sáng lững-lờ,
“Bổn-tâm Diệu-thiện há mờ người ơi!
“Đạo đâu khải tỏ khi lơi,
Nhưng Trần nay cũng xin mời người nghe.
Nghe đi tiếng sáo dặt-dè;
Nghe lời sáo thổi kết bè Âm-dương.