Ngọ thời, ngày 15 tháng 01 niên Canh-Ngọ
ĐỨC CHÍ-TÔN
HỌC ĐẠO THẦY TẬN GỐC LỌC-LỪA
THI
Ngọc-tòa Linh-ứng giáng đàn trung,
Hoàng-Phụ Cực nguyền tiếp đại-hùng.
Thượng đảnh Từ nhi khai sắc lịnh,
Đế-mầu Tôn vị hợp trùng-phùng.
Giáo-truyền Huyền-mật đời siêu-thoát,
Đạo-lý Khung trong pháp thuận tùng.
Nam khởi Kim qui hòa lực điễn,
Phương-châm Khuyết lại vững lòng chung.
BÀI
Hỷ chào tất-cả đàn trung,
Huyền-Khung Kim-Khuyết thuận-tùng giáng phân.
Ngày Thượng-nguơn, sáng phần nguyệt thực,
Điễn hóa-hoằng, điều-tức hành-y,
Chú-châm giờ Ngọ lạy quì,
Giữ phần Đạo-đức hành trì lý thâm.
“Khá thương con diệt mầm tam-độc”,
“Học Đạo Thầy tận gốc lọc-lừa”,
“Chơn-thành sáng sớm đến trưa”,
“Từ chiều tới tối lọc-lừa khổ-kham!”
“Này con ơi! luận phân thế-giái”,
“Vì nhơn-sanh còn trải nghiệp đầy!”
“Thầy chưa an-nghĩ giải-khuây”,
“Ngày nay phải tiếp xuống đây trợ Thần”.
“Bổn thượng-nguơn, dần dần tỉnh-thức”,
“Phục-Nguyên ơi! Từng bước Đạo khai”,
“Thời gian chẳng đếm bằng ngày”,
“Hay bằng năm tháng sương phai tóc trần!”
“Tùy tỉnh tu quầy chân giác ngộ”
“Do các con điều-độ tinh-thần”,
“Có gì mà phải luận-phân?”
“Đạo lòng đã thấy tức Thần định tri…
Phải không này Phục-Nguyên?
P.N : Kính bạch Thầy! Đúng như vậy!
THẦY : Hôm nay Rằm thượng nguơn Thầy tiếp
giáng, chẳng hay con có điều chi?
P.N :
BÀI
Con Phục-Nguyên kỉnh Thầy Thượng-Đế,
Giáng đàn nay, lý để gieo-truyền;
Truyền lời vi-diệu thâm-uyên,
Dạy người tu-học roi-truyền Đạo Cha.
Kỳ mạt-pháp, hạnh hòa khốn-khổ!
Khai Đạo-mầu ở chỗ Nam-Bang,
Hóa-hoằng chung cả trần-hoàn,
Nguyên-nhân hồi tỉnh mở-mang tâm lòng.
Con xin Cha xiển thông lý-đạo,
Tùy căn-cơ khuyên bảo dìu nhau,
Nhìn chung nhơn loại đồng-bào,
Kỳ-tam lắm nỗi sầu đau vô-thường!
Vì nghiệp-quả, tiền ương đến thế!
Nên ngày nay huyết-lệ lan-tràn,
Làm sao nhơn-loại tâm-an!
Cũng do nghiệt-ngã phủ-phàng kém tu.
Riêng con đây, vận trù Chơn-lý,
Khai-ngộ người “Trực-chỉ Bổn-nguyên”,
Để mà “Tỏ-ngộ Chơn-truyền”,
“Thuận tùng Đại-Đạo thâm-uyên của Thầy”.
Con kỉnh bạch Thầy.
THẦY :
PHÚ
Này Phục-Nguyên! Bình-tâm tỏ-ngộ…
Ứng điểm lòng, phơi chỗ Thần qui,
Máy linh-thiêng hiệp đúng châu-kỳ,
Thầy tế-độ bởi vì ái-truất.
Rằm Thượng-nguơn, khói trầm nghi-ngút,
Xong đảnh-đài, khỏa phút lầm-than,
Theo qui-luật nhập-thể tiếp đàn,
Thầy xí-xóa ngỡ-ngàng cho hết!
“Sợ e con giáo truyền sai-lệch!”
“Nên tỏ phân cho hết ý Thầy”,
“Lòng của Thầy theo khói làn mây”,
“Tiếp lời giảng tọa ngay Thiền-định”.
“Lúc ban-sơ đàn cơ chấn-chỉnh”,
“Có Phò-loan giữ dính máy-huyền”,
“Cơ âm-dương Thầy chuyển cửu chuyên”,
“Ra bài chữ ký truyền sắc lịnh…”
“Này con ơi! Cơ Thầy niên Bính”;
“Tý với Dần đồng dính lại chung”,
“Trải bao năm gặp cảnh hải-hùng”
“Bão với giông cũng tùng theo thế!”
“Chuyển cơ bút bao phen đều bế”,
“Rồi mở khai, sợ trễ nguyên-nhân”,
“Thầy cũng muốn, con trẻ hiểu dần…”
“Học Đạo Trời, quên phần thế-thái”.
“Con ơi hỡi! Bao phen ái náy!”
“Vì quỉ-vuơng chọc phải điễn linh”,
“Có đôi lúc nghiêng đỗ Siêu- hình!”
“Vì tham-vọng hữu hình quá lắm…!”
“Điễn hình Thầy, con ơi! Vững nắm”,
“Máy Càn-Khôn suy ngẫm bấy lâu!”
“Sáu mươi năm bươn-chải dãi-dầu”,
“Theo tuổi đời có đâu là dễ!”
“Nay Thầy sợ con tu e trễ”,
Bước hạ-nguơn, mạt thế kỳ cùng,
Nên cơ này giáng hạ đàn trung,
Độc một máy điễn tùng ký xuất.
Sợ bộ hình nhiều người phiền-phức,
“Nên chuyển cơ điều tức tử-đồng”,
“Có con là pháp chủ Chơn-nguơn”,
“Vững bàn thạch nhơn ông lố hiện”,
“Máy Vô-hình tay con điều-khiển…!”
“Thầy chẳng sợ châm-biếm nhiều lời”,
“Miễn rằng Thầy xạ điễn xuống nơi…”
“Cho con hiểu, thảm ôi cơ đến!”
“Vì xưa kia trong cơ tập-tểnh…”
“Bước linh-oai thẳng đến cùng Thầy”,
“Thầy chỉ dạy chẳng có nói hay”,
“Mà lặng-im giải bày Đạo-pháp”.
“Các con học tịnh lòng là đáp”,
“Chẳng hỏi gì giải-thoát siêu-linh”,
Nhưng nay Thầy thương-xót nhơn-tình,
Cho con hỏi lời kinh mật-diệu.
Để các con đồng tu đặng hiểu,
Để duyên-lành không thiếu chữ tu,
Nên hạ mình Thầy dạy ngút mù,
Không lặng lẽ bao thu đã trải!
Dù nắng mưa phong-sương dầu dãi,
Hay canh tàn Thầy cũng đến nơi,
Có nhiều khi con muốn Đạo Trời,
Rồi cầu khẩn Cha Trời giảng dạy…
Thương chúng-sanh Thầy đâu có ngại,
Dù canh ba Thầy phải đến thôi,
Tiếp đàn lịnh theo lời khẩu mật.
Rồi kỳ ba tàn cơ chồng-chất,
Sợ bộ hình e mất máy cơ!
Nên Thầy đến chẳng khỏa lảng-ngơ,
Cho con hiểu giấc-mơ một kiếp!
Cho con hiểu, thế nào Hồ-điệp…!
Cho con tường muốn tiếp với Thầy,
Thế kỳ rồi đàn tiếp lời khai,
Thầy giảng chữ, chữ hay con hỡi!
Sao? Các con định tâm lại!
Thầy dạy tiếp các con học-hỏi,
Cơ chơn-đồng rất đổi khó thay!
Vì xa-xưa điễn lực dụng oai,
Cơ âm-dương bấy chầy xoay-chuyển.
Nếu tiếp đàn, con không thực-hiện…
Con hãy định nơi huyền-ưng gom nước bọt lại, bởi
vì Phục-Nguyên con chưa rõ, điễn Thầy đang xuống, nếu
mà có một cái gì ngăn cách…
Nên biết đâu mà chuyển đàn cơ?
Hấp-lực thâu Thầy đã chực-chờ,
Nếu phóng-diễn đàn cơ đập mạnh.
Con dự đàn phải tròn đức-hạnh,
Nghe giảng dạy đoạn tánh thói xưa,
Sao con biết chẳng nếm cái “thừa”?
Thì dự điễn con lừa thói tục.
“Nay bởi vì, tận cơ thúc-giục…”
“Lại bên ngoài cơ-bút bế rồi”,
“Thầy xem qua, xét lại nhìn coi”,
“Chẳng bao nhiêu ló mòi thiện tánh!”
“Nên tâm-dạ Thầy đành lẫn tránh”,
“Chẳng xuống đàn tả cảnh vị-nguyên”,
“Nay xem qua, xét lại người hiền”,
“Thầy ghé đến “Hạo-nhiên Bửu-ngọc”.
“Cho Phục-Nguyên con thêm bài học”;
“Học Thiêng-liêng Nhâm-Đốc hiệp tùng”;
“Học linh-cơ ứng bửu Khí chung”;
“Học đủ đầy sau dùng mầu-nhiệm”.
“Gắng đi con điều lành thâu-liễm”,
“Gạn tâm dơ cho nhuyễn bỏ trôi”,
“Nên Chơn-đồng Thầy đã chụp rồi”,
“Thần xuất-giá đặng lời phơi lý…”
“Con nghe qua điều này thật kỹ!”
“Chẳng dễ đâu khi Khí Thầy truyền…”
“Sợ e con tâm-dạ đảo-điên”,
“Tự hại mình khó yên bổn giác!”
“Nên cảnh-cáo mấy lời phó thác”,
Cho Phục-Nguyên con gác tâm lòng,
Định cho Thần thật sáng, thật trong,
Định cho thân vượt vòng lẫn-quẩn!
“Mà nhập chung Khí Tiên linh-mẫn”,
“Hoát Linh-đài đến tận Siêu-nhiên”,
“Nhập thân-tâm đáo-vị Khôn-Kiền”,
“Chuyển Pháp-Luân liên-miên đuổi trược”
“Vì điễn Thầy xuôi nào có ngược!”
“Đã tuôn rồi khó được hồi-qui”,
Lời Chơn-đồng khẩu-khuyết hành-trì,
Nếu có động e ly thân-thể!
Nếu điễn Thầy tuôn trôi theo lệ,
Con làm mạnh e bế huyền-ưng!
Hoặc tiếng động vang xéo nổ bừng,
Làm Chơn-đồng khó dùng thanh-điễn!
Có Khí trí trong cơ bất-biến,
Hồn xa rồi, khó chuyển nhập vào,
Sẽ như điên chẳng biết gì đâu!
Con dùng cơ biết cầu phải nghĩ…!
Đó bao lời Thầy không năn-nỉ,
Tùy nơi con thuận lý y hành.
“Dùng Siêu-hình phải được bạch-thanh”,
“Như nước trong tâm lành tắm mát”.
“Con dụng cơ phải cho chửng-chạc”,
“Kẻo không thôi tan-nát Siêu-hình!”
“Thầy sợ con trong những nghiêng-chinh”,
“Cũng đành bế hữu-hình lại đó!”
“Phục-Nguyên ơi! Thầy đâu đành bỏ”,
“Các con thơ còn quá dại khờ!”
“E hồn linh chẳng biết Đồ-thơ”,
“Tịnh yên lại, trong-giờ Thiên-tánh”.
Nếu dự đàn phải ly tục cảnh,
Tâm tịnh yên xa lánh thói phàm,
Con từng trải cuộc sống lủ-lam!
Giờ học Đạo sao kham chuyện giả?
Suốt cuộc đời sống trong giả-ngã,
Ngày Sóc-vọng con trả tịnh-yên,
Chỉ đôi giờ tiếp với Huyền-Thiên,
Mà chẳng chịu lặng yên tục-lụy!
Thầy e con thời giờ lảng-phí!
Nói một đàng, suy nghĩ quẩn-quanh.
Sợ tâm con lục-tặc tam bành!
Rồi phóng-diễn Thầy đành lặng tiếng!
Xưa trải cơ trong màn ẩn-hiện,
Thầy biết nhiều khi viếng đến con,
Nhiều đứa cầm lực-điễn chưa tròn,
Tâm rong-duỗi theo đường danh-vọng.
Nếu lão-luyện Thầy liền mạnh đóng,
Nếu Phò-loan tâm nặng biết bao!
Thì làm sao chuyển ngữ đi vào?
Đành theo thói trèo cao sanh-chúng.
Nên ẩn nhiều từ ngôn phế-dụng.
Rồi biểu con làm núng làm neo,
Có khi kêu con lánh cơ nghèo,
Mà đua theo thói trèo lợi lọc!
Đó là do tâm chưa thanh-lọc!
Một ý Thầy đầy dốc vào cơ,
Hai ý con đã chực từng giờ!
Theo nét chữ bơ-phờ lố hiện.
Rồi điễn-ký mắt nhìn ngấu-nghiến,
Viết cho nhanh sao xuyến bồi-hồi!
Nên lời Thầy phế bỏ buông trôi,
Lời Đạo-đức đổi lời vọng-ngữ!
Trải bao năm, ít hiền nhiều dữ!
“Thầy bế đàn phó chữ Thiên-cơ”,
“Phải đâu Thầy bỏ phận Cha Trời!”
“Do các con đua trôi theo thế”,
“Thì sợ e nhiều con mưu-kế”,
“Dụng bút cơ là để tư-riêng”,
“Rồi chia-chác theo lợi tình-tiền…”
“Không biết Đạo nhủ-khuyên to nhỏ”.
“Đạo Thầy học con đành phế bỏ”,
“Học trường đời thì tỏ lại thông…!”
“Nên giảng nhiều thì cũng lòng vòng”,
“Thầy phó thác trần-hồng trả quả…!”
“Nay Phục-Nguyên xoay cơ mới lạ!”
“Dụng Chơn-đồng phác-họa máy thiên”,
“Thầy e con sai-lạc Chơn-truyền”,
“Vết chân đó, con hiền dặm bước!”
“Sợ cho con thói đời học chước…”
“Đông thật đông chẳng được mấy con”,
“Nên nay Thầy bày tỏ lực tồn”,
“Cho con hiểu vuông tròn máy Đạo”.
“Thầy lặng-thinh buớc từng bước rão”.
“Đến với con đã tạo hai niên”,
Nay Thượng-ngươn ánh sáng điễn huyền,
Thầy gởi lại sẽ khuyên con trẻ.
Khuyên chung hết nữ nam lớn bé;
Khuyên chung nhau những lẽ siêu lòng,
“Phục-Nguyên con! Pháp Chủ Giáo-Tông”,
“Vững tròn mạch kẻo lòng điên-đảo!”
“Thầy không dụng ngôn-từ khách-sáo”,
“Nói thẳng ra hoài-bảo của Thầy”,
Thương trẻ còn trong phút dại ngây,
“Khi xao-xuyến điễn Thầy cũng biết”.
“Thầy biết hết những gì tình-tiết”,
“Sợ Chơn-đồng khốn nghiệt thể-thân”;
“Sợ cho con chẳng định chủ Thần”,
“Ma âm xen mất phần thanh-khiết”.
BÀI
Bóng Thầy biền-biệt xa-xăm,
Thượng-ngươn Thầy đến ngày rằm khuyên con.
“Này Phục-Nguyên! Đường mòn xưa cũ”,
“Đừng bước vào như lũ lợi danh…!”
“Đến Thầy bằng ý tâm lành”;
“Đến Thầy bằng với bạch-thanh điễn Thần”.
“Thầy khuyên bảo từ phần chi-tiết”,
“Dạy cho con khốn nghiệt ở đời!”
“Bởi vì tâm trẻ buông trôi”,
“Theo thời-gian đến bồi-hồi thể-thân!”
“Do vì bởi gió trần dao-động!”
“Do tâm con đã trống lùa vào”,
“Đó vì chẳng đóng cửa trau…”
“Nên lòng chụp-giựt khó trau Đạo Thầy!”
“Nay Thượng-ngươn, Thầy khai Chơn-lý”,
“Cho con hiền tận-tụy lòng chơn”,
“Gắng tu chí quyết Phục-huờn…”
“Thoát ngoài giả cảnh khó tồn Linh-quang!”
“Đường xưa cũ, mở-màn giả-dối”;
“Sáu mươi năm đền tội chưa chừa!”
“Bước đường giáo-hoá sớm-trưa”,
“Thầy đây đã thấy lọc-lừa cơ thiên”.
“Con ơi hỡi! Tình tiền danh-lợi”,
“Là bình-phong đi tới cuồng-ngông!”
“Thầy luôn lực điễn tâm-đồng”,
“Nắm về cho vững khó tròng ngoài vô!”
“Phục-Nguyên ơi! “Nam-mô” cực-chuyển”,
Thương các con trong biển trầm-luân!
Nên Thầy thắm-thoát lời cùng,
Cho con hiểu rõ khi tùng điễn linh!
THI
Linh-điễn huyền-cơ sắc diệu-bình,
Hòa giao nhựt-nguyệt khởi tâm minh.
“Vô-Thừa Chơn-Giáo” nguồn tinh-tiến,
Nắm bổn siêu-nhiên chớ lụy tình!
PHÚ LỐI VĂN
- Thấy nhơn-sanh kỳ tam trong vòng điên-đảo
- Nên Thượng-nguơn Thầy đến bước rảo đôi điều.
- Các con ơi! Bóng xế non bộ đã chắc-chiu.
- Vừng Thái-dương, ôi! Cũng tiêu-điều theo thế!
- Chung cuộc kết, nhìn qua Thầy đành lặng bế!
- Khai linh-huyền, do các con thực-thể tâm-linh,
- Dạy cho con từng nấc thang để tự tiến mình,
- Rồi sao đó, thoát ra trăm nghìn đau-khổ!
- Lời Thiêng-liêng chẳng có chi là vô-bổ!
- Do các con không tự tỏ, giác-ngộ đấy thôi,
- Chớ lời Thiêng-liêng đều lời nói Cha Trời,
- Đồng giá-trị mà mở-mang dựng khơi Chơn-lý.
- “Vì tâm con tối đen đã hòa ma quỉ!”
- Nên ngôn từ Thầy thầm-thỉ chẳng nghĩ hay suy!
- Lại trách Thầy không thương trẻ ve-vuốt nương tùy,
- Mà thẳng-thắn lời linh-thiêng, bởi vì trung trực.
- Thầy muốn con thong-dong trở về cơ siêu lãnh vực.
- Chớ không như đời ve-vuốt làm bước Thiên-phong,
- Thầy gởi trẻ mau trở lại thoát cảnh trần-hồng!
- Tu tu đi kẻo mắc những vòng oan-trái!
- Thầy thương con thẳng ngôn không dụng lời hoa-mỹ mà nói đại,
- “Để các con tự ngẫm-nghĩ suy lại tâm-hồn!”
- Sống với mình con chính thật là đứa con khôn.
- Sống giả cảnh, thì ôi-thôi sợ e khó tồn mai-hậu!
-Thầy giảng cho con “Siêu-Hình-Quan” trong nguồn cơ-cấu,
- “Để biết rõ là Thầy muốn tỏ-lậu Vô-hình!”
- “Con ơi con! Đạo rất chuyển khi tâm cực minh!”
- “Nhưng sẽ khảo con, bởi tự do mình trói buộc!”
- “Thầy muốn con không trở về Thầy với mặt đầy lem luốc!”
- “Muốn con hiền mau mau uống bổ thuốc Linh-đơn”,
- “Trở về Thầy với Khí-thái điều-huờn”,
- “Không dính bụi não-nòng trong cơn thế-thái”.
HỰU
Thế-thái tình-tiền với lợi-danh,
Đưa con đắm lụy mãi tranh-giành!
Thương lòng điên-đảo không ngưng-nghỉ.
Đây mấy lời khuyên ý bạch-thanh.
“Hiểu hết thiên-cơ tu tịch-lặng”,
Chớ bằng khó chuyển nổi tan-tành!
Con ơi! Cuộc chiến gần bên đấy,
E sợ ngày mai chẳng được lành!
BÀI
Ngày tàn Thầy đến dạy con,
Bao lời thành-thật lồng trong “Thái-hòa”.
Này con ơi! Bức hoa tuyệt-mỹ,
Nhưng con nhìn sáo chỉ ngoài môi,
Tuy người họa-sĩ vẽ rồi,
Nhưng hoa, hoa giả thảm ôi não-nồng!
Ngoài tuy đẹp, nhưng trong khô-cạn,
Ngoài hình-dung tuy sáng mỹ-miều,
Nhưng mà bức vẽ trương-chiêu,
Vô-tri, vô-giác những điều siêu-nhiên.
Ví như Thầy, vô tiền khoáng-hậu,
‘Dạy cho con nhiều dấu điều lành”,
“Dụng từ bạch-lý thiện-thanh”,
“Danh-từ hoa-mỹ giáo hành thân tâm”.
“Nhưng không làm điều lành lời dạy…!”
“Vì vô-tri khó cải, khó canh!”
Âu là Thầy cũng liệu đành,
Tùy theo bước tiến lời lành khuyên con
Này Phục-Nguyên! Con còn chi hỏi.
Điều gì không đánh đổi chơn lòng?
Tự mình làm chủ nhơn ông,
Ngoài vòng định-luật Thần-thông Chơn-truyền.
Này Phục-Nguyên! Con có hỏi điều chi?
P.N : Kỉnh bạch Thầy! Con không còn điều chi để hỏi.
Bạch thầy! Con xin có điều này ngoài những lời
của Thầy dạy. Con xét thấy rằng trong khi tiếp đàn, thì
phải những người trọn tâm thanh-tịnh. Vã lại, những người
dự đàn hôm nay, thì chưa thật thanh-tịnh tâm, và có một
số nghiệp lực còn dầy. Do đó, cũng làm mất sự thanh-tịnh,
kỉnh bạch Thầy hoan-hỷ!
Vì trách-nhiệm của con, cũng bởi tình thương nên
mới cho dự đàn. Vậy từ đây về sau con sẽ thanh-lọc lại,
để sau khi thời đàn, bình Thánh-giáo cho nghe thôi. Nếu
trong khi dự đàn mà tâm không trọn thanh-tịnh thì đã thất
lễ với Thiêng-liêng Bề trên và cũng ảnh hưởng phần có
tác-hại đến Chơn-đồng nữa, bạch Thầy hoan-hỷ!
THẦY : Thầy không trách Phục-Nguyên con, bởi
vì Pháp-chủ là do con, trong lúc đó con phải cố kềm tâm,
đừng có điều chi ngoài tâm hết để tiếp với Thầy, bởi vì
con cần trực-tiếp.
Còn nam nữ lưỡng phái, thì cố-gắng thanh-tịnh,
Thầy không trách nhưng mà Thầy e sợ rằng thần Chơn đồng
xuất ra, điễn của Thầy nếu mà các con không có
tâm lành, hoặc có điều chi phóng-diễn thì cũng như cái
cơ-lực âm-dương, Phục-Nguyên con có hiểu hay không?
P.N : Kính bạch Thầy con đã hiểu!
THẦY : Nó không bình-thản được phần âm-dương,
nó sanh ra một là Chơn-đồng sẽ mệt, đó là nhẹ. Hai là, do
vì phần âm quá nhiều có thể Chơn-đồng sẽ sanh ra cuồng
trí, đó là phần Thầy dặn-dò cho kỷ với con. Bởi vì nếu con
dụng phò-loan là có cơ âm-dương thì nó dễ, nhẹ. Đó là do
vì sao con biết hay không? Vì có cần cơ cho nên muốn
những tư-tưởng hay những lực-phóng-diễn nó đều thâu
vào cái cần cơ hết rồi, từ cần cơ nó cũng vơi bớt sự khắc
hại đó Phục-Nguyên con.
Còn đằng này, vì con dùng cơ Chơn-đồng trực-tiếp
mà điễn Thầy xuống theo một luồng, trực-tiếp mà điễn
Thầy xuống theo một luồng, nếu có gì dội ngược lại thì e
rằng Chơn-đồng lảnh đủ, chớ đối với Thầy không có điều
chi trách các con!
P.N : Kỉnh bạch Thầy! Trách-nhiệm của con là
Pháp-đàn, nên con lúc nào cũng giữ vẹn tâm thanh-tịnh,
và những người dự đàn thì cũng đều như vậy. Nhưng ở
ngoại-cảnh con vẫn biết! Bởi vì những người dự đàn tâm
lại không chánh-định thanh-tịnh, thêm vào đó, cũng nhiều
phần tư-tưởng xấu của thói chúng-sanh bao-phủ nửa.
Nghiệp lực đang hành tâm xao-động, màng vô-minh che
lấp, nên không nghe được “lời châu tiếng ngọc” của Thầy đã dạy.
Vì thế, từ-lực không lành có ảnh hưởng đến con và
Chơn-đồng nữa. Vậy Thầy đã dạy cho con bài học hôm
nay, thì kể từ đây về sau, vấn đề dự đàn con phải thậntrọng
và hạn chế. Chỉ chọn lựa một số ít người trọn lành
thanh-tịnh tâm để hầu đàn mà phụ trong việc nghi lễ thôi.
Điều tốt hơn, để bảo vệ Chơn-đồng, giữ tròn thanh-tịnh và
tiếp trọn điễn để thâu Chơn-truyền giáo-lý của Thầy và
các Đấng Thiêng Liêng dạy, con kỉnh bạch Thầy.
THẦY :
BÀI
Thôi tùy con Thầy giao mặt thế,
Này con ơi! Chớ để não-nồng!
Giữ-gìn thanh điễn bạch-trong,
Ngôn từ giảng-thuyết mà lòng ăn sâu.
Thầy thương hết mái đầu học Đạo,
Không phân-biệt hoài-bảo tình-thương,
Cho con nếu rõ lập-trường;
Cho con hiểu suốt con đường Siêu-linh.
Đây bài học vô nghìn quí giá,
Phục-Nguyên con! Giải-toả tâm-hồn,
Cứu đời nhiều buớc dập-dồn,
Quanh-co uốn-khúc lòng con cũng chiều!
Nắm tay nhau thương yêu đi trẻ!
Dắt dìu tu, lớn bé đồng vui,
Cho Thầy thắm-đượm mặn mòi,
Tinh-thần của trẻ xen coi tu-trì!
Này con ơi! Đồng qui đoàn-kết,
Thì không gì bóp chết các con,
Một cây đứng giữa thon-don,
Ba cây chụm lại là con lớn liền.
Đó lời dạy, nhủ-khuyên thành-thật,
Mong các con chơn-chất về Thầy.
Dù cho bảo-táp cuồng mây!
Ba cây sừng-sững giữa trời lặng thinh.
Con ơi hỡi! Hữu hình đã khổ!
Lấy lời khuyên, báo bổ dìu nhau,
Khuyên lơn tình-nghĩa đồng bào,
Dụ-ngôn tu học là sao trui lòng?
Đời đã khổ! Đã trong sát-phạt,
Con dụng lời giải-thoát tuy căn,
Đời đang chiến trận lần-lần,
Con dùng bác-ái tinh-thần cứu tai!
Đời tranh nhau tiền tài vật-chất,
Muốn dìm con cho mất linh-hồn!
Nhưng nay thức tỉnh bảo-tồn,
Thì cùng khuyên nhủ cho tròn bước đi.
Thôi mấy lời Thầy ly các trẻ,
Về Linh-tiêu mở hé vi-huyền,
“Mấy lời khuyên-nhủ Phục-Nguyên”,
“Con hành mật- lý Chơn-truyền mai sau”.
Cơ “Siêu-hình” bước vào thực-tại,
Phải lịch-lãm cực-đại thâm-uyên,
Bằng không sẽ bị đảo-điên,
Thầy e nổi trẻ chinh-nghiêng thãm-nàn.