CHƯƠNG  I

 

SỰ LIÊN HỆ GIỮA CAO-ĐÀI GIÁO VÀ HỘI THÁNH DI-LẠC

Bủu Minh Ðàn

 

TIẾT  I :  NHỮNG HIỆN TƯỢNG SIÊU H̀NH

                  Triết lư các Tôn giáo dựa trên nền tảng siêu h́nh đưa đến kết luận : Ngoài thế giới hữu h́nh c̣n có một cơi vô h́nh mà mắt phàm không thể quan sát được. Từ h́nh nhi thượng học của Nho và Lăo giáo đến thuyết luân hồi, nhân quả của Phật giáo và quan niệm về Thiên đàng, Địa ngục của Thiên Chúa giáo, những người hữu thần đă chấp nhận sự hiện hữu của thế giới vô h́nh.

                  Những hiện tượng siêu h́nh và những dữ kiện vế các động tác do sự thúc đẩy của cơi vô h́nh đă chuyển hướng đối tượng nghiên cứu của các nhà bác học là những sự kiện hùng hồn nêu lên nhân sinh quan mới, tiêu biểu cho quá tŕnh văn hóa nhân loại dẫn khởi đến một ư thức hệ với trào lưu tiến hóa của các dân tộc trên thế giới. Những sự kỳ bí nầy đưa đến những phương pháp kỳ diệu để người sống t́m hiểu về những người ở cơi vô h́nh và các Đấng Thiêng liêng, khởi nguyên lịch sử cơ bút Đạo Cao Đài mà Hội Thanh Di Lạc có những điểm giống với Cao Đài Giáo về h́nh thức lễ nghi, kinh kệ, cách cấu cơ ...

                  Khi nói đến Cao Đài giáo, người ta không thể không bàn đến các sự kiện liên quan đến cơi vô h́nh.

                  Nghiên cứu một Tôn giáo có tính cách thuần triết lư nư Hội Thánh Di Lạc ở Vĩnh Long, nếu không đề cập đến những thực tại có tính cách huyền bí và mô tả những hiện tượng thần linh tại đây th́ e sẽ thiếu sót. Những sự kiện vừa có tính cách xă hội vừa mang tính chất huyền bí liên quan đến Cao Đài giáo và Hội Thánh Di Lạc Vĩnh Long là những hiện tượng thần linh do tác động của cơi vô h́nh như thấy bàn ghế dời chỗ hay tự nhiên nhấy bổng lên hoặc bay lên trần nhà như bên Anh quốc hay vận chuyển làm cây bút viết ra chữ như ở các buổi thông linh giũa người chết và người sống ở tại các Hội Thần Linh Học do các nhà bác học ṭ ṃ tổ chức mà các hiện tượng nầy các nhà bác học đă chứng minh rằng có sự hiện hữu của cơi vô h́nh.

                  Ở Việt Nam vào đời Lê và  Mạc đă có người thực hiện phương pháp cầu cơ để họa thi, vịnh phú với các Đấng Thiêng Liêng. Những áng văn nhẹ nhàng, linh diệu, lời hồn nhiên thanh thoát làm người đọc cảm thấy lâng âng hứng thú. Nhờ sự hấp dẫn của huyền diệu cơ bút mà người ta t́m hiểu, theo đuổi.

                  Theo sử liệu th́ ở Việt nam có từ mấy trăm năm trước, chắc chắn hơn nữa là từ thời Lê Trung Hưng ( 1542-1788) đă có ông Phùng Khắc Khoan tục gọi Trạng Bùng được các Tiên chỉ dạy về phương pháp đặt bàn thờ Tiên.

                  Đến dời vua Tự Đức, gặp buổi bất an, nhân dân thống khổ, vua bèn đến nơi pḥ cơ để hỏi, nhưng cơ bút không trả lời. MỘt sự thật đă hiển nhiên, liên hệ đến nhân quần xă hội và vận mạng dân tộc, chứng tỏ rằng cơ bút là một việc quan trọng về sự hiển linh... Nhưng vua Tự Đức hỏi về vận mạng quốc gia th́ không được cơ bút trả lời, là v́ „ Thiên cơ bất khả lậu“ (1)

                  Ngoài các hiện tượng kỳ bí trên, trong Thánh Kinh, Đức Chúa Jésus cũng nói cơ duyên chuyển Đạo Kỳ Ba là Thánh Linh Giáo:

“Nếu các người thương ta th́ các người hăy nhớ lời ta dạy bảo, rồi ta sẽ xin Cha ta sai Thần Cứu Khổ khác xuống đây ở luôn với các người. Đó là Thần Chơn Lư mà người ở thế gian nầy không thể nào rước được, v́ không thấy được, v́ bởi Thần ấy sẽ ở với các người... Nhưng Đấng An Ủi tức là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh THẦY, chính người sẽ dạy cho chúng con mọi sự và sẽ nhắc lại cho chúng con tất cả những điều THẦY đă nói với chúng con“(2)

(1)     THIỀN GIANG PHAN VĂN TÂN, Lịch sử cơ bút Đạo Cao Đài, Sàig̣n : HỒn Quê, 1967, tr. 34,35.

(2)     A. Elchinger et J. Dheilly, T́m hiểu Kinh Thánh, ̀, Tân Ước, Gioan, Trần Ngọc Thụ, Le Trung Thịnh, dg (Comitium Saigon, 1960, tr.126.

Từ những sự kiện trên dẫn khởi đến các điều tiên tri một Tôn giáo mới sẽ xuất hiện trên thê giới, đó là Thánh Linh giáo. Cơ bút đă khởi nguyên lịch sử Cao Đài Giáo ở Đông phương.

 

TIẾT  II     LỊCH SỬ CƠ BÚT

 

                  Trung tuần tháng 9 năm 1853 bà Girardin có đến thăm đại văn hào Victor Hugo tại đảo Jersey, nơi ông cùng gia đ́nh vá các bạn lánh nạn loạn lạc. Lúc bấy giờ có phong trào  xaây bàn noói chuyeện với người chết. Bà Gigardin bèn bày ra tṛ chơi naầy cho đỡ buồn. Đêm 11.8.1853, trong nhà lập đàn. Những người tham dự gồm có: Ộng, bà Victor Hugo, Đại tá Le Flo, bà Giradin và ông Auguste Vacquerie. Hồn của con gái Victor Hugo là Madame Charle Vacquerie, mới chết về cơ, xưng tên rất thân mật, cho gia đ́nh biết rằng bà hiện c̣n sống trong cơi vô h́nh. Bà về cơ là cốt ư  muốn chứng minh cho gia đ́nh thấy rằng sự sống vẫn liên tục trường tồn dù phải bỏ xác thân ở cơi phàm trần.

                  Đêm 13.9.1963, một điển quang nhập vào cơ xưng là Bóng Hư Linh nói chuyện với Victor Hugo, lời nói vắn tắt mà đạo lư cao thâm, bảo ông nên tin vài Ngôi Thái Cực (1). Từ đó cứ năm ba bửa th́ ông lập đàn nói chuyện với người ở cơi vô h́nh. Nhờ vậy mà ông bàn chuyện Đạo, hoạ thơ với các danh nhân, hiền triết, thi sĩ như André Chénier, Shakespeare, Molière, Chateaubriand, Dante, Racine hoặc nhiều vị dấu tên cưng là Thần Tử, Bóng Dưới Mồ, Lion d’ Androclès vv. Những bài thi nầy rất hay. Vế sau Victor Hugo có tiếp được điển của các vị Giáo Chủ như Socrate, Luther, Mohammed, Jésus Christ, Moise... dạy Đạo một cách chân chánh. Tất cả những bài cơ bút nầy được sưu tập thành Thánh ngôn quư báu.

 

                  Thấy cần nên phổ biến cho mọi người biết, nên đêm 11.10.1953 và năm sau, đêm 22.10.1954 ông hỏi linh cơ: „ Những lời vàng tiếng ngọc mà chúng tôi đă đặng nghe từ bấy lâu nay thật là những giáo lư bí truyền vô giá, vậy chúng ta có nên đem in thành sách không?“ Linh cơ trả lời: „ Khoan in ra, v́ chư tới ngày giờ đă định“. Ông lại hỏi:“ Thiên cơ định chừng nào? Khi ấy chúng tôi có c̣n sống mà thấy đặng không? Linh cơ trả lời: “Kông thấy đặng nơi nầy th́ cũng thấy đặng nơi cảnh khác, chừng nào đến ngày, giờ chừng ấy sẽ có lịnh dạy. Bây giờ nếu muốn th́ nói chuyện với những người đă có đức tin rồi. Không nên cho kẻ khác biết“.

                  Victor Hugo giữ kín những bài thánh giáo ấy trong tủ đến khi ông mất năm 1922, tức 68 năm giữ kín. Gustave Simon là người được lịnh cho phổ biến sách nầy. Sách in ra bán hết, tái bản 14 lần, nhan đề là Les tables tournantes de Jersey, chez Victor Hugo (2).

Trước sự kiện nầy xảy ra th́ ở Trung Hoa, thời cách mạng Ất Dậu, Bính Tư

(1983-1984) cũng có Thần Linh Giáo ra đời khuyến thiện chúng sanh. Sự trạng nầy

được đề cập một cách chân xác trong quyển Kinh giáng bút «  Giác thế tân tâm » của

soạn giả Trần Đặng Huy sưu khảo và phát hành năm 1926.

Về sau ở Pháp vào năm 1914, Thánh Nữ Janne d’ Arc là Thần Bảo Hộ nước Pháp có giáng bút tại nước Algérie nói rằng đă đến ngày, giờ thế gian có đại biến, nên sẽ có Ngôi ba của Đức Chúa Trời truyền thần cho con người mà cứu thế. Sự truyền thần đây tức là Thần điển của Của Thánh Thần giáng vào cơ.

 

 
(1) Đạo Nho chỉ Thượng Đế

(3)     LOUIS CONARD, Les tables tournantes de Jersey, chez Vitctor Hugo ( Louis Conard, Librairie Editeur, 6 Place de Madeleine, Paris, 1922, trg. 99, 326

 

TIẾT  III .- TIÊN ĐẠO Ở TRUNG HOA TIÊN TRI VỀ ĐẠO CAO ĐÀI

 

                  Vào đời nhà Thanh, ở Trung Hoa có những quan về hưu lên núi tu vả dùng phương pháp thông linh huyền diệu bằng cơ bút để đàm đạo, học hỏi chân lư với các bậc Tiên, Thánh. Nhóm người nầy lập ra Phái Minh Đường, Minh Lư... để tu Tiên. Lúc bấy giờ, trong một bài cơ bút, không ai hiểu ư nghĩa của hai câu tơ sau đây là ǵ :

                                      CAO như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng,

                                      ĐÀI tại NAM PHƯƠNG Đạo thống truyền.

                  Ngày nay ngựi ta mới biết hai chữ đầu là CAO-ĐÀI, và là lời tiên tri : Đạo CAO-ĐÀI xuất hiện tại NAM PHƯƠNG.

                  Sự huyền diệu nầy là nguyên thủy manh nha xuất hiện mối Đạo Cao Đài ở Việt Nam. Đạo Cao Đài là Thần Linh Giáo.

Theo tác giả Trần Nguyên Lượng th́ « Thần Linh Giáo » là đạo lư của các Đấng Thần Linh dùng phép thông thần mà dẫn giải. Thần linh là những hồn bực cao trong cơi vô h́nh, c̣n thông thần là phép truyền điển cho cốt đồng mà nói chuyện với người trần thế » (1)

 

TIẾT IV.- ĐỨC THÍCH – CA TIÊN TRI ĐẠO CAO ĐÀI

 

                  Trước Đức  Chúa Jésus giáng sinh, Đức Phật Thích Ca cũng đă nói rằng : » Phật tương lai là một vị Bồ Tát ». Đó là danh hiệu của Giáo Chủ Cừu Thế Kỳ Ba ở Đông Phương mà trong Thánh giáo Đạo Cao Đài là : NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT, GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG ».

Bài Thất ngôn bát cú sau đây, khoán thủ với khoán tâm (2) sẽ thấy rơ :

 

NGỌC Kinh GIÁO luyện lư trường sanh,

HOÀNG thiện CHỦ tâm thực hiện hành  (HOÀN).

THƯỢNG  cổ  ĐẠI đồng qui vạn giáo,

ĐẾ khai ĐẠO chánh hiệp Tam Thanh.

TÁ ngôi TAM giáo tiên tri trước,

DANH  Đạo KỲ ba sẽ đắc thành.

CAO  trí PHỔ thông Tôn chỉ Đạo,

ĐÀI linh ĐỘ trẻ trọn tâm lành. (3)

 

                  Theo Sấm xưa của Đạo Phật trong « Giác Mê Ca » cũng có mấy câu :

                                    Địch không lổ, có duyên mới gặp, s

                                    Đờn không dây vô phước khó nghe.

                                    ...........................................................

                                    Chốn đơn pḥng bày tỏ nguồn cơ,

                                    Mặc dầu kẻ ngộ cùng không ngộ,

                                    Có duyên gặp TAM KỲ PHỔ ĐỘ.

                                    ......................................................

                  Địch không lổ và đờn không dây chỉ cơ bút. Sau nầy Ngọc cơ cũng có h́nh dáng như cây đờn gáo. Tam Kỳ Phổ Độ là một nền Đạo lớn, khai mở lần thứ ba, phổ độ tất cả nhơn sanh không phân biệt màu da, chủng tộc, Tôn giáo đă có, v́ trước Đức Thượng Đế, tất cả chúng sanh đều là con một Cha. Con của Thượng Đế đều được cứu rổi như nhau. Hai Kỳ Phổ Độ trước là :

 

TRẦN NGUYÊN LƯỢNG, Lẽ sống đời chung tạm, Sài G̣n : Phan Trường, 1948, trg. 104

(1)    KHoán thủ : Đọc những chữ đầu câu thơ ; Khoán tâm : Đọc những chữ giữa câu thơ.

(2)    Thánh giáo, Cơ Qui Nguyên Thống Nhất, Hội Thánh Di Lạc Vĩnh Long, 1969.

ĐẠI ĐẠO NHỨT KỲ PHỔ ĐỘ ( Thời Thượng Cổ)

         Đức Nhiên Đăng Cổ Phật khai Phật Giáo,

        Đức Hồng Quân Lăo Tổ khai Tiên giáo,

         Đức Văn Tuyến Đế Quân khai Nho giáo.

ĐẠI ĐẠO NHỊ KỲ PHỔ ĐỘ ( Thời Trung Cổ)

         Đức Thích Ca chấn hưng Phật giáo

         Đức Lăo Tử chấn hưng Đạo giáo,

         Đức KHổng Tử chấn hưng Nho giáo

  Đức Chúa Jésus lập Thánh Đạo bên Thái Tây.(2)

 

TIẾT  V .- CƠ BÚT KHAI ĐẠO TẠI VIỆT NAM

 

         Vào khoảng thượng tuần tháng 6 năm Ất Dậu (1925), tại Đô thành Sài G̣n phát khởi một phong trào xây bàn, pḥ cơ, chấp bút để tiếp chuyện với các vong linh. Một số trí thức, đa số là công chức ṭ ṃ dùng cách xây bàn để họa thi, vịnh phú, xin toa thuốc chữa bịnh hay học hỏi văn chương... Lúc đầu dùng cơ bút để tiêu khiển, nhưng về sau bàn đến đạo lư, phép thông thần nầy đạt đến mức vi diệu.

 

TIẾT  VI .- CƠ BÚT KHAI MỞ ĐẠO OOMOTO VÀ HINOMOTO Ở NHẬT BẢN

 

         Việc dùng cơ bút lập nền Đạo không phải mới xuất hiện ở Việt Nam mà tại Nhật bản đới Minh Trị Thiên Hoàng đă có một số Đạo gọi là OOMOTO cũng sáng lập bằng sự huyền dieu của cơ bút. Trong khi đó, các bài Thánh giáo của Tôn giáo nầy qua cơ bút cũng nói về Đạo Cao Đài sẽ xuất hiện tại Nam Phương. Điều nầy về sau được vị Giáo Chủ Đạo OOMOTO tại Đại Bản là ông Sao Deguchi xác nhận trong kỳ Đại Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế tại Nhật Bản năm 1955.

         Gần đây, vào đầu năm Quư Sửu, qua bức thư đề ngày 14.3.1973, ông Fujinomiya, Đại Diện cho Tôn Giáo Nhật Bản Hinomoto, gởi cho Ṭa Thánh Tây Ninh, báo tin rằng ông đă tiếp được một mặc khải ở núi Fuji cho biết có một thánh địa vĩ đại tại Việt nam, và dạy ông phải liên lạc với Việt Nam (3).

         Như vậy, một lănh vực đạo đức ảnh hưởng lên xă hội Việt nam và Nhật bản, đă làm chấn động cả Đông và Tây phương và sự huyền diệu của cơ bút không c̣n ai phủ nhận nữa. Trái lại, càng ngày hiện tượng này càng phát triển sâu rộng trong nhân gian, lan tràn khắp thế giới.

 

TIẾT  VII .- CƠ BÚT VÀ CÁCH CẦU CƠ

 

         Việc cầu cơ là sự tiếp điển của vong linh. Tiếp điển cũng giống như sự phát và thu làn sóng điện của radio. Người tiếp điển cgọi là đồng tử cũng như một máy thu thanh. « Đồng tử theo nghĩa thông thường, là một người nhẹ bóng vía, tiếng Pháp gọi là sensitif, ư nói như cây mắc cở, động tới là rũ lá »(3) Đồng tử ( médium) là một người nhạy cảm. Tinh thần và thể chất của mỗi đồng tử có thể thanh hay trược tùy cơ thể.

Do đó, có người tiếp điển rất khó, có người tiếp điển rất dễ dàng ( giống như máy thâu thanh vặn đúng tần số là bắt được làn sóng điện ngay). tương cầu.

        

 

 

(2) Tiếp Pháp TRƯƠNG VĂN TRÀNG, Giáo Lư Tam Kỳ Phổ Độ, Sài G̣n, 1965, trg, 25.

(3)    Xin xem phần phụ lục nguyên văn bức thư bằng Anh văn và được dịch ra Việt văn.(4) PHẠM HỌc TÂN, Thuật Th6oi Miên, Sài G̣n, Phạm Văn Tươi, 1947, tr. 46.

 

 

 

Nếu người đồng tử ăn chay trường th́ điển thanh, ăn thịt cá th́ cơ thể trọng trược. Người có điển thanh th́ tiếp được điển trong sạch của hồn bực cao, trí thức. Người có điển trược th́ tiếp điển nặng, hồn bực thấp, tŕnh độ trí thức kém. Việc tiếp thu điển lực cũng theo luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

         Có nhiều cách tiếp điển : Tiếp điển mà lổ tai nghe rồi nói ra gọi là đồng ứng thinh ; tiếp điển mà mắt thấy h́nh dạng ở cơi Trung giới (1) gọi là đồng kiến ; tiếp điển mà viết ra gọi là đồng ứng tâm. Tuy có nhiều cách mà tóm lại, chỉ có hai thứ đồng tử mà thôi :

1.        Đồng tỉnh : Người đồng tử khi tiếp điển ở cơi vô h́nh mà c̣n ư thức được như lúc b́nh thường.

2.        Đồng mê : Đồng tử mê man, chẳng biết ǵ. Lúc nầy cái vía ( thể vía tức thể t́nh cảm) đă xuất ra khỏi xác thân. Thường thường đồng mê nói đúng theo ư tưởng của hồn giáng điển v́ đồng tử không đem ư tưởng riêng tư để nói hay viết ra đuợc.

Có nhiều cách thông linh, mỗi cách đều có đặc điểm và sự huyền diệu khác nhau. Hiện nay các Hội Thần Linh Học trên thế giới, đa số gồm các nhà bác học, trí thức... đang nghiên cứu để t́m hiểu con người có linh hồn hay không. Sau khi nghiệm chứng, rất cả đă công nhận linh hồn người chết ở trong một cơi vô h́nh. Cơi nầy theo người thường gọi là Âm-phủ, theo khoa học gọi là chiều thứ tư của Vũ Trụ và theo Thông Thiên học gọi là cơi Trung giới (le plan astral, the astal plan, die Astralebene). Tất cả các cơi và cảnh thấm thấu vào nhau và cũng chiếm cùng một không gian giống như không khí thấm vào nước, nước thấm thấu vào chất rắn... Tuy nhiên, cơi cao hơn phần không gian bao bên ngoài rộng hơn.(2)

                  Cơi Trung giới là một môi trường sinh sống của những người không c̣n xác thân, gồm những người chết, các h́nh tư tưởng, những người c̣n sống trong lúc ngủ, thể vía (le corps astral qua cơi trung giới. Ngoài ra, c̣n có những vị boết xuất hồn một cách ư thức để sang cơi nầy giúp đỡ dân cư ở đây (3). Các cơi ở trên cao hơn nữa là mội trường của các Đấng Tiên, Phật, Thượng Đế.

 

 

 

 

(1)     Cơi của những người chết.

(2)      Theo soạn giả Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn thị Hai trong cuốn Vũ Trụ và Con Người, Sàig̣n : NGUYỄN VĂN HUẤN,1957, trg.26, th́ Vũ Trụ gồm có 7 cơi :

1-       Cơi Tối Đại Niết Bàn (le plan paramahanirvanique)

2-       Cơi Đại Niết Bàn ( le plan paranirvanique)

3-       Cơi Niết Bàn ( le plan nirvanique)

4-       Cơi BỒ Đề ( le plan Bouddhique)

5-       Cơi Thượng giới ( le plan mental) gồm hai phần : Tầng Thượng Thiên (le plan mental supérieur) và Hạ Thiên (le plan mental inférieur) c̣n gọi là Thiên Đàng.

6-       Cơi Trung giới (le plam astral) cơi nầy chiếu sáng.

7-       Cơi phàm trần (le plan physique) là cơi hữu h́nh, bằng vật chất.

                              (3) C.W.Leadbeater, les aides invisibles (Paris, Adyar,) Trúc Lâm, Tri Thiện, dịch giả, k.t. 1972 (Bản dịch tựa : Các vị pḥ trợ vô h́nh).

 

 

 

 

 

Con người có ba thể là xác (le corps physique), thể vía (le corps astral) ; nối liền thể xác và thể vía th́ có thể phách (le corps éthérique) và thể thứ ba là thể trí (le corps mental).

Cái xác cũng giống như một cái nhà. Vía và trí như chủ nhà. Khi chết cái xác hư hoại cũng như caái nhà đă hư nát, người chủ nhà không thể ở lại nơi cũ được. Như vậy các thể c̣n lại không thể nhập vào thể xác được. Muốn trở lại cơi trần, người chết (hay linh hồn) phải mượn xác thân của người con sống giống như mượn cái nhà người khác để ở tạm. Việc nầy phải có điều kiện, nghĩa là người cho mượn xác (đồng tử) phải bằng ḷng, tức là buông xuôi, không để ư chi cưỡng lại. Trạng thái nầy gọi là trạng thái mê trong giấn thôi miên. Khi ở trong giấc ngũ thôi miên cái phách vá cái vía của đồng tử rời khỏi xác. Phách là bộ phận tiếp nối giữa dây thần kinh của các và trí. Khi phách xuất ra khỏi xác thân, xác đồng tử không c̣n biết đau đớn, không c̣n cảm giác nữa ( Thí nghiệm : Thôi miên để giải phẩu hay thuốc mê làm cái phách xuất ra khỏi xác thân). Nhưng cái trí và cái vía của người đă chết nhập vào xác đồng tử th́ họ cảm giác qua ngũ quan của đồng tử. Có khi đồng tử không biết tiếng Pháp, tiếng Anh... và kém trí thức, nhưng khi có hồn người Pháp hay Anh, Mỹ nhập vào th́ đồng tử bỗng nói ngoâi ngữ và giọng lạ như người ngoại quốc, c̣n nói văn chương hoặc làm thơ rất tài t́nh nữa là khác. Như vậy, cầu cơ, cầu hồn nhập xác hay đi thiếp tức xuất hồn do trạng thái thôi miên là một kỹ thuật để người sống giúp phương tiện cho người đă khuất sử dụng giác quan và xác thân nói chuyện với người c̣n sống ở cơi trần. Nhưng đồng tử cho mượn xác thân lâu ngày th́ lần lần sẽ mất hết ư chí, sinh lực của cái phách bị hao ṃn, nước da thựng tái mét nhhu người bịnh. Điều nầy mọi người đều nhận rơ khi quan sát sắc diện một đồng tử hay xác đồng cốt.

                  Người đồng tử là người nhạy cảm, kém ư chí, không tự chủ, dễ dàng để cho hồn người chết nhập vào. Nhiều khi hồn không mượn xác thân mà một phần của xác thân, như cánh tay chẳng hạn, để sử dụng viết ra chữ. Đó là nhập cơ. Người nhập cơ để cho ma nhập mà chưa mê và ma chỉ sử dụng hai bàn tay thôi th́ hồn c̣n tỉnh và họ cảm thấy tay họ bị tê trong lúc đặt các ngón tay lê nút cơ. Vong linh ở cơi vô h́nh quan sát thể t́nh cảm của người sống và biết được ư tưởng của nghững người tham dự cầu cơ thường nên trả lời chiều theo ư muốn của họ.

 

TIẾT VIII -  CÁCH CẦU CƠ

                 

                  1. Cầu cơ với bàn cơ có mẫu tự La Tinh và nút cơ

                  Nhập cơ không phải là nhập xác, v́ chỉ mượn có một phần xác thân của người sống để huy động bàn tay viết ra chữ. Trường hợp nầy đồng tử c̣n tỉnh, c̣n ư thức được. Muốn cầu cơ, người ta làm một nút cơ ( h́nh trái tim) bằng ván quan tài khi bốc mộ dời cốt người ta bỏ ở nghĩa địa. Bên dưới nút cơ người ta gắn ba ḥn bi cho trơn, trượt dễ dàng trên mặt giấy hay bàn cơ bằng cây đánh verni láng. Làm nút cơ bằng ván quan tài thường cầu cơ hồn ma lê nhanh hơn và rất nhiều hơn ma giành nhau vào cơ viết hơn là làm bằng ván thường., v́ ván nầy có « âm chất » của người chết bên cơi trung giới hay cơi âm.

                  Bàn cơ bằng giấy láng hay bằng cây, có thể đặt lên một miếng kiếng để cơ chạy cho trơn. Trên bàn cơ có viết chữ như sau :

 

                               A, Ă, Â,B,C,D,E, Ê,F,G,H, I,K,L,M,N,O,P,Q,R,S,T,U, Ư,V,X,Y,Z

                                                 Sắc  ´huyền  hỏi  Ngă   Nặng   chấm     phết

                    Vị trí để nút cơ     THĂNG                 KHÔNG          GIÁNG

                                                                

                                                                       PHẬT

                                                                       THÁNH

                                                                       TIÊN

                       

                  Khi cầu cơ, những người tham dự cầu cơ phải thắp nhang, đốt trầm thêm càng tốt, tư tuởng buông xuôi hướng về thế giới vô h́nh. Cầu nguyện hay đọc nào của vong linh. Trong hai người, néu có một người nam và một người nữ th́ có đủ Âm Dương th́ dễ dàng liên lạc với cơi vô h́nh hơn. Mỗi người đặt một ngón tay trỏ vào cơ. Trong giây lát, hồn người chết sẽ mượn điển lực của hai người mà tác động làm cơ chạy. Xác thân con người có nhân điện và từ lực. Từ nầy đưa cơ chạy lên mặt chữ, khi dừng lại mẫu tự nào th́ điển kư ráp các mẫu tự lại thành chư, viết ra lời hồn ma muốn nói. Cầu cơ theo cách nầy thường chỉ tiếp chuyện với những vong linh của hạng người ở cảnh thấp trong cơi trung giới và ít tiếp được những vong linh ở cấp bực cao.

 

                  2. Cầu cơ với đồng tử cầm dây treo bút ch́ chấm trên tờ giáy trắng

                  Ngoài cách trên, các Hội Thần Linh Học bên Âu Mỹ c̣n cầu cơ bằng cách dùng một người đồng tử. Người nầy trùm đầu bằng một miếng vải mỏng, ngồi gần một cái bàn, tắt hết đền điện, chỉ đốt đèn cầy để ánh sánh lờ mờ. Đồng tử phải để tâm hồn yên lặng, trống không, tay giơ lên ngang mặt cầm sợi dây có buộc sợi chỉ treo cây bút ch́ mà đầu ch́ để chấm lên tờ giấy trắng để trên bàn, tắt hết đèn điện, chỉ đốt đèn cầy để ánh sáng lờ mờ. Đồng tử phải để tâm hồn yên lặng, trống không, tay giơ lên ngang mắt, cầm sợi chỉ buộc cây bút ch́ đặt trên tờ giấy trắng lớn. Tất că những người tham dự cầu cơ ngồi chung quanh bàn, tâm trí tưởng, hướng về thế giới vô h́nh. Một lát sau, vong linh sẽ mượn từ lực của đồng tử, tác động làm cây bút ch́ viết thành chữ.

 

TIẾT  IX.- XÂY BÀN

 

                  Người ta dùng phương pháp xây bàn như sau :

                  Phương pháp xây bàn rất đơn giản, nhưng muốn tiếp được của các đấng Thiêng Liêng th́ người đồng tử phải có tinh thần và thể xác nhẹ nhàng, trong sạch, cũng giống như máy truyền thanh, truyền h́nh, muốn bắt được làn sóng điện cao, làn rung động nhanh th́ phải vặn đúng tần số cao tương ứng... Do đó, người đồng tử phải trường chay, tuyệt dục, cả tư tưởng cũng phải trong sạch, không được nghĩ điều xằng bậy về t́nh dục, nghĩa là người đồng tử phải ăn toàn rau cải, không nghĩ đến t́nh dục trăng gió, chưa lập gia đ́nh th́ càng tốt. Phải tỉnh dưỡng tinh thần ít nhất là ba tháng. Khi xây bàn phải chọn một chỗ tinh khiết và thanh tịnh để lập bàn thờ. Trên bàn thờ chưng lư hương, b́nh hoa, nước trà, ruợu...

                  Thời gian tốt nhất là 8 giờ tối đến 12 giờ đêm. Trước khi xây bàn, hai người đồng tử (một Âm, một Dương) phải giữ nghiêm trang và thanh tịnh thần trí, không nghĩ ngợi những ǵ ngoài sự thành tâm tưởng niệm các Đấng Thiêng Liêng th́ mới linh hiển. Một chiếc bàn nhỏ bốn chân : ba chân cao, c̣n một chân kia cưa bớt một đoạn chừng ba phân, làm cho chân bàn trở nên gập ghềnh, để khi lắc qua lắc lại, chân thấp nhịp xuống đất. Phải có ít nhất hai người đồng tử ngồi đối diện và úp hai bàn tay lên mặt bàn. Độ 10 tới  15 phút sau, chiếc bàn bắt đầu chuyển động. Đó là triệu chứng : có một Đấng Thiêng Liêng giáng điển huy động chiếc bàn. Mặc dù hai người đồng tử cử động, nhưng điển linh đă rút ra một phần chất của cái phách hai người (là khí ether) làm ra từ lực để chuyển động (điện có từ tính, từ lực biến thành công năng, giống như máy télétype). Có một khẩu ước giữa Đấng Vô H́nh với hai vị đồng tử : Nhịp 1 lần là chữ A, 2 lần chữ Ă, 3 lần chữ Â,  4 lần chữ B... cho đến 24 chữ cái. Trong khi bàn nhịp, hễ thấy ngừng chỗ nào th́ người ngoài biên chữ ấy ghép lại thành chữ, thành câu, thành bài thi, bài phú...

 

TIẾT  X. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐÀN CƠ TRONG ĐẠO CAO-ĐÀI VÀ HỘI THÁNH DI-LẠC VĨNH LONG

 

                  Nhờ phương pháp xây bàn mà các Đấng Thiêng Liêng chỉ dạy cách cầu cơ, chấp bút trong Hội Thánh Cao Đài về sau nầy. Cách cầu cơ rất linh diệu, nhiệm mầu và nhờ đó mà các Đấng Vô H́nh ở cơi trên giáng bút dạy Đạo, ban Sắc Lịnh để lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cho khắp chúng sanh, mở ra nhiều Hội Thánh như Chiếu Minh, Toà Thánh Tây Ninh, Hội Thánh Tiền Giang, Hậu Giang... và gần đây là Hội Thánh Di Lạc tại Vĩnh Long.

                  Nghi lễ, cách thức và kỹ thuật cầu cơ tại các Hội Thánh Cao Đài đều giống nhau. Nhưng tùy theo lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng mà sử dụng các loại cơ bút khác nhau. Theo tác giả Thiền Giang Phan Văn Tân th́ cơ bùt gồm có các loại sau đây : Đại Ngọc cơ và Tiểu Ngọc Cơ.

1.        Cầu bằng Đại Ngọc Cơ : Đại Ngọc Cơ và

2.        Tiểu Ngọc Cơ  h́nh dáng như nhau, nhưng khác nhau ở chỗ lớn hay nhỏ.

Cách kiến trú h́nh Ngọc Cơ : Muốn làm một Ngọc Cơ, người ta dùng nan chẻ bằng tre, đan một cái giỏ dài, bên ngoài dán giáy hoặc bọc vải màu vàng và làm cán bằng cây như h́nh cây đờn gáo. Đầu cán chạn đầu chim Loan, phí dưới có gắn một cây cọ bằng mây ( như trục lên dây của cây đờn gáo) để viết lên mặt bàn. Người ta dùng rượu pha với sáp đổ trên mặt bàn thành chất đặc sền sệt như sửa để cơ viết có lằn rồi người ngồi ngoài xem lằn ấy mà đọc ra chữ.

 

              H́nh vẽ Đại Ngọc Cơ            H́nh vẽ Tiểu Ngọc Cơ

 

 

                  Có khi người ta đặt trên bàn một tấm kiếng để cơ viết cho trơn, người độc giả nhạy điển có thể nh́n thấy những nét chữ vẽ dưới bút (theo cuộc phỏng vấn, các đồng tử thấy nét chữ có màu vàng như ánh đèn néon nếu vị giáng cơ là Phật, màu xanh nếu là vị Tiên, màu trắng nếu là Đức Thượng Đế). Cũng có người dùng cách viết 24 mẫu tự lên mặt giấy để mỗi khi cầu cơ chỉ theo chữ mà ráp lại thành thi bài hay tản văn.

                  Phương pháp cầu cơ rất khó khăn v́ vấn đề huyền diệu và linh hiển của các Đấng Thiêng Liêng. Có thể nói rằng sự tiếp điển nầy thật vô cùng linh diệu và nhiệm mầu. Tùy theo sự thỉnh cầu mà các Đấng giáng đàn có cấp bậc trên đường Đạo lớn hoặc nhỏ. Nếu Đại Ngọc Cơ mà cầu th́ sẽ có các Đấng cao giáng đàn. Nhưng dùng Đại Ngọc Cơ là một sự việc vô cùng bí hiểm và khó khăn.

                  Theo sự huyền bí của cơ bút th́ Đại Ngọc Cơ kiến trúc như h́nh cây đ̣n gáo. Về bí pháp, đó là một thể hiện Thiên cơ huyền vi nhiệm mầu của Tạo Hóa, v́ Ngọc Cơ có h́nh dáng của sao Đại Hùng Tinh (Sao bánh Lái hay sao Con Gấu lớn hay Thất hùng tinh) với sao Bắc Đẩu (Postar), nơi mà các nhà Thần Linh học gọi là nơi Đấng Thái Cực Thánh Hoàng ngự. Đầu Ngọc cơ tiện h́nh chim Phụng tức chim Loan, nên mỗi lần cầu cơ, người ta gọi là Đồng Tử pḥ Loan.

                                         *

                                                    *

                                     *

                                                     *                                 *

                                                                  *          *         

                                H́nh Sao Bánh Lái (Đại hùng Tinh hay sao con gấu lớn)

                    và sao Bắc Đẩu

                               *

                  Muốn thực hiện phương tiện cầu cơ, người ta cũng áp dụng như thể thức xây bàn, nghĩa là cũng lập bàn thờ thỉnh cầu các Đấng Thiêng Liêng và có hai người đồng tử ngồi cầm hai bên miệng Ngọc Cơ và tịnh tâm. trong giây phút đó, các Đấng Liêng Liêng giáng đàn huy động Ngọc Cơ viết ra chữ.

                  Nếu đồng tử có đặc khiếu xuất chon thần ra khỏi cái phách để chuyển di tư tưởng th́ gọi là luồng nhơn điển hiệp với các Đấng Thiêng Liêng mà viết ra chữ.

                  Nếu tâm người đồng tử được thanh tịnh, thần trí được sáng suốt th́ linh điển nhập tâm mà huy động Ngọc Cơ. Sự tiếp điển nầy gọi là giáng tâm (medium intuitif), c̣n đồng tử không thanh tịnh, chơn ngă bị ngoại cảnh chi phối, th́ chỉ tiếp điển bằng cách giáng thủ (medium mécanique), nghĩa là điển thiêng liêng chỉ huy động Ngọc Cơ mà viết ra chữ thôi.

                  Cơ và bút c̣n nhiều sự kiện huyền nhiệm hơn nữa. Theo tài liệu của Ṭa Thánh Tây Ninh th́ ngoài Ngọc Cơ c̣n có Diệu bút, đôi khi cũng được sử dụng.

a)        Thần cơ : Đại Ngọc Cơ c̣n gọi là Thần cơ. Khi cầu, có hai đồng tử : một Âm và một Dương, tuy gọi là một Âm và một Dương, xin lư ư là 2 người đồng tử cùng là phái nam hay cùng là phái nữ chớ không phải một người nam và một người nữ cùng ngồi cạnh nhau. Hiểu theo nghĩa Đại Đạo là, ngồi bên trái từ Thiên bàn nh́n ra là Dương, bên phải từ Thiên bàn nh́n ra là Âm) cầm cây cần (v́ Đại ngọc cơ to hơn nên bên trong giỏ nam rộng để đủ chỗ cho bốn bàn tay nắm cây cần phía trong giỏ nan của Đại Ngọc Cơ).

b)       Huyền cơ : Khi Thần Cơ được trel lên nóc điện thờ hay Hiệp Thiên Đài, đồng tử ngồi hầu trước bàn thờ, không cầm đến Đại Ngọc cơ mà tự nó chuyển động viết ra chữ trên giấy, người ta gọi là huyền cơ. Chỉ và trường hợp đặc biệt, phương pháp cầu cơ nầy được sử dụng khi có lịnh của Thiêng Liêng. Kết quả của những buổi đàn cơ nầy rất hi hữu, huyền diệu. Người không tin tuởng cơ bút, khi mục kính cũng phải kính sợ.

c)        Diệu bút : là một cây bút bằng gỗ, to độ ngón tay cái hay lớn hơn, làm bằng gỗ quí sơn son thếp vàng, chạm trỗ h́nh rồng xung quanh. NG̣i bút là một búp sen sơn đỏ. Diệu bút c̣n gọi là Thần bút. Khi cầu cơ, chỉ cần một đồng tử cầm bút, vừa viết vừa đọc. Cáv vị điển kư ngồi hai bên, phải phân công : một người viết ba chữ đầu, một người viết bốn chữ sau của câu thơ, c̣n văn xuôi th́ phải viết đoạn đầu và đoạn cuối tùy theo sự phân công trước mới ghi chép kịp. Khi xong hai bản phải ráp lại. Khi giáng bút một đoạn dài, các Đấng Thiêng Liêng dạy các điển kư b́nh lại ( ngâm, đọc các đoạn đă viết), nếu chỗ nào thiếu hay sai th́ Thần bút viết lại để sửa liền.

d)       Huyền bút : Thần bút được treo lên nóc điện thờ, Thánh thất hoặc Hiệp Thiên Đài (1), nhất là tại chùa Tam Tông Miếu tại Sài g̣n tuy thờ Tam Giáo mà giai đoạn đầu tiên cũng đă sử dụng huyền bút một cách huyền diệu mà các học giả là  những nhà khoa học mà phải bó tay khi giải thích trường hợp không có bút và tự ở đâu đă được viết chữ khi  tờ giấy trắng gói lại treo lên nóc chùa, khi xong dàn cơ, mở ra th́ thấy chữ. Làm sao cắt nghĩa được hiện tượng nầy bằng khoa học ?. Khi cầu cơ, Thần bút viết ra chữ mà không cần có đồng tử cầm bút. cách cầu cơ nầy huyền diệu phi thường.(2)

Trên đây chỉ là phần tŕnh bày đại cương ; thật ra, cơ bút c̣n nhiều sự tế nhị như : đức tin của đồng tử, của các vị hầu đàn, các vấn đề vượt ra ngoài phạm vi Tôn giáo và Thần linh học, chính trị, tâm lư... và nhất là những đàn cơ không nghiêm trang, các vong linh hạng thấp mà cũng nhập cơ xưng đấng nầy, đấng nọ để dạy Đạo hoặc chia rẻ, trái với cơ Trời, trái với chân lư, làm mất đức tin nơi đạo hữu vv. Điều nầy nguyên nhân khai mở Hội Thánh DI LẠC Vinh Long để chấn chỉnh lại.

e)        Chấp bút

Ngày xưa các Tiên tri mặc khải hay trực giác viết ra Kinh Thánh. Các ngài tuy không là đồng tử, nhưng nhờ trực giác hay theo luật đồng thanh tương ung mà các ngài nhận được những luồng điển giống như những làn sóng của máy Fax không dây nên các ngài viết ra Kinh Thánh coi như  Thiên ư ha lời của Chúa Cha. Khi các phương pháp mới có tính cách khoa điện từ học qua nhân điện mà bàn tay các đồng tử nhận từ điển của chư Thiêng Liêng hay chư Thần Minh như trường hợp Bác sĩ Allan Kardec đă thực hiên, th́ sau nầy chư đồng tử cầm bút viết trong trạng thái mê, nghĩa là không có thức thần của cá nhân đồng tử hợp với từ điển của chư Thiêng Liêng mà viết Thánh giáo có chen phám ư. Cũng có khi đồng tử  là những vị ăn chay trường, nghĩa là cơ thể hay Tiểu Thiên Địa không c̣n nhiều trược điển, hằng ngày có công phu thiền định, không bị việc đời chi phối, th́ khi cầm bút trong trạng thái tỉnh vẫn nhận được từ điển thiêng liêng viết ra Thánh giáo gọi là chấp bút. Thường thường những hành giả tu theo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tu đến Nhị Bộ trở lên khi tâm tịnh và ngồi trước Thiên bàn hay gần Thiên bàn hay nơi đơn pḥng yên lặng viết bài cho báo Đạo th́ cũng có trạng thái như Ơn Trên ban từ điển làm cho bàn tay tự nhiên viết ra thi phú hay Thánh giáo. Những bài Thánh giáo được viết ra ở những trường hợp nầy làm người ta nghi ngờ, cho rằng có phàm ư  v́ chấp bút trong trạng thái tỉnh chớ không mê, mà tỉnh th́ có ư riêng trong đó rồi.

Tuy nhiên, chư vị tu từ Nhị bộ trở lên thường có tâm thanh tịnh và những lời dạy th́ do THẦY chỉ bảo cách thiền cho đúng, sửa đổi chỗ sai hay THẦY giải đáp những ưu tư trong tâm trí của vị chấp bút hay của chư vi ngồi gần hay hầu đàn sau khi cúng xong thay v́ cầu cơ th́ chấp bút.

Người khác đọc qua Thánh giáo do chấp bút thường biết được ngay Thánh ư hay phàm ư, khi lời xưng của chư Thiêng Liêng luôn luôn khiêm nhượng, đầy ḷng bác ái, thương yêu dạy dỗ chớ không có những danh từ quá phàm tục. Người tu thường hay cẩn thận xem xét từng chữ, từng câu. nếu thấy lời dạy tương tư như các Thánh giáo đă có trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển hay Thánh Giáo Sưu Tập th́ cũng không phủ nhận ǵ. Việc tin hay không là do chính mỗi người tùy theo tŕnh độ và mức tiến hóa về tâm linh nên theo luật đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu th́ Thiên và nhơn sẽ hiểu là thật hay giả, v́ Đức Thuợng Đế cũng đă dạy là chúng ta nên lưu ư khi Quỉ Vương nó cũng dám xưng danh của ngài, chỉ có ngai của ngài nó không dám ngồi mà thôi.

                  Đức Di Lạc có dạy:

                         Lợi dụng Thiên Khai Đạo Huỳnh,

                  Cũng cơ bút chuyển huyền linh Ngọc Hoàng.

            ....................................................................

                  Ḷng dục vọng nhân tài Đô thi,

Tưởng đâu rằng Thiến ư bày khai,

                                    Nào ngờ lũ quỉ dụng oai,

Mượn danh Ngọc Đế, mà bày chuyện riêng.

 

                  Khổ cho Đạo điều nghiên chẳng nổi,

                  Cứ măi mê tiếng gọi rền vang,

                                    Lư thuyết mê hoặc rơ ràng,

Cũng xưng Thần Thánh, Đạo Vàng khuếch trương.

 

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế vào năm 1933 có giáng cơ dạy là phải biết phân biệt cơ bút  như sau:

                  Các con nam, nữ phải tập tánh cho biết phân biệt cái nào phải, cái nào quấy, điều nào thiệt, điều nào giả.

                  Các con chẳng nên vội nghe, vội tin, rồi đén khi các con bị khảo th́ các con đem ḷng hoài nghi có thể hại cho các con lắm.

                  Trong việc cơ bút, các con cũng phải tập tánh cho mau hiểu, như điều nào các con cho là chánh th́ hành. V́ trong điều cơ bút, có nửa phần của THẦY, nửa phần của đồng tử và có khi sen lộn tư tưởng của các con vô.

                  Nhiều khi Đàn không tịnh, bị lạc điển và có khi hạ đẳng Thần truyền tư tưỏng xen lộn vạ mà thử các con.

                  Cần yếu nhứt là các con phải có đức tin cho mạnh, sau các con có bị khảo cũng có thể cho các con thấu rơ lư phải nghe.

                     Ngọc Hoàng Thượng Đế, TT/TT 15/5 Quí Dậu (7/7/33)

............

                  Các con phải t́m chơn lư mà thấu hiểu lễ Đạo.

Đạo là mầu nhiệm cao sâu. Vậy các con phải đem hết tâm trí mà kiểm hiểu, chẳng nên quá ư mê tín, rồi các con đụng đâu nghe đó, v́ Tà quái nó nhử các con một cách khéo léo vô cùng.

                  Các con nhớ bài THẦY dạy hôm nay, rồi sau các con sẽ thấy rơ ràng.

                  Ấy, các con đem Thánh giáo ngày hôm nay mà thức tỉnh anh em của các con.

                  THẦY lấy lẽ công b́nh dạy các con học cho rơ lư Đạo. THẦY cứ lấy lẽ công b́nh mà để Tà quái khảo và thử các con đủ lẽ.

                  Đứa nào Tâm chánh th́ theo THẦY, đứa nào tà vạy, dục vọng th́ theo quỉ yêu.

                  Các con suy gẫm rồi phân biệt chánh tà.

                                 TT/TT  15/5/ Quí Dậu (7/7/1933)

                  Cơ bút là cả một sự ihó phân biệt. Vậy nên nghe những lời THẦY nhắc nhở Đàn nay mà khỏi lầm lạc về cơ bút.

                                LH 20/3/1969

                                   

 TIẾT  XI. LỊCH SỬ CƠ BÚT ĐẠO CAO ĐÀI VÀ HỘI THÁNH DI LẠC

 

                  Vào ngày 10 tháng 6 năm Ất Sửu (1925), có một vị giáng cơ, xưng là Đoàn Ngọc Quế cho một bài thơ Thủ Vĩ ngâm tuyệt bút như sau :

 

                                    Nỗi niềm tâm sự tỏ cùng ai,

                                    Mạng bạc c̣n Xuân uổng sắc, tài.

                                    Những ngỡ trao duyên vào Ngọc các,

                                    Nào ngờ phủi nợ xuống tuyền đài.

                                    Dưỡng sanh cam lỗi cùng sông núi,

                                    Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.

                                    Dồn dập tương tư c̣n một gánh,

                                    Nỗi niềm tâm sự tỏ cùng ai.

                  Về sau được biết bài thơ nầy của cô Vương thị Lễ, tức Thất Nương Diêu Tŕ Cung (3)

(1)    Hiệp Thiên Đài là nơi cầu điển linh để các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ dạy Đạo.

(2)    Cách cầu cơ bằng huyền bút chỉ được sử dụng vào giai đoạn đầu của việc khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Toà Thánh Tây Ninh. Hiện nay tại các Hội Thánh không c̣n sử dụng kỹ thuật cầu cơ nầy nữa, chỉ dùng cơ bút mà thôi,

(3)  Vị Tiên Nương thứ bảy hầu Đức Phật Mẫu hay Đức Mẹ Diêu Tŕ KIm Mẫu ở trên Cung Diêu Tŕ.

 

 

tá danh Đoàn Ngọc Quế, dùng lối giáng  thần cho thi như trên là để huấn luyện đồng tử, cốt cho người hâm mộ, theo học mà không chán.

                  Ít lâu sau, có có một chơn linh khác giáng đàn với với một thần điển phi thường, xưng là A, Ă, Â, cho nhiều bài thi xuất sắc và xân hướng luận đàm về đạo đức, rồi kết quả là cả những người hầu đàn hợp thành một nhóm đồng chí để hằng ngày tiếp tục nhau và cầu nguyện thỉnh ông A, Ă,  vui ḷng cho biết tương lai chung của Tổ quốc Việt Nam, ông A, Ă,  chỉ dạy cặn kể từ việc nhỏ đến việc lớn, từ nhập thế đến xuất thế, từ triết lư cao thâm đến cách tổ chức Toà Thánh vv. Sau hết tiết lộ ra th́ « A, Ă,  » là biệt hiệu của Đức Cao Đài Thượng Đế. Đức ngài nói rằng « Ta phải hạ ḿnh làm một chơn linh thường để cảm hoá các con ».

                  Xưa kia Đức Chúa Jésus phải hạ ḿnh mang xác phàm để cứu thế, ngày nay Đức Thượng Đế ( Ngôi Ba Đức Chúa Thánh Thần, tuy ba là Một) lại giáng thế bằng cơ bút để độ nhơn sanh.

                  Ngày 30 tháng 10 năm Ất Sửu (15.12.1925) Đức Chí Tôn dạy phải lập bàn Vọng Thiên cầu Đạo và phải dùng lối pḥ cơ để tiếp xúc với Đức Ngài.

                  Đêm 24.12.1925, ngày Chúa giáng sinh mở Đạo bên Rây phương, Đức Chí Tôn dạy rằng :

                  « Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại BỒ Tát Ma Ha Tát, Giáo Đạo Nam Phương,

                                                    THI :

                  Muôn kiếp có TA nắm chủ quyền,

                  Vui ḷng tu niệm hưởng ân Thiên.

                  Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,

                  Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.

 

                  Đêm nay TA vui mừng, ví là ngày TA xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây (Europe) ».

                  Từ đó về sau, qua cơ bút, Đức Chí Tôn đă lập một Hội Thánh tứ Ṭa Thánh Tây Ninh gồm ba Đài : Bát Quái Đài, Hiep Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Thánh giáo viết ra Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, dạy tỉ mỉ từ cách tổ chức, nghi lễ, cách may lễ phục, cách xây cất Toà Thánh, các cơ sở liên hệ... cho đén triết lư cao dâu của nền Đại Đạo như Vũ Trụ Quan, Nhân sinh quan gồm :

  1. Nhơn Đạo do Đức Khỗng Tử dạy ( 1. Nho giáo)
  2. Thần Đạo do Đức Khương Thượng Tử Nha dạy
  3. Thánh Đạo do Đức Chúa Jésus Christ dạy,
  4. Tiên Đaọ do Đức Lăo Tử dạy ( 2. Đạo giáo)
  5. Phật Đạo do Đức Thích Ca dạy ( 3. Phật giáo)

Thánh giáo dạy rằng:

                  “Đạo tuy chia ba cội, Năm Nhánh, nhưng quyền chỉ huy có Một : Là chính do Ngôi THẦY mà lập ra. Ba Phái, Năm Chi chẳng khác nào một cái lồng kiếng nhiều màu.... chó kỳ thật nguyên bổn ở bề trong vẫn có một ngọn đền chiếu ra nhiều màiú bạch quang tinh khiết. Đạo là vậy đó ! Vẫn có một mà thôi.

                  Kể từ thuở Trời Đất gầy dựng,

                  Sanh loài người chí những đến nay.

Nhiều phen giáng thế chỉ bày,

                  Tùy theo thời cuộc cũng THẦY mà thôi »

                  Đạo chia ra nhiều mối để đưa nhơn sanh đến chỗ quán thông đạo lư, rơ máy huyền cơ, rồi tự mỗi cá nhân tu tiến để tạo cảnh an lạc. huynh đệ đại đồng, Tôn giáo duy nhất.

                  Nhưng Đạo lại tách riêng nhiều Phái,

                  Để tuỳ nhơn, không phải thất truyền,

                  Đạo chia  Tiền, Hậu nhị Thiên,

                  Về khoa siêu thoát tâm truyền cơ quan.

                  ............................................................

                  Do đó, Đạo Cao Đài tuy qui nhứt các Tôn giáo, nhưng khi Đạo lại chia ra nhiều Chi Phái Đại Đạo, có thể xem như các bậc học, mà Đức Thượng Đế Cha Chung Nhân Loại dạy những tŕnh độ khác nhau như bậc Tiểu học, bậc Trung học, bậc Đại Học, Ban Cao Học. V́ thế Đạo Cao Đài có 12 Chi Phái, tùy theo căn cơ, khả năng, mức tiến hóa mà con người có thể hành như sau :

1.        Phổ Thông Giáo Lư Cao Đài,

2.        Tu thân, tu học, tu hành,

3.        Tu luyện ( thiền định)

4.        Sưu tầm giáo lư để phục hưng chơn truyền Tam Giáo và Ngũ Chi,

5.        Thực hành thuyết Trung Thứ của Nho giáo,

6.        Đào tạo Thanh niên và Thanh nữ đạo đức,

7.        Phổ độ chúng sanh và sưu tầm giáo lư Cao-Đài,

8.        Minh Chơn Lư (Đạo giáo),

9.        Thực hiện chủ nghĩa đại đồng (Đại đồng Tôn giáo, Đại đồng huynh đệ),

10.   Lập Liên Tôn Tổng Hội để liên hiệp các Chi Phái,

11.   Liên hiệp tinh thần các Tôn giáo địa phương,

12.   Thống nhất tinh thần Đạo Cao Đài vv.

và hiện c̣n có đến 24 Chi Phái hay hơn nữa.

                  Sở dĩ có biến sanh ra sự chia rẻ Chi Phái của Đại-Đạo chẳng qua là nhiệm mầu bí ẩn của cơ Thiên, tùy thời vận chuyển, tăng cường cho cơ Phổ độ được dễ dàng phát triển và vượt qua các trở lực của đời. Laị nữa, có chia ra như thế, cơ Phổ Độ mới mau hoằng hoá khắp nơi tùy sở thích của nhân sinh mà lộ ra đủ màu sắc, đủa các phương diện. Nhờ đó, giáo lư mới được thấm nhuần trong dân chúng, các vị Thiên phong, Chức sắc và Đạo hữu Luỡng Phái mới có cơ hội thuận lợi lập nhiều đạo công trong kỳ Phổ Độ.

                  Các môn đồ Đại Đạo mặc dầu có nhiều duyên cớ hoặc quan điểm bất đồng, hoặc v́ tŕnh độ tiến hóa, hoặc v́ chí hướng khác nhau, nên buộc ḷng chia ra Chi Phái, nhưng tất cả đều tôn thờ một Đấng Duy Nhất Tối Cao là Đức Cao Đài Thượng Đế. Tất cả đều được đối đải đồng đẳng như nhau, cùng chung un đúc tinh thần đạo đức. Phần đông đều nh́n nhận giá trị của Tân Luật, Pháp Chánh Truyền hiện hữu và đồng nhất tâm lo phổ độ nhơn sanh.

                  Theo Thiên lư, Đạo Trời tuy phân chia làm nhiều Chi Phái cần liên lạc thường xuyên và mật thiết với nhau. Nếu việc phân chia là như vậy mà các Chi Phái hoạt động riêng rẻ, không chịu hợp tác lẫn nhau th́ làm sao nền Đại Đạo chống vững trước mọi sự khó khăn của mọi cơn thử thách do sự biến chuyển liên miên của thế cuộc. Các Chi Phái bất đồng quan điểm không ḥa hợp nhau, gây nguy cơ cho Đạo, làm cho chúng sanh phân vân, thử hỏi tại sao Tôn chỉ Đạo là Từ bi hỉ xả, bác ái, công b́nh mà mục đích của Đạo là QUI  TINH THẦN TAM GIÁO, HIỆP NHẤT TINH THẦN NGŨ CHI, lại tự ḿnh chia rẻ ra nhiều Chi Phái, rồi lại không ḥa hiệp nhau. Như vậy có phải tự ḿnh mâu thuẫn hay không ? Và tức nhiên họ cho lời tuyên bố và hành động không đi đôi với nhau, nên Cơ Phổ Độ phải v́ thế mà ngưng trệ. Đó là t́nh trạng hiện nay. »(***)

 

TIẾT  XII. – CƠ QUI NGUYÊN THỐNG NHẤT KHAI MỞ HỘI THÁNH DI-LẠC

 

                  Đạo Cao Đài khai sáng từ năm 1926. 33 năm sau, tức là năm 1959, v́ sự chia rẻ mối Đạo mà Đức Thượng Đế lại dạy Cơ QUI NGUYÊN THỐNG NHẤT trong một buổi đàn cơ đêm mùng ba tháng Giêng năm Kỷ Hợi (10.2.1959) tại Cao Thượng Bửu Ṭa, Ṭa Thánh Hậu Giang, Vĩnh Lợi, Ba Xuyên (Sóc Trăng) như sau :

 

                                    THẦY THƯỢNG ĐẾ giáng đàn mừng trẻ,

                                    Miễn lễ con an toạ tĩnh tâm,

                                                     Thấy con THẦY nhỏ lệ dầm,

                  Bởi vui lối quỉ theo lầm đường ma.

 

                                    Kiểm điểm lại ba ba năm lại ( 33 năm Đạo),

                                    Trong mưới hai CHI PHÁI Đạo vàng,

                                                     Đầu tiên vạch rơ con đàng,

                  Con th́ bước thẳng, con càn chông gai.

 

                                    Cũng có con đi ṿng đi tắt,

                                    Cũng có con đi Bắc về Nam,

                                                     Chung qui th́ cũng KỲ TAM,

                  Đứa th́ bớt một, đứa làm thêm năm.

                 

                                    ..........................................................

                                    MƯỜI HAI PHÁI, Cơ Trời đă định,

                                    Nay đủ rồi ! chấn chỉnh huy hoàng !

                                                     Trước ngày khai Đạo TIỀN GIANG,

                  Ngày nay THỐNG NHẤT rỡ ràng HẬU QUI.

 

                  Và Đức Di Lạc vâng lịnh Đức Thượng Đế dạy Cơ Qui Nguyên Thống Nhất, chẳng những các Chi Phái của Đạo Cao Đài mà c̣n qui hợp các Đạo giáo vừa mới khai mở ở Miền Hậu Giang nữa ( như Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Tứ Ân, Phật giáo Ḥa Hảo...v́ Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng đă có giáng cơ trong Đạo Cao Đài) để kịp đén Kỳ Long Hoa Đại HỘi của thời Hạ Nguơn Mạt Pháp, mở một chu kỳ mới, lập đời THƯỢNG NGUƠN THÁNH ĐỨC mà Đức Di Lạc sẽ là Đấng Christ giáng tại Việt Nam, gọi là Di Lạc Phật Vương Cứu Thế.

                  Người Tây phương chưa hiểu cơ bút, chưa tin những Thánh giáo do cơ bút viết ra mà chỉ tin nơi Kinh Thánh, người Việt nam đă theo Đạo Thiên Chúa cũng tin những ǵ do các linh mục giảng trong nhà thờ, không tin những ǵ ngoài Thánh đạo và cho là ngoại đạo. Họ cũng cho rằng người người theo Đạo Tin Lành đă tách ra khỏi Giáo Hội La Mă v́ họ cho Hội Thánh do Thánh Paul lập ra, c̣n các Giáo Hội Thệ phản do những vị chức sắc tách ra như ông Luther...hay Anh giáo hay trên 250 Giáo Hội mới bên Hoa Kỳ là do ư hướng mới của nhơn sanh. trong số những người thuộc Thánh Đạo theo Đạo Thiên Chúa La Mă và những vị theo Đạo Tin Lành, vài sinh viên đang học tại Đại Chủng Viện Vĩnh Long cũng đến xin tài liệu về Đạo Cao Đài để nghiên cứu. V́ hiếu kỳ cũng có, v́ chưa chắc hướng đang đi đúng cũng có, v́ thích nghiên cứu những điều mới lạ như cơ bút cũng có... nên một số tín đố mọi Tôn giáo thường đến chùa Di Lạc hay Trước Lâm Thánh Đức Thiền Điện đụ đàn cơ, vào Vạn Hạnh Đạo Tràng ở phí sau nghe thuyết giảng, học Thánh giáo, bàn luận vế các Đạo và có lần học cả Espéranto nữa. Những vị nầy lần lần chuyển hưóng vào một đức tin mới, tuy không bỏ Đạo cũ, nhưng có đức tin đa giáo và khi tại Chùa Di Lạc có tổ chức Đại Lễ Mùng Long Hoa Hội Khai Diễn trong 12 ngày từ ngày  mùng 8 tháng 10 năm Giáp Dần ( 21.11.1974) đến ngày 20.10 Âm lịch (3.12.1974) chư vị nầy mới ṭ ṃ và mượn Thánh giáo để đọc, v́ trước đó chư vị nầy đă  dự đàn cơ và có nghe điển kư đọc Thánh giáo cơ bút do Đức Di Lạc dạy là : Kể từ nay không được mặc đạo phục, không được tổ chức cầu cơ nữa, phải về nhà lo ẩn tu để tránh bị khảo đảo..., nhưng chư vị nầy không biết tại sao Đức Di Lạc không cho công khai tu hành nữa và không biết Long Hoa Hội là ǵ, có vị hỏi các anh lớn th́ chư vị nầy cho biết vài tháng nữa sẽ rơ là thế nào. Vị Chưởng giáo Hội Thánh Di Lạc là ngài Thiên Đức Nguyễn văn Các sau đó đốt hết Thánh giáo đă in tại Trước Lâm Thánh Đức Thiền Đ́ện, chư vị khác c̣n những ấn bản ronéo để ở nhà th́ ngài Thiên Đức bảo nên cất cho kỹ, ai cũng lấy làm lạ không biết tại sao và mọi người chờ đợi coi có ǵ xảy ra không. Có một vị có Thánh danh là Huệ Khẩu bảo rằng cơ bút Đức Di Lạc có dạy:

                                            Tổ Tiên đă đổ màu đào,

                                       Cũng v́ Hồng Lạc sa vào hố sâu”.

Cũng v́ tổ tiên của giống Lạc Hồng đă mở mang bờ cơi, nhưng cũng v́ gây cộng nghiệp nên chúng ta là con cháu phải chịu trả quả do quỉ ma sẽ đến khảo đảo. Ngài Trần Văn Quế, Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Sài G̣n cũng đă có lần than là nhiệm vụ của ngài không thành v́ khó thống nhất qui nguyên quá. Đó cũng tại ḷng người, cũng tại chúng ta. Nếu chúng ta không làm được việc thống nhất th́ quỉ ma sẽ khảo đảo nặng và thống nhất dùm chúng ta bằng luật của phàm, v́ Thánh giáo đă dạy nhiều mà chúng ta c̣n phân chia măi hoặc cứ lo làm chánh trị mà không lo tu hành thật sư.

Các Chương kế và Phụ Bản sẽ nói rơ về Đại Lễ Mừng Long Hoa Hội Khai Diễn.

 

                                     

_____________

(***) LƯƠNG VĂN BỒI, Thống nhất tinh thần, Đại Đạo nguyệt san, Bộ mới, số 1, ngày 30.12.63, trang 15.

                                     

Email : haphuocthao@hotmail.com